Truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa: Giá trị văn học và văn hóa dân gian

MỤC LỤC

KHẢO SÁT CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA TRUYỆN THƠ TỐNG TRÂN – CÚC HOA

Các dạng lưu truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa

Truyền thuyết về Tống Trân (thần tích làng An Cầu, thần tích làng Phù Anh – xã Tống Trân – huyện Phù Cừ – Hưng Yên). Chỉ riêng bản Truyện Trạng nguyên của người Thái có một số điểm tương đồng và khác biệt khá thú vị, cho thấy sự giao lưu văn học, văn hóa là không biên giới.

Làng An Cầu kể chuyện Tống Trân – Cúc Hoa 1. Tổng quan về làng An Cầu và xã Tống Trân

    Khi đất nước đang chuyển mình trong thời kỳ mở cửa, giao lưu và hội nhập, với những biến động lớn về kinh tế - chính trị và xã hội đã làm cho bộ mặt kinh tế, đời sống nhân dân địa phương thay đổi khá lớn lao; làng đã có tủ sách, đội văn nghệ, có nhà văn hóa phục vụ nhân dõn sinh hoạt hội họp với đủ trang thiết bị…đường làng ngừ xúm đang dần được nâng cấp, tu sửa bằng vật liệu cứng, đổ bê tông, đã có 552 gia đình/516 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (89,7%), năm 2000 An Cầu được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận là làng văn hóa. Trong các khoa cử của triều đình phong kiến đã có một số người đỗ đạt cao, làm quan ở các triều đại như: Nguyễn Ngọc Thuyên đỗ tú tài được vua Minh Mạng vời vào dạy học trong Huế; Nguyễn Ngọc Tân đỗ cử nhân và được mời vào làm quan (giữ chức Huấn Khoa) dưới triều Lờ; Phạm Đỡnh Lăng cú tài vừ nghệ được vua Lờ tớn nhiệm cho giữ chức quan vệ úy trong triều đình hay là Phạm Đức Chiêu làm quan cửu phẩm trong triều Nguyễn; gần đây có cụ Đào Công ấn làm quan thừa phái huyện… và còn nhiều vị nho sinh sau khi học xong không tham gia các khoa thi, hoặc đỗ đạt nhưng cáo quan ở nhà cắt thuốc, dạy học như cụ: Từ Lãm, Hương Sư….

    Truyện Trạng nguyên (Lai Chang nguyên) truyện thơ Thái Trang nguyên ?

    Điều đó xác nhận cho cốt truyện dựa trên một sự thật lịch sử, được tác giả dân gian hư cấu thành chi tiết li kỳ đầy kịch tính. Sự ra đời, tuổi thi đỗ, làm quan, tuổi kết hôn của Tống Trân đều được đưa vào bậc phi thường tăng sức hấp dẫn cho truyện. Ngày nay hoàn toàn có thể hiệu đính những chi tiết như vậy cho phù hợp với lịch sử.

    Ví dụ thời Trần của Việt Nam tương đương với thời Nguyễn của Trung Quốc chứ không phải thời Tần. Vì vậy lần xuất bản này vẫn giữ nguyên văn bản truyện “Tống Trân – Cúc Hoa” của Nxb Phổ thông ấn hành năm 1960.

    Những điểm tương đồng và khác biệt của hai dạng văn bản lưu truyền của truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa

    - Vẻ đẹp con người, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi tình yêu tự do: Thông qua các nhân vật chính như Tống Trân, Cúc Hoa, Bạch Hoa, cả hai tác phẩm cùng ca ngợi vẻ đẹp con người, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi tình yêu tự do. Điểm độc đáo dễ thấy ở đây là “truyện thơ này không hẳn đã là dịch phẩm của truyện Nôm kia, từ truyện Nôm này đến truyện thơ kia đã có khoảng cách khá xa về cốt truyện, các tình tiết (..) về tính dân tộc của hình tượng nhân vật, của ngôn ngữ nhân vật”1. Đội ngũ quan lại chia làm hai phe đối lập, có quan lại đức độ, số ấy không nhiều, song đa phần là những kẻ tàn 36 Nghiên cứu truyện thơ cùng cốt truyện: Trạng Nguyên (người Thái) với Tống Trân Cúc Hoa.

    Trong tác phẩm, tạo Trạng nguyên là người đứng đầu một tổ chức xã hội thì tạo mới có đủ tư cách pháp nhân để đứng ra tổ chức xã hội, tác động vào tự nhiên và biến nó trở thành môi trường sinh hoạt của con người trong xã hội. Không chỉ ca ngợi Túng Tân như vai trò của người anh hùng với những chiến công lẫy lừng, truyện Trạng Nguyên còn đề cập đến nhiều phương diện của đời sống xã hội Thái trong đó nổi bật lên là vấn đề tôn giáo tín ngưỡng.

    TRUYỆN THƠ TỐNG TRÂN – CÚC HOA NHèN TỪ GểC ĐỘ VĂN HỌC

    TRUYỆN THƠ TỐNG TRÂN – CÚC HOA NHèN TỪ GểC ĐỘ VĂN HểA DÂN GIAN

    Đền thờ Tống Trân – Cúc Hoa tại làng An Cầu

    Đền là nơi dừng chân lánh nạn của các chiến sĩ, cán bộ… Là nơi tập luyện của lực lượng vũ trang, nơi cất giấu vũ khí của cách mạng… Khi đánh hơi thấy đây là một trong những căn cứ quan trọng của kháng chiến, bọn thực dân Pháp đã nhiều lần càn quét, đập phá đền. Đối với người Việt, việc lựa chọn thế đất và hướng đất để xây dựng các công trình kiến trúc có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với những công trình gắn với tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, đền, chùa, là những nơi linh thiêng lại càng được quan tâm hơn. Qua tam quan tới khoảng sân rộng nát gạch vuông tại đây ta bắt gặp những tán cây xòa bóng mát; nào là cây xoài, cây thị, cây bàng cao to lực lưỡng, đặc biệt là cây thông trăm tuổi bốn mùa xanh tươi tạo cảnh quan cho ngôi đền thêm cổ kính linh thiêng.

    Như phần trên (lịch sử xây dựng và tồn tại đền Tống Trân) đã giới thiệu, gian hậu cung của đền quan Trạng được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ XX để thay thế cho ba gian nhà tranh tre dột nát, nguyên vật liệu chính của lần xây dựng này chủ yếu được lấy từ ngôi đền Bến đã bị phá hoại cho nên nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của gian hậu cung là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị từ những niên đại trước. Bốn đầu dư gian giữa chạm nổi hình rồng, những bức trạm này không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, lịch sử mà còn phản ánh tư tưởng của người dân nông nghiệp: “ở Việt Nam rồng cũng tượng trưng cho sự cao quý linh thiêng, nó là con vật đứng đầu trong bốn con vật (tứ linh).

    Những yếu tố văn hóa dân gian 1. Lễ hội

      Sau khi buổi lễ “khai quang tay tẩy uế” xong, các quan viên, chức dịch, sắc mục tổ chức lễ “cáo yết” bao gồm một mâm cỗ chay có đầy đủ xôi, chuối, oản đường, được đặt tại ban thờ chính giữa của tiền tế - buổi lễ cáo yết được diễn ra với ý nghĩa là “cáo thành” và xin thánh cho dân làng được tổ chức lễ hội lớn, đồng thời có ý nghĩa là báo cáo các vị thần linh và kính cẩn các vị thần về dự lễ hội phù trợ cho dân làng tổ chức lễ hội được yên vui, một năm thuận lợi mùa màng bội thu. Nếu như lễ là một hệ thống nghi thức mang tính quy phạm nghiêm ngặt với những chuẩn mực mang tính khuôn mẫu, bắt buộc mọi thành viên trong buổi lễ hành động trong một không khí nghiêm trang đầy yếu tố thiêng thì trái lại hội là một sinh hoạt dân dã phóng khoáng, diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loại trò tục hấp dẫn do mình chủ động tham gia. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ khác nhau, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa), nấu cơm trông trẻ ở hội làng Chuông (Hà Tây, nay là Hà Nội mới), hay vừa đi vừa nấu cơm… Tuy rằng thể lệ và hình thức có khác nhau, song đây là một trò chơi thể hiện tín ngưỡng cầu mùa, là sản phẩm văn hóa của cư dân nông nghiệp, sau một năm làm lụng, thành quả đạt được đem dâng lên kính báo, tạ ơn các bậc thánh thần và để cầu mong sự phù hộ cho một năm mùa vụ mới bội thu….

      Đồng thời Ban tổ chức thành lập các tiểu ban do các ủy viên Ban tổ chức làm trưởng các tiểu ban như: Tiểu ban khánh tiết, Tiểu ban tiếng rước, Tiểu ban hậu cần, Tiểu ban tiếp tân, Tiểu ban bảo vệ… Mỗi tiểu ban đảm nhận những công việc khác nhau, căn cứ người tham gia các công việc của lễ hội để đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng nghi lễ và trọng thể, an toàn, tiết kiệm, chu đáo. Kết thúc lễ khai mạc là lễ rước kiệu: lễ rước kiệu trong lễ hội hiện nay diễn ra trong một không gian hẹp và được gói gọn hơn so với lễ rước kiệu trong lễ hội truyền thống đền Tống Trân xưa bởi một số lí do sau: không tổ chức lễ rước kiệu – rước bát hương, bài vị từ đền bà Cúc Hoa về đền Tống Trân lớn như trước mà chỉ lên đền bà làm lễ mời bà về dự hội. Khi đoàn rước đủ năm kiệu bắt đầu hành tiến, đi đầu đoàn rước là người cầm cờ (cờ Tổ quốc, cờ tiết mao, cờ ngũ sắc), cầm biển ấn, chấp kích, bát bửu, trống phách… Theo sau là đoàn nữ giới tuổi trung niên đội các mâm lễ, tiếp đến là đội thiếu niên mặc quần áo trắng, đoàn thiếu nữ mặc quần áo dài trắng… Tiếp đến là năm cỗ kiệu, theo sau là các đoàn tế nam, tế nữ của địa phương và khách tế; đi sau cùng đám rước là các đại biểu, khách thập phương, các vãi ở chùa và toàn thể nhân dân.

      Đến với lễ hội chính là tìm lại bản sắc văn hóa dân tộc, con người được hòa mình trong không khí tưng bừng của lễ hội và được trải nghiệm trong môi trường văn hóa thân quen; lễ hội mang đến cho con người một không gian mới, một cuộc sống mới và là thời điểm để con người có thể bộc lộ ra tất cả những gì tinh thúy hằng tiềm ẩn trong bản thân mình, thông qua các trò diễn xướng, trò chơi dân gian truyền thống từ những phong tục đẹp trong lễ hội đến cách giao tiếp văn hóa đen lại cho con người trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực.