1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa dưới góc nhìn văn học và văn hóa dân gian

96 4,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 457,5 KB

Nội dung

Trong kho tàng Truyện thơ của các dân tộc Việt Nam, mỗi truyện mang những thông điệp, ý nghĩa, bản sắc riêng của mỗi dân tộc trong cộng đồng người Việt. Trong những nét riêng biệt đó, có những truyện mang một số điểm tương đồng với nhau. Những điểm tương đồng chủ yếu gặp nhau trong ý nghĩa của truyện. Truyện thơ Trạng Nguyên của dân tộc Thái và truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa là một điển hình. Nhìn sơ lược thì có vẻ hai truyện như là một nhưng thực tế ngoài những điểm tương đồng như: Đều tố cáo xã hội phong kiến thối nát, ca ngợi tình yêu, vẻ đẹp con người thì mỗi truyện lại có sự khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, và yếu tố cốt truyện. Ở mỗi truyện người đọc sẽ cảm nhận được sắc thái riêng của hai dân tộc Thái và Việt.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Truyện thơ Nôm là một hiện tượng văn học, văn hóa độc đáo của dân tộc.Truyện thơ Nôm là loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự Nôm, “phản ánh cuộcsống xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tínhcách nhân vật bằng một cốt truyện với hệ thống biến cố và sự kiện” (Nguyễn ThịNhàn) Truyện thơ Nôm là một loại truyện kể bằng thơ Do đó, muốn đánh giáđúng giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm cần phải chú ý đến tính chất truyện kểcủa chúng Đó là một nét đặc trưng nghệ thuật của truyện thơ Nôm

Truyện thơ Nôm có sức cuốn hút đặc biệt mạnh mẽ đối với mọi tầng lớpngười Việt Nam Ngay từ thời trung đại, loại hình văn chương này đã được cảcộng đồng quan tâm Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu cũng được đặt ra từ lâu,nhưng kết quả của những nỗ lực này còn hạn chế

Chọn đề tài “Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa dưới góc nhìn văn học

và văn hóa dân gian”, tôi muốn đi tìm hiểu về một loại hình văn học và tác phẩm

mà chưa có dịp tìm hiểu nhiều Qua đó không chỉ hiểu hơn về truyện thơ NômTống Trân – Cúc Hoa mà còn tìm ra được những đặc điểm riêng, nét độc đáo củatruyện thơ này trong sự so sánh, liên hệ với các thể loại khác của văn học ViệtNam

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm ở trungtâm của Đồng bằng Bắc bộ, nơi không chỉ nổi tiếng vì truyền thống khoa bảng màcòn là nơi lưu giữ một hệ thống truyền thuyết, lễ hội dân gian phong phú, có giá trịcao, mang đặc trưng của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng Lễ hội đền Tống

Trân và truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa mang tính truyền thống cao đẹp,

tưởng nhớ tới danh nhân văn hóa - tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt khóham học, tài năng đức độ… Do vậy việc nghiên cứu truyện thơ Nôm Tống Trân –Cúc Hoa và lễ hội cổ truyền ở Tống Trân có ý nghĩa rất quan trọng

Việc tìm hiểu truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa và lễ hội cổ truyềnTống Trân sẽ góp phần bổ sung một chút ít tư liệu cho việc sưu tầm và nghiên cứu

Trang 2

văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói chung ở làng An Cầu củaHưng Yên; đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân trongvùng Đồng thời cũng làm sáng rõ một luận điểm mà trong Nghị quyết Hội nghịBan chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V khóa VIII về việc “Xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tàisản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở đểsáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Cần phải hết sức coi trọng, bảotồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống”

Hiện nay các công trình nghiên cứu, sưu tầm truyện thơ Nôm, lễ hội đã cónhững bước phát triển đáng kể song ở các địa phương còn ít được quan tâm Trongbối cảnh chung đó, truyện thơ Nôm và lễ hội cổ truyền ở làng An Cầu cũng không

là ngoại lệ

Với tấm lòng của người con đã được sinh ra và lớn lên trên quê hương đấtTrạng, tôi chọn đề tài: “Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa dưới góc nhìn vănhọc và văn hóa dân gian” làm luận văn, hi vọng điều đó sẽ giúp tôi không chỉ hiểu

rõ hơn vốn văn học dân gian của quê hương mình nói riêng mà còn hiểu đúng vàsâu hơn văn hóa dân gian của đất nước mình nói chung; đồng thời phát huy vốnvăn hóa dân gian truyền thống trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở địa phương

Cho tới nay, tư liệu về di tích lễ hội đền Tống Trân cũng chưa có nhiều, cóthể kể tới một số nguồn tư liệu ít ỏi có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài:

- Trịnh Như Tấu, “Hưng Yên địa chí” (1934), trong đó có đề cập đến nhânvật Tống Trân, địa danh làng An Cầu và đến Tống Trân

Trang 3

- Hồ sơ khoa học về di tích đến Tống Trân của Ban quản lý di tích và danhthắng Hưng Yên Trong đó tập trung tìm hiểu: Lịch sử hình thành, tồn tại của ditích, phần lễ hội có đề cập đến thời gian diễn ra lễ hội,…

- Cuốn “Văn hóa – văn nghệ dân gian Hưng Yên” của NXB Hội nhà văn –

2005 Cũng viết về lễ hội đền Tống Trân nhưng rất vắn tắt

- Cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu” của NXB Văn hóa thông tin –

2005 Cũng viết về đền Tống Trân song còn sơ sài

- Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí tập 3” của NXB Thuận Hóa, phầnviết địa danh và đền miếu có nhắc đến đền Tống Trân và vài dòng tóm tắt tiểu sửTống Trân

- Trên báo Hưng Yên – số ra 1640 ngày 01/06/2007 đăng bài: “Ánh sángvăn hóa từ trạng Gầu – Tống Trân” của Nguyễn Đức Can, trong bài viết này tácgiả có đề cập đến sự tích Tống Trân – Cúc Hoa, lễ hội và ảnh hưởng của nó đếnđời sống văn hóa, sinh hoạt văn hóa của cư dân trong vùng, nhưng cũng chỉ trongphạm vi một góc của tờ báo

Từ những nghiên cứu sơ bộ các kết quả của những tác giả đi trước, cho đếnnay thấy rằng vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc vềtruyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa và lễ hội đền Tống Trân Những tư liệu trên

sẽ là những tư liệu bước đầu giúp cho tôi tham khảo, kế thừa, tiếp thu để triển khai

đề tài của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố văn học và văn hóadân gian trong truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa và lễ hội dân gian đền TốngTrân Phần những yếu tố văn học dân gian tập trung nghiên cứu: cốt truyện, nhânvật, yếu tố kì ảo, ngôn ngữ Phần văn hóa dân gian trong lễ hội đền Tống Trân tậptrung nghiên cứu: các nghi lễ, trò diễn trong lễ hội,… Luận văn tiếp cận và nghiêncứu di tích đền Tống Trân vì đây là địa điểm diễn ra lễ hội và vị thần được thờ ởđây cũng chính là vị thần được tưởng niệm trong lễ hội

Trang 4

3.2 Về không gian tập trung chủ yếu nghiên cứu thôn An Cầu, xã TốngTrân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Ngoài ra còn mở rộng phạm vi nghiên cứuđến các di tích khác trong thôn, trong xã có các nhân vật được đón rước về dự lễhội tại đền Tống Trân.

3.3 Về thời gian, đối với lễ hội, luận văn tập trung nghiên cứu sâu hơn lễhội đền Tống Trân xưa Đồng thời nghiên cứu lễ hội đền Tống Trân đã và đangphục hồi hiện nay để tìm ra những tư liệu xưa bổ sung cho lễ hội nay thêm phongphú và mang nét cổ truyền

- Nghiên cứu đánh giá giá trị của di tích – lễ hội

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp Tậphợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan để phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh

Sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã, quan sát, tham dự, miêu tả, ghi âm,phỏng vấn nhân dân địa phương để thu thập thông tin

Trang 5

Từ việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, niên luận

sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: Lịch sử, bảo tànghọc, mỹ thuật học, dân tộc học,…

Chương 2: Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa nhìn từ góc độ văn học

và văn học dân gian

Chương 3: Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa nhìn từ góc độ văn hóadân gian

7 Giới thiệu một số khái niệm

Trong giới hạn của niên luận này, tôi xin giới thiệu một số khái niệm cơbản sẽ sử dụng trong đề tài

5.1 Truyện thơ Nôm

Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền vănhọc phong kiến Việt Nam Ðây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiệnthực với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trungthiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa) Bộ phận văn học này được sáng tác bằng chữNôm và phần lớn được viết theo thể lục bát- thể thơ quen thuộc nhất với quầnchúng Một số ít khác viết theo thể thất ngôn bát cú (thơ Ðường luật), tác phẩmLâm Tuyền kỳ ngộ thuộc loại này

Bộ phận văn học này có một số lượng khá lớn và có vị trí rất quan trọngtrong đời sống tinh thần của quần chúng lao động

Giá trị của truyện Nôm đã được khẳng định qua thời gian tồn tại của nó vàlòng hâm mộ của quần chúng ở nhiều thế hệ Song hiện tại khi nghiên cứu bộ phận

Trang 6

văn học này chúng ta sẽ gặp một số vấn đề khó giải quyết như: Nguồn gốc, sự pháttriển, thời điểm sáng tác.

Hình thức đầu tiên của các truyện Nôm là những bài hát tự sự của các nghệnhân hát rong (hiện tượng hát rong xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ nào thì chưa xácđịnh được, chỉ biết rằng khi có các đô thị thì đã có nhiều người sống bằng nghềnày, nhất là sau thế kỷ XV)

Những bài hát tự sự này phần lớn đưọc các nghệ nhân sáng tác hoặc dựatrên cơ sở của truyện cổ dân gian, hoặc rút ra từ một truyện Nôm đã có trước.Càng về sau, những bài hát này càng được bồi bổ thêm về mặt nội dung cũng nhưnghệ thuật và đến một lúc nào đố bài hát đã được ghi vào trong sách, từ đó chínhthức trở thành một truyện Nôm

Nơi thứ hai sản sinh ra các truyện Nôm là các nhà chùa của đạo phật Ðểtuyên truyền đạo phật cho các tín đồ mà phần đông là không biết chữ, một số nhà

sư có học đã nghĩ ra cách diễn Nôm một số sự tích trong kinh phật, hình thức nàyngày càng phát triển và nhiều truyện Nôm đã xuất hiện theo con đường này

Trong hai hình thức trên cái nào có trước, cái nào có sau chúng ta vẫn chưaxác định được

Truyện Nôm ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là truyện Nôm truyềnkhẩu Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện Nôm truyền khẩu phát triểnmạnh mẽ thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng loại hình vănhọc này để sáng tác, hoặc ghi chép lại những truyện Nôm đã có Từ đó truyệnNôm viết được xuất hiện Cũng như mọi hình thái sáng tác, truyện Nôm khôngphải là đã kế tiếp nhau một cách dứt khoát mà mỗi cái khi xuất hiện đều tồn tạisong song với những cái xuất hiện trước hoặc sau nó

Cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiệnvào thời gian nào và sự phát triển của nó trong lịch sử văn học Bởi vì cho đến nayhầu hết các truyện Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng tác

Trang 7

Hiện nay chúng ta còn một số lượng khá lớn truyện Nôm không còn tên tácgiả và thời điểm sáng tác, người ta gọi bộ phận văn học này là truyện Nôm khuyếtdanh Nguyên nhân của hiện tượng văn học này? Có ba nguyên nhân.

Do tâm lý coi thường các sáng tác bằng chữ Nôm của các nhà nho Tâm lýnày đã ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội kể cả những ngườisáng tác Do bị coi thường (bị coi là loại văn học nhảm nhí, nôm na, mách qué)cho nên khi các sáng tác bằng chữ Nôm ra đời tác giả của chúng không được chú

ý đến và dần dần bị quên lãng

Do sự cấm đoán, thái độ thù địch của giai cấp thống trị Ðể tránh búa rìucủa bọn chúng, nhiều tác giả đã không dám lưu danh trong sáng tác Ðây là mộtnguyên nhân quan trọng

Nguyên nhân văn học: Trước khi được ghi chép bằng chữ quốc ngữ, truyệnNôm được lưu hành trong nhân dân chủ yếu là bằng miệng Qua một thời gian dàilưu hành từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác nhiều truyệnNôm dần dần mất tên tác giả ban đầu và trở thành tác phẩm khuyết danh, có

truyện đã trở nên rất gần gũi với các truyện cổ dân gian

Truyện Nôm có một số lượng khá lớn hơn nữa lại do nhiều tầng lớp khácnhau sáng tác cho nên nội dung cũng như nghệ thuật của nó đều không thuần nhất

Ðể tiện cho việc nghiên cứu người ta đã tiến hành phân loại bộ phận văn học này.Dựa theo những căn cứ khác nhau mà có những cách phân loại khác nhau Có thể

phân loại theo ba cách sau: Dựa vào nguồn gốc đề tài có ba loại (Loại lấy đề tài từ

các truyện cổ dân gian, loại lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc, loại lấy

đề tài, cốt truyện từ những sáng tác chữ Hán hoặc những sự tích có thật ở Việt

Nam); dựa vào nội dung và hình thức (Truyện Nôm bình dân, truyện Nôm bác học); dựa vào mối quan hệ với tác giả (Truyện Nôm hữu danh, truyện Nôm khuyết

danh)

Cả ba hình thức phân loại trên chỉ có tính chất tương đối, trong đó hìnhthức thức thứ hai là hình thức phân loại có giá trị khoa học

Trang 8

Vấn đề trung tâm đặt ra trong hầu hết các truyện Nôm bình dân là cuộc đấutranh của những người bị áp bức chống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình yêuthủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm Qua cuộc đấu tranhnhiều khi không cân sức ấy, tác giả truyện Nôm bình dân có ý thức làm nổi bật haivấn đề cơ bản: Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bướcđường suy vong của nó, đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động Ngoài

ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải quyết tíchcực, tiến bộ các vấn đề xã hội

Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nômbình dân Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm bình dân có một nộidung gần gũi với quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động

Về nhân vật, nhà văn quan tâm đến việc dựng câu chuyện, đến hành độngchứ không chú ý đến tâm lý nhân vật Thường nhân vật phản diện thành công hơnnhân vật chính diện Nhiều nhân vật còn rất đơn giản mặc dù đã đúng về bản chất

Về phương pháp sáng tác, đã có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãngmạn nhưng sự kết hợp này còn non nớt vô cùng, nó chưa phản ánh được một cáchchân thực quá trình phát triển biện chứng của nhân vật, mỗi truyện đều chưa cóđược phong cách riêng, nhiều chuyện còn có chung môtip về nhân vật chính diện(nho sĩ nghèo đỗ trạng nguyên, bị ép duyên rồi vì từ chối mà bị hãm hại hoặc đi sứ

xa, sau được sum họp)

Truyện thơ Nôm còn có một số hạn chế: Thể hiện cuộc đấu tranh giai cấpquyết liệt trong xã hội mới ở khía cạnh đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc lứađôi; chưa phản ánh khía cạnh giai cấp thống trị cấu kết với nhau để bóc lột nhândân về kinh tế, chưa gắn được cuộc đấu tranh giữa những người bị áp bức vàocuộc đấu tranh của quần chúng lao động trong xã hội, ước mơ cuối cùng của tácgiả là thay đổi triều đại chứ chưa phải là thay đổi chế độ xã hội

Những hạn chế trên là tất yếu vì sống trong xã hội phong kiến các tác giảkhông thể thoát khỏi ảnh hưởng nhiều hay ít của tư tưởng thống trị xã hội cũngnhư không thể vượt qua được hạn chế của lịch sử

Trang 9

Tuy còn có một số hạn chế nhất định nhưng Truyện bình dân vẫn là một bộphận văn học có giá trị, là vốn quý trong gia tài văn hóa chung của dân tộc Bộphận văn học này đã đóng góp tiếng nói vào loại hình tự sự của nền văn học nướcnhà Cùng với các bộ phận truyện Nôm khác, bộ phận truyện Nôm khuyết danhtạo nên một nền rộng rãi để trên cơ sở đó xuất hiện kiệt tác Truyện Kiều củaNguyễn Du.

lễ hội hiện đại

Lễ và hội là hai khái niệm khác nhau Theo Lê Văn Kì và Lê Trung Vũtrong công trình Lễ hội cổ truyền thì các khái niệm này được hiểu như sau:

Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm thể hiện lòngtôn kính của dân làng đối với vị thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thầnhoàng làng nói riêng Đồng thời cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ chínhđáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa

có khả năng cải tạo

Nếu như lễ là một hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt thì hội làmột sinh hoạt dân dã phóng khoáng diễn ra trên các bãi sân để dân làng cùng bìnhđẳng vui chơi với hàng loạt các trò chơi, trò diễn đến cả màu sắc, trạng thái, âmthanh Trong niên luận này tôi hiểu khái niệm lễ hội cổ truyền theo cách hiểu trên

5.3 Làng và văn hóa làng

5.3.1 Làng

Làng là đơn vị tụ cư cổ truyền ở nông thôn người Việt, một kết cấu cư trú,kinh tế, xã hội, văn hóa đa dạng, một trong ba khâu quan trọng của cấu trúc xã hộitruyền thống, nối liền nhà với nước Làng xuất hiện rất sớm, từ thời Hùng Vương

Trang 10

dựng nước, gọi là chạ, trải qua một lịch sử phát triển và biến đổi lâu dài Bên cạnhviệc thi hành luật pháp của nhà nước, làng có lệ làng, có hương ước và khoán ước;giữa một số làng như ở Miền Bắc có tục kết chạ Làng còn giữ một số yếu tố dânchủ, thô sơ thể hiện trong bầu cử, bãi miễn các chức vụ lí dịch và bộ máy tự quản.Mỗi làng có đình thờ thành hoàng, thường là người có công chống giặc ngoại xâmhay có công chiêu dân lập ấp, hoặc là các vị tổ sư các ngành nghề thủ công Làng

có những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thể hiện trong các lễ hội, các trò chơi dângian

5.3.2 Văn hóa làng

Khái niệm văn hóa làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với

ba đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồngtrong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hóa, lối sống, đạo đức,…); ý thức

tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc đáo,rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau)

Văn hóa làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hóa mang giá trịtruyền thống: từ cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các bản giaphả, hương ước, tập tục, hội hè đình đám, tín ngưỡng, cấc nghề thủ công truyềnthống, những làn điệu dân ca, dân vũ, những người giỏi văn, giỏi võ,… Văn hóalàng mang những giá trị đẹp giàu tính truyền thống Tuy nhiên, để phát huy nhữnggiá trị ấy, cũng cần phải xóa bỏ những tập tục cổ hủ, lạc hậu

5.3.3 Thành hoàng làng

Thành hoàng là một phạm trù thần linh bảo hộ thành trì của phong kiếnTrung Hoa, được du nhập vào nước ta từ thời nhà Đường và tiếp tục được duy trìphát triển trong các triều đại phong kiến Việt Nam Tại kinh đô có miếu thờ thànhhoàng cả nước, các tỉnh đều có miếu thành hoàng Thành hoàng từ Trung Hoasang Việt Nam cũng có nhưng đã buộc phải thay đổi ít nhiều

Nông thôn Việt Nam xưa không có thành trì nhưng vẫn có miếu thànhhoàng Đó là thành hoàng làng Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh:

Trang 11

“Thành hoàng làng người Việt là một vị thần được dân thờ, sau đó mớiđược vua phong tước với chức danh thành hoàng” [11, 61]

Như vậy nước ta có hai hệ thành hoàng: một là hệ thành hoàng kiểu phongkiến Trung Hoa, hai là hệ thành hoàng làng của người Việt

Hệ thành hoàng thứ hai mới là dòng chủ thể phản ánh bản chất tư duy tôngiáo, tín ngưỡng Việt Nam

Chương 1: KHẢO SÁT CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA TRUYỆN THƠ TỐNG

TRÂN – CÚC HOA 1.1 Các dạng lưu truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa:

1 Truyền thuyết về Tống Trân (thần tích làng An Cầu, thần tích làng PhùAnh – xã Tống Trân – huyện Phù Cừ – Hưng Yên)

2 Truyện kể về Trạng Gầu – Tống Trân (Nguyễn Thúc Khiêm kể – Tạp

chí Nam phong – số 159, 160 – năm 1931).

3 Truyện cổ (tích) do nhân dân làng An Cầu kể

4 Truyện thơ nôm “Tống Trân – Cúc Hoa”

5 Truyện Tống Trân – Cúc Hoa dịch sang tiếng Thái, có tên TruyệnTrạng Nguyên

Các bản kể trên tương đối giống nhau, cốt truyện giống với bản được ghichép trong thần tích làng An Cầu Chỉ riêng bản Truyện Trạng nguyên của ngườiThái có một số điểm tương đồng và khác biệt khá thú vị, cho thấy sự giao lưu vănhọc, văn hóa là không biên giới

1.2 Làng An Cầu kể chuyện Tống Trân – Cúc Hoa

1.2.1 Tổng quan về làng An Cầu và xã Tống Trân

Trang 12

Khoái Lộ Đến thời nhà Lý (thế kỷ XI), chia cả nước thành 24 lộ, mảnh đất nàyvẫn thuộc huyện Khoái Lộ Khi Trần Thái Tông lên ngôi (năm 1252) đổi thành 24

lộ thành 12 phủ thì An Cầu thuộc huyện Phù Hoa, phủ Khoái Châu

Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông bỏ cấp trấn, chia cả nướcthành 13 đạo, An Cầu thuộc huyện Phù Dung đạo Sơn Nam

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1742) Lê Cản Tông đổi đạo thành trấn, An Cầuthuộc huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu của Sơn nam Thượng trấn

Đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thành lập tỉnh Hưng Yên gồm 2 phủ, 8huyện : huyện Đông Yên (Đông An), Kim Động, Phù Dung (Phù Cừ), Thiên Thi,Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu (trấn Sơn nam cũ), huyện Thần Khê, Duyên Hà,Hưng Nhân thuộc phủ Tiên Hưng (trấn Nam Định cũ) – An Cầu là vùng thuộc Phù

Cừ, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trải qua các giai đoạn lịch sử, mặc dù địa giới hành chính của cả nước nóichung, tỉnh Hưng Yên nói riêng cũng đều có sự thay đổi Song, tên tỉnh Hưng Yênvẫn được giữ nguyên cho đến năm 1968, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòanhập 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng Đến năm 1997, tỉnhHưng Yên được tái lập theo quyết định của Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, táchhuyện Phù Tiên thành 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ

Từ sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, nhân dân xây dựng chế độ mới, các

xã mới được thành lập trên cơ sở các làng thì An Cầu là một trong 3 thôn thuộc xãTống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Trải qua các giai đoạn lịch sử, mặc dù

đã có nhiều lần địa giới hành chính của làng – xã được điều chỉnh để thuận lợitrong việc quản lí, lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng của nhân dân tiến hànhcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cũng như cho việc pháttriển kinh tế xã hội của địa phương, song tên gọi của làng An Cầu vẫn được giữnguyên cho đến nay Theo các cụ trong làng kể rằng : tên gọi An Cầu có nghĩa là

sự cầu an, cầu mong cho dân làng có cuộc sống yên ổn, no đủ

Trang 13

Ngày nay địa giới của An Cầu được xác định là vùng đất nằm hoàn toàntrên địa bàn xã Tống Trân - một trong 14 xã, thị trấn của huyện Phù Cừ, tỉnhHưng Yên (vốn là đất thuộc tổng Võng Phan, huyện Phù Cừ, phủ Khoái Châu).

1.2.1.2 Đặc điểm vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên

- Vị trí: Làng An Cầu nằm ở trung tâm xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnhHưng Yên Đây là vùng đất khá màu mỡ bở sự bồi đắp phù sa của dòng sông Luộc(sông Phổ Đà) An Cầu có diện tích đất tự nhiên 389,3 ha có 2 cụm dân cư sốngtrong đê và ngoài đê, phía Bắc giáp xã Minh Tiến, phía Nam giáp sông Luộc, phíaĐông giáp thôn Trà Dương, phía Tây giáp thôn Võng Phan

Từ trung tâm thị xã Hưng Yên, thủ phủ của tỉnh đi theo đường tỉnh lộ 39Ađến Chợ Gạo rẽ phải theo đường 39B đến ngã tư trung tâm huyện Phù Cừ rẽ phảitheo đường 202 đến ngã tư La Tiến rẽ phải theo đường 201 đi khoảng 4km là tớithôn An Cầu

Về đường thủy, ngược tuyên sông Luộc đi phố Hiến theo sông Hồng đi thủ

đô Hà Nội, xuôi sông Luộc đi Ninh Giang (Hải Dương), Kiến An đi ra thành phốHải Phòng Có thể nói đến An Cầu bằng cả hai đường thủy và bộ đều rất thuận lợi,đây là điều kiện quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Địa hình: Xét về địa hình cả nước, chúng ta thấy duy chỉ có tỉnh TháiBình và Hưng Yên là hai tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc bộ không có rừng, núi; địahình tương đối bằng phẳng An Cầu là vùng đất khá bằng phẳng, cốt đất trũng,thuộc diện nhất nhì trong tỉnh -1.5m so với mặt nước biển Thôn có hai phần diệntích đất khác biệt: phần nằm trong đê (Sông Luộc) là phần cao hơn dùng để cấylúa, phần diện tích ngoài để được bồi đắp phù sa hàng năm rất màu mỡ dùng đểcanh tác cây hoa màu ngắn ngày như ngô, đậu, lạc…

- Khí hậu: Làng An Cầu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có

4 mùa rõ rệt : xuân – hạ - thu – đông Nhưng có sự phân biệt hai mùa lạnh – nóng :mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng mưa nhiều từtháng 5 đến tháng 10

Trang 14

Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè là 39 đến 400 Nhiệt độ thấp nhất vàomùa đông là 50C Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 đến 230C Đặc biệt trong tháng

8 và tháng 9 thường có mưa to gió lớn, đây cũng là tháng thường có bão; tuy nhiên

ít khi bão đổ bộ trực tiếp vào vùng này Do vậy, ảnh hưởng của bão không lớnbằng các vùng ven biển, lượng mưa trung bình năm ở đây từ 1600 đến 1700mml,

số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 147 ngày Lượng mưa nhỏ nhất từtháng 1 đến tháng 4 Tháng 8 có nhiều ngày mưa và lượng mưa nhiều nhất, hàngnăm còn có mưa phùn từ tháng 11 đến tháng 4 Vì vậy, khí hậu ở An Cầu nóichung là khá ẩm ướt, độ ẩm trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm trung bình trongcác tháng đều lên đến 80%, độ ẩm không khí và độ ẩm khô hạn ở đây cao hơn cácvùng khác trong khu vực châu thổ Bắc bộ

- Sông ngòi và chế độ nước: Nằm trong khu vực châu thổ Bắc bộ, toàn tỉnhHưng Yên được bao bọc xung quanh bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc An Cầu làmột làng nhỏ song cũng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phong phú phục vụsản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu úng vào mùa mưa bão Đặc biệt và quan trọnghơn cả là sông Luộc (hay còn gọi là sông Phổ Đà, Đà Lỗ) : vốn là phân lưu thuộcsông Hồng ở huyện Hưng Nhân (Thái Bình) và đổ vào sông Thái Bình ở Cao Quý( Tứ Kỳ - Hải Dương) Toàn bộ sông dài 70km, đoạn chảy qua Hưng Yên có chiềudài 26km (qua làng An Cầu dài 4km), tạo thành giới hạn địa giới tự nhiên về phíaĐông và Đông Nam của tỉnh Sông rộng trung bình 150 đến 250m, sâu từ 4 đến6m Từ trước thế kỷ thứ X, nơi hôi tụ giữa 3 con sông lớn : sông Hồng, sông Luộc,sông Vị Hoàng, hình thành nên một ngã ba sông (ngã ba Tuần Vường) Từ đâyngười ta có thể ngược sông Hồng đi thủ đô Hà Nội, xuôi sông Hồng ra ngã baTuần Vường (Của Luộc) đi Thái Bình, Nam Định ra biển, hay từ ngã ba TuầnVường theo sông Luộc đi Ninh Giang (Hải Dương), Kiến An (Hải Phòng)

1.2.1.3 Thành phần dân cư

Làng An Cầu nằm trong vùng có bề dày lịch sử, điều kiện tự nhiên thuậnlợi nên cư dân quần tụ từ lâu đời Do tính chất của cư dân nông nghiệp cần phải có

Trang 15

sự đoàn kết gắn bó cộng đồng, khắc phục thiên nhiên nên người dân nơi đâu rấtgắn bó với nhau mặc dù họ không cùng huyết thống.

Trong kết cấu của làng Việt, thì dòng họ là một trong những yếu tố quantrọng mặc dù di cư hay chuyển cư, tồn tại và phát triển của dòng họ qua các thế hệ,các thời kỳ đã tạo nên sự hình thành và phát triển của làng xã

Dòng họ là một tập hợp những gia đình có chung nguồn gốc về huyếtthống, là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành làng Việt Thông thườngmột làng Việt được cấu thành bởi nhiều dòng họ Nhưng cũng có làng lúc đầu domột dòng họ khai lập lên và tên làng đã mang tên dòng họ đó Dần dần các dòng

họ từ nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp theo quan niệm : “đất lành chim đậu” vànhững dòng họ khai làng, sinh sống lâu đời ở làng là những dòng họ gốc Điềuđáng tiếc là các dòng họ ở An Cầu không giữ được gia phả gốc hay nhà thờ họ để

có thể tìm về lịch sử tụ cư của các lớp dân cư ở đây

Làng An Cầu cũng vậy, sự hình thành lên làng An Cầu là lớp dân cư đầutiên đó là dòng họ Nguyễn, họ đã về đây định cư trước, tiếp đó là họ Phạm, họNguyễn Văn, thời gan sau có thêm họ Đào, họ Ngô, họ Đỗ, họ Bùi, họ Trần, họBình, thời gian sau nữa có thêm họ Cao, họ Vũ, họ Lê… Điều đặc biệt là các dòng

họ dù to hay nhỏ, dù đến sớm hay muộn, dù là dân ngụ cư hay dân bản địa ở tronglàng không có biểu hiện của sự căng thẳng thù hằn Các dòng họ đều có quyềnbình đẳng như nhau và chịu sự phân công của làng trong mỗi dịp hội hè trongnhững công việc của làng – xã Qua quá trình phát triển, các thế hệ dân cư nơi đâycùng chung lưng đấu cật, cùng xây dựng làng xóm, cư dân ngày càng đông đúc vàthân thiện Hàng năm, cứ đến dịp giỗ họ, các gia đình trong họ lại gặp nhau đểphân bổ đóng góp bằng các quy định ra một mức tiền cụ thể để ông trưởng họ củadòng họ tổ chức lễ cúng chung cho cả họ Đây là một thể chế có đặc điểm giốngnhư các làng xã khác ở đồng bằng châu thổ Bắc bộ Tổ chức sinh hoạt của dân cưtrong làng lấy nguyên lý lớp tuổi để xác định vị thế xã hội mỗi người theo sự tăngdần của độ tuổi, gắn với những mốc quan trọng trong cuộc đời, lần lượt chuyểnlên vị trí cao hơn trong sinh hoạt giáp Vì vậy, trong giáp cũng có tính dân chủ, tất

Trang 16

cả các thành viên trong lớp tuổi đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, ở

An Cầu các giáp bao gồm trai đinh của các dòng họ chứ không chỉ có ở trong họ

Những quy định đặt ra là con trai mới sinh ra phải làm thủ tục vào hànggiáp Hàng năm, những gia đình có con trai thì biện lễ nhập giáp vào dịp lễ hội đầunăm; ngôi thứ trong giáp được xác định bắt đầu từ thời điểm nhập giáp Các thànhviên được hưởng quyền lợi của làng thông qua giáp và phải gánh các nghĩa vụ củagiáp phân cho Một trong những nhiệm vụ quan trọng là làm đăng cai giáp; theo lệlàng thì các giáp đăng cai hàng năm ngoài các công việc trong giáp mình còn phảibiện lễ trong dịp lễ hội, giáp đăng cai phải chịu trách nhiệm chính trong việc đồ lễ

và việc phục vụ tế lễ rước sách thờ thần Các giáp trong làng đều có ruộng riêng,hàng năm cho đấu thầu lấy tiền hoặc thóc để dùng chi phí cho các công việcchung, các giáp cho các thành viên cấy cầy và biện lễ theo quy định Mỗi côngviệc đều thông qua trưởng giáp và người điều hành công việc trong giáp Vì vậy,

cơ cấu tổ chức của làng truyền thống, giáp đóng vai trò quan trọng, đó là cầu nốigiữa cá nhân với làng Đây cũng là đặc điểm chung của nhiều làng quê vùng đổngbằng châu thổ sông Hồng

Theo số liệu điều tra năm 2008, hiện nay An Cầu có 615 hộ và trên 3000nhân khẩu Trải qua bao biến cố của lịch sử, song người dân nơi đây đã từng cótruyền thống đoàn kết, thương yêu để sinh tồn Họ cùng nhau làm ăn, cùng nhaubảo vệ xóm làng, quê hương, cùng nhau chung vui hội hè đình đám và cùng nhautạo dựng nên những thuần phong mỹ tục nơi đây mang sắc thái văn hóa của quêTrạng

1.2.1.4 Đời sống kinh tế

Trước kia khi hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện An Cầu thường bị ngậpúng, lụt vào mùa mưa, bất lợi của thiên nhiên là chính nhưng mỗi khi nước rút đitrên bờ ven bãi sông Luộc là nơi đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho các loại hoamàu, cây mía, cây dâu phát triển và nguồn tôm cá dồi dào

Địa hình, địa thế trên đây của An Cầu đã quyết định cơ sở kinh tế chính củadân làng là nông nghiệp trồng lúa nước Tính “chiêm trũng” thể hiện rất rõ nét

Trang 17

trong nếp sống của dân làng; từ quy trình canh tác, các thao tác kỹ thuật, công cụsản xuất đến bộ mặt làng xóm, bố trí khuôn viên nhà cửa… Đó là, cày bừa phảicắm vè, đi cấy đi gặt dưới ruộng sâu phải dùng thuyền Nhà cửa trong vùng đềuđược tôn cao, bao quanh làng là hệ thống ao, hồ, kênh rạch để thoát nước trongmùa mưa lũ.

Dưới thời phong kiến chế độ sở hữu ruộng đất manh mún và cuộc sống vậtchất kỹ thuật lạc hậu không hỗ trợ để làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng nên khôngtạo ra cho nông nghiệp có được năng suất cao Theo các bậc cao niên trong làng,các loại giống lúa được cấy ở đây là các giống lúa chịu úng như: dâu đen, kénmuộn, hom, để chúng có thể ngoi theo triền nước nổi vươn lên để phát triển, songnăng suất thấp bình quân mỗi sào ruộng chỉ được 3 cối thóc, mỗi cối 16 đấu, mỗiđấu bằng 1,3kg hiện nay Những năm mưa thuận gió hòa thu hoạch còn đạt từ 60 -70kg/sào, những năm thiên nhiên khắc nghiệt năng suất tụt xuống chỉ còn từ 20 –30kg/sào, có năm mất trắng hoặc thu hoạch không tương xứng với công sức bỏ ra

Ngoài trồng lúa, với lợi thế có đất phù sa màu mỡ ven sông Luộc, dân làngcòn trồng ngô, dâu, mía, đậu… thêm nguồn thu nhập cho dân làng và các giốngcây này cũng đi vào truyền thuyết của dân làng nơi đây Các cụ kể: cây mía trồng

ở vùng này là cây mía de, thân nhỏ nhưng cao, đốt dài nên rất dễ róc và cho nướcngọt sắc, bà con có thể tự ép mía nấu mật hoặc bán mía cho nhà máy đường

Nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ đã từng là nghề truyền thống khá nổi tiếngcủa An Cầu :

“ Dù ai buôn đâu bán đâu Không bằng cách cửi gốc dâu làng Gầu”

Dân nơi đây kể rằng, nghề trồng dâu nuôi tằm là hết sức công phu Nghềnày trước hết, phải chăm lo cho cây dâu bởi đây là thức ăn duy nhất của con tằm

Ở An Cầu, dâu được trồng chủ yếu ở ven sông Luộc, vì cây dâu rất thích hợp vớiđất phù sa sẽ cho nhiều lá Chăm sóc cây dâu từ trồng tỉa đến chặt, bón phân, cảitạo đất, tưới nước, quả là một công việc vất vả, sao cho thân cây dâu cao, lá dâuhái đúng lứa tằm ăn càng sinh lợi nhiều Một sào dâu tốt có thể đủ nuôi từ 3 đến 4

Trang 18

nong tằm một lứa và một nong tằm cho từ 3 đến 6 kg kén Một cây dâu cho từ 9đến 10 lứa lá, một năm cây dâu đốn chặt hai lần, vì tằm rất nhạy cảm với thời tiết,môi trường xung quanh và thức ăn, nếu có bất thường chúng sẽ chết hàng loạt, vì

thế trong dân gian mới có câu “ nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”.

Đời sống của con tằm trong mùa nóng ấm từ lúc trứng nở đến khi làm kénkéo dài từ ba đến bốn lần lột xác (gọi là ngủ một, ngủ hai, ngủ ba và ngủ bốn), mỗilần lột ngủ khoảng hai ngày rồi lại dậy ăn, ăn xong lại ngủ, sau bốn lần lột xác thìtằm dậy ăn rỗi suốt 7 ngày thì chết Khi tằm ngủ hoặc chín mà gặp trái gió trở trờithì dễ mất cả chì lẫn chài Dù nắng hay mưa bao giờ người chăn tằm cũng phải lấy

đủ lá dâu cho tằm ăn liên tục cả ngày lẫn đêm Tằm chín người nuôi phải bắt lên

né rơm để tằm làm kén trong ba ngày Sau khi tằm thành kén người nuôi có thểbóc kén quay tơ Trước đây, An Cầu làm kén ra chủ yếu để bán, khách đến mua tơ

là các lái buôn từ Cẩm Giàng (Hải Dương), Hà Đông (Hà Tây)… đó là nghề mộtthời đã đem lại nguồn thu nhập khá cao và được bà con trong làng đầu tư nhiềuthời gian và công sức Song những năm gần đây, không hiểu tại sao khi mua trứngtằm về hay bị hỏng, tằm ít nở, khi nuôi thường bị chết hàng loạt, bà con đâm ranản và cứ càng ngày “gố dâu”, “con tằm” càng rời xa bàn tay bà con nơi đây

Hiện nay, sau nhiều năm cải tạo xây dựng, kết cấu kinh tế truyền thống của

An Cầu có nhiều thay đổi đáng kể, mức độ tăng trưởng kinh tế có rất nhiều khảquan Trước hêt, là trong nông nghiệp: cơ sở kinh tế chính của làng xã đã cónhững khởi sắc Nhờ công cuộc làm thủy lợi (làm cống tiêu nước ra sông Luộc,xây dựng, nạo vét sông ngòi kênh rạch…) mà đồng ruộng của làng hiện nay đãtrồng hai vụ lúa và một vụ trồng màu tương đối khá, không còn diện tích đồngruộng nổi trắng nước về mùa mưa như câu ca : “Đồng trắng nước trong rau rongcua kềnh” nữa Trong khoảng gần chục năm gần đây, An Cầu thực hiện chuyểnđổi cơ cấu kinh tế mà trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Cácgiống lúa mới như Hai dòng Q5, Kháng dân 9820 – DV108 , Bắc thơm, Xi…được đưa vào gieo cấy đem lại năng suất cao bình quân đạt từ 170 – 180kg/sào (vụmùa), và 190 – 200kg/sào (vụ chiêm) Ngoài ra còn có vụ đông với các loại cây

Trang 19

hoa màu như : ngô, khoai, dưa xuất khẩu, đậu tương, rau xanh… đưa tổng sảnlượng lương thực quy ra thóc của thôn đạt từ 1800 - 2000 tấn, bình quân lươngthực đầu người từ 630 – 650kg/người/năm.

Ngoài trồng lúa, dân làng còn chủ động thâm canh, xen canh, luân canhnhiều cây thực phẩm như: đậu, lạc, các loại rau xanh như: cà chua, đỗ quả, su hào,cải bắp… Diện tích trồng dâu xưa nay được thay thế bằng cây ngô, một năm hai

vụ đem lại lượng lớn lương thực phục vụ cho chăn nuôi như : chăn nuôi các loạigia súc, gia cầm : trâu, bò, lợn, gà, vịt không ngừng phát triển về số lượng, chấtlượng đem lại nguồn thu nhập chính trong cơ cáu kinh tế V-A-C (vườn, ao,chuồng)

Hàng chục mẫu ao hồ, đầm được đưa vào sản xuất nuôi cá, hàng năm ngườidân thu nhập từ nguồn này khoảng vài trăm triệu đồng

Ngoài nông nghiệp, làng còn có khoảng vài trăm lao động đã chuyển sangcác công việc khác như : làm nghề (mộc, nề, cơ khí), làm dịch vụ (ăn uống, vậntải, vật liệu xây dựng), chạy chợ buôn bán (lợn, gà, may mặc) và đi làm thuê Bêncạnh đó một số nghề như : chặt sen, thêu ren, mây tre đan… cũng thu hút, tạo việclàm cho vài trăm lao động lúc nông nhàn

Kinh tế phát triển đem lại đời sống vật chất và tinh thần của người dân dầnkhá lên; theo số liệu thống kê của Ban quản lý Hợp tác xã năm 2008 có 89.5% hộgia đình có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, nhiều hộ gia đình giàu, không

có hộ đói; 100% hộ gia đình có nhà ngói, nhà mái bằng, nhà tầng Trên 90% số hộgia đình có ti vi màu, 60% hộ có xe máy, 70% hộ gia đình có điện thoại Bìnhquân thu nhập tính theo đầu người năm sau cao hơn năm trước : năm 2007 là 6,1triệu đồng/người/năm, năm 2008 là 6,9 triệu/người/năm

Nhìn vào những con số thống kê trên ta thấy mức sống của bà con làng AnCầu thuộc loại trung bình khá so với các làng trong vùng Mặc dù vậy, An Cầu làmột làng nông nghiệp, trồng trọt vẫn là chủ yếu, tuy vẫn có thêm một số nghề phụnhư : chăn nuôi, làm nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ Cũng như các làng quê kháctrong tỉnh, An Cầu trong những năm gần đây có nhiều biến đổi đáng kể mang lại

Trang 20

bộ mặt mới cho một vùng quê có bề dày lịch sử Khi đất nước đang chuyển mìnhtrong thời kỳ mở cửa, giao lưu và hội nhập, với những biến động lớn về kinh tế -chính trị và xã hội đã làm cho bộ mặt kinh tế, đời sống nhân dân địa phương thayđổi khá lớn lao; làng đã có tủ sách, đội văn nghệ, có nhà văn hóa phục vụ nhândân sinh hoạt hội họp với đủ trang thiết bị…đường làng ngõ xóm đang dần đượcnâng cấp, tu sửa bằng vật liệu cứng, đổ bê tông, đã có 552 gia đình/516 gia đìnhđạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (89,7%), năm 2000 An Cầu được Ủy ban Nhândân tỉnh Hưng Yên công nhận là làng văn hóa Nhân dân thôn An Cầu ngày nay tựhào và tuyệt đối tin tưởng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.2.1.5 Đời sống văn hóa – xã hội

Làng An Cầu có vị thế địa lý thuận lợi, cận kề phố Hiến vì vậy đã hội tụđược những nét văn hóa truyền thống văn hiến lâu đời Đời sống văn hóa của AnCầu cũng rất phong phú, với những phong tục tập quán điển hình của làng quê cổtruyền Việt Nam

Theo nhà nghiên cứu dân tộc học Trần Từ, “làng là tế bào sống của xã hộiViệt, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư của người Việt trồng trọt,làng là tổ chức xã hội hoàn chỉnh nhất, mỗi làng có một hệ thống các thiết chế dựatheo các nguyên tắc tập hợp người gồm xóm ngõ, dòng họ, các phường hội”.[21, 11-12]

* Cơ cấu tổ chức của làng An Cầu trước Cách mạng Tháng Tám

- Xóm ngõ: Khu cư trú của làng có một trục đường chính chạy qua từ Đôngsang Tây – đây cũng là con đường liên thôn – là đê sông Luộc, chia dân cư thànhhai địa bàn : trong đồng và ngoài bãi, đường nối với các trục đường cũng là cácngõ xóm hình xương cá Theo các bậc cao niên trong làng, buổi đầu làng nằm cơbản trong đê, sau dân cư đông đúc nên chuyển ra mở mang làng xóm theo các bãibồi ven sông Dần dần khu dân cư của làng tựa như một hình thoi chạy từ Tâysang Đông, từ Bắc xuống Nam Bao bọc lấy làng xóm là hệ thống các lũy tre xanh

và các kênh rạch, sông ngòi; toàn bộ các ngõ xóm trong làng bám lấy trục đường

Trang 21

cái như hình xương cá chạy theo hướng Đông – Tây và ngược lại Cũng như nhiềulàng quê khác thuộc châu thổ Bắc bộ, một đặc điểm chung của xóm ngõ ở An Cầu

là dân cư luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi mối quan hệ láng giềng vàhuyết thống Song, trong lịch sử dân cư ở đây có sự xáo trộn, có dòng họ đi làm ăn

xa và ở lại nơi đất mới, lại có dòng họ khác đến đây sinh cơ lập nghiệp, hoặc tronglàng có dòng họ lớn phân thành nhiều chi sống ở các xóm khác nhau Vì vậy, sợidây liên kết cộng đồng người trong xóm ngõ lại với nhau chủ yếu vẫn là quan hệláng giềng Cũng như dân gian nhiều nơi, họ vẫn bảo nhau: “bán anh em xa, mualáng giềng gần” để làm phương châm đối nhân xử thế trong cuộc sống thườngngày

Cuộc sống cộng đồng xóm ngõ giữa các gia đình ở An Cầu có những mốiquan hệ chặt chẽ với nhau về cả đời sống vật chất và tinh thần bởi xuất phát từviệc nhà nông quanh năm vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” Vào thời

vụ, hàng xóm láng giềng giúp nhau cày cấy, gặt hái những khi có công việc lớnnhư cưới xin, làm nhà hay gặp hoạn nạn (ốm đau, tang ma), sự giúp đỡ đó càngthể hiện rõ hơn và đầy đủ hơn, không chỉ bằng đồng tiền bát gạo, họ còn đỡ nhau

cả tấm áo the, khăn xếp trong những ngày hội làng Mỗi xóm có trưởng xóm dodân trong xóm bầu lên, thường là người lớn tuổi, nhanh nhẹn, hoạt bát, gia đình nềnếp Trưởng xóm lo điều hành công việc chung như : bảo vệ an ninh; cúng vào

hè, ra hè; cúng cháo rằm tháng bảy; làm giỗ cho những người đặt hậu và đặc biệt

là làm lễ tất niên (từ 23 đến 30 tháng chạp tùy từng xóm) Đời sống xóm ngõ dựatrên tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” thật bình yên, êm ả

- Tộc họ: Buổi ban đầu cư dân đến đây khai phá, họ cư trú theo từng khuvực để sinh sống, đánh bắt và sản xuất Làng An Cầu hiện nay có khoảng 13 dòng

họ, họ cùng có công khai khẩn lập làng, nhưng tiêu biểu là một số họ : họ NguyễnPhúc, họ Phạm, họ Nguyễn Văn, họ Đào, họ Ngô mỗi dòng họ có một chi, pháiriêng; đứng đầu tộc họ là tộc trưởng, có dòng họ xây dựng nhà thờ riêng, có khu

mộ riêng Hằng năm, thường vào tháng ba tổ chức cúng lễ : con cháu trong họ tềtựu, tập trung về cúng ông bà, tổ tiên, sửa sang mồ mả giữ mối quan hệ dòng tộc,

Trang 22

tăng cường tinh thần đoàn kết với nhau Gia tộc, gia đình, làng xóm có mỗi quan

hệ với nhau, tạo nên sinh hoạt trong làng xóm

- Tổ chức giáp: Lệ làng quy định, trai đinh từ 16 tuổi trở lên cho đến lúc vềgià phải nằm trong tổ chức giáp Để vào giáp, thủ tục đầu tiên của người con trai

đó là làm lễ trình làng, gồm : một cơi trầu, be rượu và một vài đồng tiền, mang rađình có lời với ông quan Đám để làm lễ thánh trình làng và được ghi tên vào sổđinh Từ đó, người trai này chính thức được xếp vào tổ chức giáp, được nhận mộtsuất ruộng công (5 sào), được tham gia sinh hoạt ở đình theo hệ thống giáp, nhưngđồng thời bắt đầu cũng phải gánh nghĩa vụ đối mọi công việc như : biện lễ thờthành hoàng theo lượt, phục vụ lễ hội, đi phu phen tạp dịch, tuần phòng, đến 18tuổi phải đóng thuế, đi lính

Trước 1945, làng có tất cả 14 giáp, mỗi giáp có 24 người (chia làm 4 mâm)

và có người đầu bàn phụ trách Đặc biệt ở đây là các giáp này được phân theo lớptuổi từ trên xuống chứ không phải mỗi giáp gồm trẻ nhỏ, trung niên, người già củanhiều xóm ngõ, dòng họ Hằng năm, thứ bậc của giáp có sự chuyển dịch từ thấplên cao theo quan niệm (thay tuổi tác) Tuổi tác được tôn trọng theo quan niệm “kính lão đắc thọ”, trong thứ bậc của giáp đã tạo ra một không khí dân chủ cộngđồng làng mạc

Giáp ở An Cầu giống như giáp ở các làng Việt khác là thiết chế giữ vai tròquan trọng trong các sinh hoạt cộng đồng làng; là đơn vị quản lý nhân đinh, lotang lễ cho người chết, đơn vị phân cấp và quản lý công điền, tổ chức biện lễ, phục

vụ tế lễ và đám rước khi hội làng

- Hội đồng kỳ mục, chức dịch: Hội đồng kỳ mục bao gồm những người cóchức quyền trong bộ máy quản lý hành chính làng xã; đó là người có phẩm hàmchức tước, bằng cấp trong xã hội phong kiến Trong hội đồng kỳ mục này, đứngđầu là tiên chỉ và thứ chỉ là hai người có phẩm hàm cao nhất trong làng, còn lạinhững người khác được người dân ở An Cầu gọi chung là quan viên Họ đều lànhững người xuất thân có chức tước, phẩm hàm, bằng sắc như quan lại về hưu,còn là cựu chánh (phó) tổng, cựu lí phó trưởng và đều là những người có điền sản

Trang 23

khá lớn Thành phần hội đồng kỳ mục ở An Cầu là những người cao tuổi tronglàng theo quan niệm : “sống lâu lên lão làng” Hội đồng kỳ mục là những người cótoàn quyền đối với mọi việc trong làng như : bán ngôi thứ, chia và đấu thầu ruộngcông, san bổ thuế khóa, phân bổ người phu, lính, tổ chức hội hè, sửa đình chùa,quy định các lệ làng

Chức dịch là bộ phận hành chính, tức đại diện quyền Nhà nước phong kiến

ở làng Thế kỷ XVII – XVIII đứng đầu là xã trưởng, đến thời Nguyễn (1828) là lítrưởng, dưới là phó lí Người nào có tư văn thì hai năm một khóa, chưa có tư vănthì ba năm một khóa Trong cả khóa, làng cấp cho 200 quan tiền và 2 mẫu ruộng.Mãn khóa mà không mắc khuyết điểm thì được ứng tế đình trung, miễn trừ tạpdịch Giúp việc chánh phó lí có ba người ở bàn kỳ dịch (bàn quan viên) để cùngchánh phó, lí trưởng thừa hành công vụ, việc quan quân Ngoài ra, còn có một sốthư ký người từ hạng khóa sinh, biết chữ để trợ giúp lí trưởng biên chép các việcsinh tử giá thú cùng các việc chi tiêu, thừa dịch

Bộ máy chức dịch chịu trách nhiệm trước Nhà nước phong kiến bên trên vềthu thuế, điều phu, lính, chia ruộng công, bảo vệ trị an

- Các phường hội: Cũng như nhiều làng Việt khác thuộc châu thổ Bắc bộnói chung, làng xã Hưng Yên nói riêng, An Cầu trong cơ cấu tổ chức làng xãngoài những thiết chế giữ vai trò nổi bật như : dòng họ, chức dịch…còn có những

tổ chức phường hội khác như: hội tư văn, hội chư bà, hội đồng niên… Đó lànhững tổ chức dân dã mang tính tự nguyện cao về nhu cầu quan hệ cộng đồng vàmục đích tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống

Hội đồng niên là một tổ chức phường hội theo năm sinh lứa tuổi Hội hiệpdựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng Nếu những sinh hoạt cộng đồng ở chốn đìnhtrung mang tính ngôi thứ, được quy định chặt chẽ bởi lệ làng thì hội đồng niên lànơi đề cao tính dân chủ, bình đẳng, cởi mở, tương thân tương á Chính vì vậy, tổchứ hội đồng niên đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong quan hệ cộng đồng.Hằng năm, ở An Cầu trở thành truyền thống, cứ đến ngày mùng 6 tết Nguyên Đán

Trang 24

là ngày họp mặt đồng niên tại nhà một thành viên người trong hội, họ thăm hỏi,chuyện trò, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, động viên giú đỡ nhau và tổ chức ăn uống.

Hội tư văn là tổ chức của những người có nho học, nhưng ở An Cầu khôngphải là đất có nhiều người đỗ đạt nên tổ chức này lại chủ yếu là những người trong

bộ máy kỳ mục, chức dịch “có chân” trong hội và một số sinh đồ Hội tư văn cótrách nhiệm được soạn các văn bản thuộc về lệ làng như : hương ước, các giấy tờhành chính của làng, đặc biệt là soạn văn tế thần mỗi khi hội hè đình đám

Hội chư bà là tổ chức của những cụ bà từ 45 tuổi trởi lên theo đạo Phật Hộinày thường xuyên vào ngày sóc vọng (mồng một, rằm) hàng tháng đến chìa đểtụng kinh, thờ phật, gia đình nào có người mất, hội đến cầu kinh giải siêu và đưavong linh người mất lên chùa

- Hệ thống ngôi thứ: Cũng như nhiều làng quê khác ở châu thổ Bắc bộ,quan hệ giai tầng của làng xã được phản ánh sâu sắc ở ngôi thứ chốn đình trungcũng như phản ánh địa vị của người ấy trong xã hội làng xã Đặc điểm đầu tiêncủa hệ thống ngôi thứ này là hệ thống chỗ ngồi theo tuổi tác thông qua các bàn,trong đó có ba bàn quan viên được trọng vọng nhất sau các bô lão Song, trong xãhội phong kiến, vị thế con người được đánh giá bằng bằng cấp, phẩm hàm, chứctước thi tuổi tác đã bị đẩy cuống hàng thứ yếu Các ngôi thứ cao cùng với cácquyền lợi dành cho những người có các tiêu chuẩn này: chẳng hạn, người nào cóbằng cử nhân, tú tài vào ngày xuất, nhập tịch hàng năm được kính biếu thủ hoặcchân lợn Cho nên những ai không có, muốn khỏi bị “lép vế”, phải bỏ tiền ta đểmua nhiêu, mua xã Song, ở bất cứ vị trí ngôi thứ nào, đương sự cũng phải khaovọng rất nặng, vì thế có người dốc hết gia san đi mua ngôi thứ rồi sau đó lân vàocảnh túng quẫn, gia đình tan nát…

Dân Bạch Đinh là toàn thể những người không có chức tước, phẩm hàm,bằng cấp, hoặc không có tiền để mua chiêu, mua xã Họ là tằng lớp nghèo khổnhất và phải chịu mọi khoản như: sưu thuế, binh lính, phu phen, tạp dịch… Trong

xã hội phong kiến làng xã họ bị gọi là dân đing vì chỉ tính nam giới Ở An Cầu dânđinh được tính từ mới sinh trở lên, đến 49 – 50 tuổi nếu khao vọng hương lão thì

Trang 25

được lên lão và được giảm phu phen tạp dịch Họ nằm trong các tổ chức bàn vàđược chia một phần ruộng công nhỏ bé, nhưng phải gánh vác mọi công việc củalàng xã và cũng được ngồi chốn đình trung hưởng một phần “xôi, thịt” mỗi khihội hè đình đám…

* Cơ cấu tổ chức của làng An Cầu hiện nay

Từ sau Cách Mạng Tháng Tám đến nay, An Cầu có nhiều thay đổi trong cơcấu tổ chức của làng Hiện nay, làng có 615 hộ gia đình, trên 3000 nhân khẩu vớinhiều dòng họ do quá trình cộng cư lâu dài trong lịch sử Các hộ gia đình sốngtrong bốn xóm cổ và hiện ba xóm mới, được gọi tên theo ba đội sản xuất Quan hệlàng xóm láng giềng, trong họ ngoài làng luôn giữ được những nét đẹp của thuầnphong mĩ tục như : tính đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, trọng tình trọngnghĩa Theo hệ thống chính trị hiện nay, làng có 3 chi bộ với 104 đảng viên trêntổng số 281 đảng viên trong Đảng bộ xã

Ban quản lý thôn hiện nay gọn nhẹ, đứng đầu là trưởng thôn sau đến các bíthư chi bộ và các tổ chức đoàn thể như : đoang Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội khuyến học…cuộcsống của dân làng dưới đường lối của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được nângcao

* Phong tục tập quán, tín ngưỡng

Cư dân đến đây cư trú, lập làng cùng nương tựa vào nhau để sinh tồn Sự cốkết này dựa trên nền tảng hương ước, quy ước của làng và bảo vệ cho nó là bộmáy làng xã Đây cũng chính là cơ sở để bảo tồn các giá trị thuần phong mĩ tục,tín ngưỡng, lễ hội của người dân làng An Cầu

- Về tập tục cưới hỏi: ở An Cầu khi xưa việc hôn nhân theo truyền thốngthường được tiến hành các lễ : lễ thăm nhà (nhà trai thăm hỏi nhà gái, mang lễ vậtđến làm quen); lễ sơ vấn gọi là lễ dặm hỏi (hỏi tên, hỏi tuổi) để sau đó nhờ thầyxem xét sự tương sinh, tương khắc; lễ ăn hỏi và sau cùng là lễ cưới Song, theothời gian dần dần có sự rút gọn chỉ còn ba giai đoạn chính đó là chạm ngõ, ăn hỏi

và cưới

Trang 26

Lễ chạm ngõ được tiến hành vào buổi tối, lễ vật trong lễ chạm ngõ chỉ gồm

ba cơi trầu (15 đến 20 quả cau và vài lá trầu) Nếu cha mẹ cô gái đồng ý sẽ tháchcưới, bao gồm một lễ chín (xôi và thịt lợn hoặc thủ lợn luộc) và các lễ khác nhưtrầu cau, thuốc, rượu…

Lễ ăn hỏi: nhà trai mang đầy đủ những thứ được thách đến, sau khi nhận lễnhà gái chia lại cho nhà trai mỗi thứ một ít gọi là “lại quả” Những ngày sau nhàgái mang đồ thách cưới do nhà trai mang đến chia quà cho họ hàng, làng xóm, báotin con gái sắp lấy chồng và mời họ đến dự Khoảng thời gian từ lễ ăn hỏi đến lễcưới kéo dài từ một tháng đến một năm (tùy theo gia đình xem tuổi cho cô con gái

có hợp với thời gian cưới hay không) Đây là giai đoạn thử thách chàng rể, bổnphận này gồm có “sêu” và “tết” Sêu có nghĩa là ngày 5 tháng 5 âm lịch chàng traiphải mang một con ngỗng và một thúng gạo nếp, đến rằm tháng 8 âm lịch phảimang một mâm quả hồng, một mâm cốm đến biếu cha mẹ vợ Tết tức là trong dịptết hàng năm (Đoan ngọ, Nguyên đán) chàng rể cũng phải mang đồ lễ tết đến tết

bố mẹ vợ

Lễ cưới: Đám cưới được tiến hành, khi rước dâu về nhà trai, bà mẹ chồngphải trốn cô con dâu mới, sự gặp mặt vào thời điểm này con dâu sau này sẽ khôngngoan với mẹ chồng Khi tổ chức lễ cưới phải có lễ tế hồng, cô dâu chú rể cùng ănchung miếng trầu cùng uống chung chén rượu, cầu nguyện được sống với nhauđến đầu bạc răng lòng

- Về việc tang lễ: Trong làng, trong xóm, nhà ai có người qua đời, xóm đều

cử người đến giúp mọi việc theo đúng tinh thần “tương thân tương ái”, “nghĩa tử

là nghĩa tận”, nhà nào có người ốm sắp mất thì con cháu về tụ họp quay quần đông

đủ Sau khi người ốm tắt thở, người con trưởng thắp đèn hướng lên bàn thờ tổ tiên,khấn vong linh tổ tiên về đón linh hồn tụ hội với vong linh tổ tiên, khi liệm có nhà

sư vào làm lễ Sau khi liệm xong dòng họ tổ chức tế, gia đình nào khó khăn thì lễ

tế chỉ có xôi, thịt lợn, thịt gà,… gia đình nào khá giả thì có thêm thịt bò Quan tàicủa người chết đặt ở gian trong, con cháu phải thay nhau túc trực bên quan tài.Khách đến phúng viếng ở gian giữa nơi đặt bàn thờ Thông thường đám ma tổ

Trang 27

chức ba ngày mới đưa ra nghĩa địa của làng để chôn cất Trong thời gian tổ chứcđám ma, tang chủ phải làm cỗ mới khách và những người trong dòng họ đến ăn.

Ngày nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng phongtrào nếp sống văn hóa mới; làng An Cầu đã xây dựng được quy ước làng văn hóa.Những phong tục tập quán dần dần giản tiện, loại bỏ những hủ tục rườm rà, songvẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có từ bao đời nay Như trong cưới xin, từlúc chạm ngõ đến khi cưới vẫn giữ được ba lễ chính đó là: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi,

lễ cưới nhưng việc thách cưới của nhà gái chỉ mang tính hình thức, trong ngày tổchức đám cưới không còn cảnh ăn uống linh đình Nhiều gia đình đã tổ chức lễcưới theo nếp sống mới; đặc biệt trong tang lễ không để thi hài quá 36 tiếng ở nhà,không tổ chức các nghi lễ rườm rà và bày biện linh đình gây tốn kém

- Về truyền thống hiếu học: Với truyền thống hiếu học của nhân dân, dướicác triều đại phong kiếnViệt Nam đều xuất hiện nhân tài của đất nước, có nhiều vịthi cử đỗ đạt cao Chỉ tiếc rằng hiện nay không có tài liệu nào ghi chép cụ thể vềtruyền thống đỗ đạt khoa cử của địa phương Theo lời các cụ kể thì An Cầu vốn làmột làng quê nghèo nhưng sẵn có truyền thống hiếu học nên người dân ở đây rấtquan tâm chăm lo đến sự học hành của con cháu Nhiều nhà khá giả mời thầy vềdạy học cho con cháu mình Làng còn có lệ miễn đóng phu sai, tạp dịch cho họcsinh, sĩ tử, môn đồ để khuyến khích, động viên “sự” học hành, đỗ đạt Trong cáckhoa cử của triều đình phong kiến đã có một số người đỗ đạt cao, làm quan ở cáctriều đại như: Nguyễn Ngọc Thuyên đỗ tú tài được vua Minh Mạng vời vào dạyhọc trong Huế; Nguyễn Ngọc Tân đỗ cử nhân và được mời vào làm quan (giữchức Huấn Khoa) dưới triều Lê; Phạm Đình Lăng có tài võ nghệ được vua Lê tínnhiệm cho giữ chức quan vệ úy trong triều đình hay là Phạm Đức Chiêu làm quancửu phẩm trong triều Nguyễn; gần đây có cụ Đào Công ấn làm quan thừa pháihuyện… và còn nhiều vị nho sinh sau khi học xong không tham gia các khoa thi,hoặc đỗ đạt nhưng cáo quan ở nhà cắt thuốc, dạy học như cụ: Từ Lãm, HươngSư…

Trang 28

Kế thừa truyền thống hiếu học của quê hương, người dân làng An Cầu ngàynay mặc dù còn vất vả mưu sinh nhưng rất trọng sự học: con em đến tuổi đi học100% đều được đến trường, tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh khá chiếm 50% so vớitoàn xã, học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp đạt 99%, hằng năm, tỉ lệ học sinh đỗ vàocác trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ từ 60 – 70%.Hiện nay, An Cầu có bốn người có trình độ tiến sĩ, nhiều thạc sĩ, đại học, cán bộcấp cao đã thành danh, đóng góp cho quê hương, đất nước trên nhiều lĩnh vực.

- Về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống văn hóa tâm linh:

Những sinh hoạt văn hóa lễ hội của người dân nơi đây, ngoài tín ngưỡngthờ tổ tiên, thờ ông bà cha mẹ, chủ yếu đều hướng về vị thánh mà họ tôn kính làTrạng nguyên Tống Trân Là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâuđời cho nên ngoài đền thờ Trạng nguyên Tống Trân còn có các công trình, di tíchlịch sử - văn hóa thờ những nhân vật lịch sử như: đền Lê Xá thờ bà Tây cunghoàng hậu (vợ Ngô Quyền), đền An Bến thờ Đoàn Thượng tướng quân thời nhàLý…

Mặc dù đời sống còn nghèo, nhưng các công trình đó đều được nhân dânđóng góp xây dựng với một niềm tin mãnh liệt, muốn giữ lại và cầu phúc chonhững người con đã hi sinh vì tổ quốc; đồng thời muốn gửi gắm vào thế giới tâmlinh một cái gì đó để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, phù hộ chocon cháu ham học thành tài, cho cuộc sống ngày càng bớt khó khăn, vất vả

Các lễ hội ở đây đều được thực hiện chu đáo với tấm lòng thành kính củadân làng Theo các cụ kể lại, sau Tết cổ truyền của dân tộc, vào ngày lễ “Tiênhiền” tức ngày rằm tháng Giêng, ở trong làng, từ tráng đinh đến quan viên, chứcsắc, áo mũ chỉnh tề cùng dân làng ra đền làm lễ tế Đêm đến, khi nghe tiếng trốngchầu giục giã, già trẻ, gái trai vội vã tấp nập đua nhau ra đền xem hát hội, hátchèo Ngoài lễ hội chính, hằng năm vào tiết thanh minh, các dòng họ trong làngđều tổ chức viếng mộ, bồi đắp mồ mả tổ tiên để tỏ lòng thành kính, biết ơn đếnông bà tổ tiên…

Trang 29

Nằm ở vị trí thuận lợi trong giao lưu với các vùng, miền cùng tồn tại với tínngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần, một bộ phận người dân làng An Cầu theo đạoCông giáo Thôn có một họ đạo với trên dưới mười hộ Đồng bào giáo dân giữ gìnmối quan hệ lương giáo, sống đoàn kết “tốt đời đẹp đạo”, không có hiện tượng bàibác, kì thị, chống đối nhau.

- Các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng:

Trước đây, An Cầu là một làng có mật độ dày đặc các di tích đình – đền –chùa – miếu… Trải qua thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh tàn phá,nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị đã bị hư hỏng, tàn phánhư đình Kiều Nguyễn, đền An Bến…

Hiện nay, An Cầu chỉ còn lại ba công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị đólà: Đền Tống Trân, đền Lê Xá và chùa Thánh Ân

Đền Lê Xá: đền thờ Tây cung Hoàng hậu vợ của Ngô Quyền – bà là người

có công cùng nhân dân địa phương dẹp tan quân Nam Hán Ngôi đền được xâydựng trên diện tích đất hẹp, mặt tiền quay hướng Tây, phía trước là sân gạch rộngrãi và có ao thả cá thoáng đãng, kế bên về phía Bắc là ba gian nhỏ thờ Mẫu và mộtgian nhỏ thờ ba người con gái của bà Theo thần tích, thần phả tại đền thì đây làngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, qua nhiều lần tu bổ, mở rộng, đại tu lớn nhất

và gần đây nhất là vào triều Nguyễn Theo lời kể: khi bà cùng các tướng lĩnh đánhđuổi quân Nam Hán về đất này, sau nhiều ngày anh dũng chiến đấu vật lộn với kẻthù, bà đã hi sinh trên chính mảnh đất An Cầu Khâm phục trước lòng dũng cảm,

xả thân vì dân vì nước, dân làng lập đền thờ bà Đền được kiến trúc theo hìnhchuôi vồ gồm năm gian ngoài, ba gian trong, vật dụng được làm bằng gỗ lim, họatiết văn hoa được chạm khắc rất tinh xảo… Nhận thấy giá trị của ngôi đền, năm

1992, Nhà nước công nhận đây là di tích lịch sử cần được bảo vệ và cấp kinh phí

để tu sửa, nâng cấp khắc phục sự xuống cấp của ngôi đền Hiện tại, cơ bản kiếntrúc xưa vẫn còn giữ được vẻ cổ kính và một số cổ vật có giá trị như: tượng bà,hoành phi, câu đối… Hàng năm, cứ đến ngày 5 tháng 1 (âm lịch), nhân dân làm lễ

Trang 30

dâng hương tưởng nhớ ngày mất của bà và đến ngày 10 tháng 1 âm lịch thì mở hội

để nhân dân đến dự

Chùa Thánh Ân: (còn có tên gọi là chùa Ngói) nằm ở khu đất khá rộng, mặtquay về hướng Tây hợp với đền Lê Xá Theo dân làng kể rằng, chùa được xâydựng từ thế kỉ X, qua các thời đại, chùa đều được tu bổ, xây dựng nhiều lần, theovăn tự khắc trên chồng nóc thời Thiệu Trị - thời Nguyễn, chùa đã có sáu gian (bagian trong, ba gian ngoài) rất bề thế, to đẹp

Thời chống Pháp, chùa là một căn cứ cách mạng có giá trị, nơi che giấu cáccán bộ, chiến sĩ, nơi chữa trị thương binh, nơi nghỉ chân để bộ đội vượt sông, nơiđưa - nhận thông tin của cách mạng, nơi cất giấu quân trang, quân lương cho bộđội Tại đây đã diễn ra các cuộc họp bàn kế hoạch chương trình kháng chiến củacán bộ cách mạng địa phương… Những căn hầm của cách mạng còn giữ mãi đếnnhững năm 1980, sau đó lo sợ chùa bị sập nên những căn hầm này đã bị lấp đinhưng rồi đến năm 2000, do không được tu bổ kịp thời, chùa bị đổ sập Qua nhiềulần tu sửa, hiện nay chùa Thánh Ân là một trong những ngôi chùa khang trang củađịa phương có không gian thoáng đãng; gồm tòa tiền đường năm gian, thượngđiện ba gian, hệ thống tượng trong chùa rất đầy đủ: tam đế, di đà, tam tôn, Ngọchoàng thượng đế, Nam tào Bắc đẩu, Tòa cửu long, tượng Thánh tăng… Chùa còn

có nhà thờ tổ, thờ mẫu riêng, có các nhà tu hành thường trực trông coi như: ThíchĐàm Thiệu, Thích Đàm Diêm, Thích Đàm Loan Các vị sư chủ trì ở đây, khi trướcthì làm cách mạng, bây giờ hòa bình thì giúp dân bốc thuốc chữa bệnh…

Bên cạnh sự hiện diện của các di tích vừa nêu, trong tâm khảm người dânlàng An Cầu có các di tích khác mà hiện nay chỉ còn dấu tích như: đền thờ ĐoànThượng (Đông Hải đại vương) – một vị tướng giỏi dưới triều Lý Dân làng kể lạirằng: trước kia đây là một trong những ngôi đền bề thế của làng, là nơi hội họplàng xã, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nơi dạy học của thày trò… Những năm

1960, do nhiều lí do, ngôi đền đã bị dỡ bỏ; gần đây dân làng xây dựng lại mộtmiếu nhỏ trên nền đất cũ, bên trong còn lưu giữ được ba sắc phong thời Nguyễn,hai câu đối dưới thời Khải Định

Trang 31

Đến Kiều Nguyễn thời Dương Tam Kha; chùa Cổ Lộng; chùa Bà Xẻ, chùaKim Liên hay miếu thờ Khổng Tử, bia – văn chỉ của làng đều đã bị chiến tranh,thời gian hủy hoại nay không còn nữa.

1.2.2 Sự tích về Tống Trân – vị thần được thờ trong đền

Tín ngưỡng Thành hoàng làng đã từ lâu trở thành phổ biến ở các làng xãViệt Nam, vị thần trong một làng là vị thần cai quản, che chở định đoạt hạnh phúccho dân làng Thành hoàng làng là niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thầncho cộng đồng làng xã từ bao đời nay và luôn ở trong tiềm thức sâu kín của baongười dân Thành Hoàng là biểu hiện quyền lực tinh thần tối cao của một làng, chiphối đời sống vật chất và tinh thần của người dân, được người dân tôn thờ vớilòng thành kính, là nơi gửi gắm bao niềm tin hi vọng

Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hivọng chung của làng Lại cũng là môt thứ uy quyền siêu việt, một mối liên lạc vôhình khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ.Mỗi làng có thể thờ một hay nhiều vị Thành hoàng Song các vị thần ấy đều đượcdân làng tôn thờ với lòng thành kính nhất, thiêng liêng nhất

Qua nghiên cứu và hệ thống tài liệu, Tống Trân là vị thần – vị Thành hoàngduy nhất được thờ trong đền Tống Trân Đây là vị thần khá đặc biệt, đặc biệt bởiông sống sinh động trong nhiều trang sách, trong tâm thức, trong sinh hoạt vănhóa đa dạng của người dân Từ ông tỏa ra biết bao ánh sáng văn hóa dân gian lunglinh tươi đẹp Có nhiều sách cho biết ông sống thời tiền Lý (thần tích làng AnCầu), sách khác lại nói ông sống thời Trần (dã sử quan trạng Gầu của NguyễnThúc Khiêm) Cũng từ ông, nơi này cho là nhân vật lịch sử đích thực, nơi kia lạikhẳng định ông là nhân vật dã sử, nhân vật truyền thuyết Đến hôm nay, xungquanh ông vẫn còn nhiều băn khoăn tồn nghi Nhưng có một sự thật không thể phủnhận là trong sâu thẳm tâm hồn, trí nhớ của người dân Phù Cừ thì những câuchuyện về cuộc đời, công tích hành trạng của ông vẫn còn chói sáng và trở thànhbiểu tượng cho con người nơi đây

Trang 32

Trong các tài liệu: Thần tích làng An Cầu, thần tích làng Phù Anh, sách dã

sử tạp biên, Đại Nam nhất thống chí, Hưng Yên địa chí, truyện thơ nôm “TốngTrân – Cúc Hoa”, “Kho tàng các ông Trạng Việt Nam” của Đinh Gia Khánh, hay

vở chèo cổ “Tống Trân – Cúc Hoa”… Đặc biệt là trong lời kể và biểu hiện trongđời sống sinh hoạt văn hóa của người dân làng An Cầu, ta nhận thấy hình tượngTống Trân trở thành nhân vật trung tâm, thành cảm hứng sáng tác chủ đạo Có thểnói qua từng thể loại tác phẩm, trên mỗi trang sách, hình tượng Tống Trân hiện lênvới vẻ đẹp của tâm tư, tình cảm của người dân nơi đây dành cho nhân vật

Để nghiên cứu lịch sử vị thần được thờ ở trong đền Tống Trân, trước hếtdựa vào cuốn thần tích hiện còn lưu giữ, cuốn thần tích này được soạn vào năm

1947 dựa trên bản gốc của quan Hàn lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụngsoạn dưới đời vua Lê Anh Tông (1572) nay đã bị rách nát Bản sao này do cụNguyễn Tân Hưng là Đảng viên, cụ đồ của làng sao theo bản cũ

Theo thần tích, đời vua Lý Nam Đế, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung(nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có người họ Tống, tên làThiệu Công lấy vợ là Đào Thị Cuông ở xã Phù Oanh

Hai vợ chồng ông ăn ở rất nhân từ, tu nhân tích đức, các đền chùa lâu ngày

đổ nát, phần nhiều xuất của trùng tu Hai vợ chồng đi cầu, chẳng bao lâu bà cómang; đến tháng 11, đúng vào giờ Dần, ngày rằm tháng 4, năm Bính Ngọ bà trở

dạ Trong ba ngày liền trong nhà rất nhiều khí sáng, các tiên ca múa chào mừng.Tống Thiệu đặt tên con là Tống Trân

Tống Trân mới lên 3 tuổi đã rất giỏi âm luật, lên 5 tuổi vào học Lí Đườngtiên sinh Ngày 29 tháng 9 năm ấy vua Lý Nam Đế mở khoa thi tuyển nhân tài,Tống Trân vào thi cả ba kỳ đều đỗ thủ khoa Ngày 1 tháng 2 năm Quý Sử đỗ đệgiáp nhất cập đệ nhất Trạng nguyên Vua khen “Quốc sĩ vô song, tướng tài quảnhị” (trong nước chỉ có một mình ông là danh giá, tướng tài cũng chỉ có mìnhông)

Trang 33

Ngày 10 tháng tư, vua ban cờ biển, 100 vuông gấm và 10 đinh vàng chovinh quy bái tổ Tống Trân bái lĩnh, lên xe về làng bái yết tổ tông Tống Trân kếtduyên cùng Cúc Hoa rồi lập trang ấp riêng ở Phù Anh để ở.

Được ba tháng, Tống Trân được lệnh đi sứ nước Tàu, Hoàng đế nước Tàuthử tài, Tống Trân đều ứng đối trôi chảy Vua Tàu phong là “Lưỡng quốc trạngnguyên” và muốn gả con gái cho trạng nhưng trạng khước từ vì đã có vợ hiền ởnhà Vua Tàu giam ông vào chùa Linh Long nhiều ngày không cho tiếp tế lươngthực Trạng xem xét các tượng phật đều thấy được làm bằng chè lam, ngày ngàytrạng bẻ phật ăn dần, hứng nước mưa uống Trạng lại được một vị tiên giáng thếtrao cho binh pháp Thái công Các tiên còn ban cho Tống Trân ba quả đào tiên, banhánh tóc tiên và dạy cho binh thư bí pháp Vua Tàu phục tài bèn phong cho TốngTrân là Phụ Quốc thượng tể đẩu Nam Tống đại vương Tống Trân thăng nhậmkinh Châu, châu Thống Đốc và châu Mã Thánh; đánh giặc Đông Ngô Bắc Ngụytrong vòng mười năm đều được bình yên cả Vua Tàu ban đồ thiết Việt, cho ĐôngNgô Bắc Ngụy cùng hòa

Bấy giờ ở trong nước, Cúc Hoa vợ của Trạng đã lớn, ngày càng xinh đẹp;cha mẹ Cúc Hoa lật lọng muốn gả chồng khác nhưng Cúc Hoa không chịu, đưa mẹchồng vào rừng hiến thân cho hổ, hổ không ăn, Cúc Hoa bèn nói: “ngươi không ănthịt ta thì đưa giúp ta thư này” Nói rồi rút châm cài đầu, bẻ cây viết thư nói rõngày cha mẹ làm lễ cưới Hổ nhận thư mang đến chỗ Tống Trân Ông xem thư tâuvua xin cho về nước Về nước, ông đóng quân ở Điềm Xá nay thuộc xã MinhPhượng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, thay đổi áo quần đến nơi dò la Quảnhiên, thấy Cúc Hoa đang khóc lóc trong phòng Đúng giờ đón dâu, ông đưa quânlính tới đón Cúc Hoa về Ông lại bắt tội người ngoại thân giáng niên hạn để tangxuống còn một năm Vua Lý Nam Đế rất khen ngợi, phong Cúc Hoa là Quận phunhân

Sau khi vua Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục lên ngôi đã sai sứ thần làNguyễn Khắc Hổ đến xã An Đô vời Tống Trân ra làm quan phụ chính

Trang 34

Tống Trân đại hành quốc chính không kỳ việc to hay nhỏ đều xem qua cả.Đến khi Tống Trân tuổi ngoại 60 bèn dâng biểu cáo hồi Vua chuẩn y và cho thuthuế xã An Đô và toàn huyện để dưỡng lão Đến khi trăm tuổi, xã An Đô sẽ phảixây lăng trong địa phận và phụng sự Cúc Hoa không có con, bị chứng đau bụngđược ba hôm thì mất, an táng ở làng Phù Anh (nay thuộc thôn Phù Oanh, xã MinhTiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) Tống Trân dựng miếu trên mộ, trích ba mẫuđất ở đồng xã ấy giao cho một người phụng sự.

Sau Tống Trân mở trường dạy học được năm năm thì bị bệnh lên mã đaorồi mất ngày 5 tháng 5 năm Tân Hợi Vua được tin, thương nhớ bầy tôi khôn súy,phong sắc: “Thượng đẳng, phúc thần” và sai đại thần Nguyễn Đình Huy đem sắcchỉ chuẩn y xã An Đô phụng sự Về sau lại gia phong: “Thượng đẳng tối linh phụquốc thượng tể đẩu nam song toán Tống đại vương”

Mỗi năm, tháng 2, tháng 8, vua gia ban 80 quan tiền xanh và sai quan đạithần về tế lễ Lăng của Vương đất hình đầu rồng, phía trước có hồ Mắt phượng, lại

có hốt đá, mũ đá, ngựa trầu xung quanh Lăng Cúc Hoa ở gò Phượng Hoàng múa,làng xóm ở hai bên trông tựa như cánh chim xòe Trước lăng có hồ Nga mi Hằngnăm cứ vào đêm trừ tịch (30 Tết), người ta lại thấy có hàng trăm, hàng ngàn ngọnđuốc từ Điềm Xá đến An Đô (An Cầu) thì vào trong miếu của chúa Đó là sự linhhiện vậy

1.2.3 Tóm tắt truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa

Tống Trân – Cúc Hoa là truyện thơ nôm khuyết danh gồm 1689 câu thơ,

xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII Truyện đề cao lòng chung thủy, kiêntrinh giữa vợ chồng

Tống Trân mồ côi cha từ khi ba tuổi, gia cảnh bần hàn, tám tuổi phải dắt mẹ

đi ăn mày:

Tống Trân số phận long đong, Lên ba bỗng bị nhà thông chầu giời.

Mẹ già, con bé, thương ôi!

Trang 35

Kém bề no ấm, ngậm ngùi xót thay!

Cúc Hoa con nhà giàu thấy vậy đem lòng thương xót, lấy gạo ra cho vàthăm hỏi Trưởng giả - cha nàng bắt gặp bèn bắt nàng lấy Tống Trân, sau đó từcon, bỏ rể Nhưng Cúc Hoa thương chàng trai ham học, hiếu hạnh nên đảm đang,quyết tâm nuôi mẹ chồng và rước thầy học cho chồng Tống Trân thông tuệ hơnngười, lại miệt mài kinh sử, tám tuổi đi thi đỗ trạng nguyên Được vua gả côngchúa nhưng Tống Trân từ chối, bị công chúa ghét, xui vua cử trạng đi sứ nước Tàumười năm Vâng mệnh vua đi sứ, qua nhiều thử thách thắng lợi và chứng tỏ tài trítrong nhiều vụ rắc rối Tống Trân được vua Tàu phong Lưỡng quốc Trạng nguyên

và gả công chúa nhưng chàng cũng từ chối

Ở nhà Cúc Hoa một dạ nuôi mẹ, chờ chồng Được bảy năm, trưởng giả thấyTống Trân không về bèn ép nàng lấy đình trưởng trong làng Cúc Hoa khôngnghe, hắn nhốt nàng lại, đánh đập tàn nhẫn và tống mẹ Tống Trân xuống chuồngtrâu Quá đau khổ và để thủ tiết với chồng, Cúc Hoa xuống núi Sơn Vị định quyênsinh Sơn thần thương tình biến thành mãnh hổ, tình nguyện sang Tàu đưa thưgiúp Cúc Hoa Nhận được thư, Tống Trân đem tâu vua Tàu, vua cho về nước trướcthời hạn ba tháng Giữa lúc Cúc Hoa đang định quyên sinh trong phòng kín thìTống Trân xuất hiện Đám cưới tan rã, mẹ con, vợ chồng gặp nhau xiết bao mừngtủi Riêng trưởng giả bị vạch mặt nhục nhã

Công chúa con vua Tàu vẫn một lòng, một dạ yêu và coi Tống Trân làchồng nên xin cha sang nước Việt tìm chàng Thuyền chở nàng ra biển bị bão lớn,công chúa bị sóng đánh trôi dạt vào bờ và được hươu nai cứu sống, chăm sóc, nuôinấng Tống Trân đi săn trong rừng, gặp và đưa công chúa về nhà Cúc Hoa vuilòng để chồng cưới thêm công chúa Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ con, vợchồng Tống Trân, Cúc Hoa và công chúa nước Tàu đoàn tụ, hạnh phúc sau baonăm phân cách

Ngày nay ở Phù Cừ còn đền thờ Tống Trân tại thôn An Cầu (xã TốngTrân), đền thờ Cúc Hoa tại thôn Phù Oanh (xã Minh Tiến) Trên bia tại Văn MiếuXích Đằng – Hưng Yên khắc tên các vị đại khoa vẫn còn ghi tên Tống Trân, đỗ

Trang 36

Trạng nguyên năm Giáp Thìn (thời Trần Thái Tông) Điều đó xác nhận cho cốttruyện dựa trên một sự thật lịch sử, được tác giả dân gian hư cấu thành chi tiết li

kỳ đầy kịch tính Tên người, tên đất, tuổi tác đôi khi có tính giả định Sự ra đời,tuổi thi đỗ, làm quan, tuổi kết hôn của Tống Trân đều được đưa vào bậc phithường tăng sức hấp dẫn cho truyện Ngày nay hoàn toàn có thể hiệu đính nhữngchi tiết như vậy cho phù hợp với lịch sử Ví dụ thời Trần của Việt Nam tươngđương với thời Nguyễn của Trung Quốc chứ không phải thời Tần Nhưng đây làtác phẩm văn học chứ không phải là lịch sử Vì vậy lần xuất bản này vẫn giữnguyên văn bản truyện “Tống Trân – Cúc Hoa” của Nxb Phổ thông ấn hành năm1960

1.3 Truyện Trạng nguyên (Lai Chang nguyên) truyện thơ Thái Trang nguyên ?

Truyện TN là sáng tác tiêu biểu của người Thái Truyện có độ dài 2390 câu,dài hơn truyện Tống Trân - Cúc Hoa 701 câu Nếu chỉ đọc sơ lược, độc giả cócảm nhận rất giống với truyện Nôm TTCH của dân tộc Kinh Rất có thể các tríthức Thái ngày xưa đã có dịp xuống miền xuôi, tiếp xúc với tác phẩm này vàphóng tác chúng theo thể thơ truyền thống của mình để lưu truyền trong cộngđồng Người Thái đã kế thừa cốt truyện trên, tái tạo lại, thêm bớt tình tiết, tạo rasinh mệnh mới mang hồn cốt dân tộc mình khiến nó mang dáng dấp khác

1.4 Những điểm tương đồng và khác biệt của hai dạng văn bản lưu truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa

1.4.1 Tương đồng

- Phản ánh hiện thực xã hội đương thời: Xã hội phong kiến đồng bằng hay

miền núi đều đã đi qua thời kì thái bình thịnh trị, bắt đầu tuột dốc Chuẩn mực đạođức với bề dày truyền thống bị đổ vỡ, xã hội dột từ nóc dột xuống

Trang 37

- Vẻ đẹp con người, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi tình yêu tự do: Thông qua

các nhân vật chính như Tống Trân, Cúc Hoa, Bạch Hoa, cả hai tác phẩm cùng cangợi vẻ đẹp con người, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi tình yêu tự do

1.4.2 Khác biệt

- Tư tưởng, chủ để:

+ Truyện Tống Trân – Cúc Hoa tập trung ca ngợi tình yêu thủy chung.+ Truyện Trạng nguyên lại tập trung vào chủ đề vẻ đẹp con người gắn vớilòng tự tôn, tự hào dân tộc Khát vọng chinh phục tự nhiên: thể hiện ở sự kiệnTống Trân thu phục hổ dữ tàn phá bản mường

- Cốt truyện: Dưới sự chi phối của tư tưởng, chủ đề, dẫn tới cốt truyện có

sự khác nhau

Hai vợ chồng có một người con trai tên là Tống Trân, người chồng khôngmay qua đời

Toàn bộ đoạn sau, sự kiện trùng khít với Tống Trân – Cúc Hoa: đỗ trạng, đi

sứ, vua thử tài Sự kiện vua thử tài có thêm chi tiết diệt hổ dữ ở Mường bản, nướcchư hầu

Khác nữa là công chúa nước Ngô sang tìm Tống Trân bị lưu lạc hai lần.Như vậy, tác phẩm TN xuất hiện 3 lần gặp gỡ, 3 lần lưu lạc và 3 lần đoàn tụ

Đoạn kết truyện Trạng Nguyên cũng khác hoàn toàn truyện Tống Trân:

Mở tiệc ăn mừng nhưng trong lòng ghanh tị, vua bỏ thuốc độc giết chết TốngTrân Biết mưu vua, trước khi đi dự tiệc, chàng dặn bốn học trò cách đối phó Saukhi chôn, cho bồ câu chôn cùng, bồ câu mổ lục cục bên trong Vua tưởng thuốc độckhông có tác dụng nên trạng không chết liền cho vào miệng nếm thử Vua cũngchết theo Bốn học trò đổi mồ Tống Trân với mồ vua

- Ngoài ra, truyện Trạng nguyên còn có điểm khác biệt so với Tống Trân –Cúc Hoa ở ngôn ngữ đậm chất Thái: Then, Tạo, Lăm, Nhuôn (dân ca Thái – NghệAn)

Như vậy, đặt trong mối quan hệ so sánh, dưới góc độ nội dung, nghệ thuật,mặc dù hai tác phẩm có cốt truyện khá giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác

Trang 38

biệt Cho thấy truyện thơ Trạng nguyên là một sáng tác thực thụ, mang đậm nétvăn hóa Thái.

Bạn có thể thay toàn bộ đoạn bạn đẽ viết trên thành đoạn sau đây do mình viết:

Tống trân – Cúc Hoa là truyện thơ dài 1680 câu lục bát, hiện không rõ tên tácgiả, năm sáng tác Tác phẩm có nguồn gốc từ truyện dân gian Việt Nam, rất đượcnhân dân ưu yêu thích và truyền tụng Văn bản chữ Nôm hiện nay có: Tống Trântân truyện, Quan Văn Đường, khắc in năm Duy Tân Nhâm Tý, (tức năm 1912), kíhiệu Thư viện Nghiên cứu Hán Nôm AB.217 Văn bản quốc ngữ hiện nay là ấnphẩm Tống Trân - Cúc Hoa, Nhà xuất bản Phổ thông Hà Nội, in năm 1960 và

1961 Truyện được kể theo kết cấu xâu chuỗi, lắp ghép, có hai lần gặp gỡ, chia li

và đoàn tụ Sự kiện chủ yếu xoay quanh mối quan hệ của ba nhân vật chính làchàng Tống Trân, nàng Cúc Hoa và cha nàng, tên phú ông Tống Trân là điển hìnhcho loại “tài trai”, Cúc Hoa là gái sắc và đức hạnh Cả hai đều là những con ngườichung thủy trong tình yêu Còn phú ông thì điển hình cho loại địa chủ tàn ác, thamlam, bội bạc Xin tạm khái quát mô hình cốt truyện như sau: Truyện xuất hiện 2lần gặp gỡ, 2 lần lưu lạc và 2 lần đoàn tụ Như đã trình bày, truyện thơ TrạngNguyên là sáng tác tiêu biểu của người Thái Truyện có độ dài 3372 câu Văn bảnviết tay bằng chữ Thái cổ không còn rõ tên tác giả Tác phẩm hiện 34 Nghiên cứutruyện thơ cùng cốt truyện: Trạng Nguyên (người Thái) với Tống Trân Cúc Hoa đang được lưu giữ trong kho sách Địa chí, Thư viện tỉnh Sơn La Năm 1997, nhằmbảo tồn vốn văn hóa cổ truyền, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh chép lại trong Truyệnthơ trường ca dân gian Thái Nếu chỉ đọc tên nhân vật và sơ lược vài phần, độc giả

có cảm nhận rất giống với truyện Nôm Tống Trân – Cúc Hoa của dân tộc Kinh.Người Thái đã kế thừa cốt truyện trên, tái tạo lại, thêm bớt tình tiết, tạo ra sinhmệnh mới mang hồn cốt dân tộc mình khiến nó mang dáng dấp khác Đây là sángtác minh chứng cho nhận định của nhà nghiên cứu Lê Trường Phát: “hàng loạttruyện thơ của một số dân tộc thiểu số có thể đi cặp đôi với những truyện Nôm của

Trang 39

dân tộc Việt như những cặp bài trùng” Điểm độc đáo dễ thấy ở đây là “truyện thơnày không hẳn đã là dịch phẩm của truyện Nôm kia, từ truyện Nôm này đếntruyện thơ kia đã có khoảng cách khá xa về cốt truyện, các tình tiết ( ) về tính dântộc của hình tượng nhân vật, của ngôn ngữ nhân vật”1 Cũng giống như sáng táccùng loại, nhân vật trong truyện chia làm hai tuyến rõ rệt Nhân vật chính baogồm: Túng Tân, Cúc Hoa Hệ thống nhân vật phụ: Bành Hoa, Cao Vương, LinhTương, Như vậy, truyện Trạng Nguyên dài hơn truyện Tống Trân – Cúc Hoa

1798 câu

2.3 Giá trị tư tưởng tương đồng, khác biệt

2.3.1 Giá trị tư tưởng tương đồng

Tương đồng là điểm giống nhau giữa hai đối tượng so sánh Về giá trị tưtưởng, Trạng Nguyên và Tống Trân – Cúc Hoa có điểm chung sau: Phản ánh hiệnthực xã hội đương thời Xã hội phong kiến đồng bằng hay xã hội phìa tạo miền núiđều đã đi qua thời kì thái bình thịnh trị, bắt đầu tuột dốc Chuẩn mực đạo đức với

bề dày truyền thống đã bị đổ vỡ, xã hội dột từ nóc dột xuống Ở tác phẩm TốngTrân – Cúc Hoa, vua Nam Việt tuy đứng đầu quốc gia nhưng không đặt lợi ích xãtắc lên trên hết mà chỉ chú ý đến lợi ích của cá nhân mình Không cân nhắc trướcsau, sẵn có quyền lực trong tay, tên vua Việt tiểu nhân ngay lập tức đồng tình với

ác ý của con gái, xuống chỉ bắt chàng lên đường Vua chẳng quang minh, xã hộitất loạn Cảnh trường thi nhốn nháo diễn ra ở xã hội phong kiến xế chiều thêm mộtnốt nhấn tô đậm hiện thực đương thời Việc thu tiền ở trường thi nhất định khôngphải là một sự việc ngẫu nhiên chỉ nhằm tô đậm thêm sự nghèo khổ của nhân vật.Vua đã vậy, quan lại phụ mẫu chi dân, bộ phận giúp việc ở làng xã cũng té nướctheo mưa Thái độ lên án gay gắt nhất được đặt vào nhân vật trưởng giả Têntrưởng giả tuy giàu có nhưng cạn tình người, đặc biệt là lạnh lùng với người nghèokhổ Thực ra, hắn gả Cúc Hoa chỉ là một sự dứt bỏ, bởi hắn chỉ thích giàu có tiềnbạc, trái ngược với bản tính trọng tình cảm Khi ấy, Tống Trân chỉ là một kẻ ăn

1 Lê Trường Phát Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, chuyên luận, mã số 5.04.01 Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội tr.88

Trang 40

mày, một hoàn cảnh đối lập với điều kiện đầy đủ, cao sang của gia đình Cúc Hoa.Nếu lúc đó, Tống Trân là quan trạng hay chí ít có chút tài sản thì số phận họ đãkhác nhiều Vì tham tiền, Trưởng giả sẵn sàng chà đạp, mua bán cả ruột thịt củamình Những tưởng sau khi con rể phú quý thì hắn tốt với họ nhưng bản chất conngười bạc ác của hắn ngày càng lộ rõ hơn Tống Trân vì không nhận lời kết hônvới công chúa cho nên bị đày đi sứ mười đông Được bảy năm thì tên trưởng giảliền bắt Cúc Hoa về để gả cho kẻ khác Ban đầu hắn còn dụ dỗ nàng bằng lời ngonngọt Khuyên không thành, hắn tống giam rồi đánh đập nàng một cách tàn nhẫn.Hắn còn bắt mẹ chồng nàng nhốt xuống chuồng trâu như nhốt một con vật Mộtngười cha không có tình người, tên trưởng giả chính là nhân vật điển hình chotầng lớp địa chủ cường hào ở nông thôn Hiện thực xã hội phong kiến Thái cũnghiện lên đậm nét Đội ngũ quan lại chia làm hai phe đối lập, có quan lại đức độ, số

ấy không nhiều, song đa phần là những kẻ tàn 36 Nghiên cứu truyện thơ cùng cốttruyện: Trạng Nguyên (người Thái) với Tống Trân Cúc Hoa ác Vua đương triềungả theo con gái mà sẵn sàng chà đạp lên cuộc đời nhân tài vừa tuyển dụng, khôngmảy may cân nhắc đúng sai “Trả thù chàng, công chúa dâng kế tiến Ngô/ Đức vuacũng đồng tình cùng con gái/Truyền cho chàng đi sứ nước Ngô” Dưới gầm trời,

kẻ đứng đầu u tối, nhân tài không được trọng dụng Sau khi dùng mọi thủ đoạn, từ

đi sứ đến lên rừng săn thú, xuống biển thu phục mãng xà mà vẫn chưa triệt hạđược Túng Tân, nhà vua thấy lúng túng rồi sợ hãi: “Liền ngượng mặt ngại ngùng/Lòng nảy ra nhiều chước mưu toan” Biết mình không phải là minh quân, chẳng

đủ sức thu phục lòng người, vua tìm tới phương thức hèn hạ nhất trong đời ông ta:tiêu diệt nhân tài bằng thuốc độc để bảo vệ ngai vàng của chính mình:

“Vua đãi yến trạng nguyên dùng trướcSơn hào hải vị đều tẩm độcTúng Tân ăn xong liền gục ngã”

Túng Tân đã gián tiếp giết được tên vua vừa ngu muội vừa hiểm độc Qua cáichết của kẻ ác và việc gặp được thuốc tiên mà sống lại, tác giả Thái muốn một lầnnữa khẳng định rằng: kẻ ở hiền sẽ được gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị thích đáng

Ngày đăng: 22/09/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w