1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện thơ nôm bích câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa

110 188 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Về vấn đề tác giả của truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ, trước đây, một số nhà nghiên cứu như D ư ơ n g Q u ảng H à m , Thanh Lãn g cho rằng: truyện thơ Bích Câu kỳngộ là của một tác giả

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC HẢI YẾN

TRUYỆN THƠ NÔM "BÍCH CÂU KỲ NGỘ”

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC HẢI YẾN

TRUYỆN THƠ NÔM "BÍCH CÂU KỲ NGỘ”

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓANgành: Văn học Việt Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hải Yến

Trang 4

Trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độchuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ýkiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, tháng 9 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hải Yến

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Cấu trúc luận văn 10

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 11

1.1 Khái quát về văn hóa, văn học và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 11

1.1.1 Khái niệm về “văn hoá” và “văn học” 11

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học 15

1.1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học 17

1.2 Đạo giáo và ảnh hưởng của Đạo giáo trong văn học trung đại Việt Nam 201.2.1 Đạo giáo 20

1.2.2 Ảnh hưởng của Đạo giáo trong văn học trung đại Việt Nam 22

1.3 Tác giả Vũ Quốc Trân và truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ 26

1.3.1 Tác giả Vũ Quốc Trân 26

1.3.2 Truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ 27

Chương 2: NỘI DUNG TRUYỆN THƠ NÔM BÍCH CÂU KỲ NGỘ TỪGÓC NHÌN VĂN HÓA 30

2.1 Con người trong Bích Câu kỳ ngộ 30

2.1.1 Người nam trong Bích Câu kỳ ngộ 30

Trang 6

2.1.2 Người nữ trong Bích Câu kỳ ngộ 39

2.1.3 Ứng xử của con người trong Bích Câu kỳ ngộ 45

2.2 Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam trong Bích Câu kỳ ngộ 54

2.2.1 Bích Câu đạo quán 54

2.2.2 Chùa Ngọc Hồ 58

2.3 Ảnh hưởng của Đạo giáo trong Bích Câu kỳ ngộ 60

2.3.1 Ảnh hưởng trong cốt truyện 60

2.3.2 Ảnh hưởng trong tư tưởng 63

Chương 3: NGHỆ THUẬT TRUYỆN THƠ NÔM BÍCH CÂU KỲ NGỘTỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 67

3.4.1 Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Đạo giáo 81

3.4.2 Ngôn ngữ ảnh hưởng của văn hoá dân gian 84

3.4.3 Ngôn ngữ ảnh hưởng của văn hoá phương Đông 89

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất trên thế giới đều có một nền văn hóa mang bảnsắc riêng, đặc thù riêng Và cũng chính đặc thù ở mỗi nền văn hóa ấy sẽ tạo nên đặcđiểm, dấu ấn riêng cho mỗi nền văn học Bởi, văn học chính là “tấm gương phảnchiếu” văn hoá bằng nghệ thuật ngôn từ Tìm hiểu một tác phẩm văn học mà tách rờivăn hoá sẽ dẫn đến những khó khăn, sai lầm không thể tránh khỏi Bởi vậy, việc tìmhiểu văn học trong mối quan hệ với văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triểnvọng

1.2 Trong di sản nền văn học dân tộc, truyện thơ Nôm là một bộ phận văn họcđộc đáo, chiếm số lượng khá lớn và có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thầncủa dân tộc, mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn học và văn hóa

thời đại Bên cạnh những tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc như: Truyện Kiều(Nguyễn Du), Truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), Lục Vân Tiên (Nguyễn ĐìnhChiểu) thì Bích Câu kỳ ngộ cũng là một truyện thơ Nôm đặc sắc Khi tìm hiểu BíchCâu kỳ ngộ, chúng tôi nhận thấy đằng sau câu chuyện mang màu sắc hoang đường,

kỳ ảo đó là những giá trị văn hóa, tư tưởng gắn liền với lịch sử Thăng Long, với cácsự tích lưu truyền trong dân gian, mang đậm dấu ấn thời đại Đó chính là điều làm

nên giá trị và sức sống trường tồn của tác phẩm Bởi vậy, chúng tôi chọn Bích Câu kỳngộ làm đối tượng nghiên cứu Trong khi đó, mặc dù đã có nhiều công trình nghiêncứu về các sáng tác truyện thơ Nôm nói chung và truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ nói

riêng nhưng lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thốngtheo hướng liên ngành văn hóa - văn học

1.3 Các tác phẩm truyện thơ Nôm Việt Nam (trong đó có Bích Câu kỳ ngộ)

được đưa vào chương trình giảng dạy, giới thiệu ở một số trường Đại học, Cao đẳnghiện nay Đặc biệt, chương trình phổ thông tổng thể năm 2018 còn đề xuất tác phẩmtruyện thơ Nôm này làm văn bản tham khảo cho học sinh Vì vậy, nghiên cứu vấn đềnày sẽ phần nào giúp các thầy cô giáo, các học sinh, sinh viên có thêm tài liệu thamkhảo để giảng dạy và học tập truyện thơ Nôm ở nhà trường

Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Truyện thơ Nôm Bích Câukỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình, hy vọng

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

Kho tàng truyện thơ Nôm Việt Nam hết sức phong phú, đa dạng về nội dung,

thể loại Truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ đã ra đời từ lâu nhưng cho đến nay vẫn

luôn thu hút được sự chú ý của dư luận, giới phê bình nghiên cứu văn học hay độc giảcả nước, là đề tài của rất nhiều những bài báo, công trình nghiên cứu

2.1 Những nghiên cứu chung về truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ

Khi nghiên cứu lịch sử nghiên cứu Bích Câu kỳ ngộ, chúng tôi tìm hiểu một số

công trình về vấn đề tác giả, nguồn gốc của tác phẩm cũng như những nhận định,đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ

Về vấn đề tác giả của truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ, trước đây, một số nhà

nghiên cứu (như D ư ơ n g Q u ảng H à m , Thanh Lãn g ) cho rằng: truyện thơ Bích Câu kỳngộ là của một tác giả khuyết danh; nhưng theo các nhà nghiên cứu văn học V iệt hi ệnnay (trong đó có T r ần Văn Giá p , Nguyễn Phương Chi, Hoàng Hữu Yên, Phạm NgọcLan) thì người sáng tác ra truyện thơ này là Vũ Quốc Trân

Trong cuốn Bích câu kỳ ngộ của tác giả Bùi Thức Phước sưu tầm và biên soạn,

tác giả cũng khẳng định: “Về tác giả truyện thơ là Vũ Quốc Trân Về thời gian xuấthiện tác phẩm: giữa thế kỷ XIX về sau, có nghĩa là Bích Câu kỳ ngộ xuất hiện sauTruyện Kiều của Nguyễn Du” [37, tr.8].

Bài viết Vũ Quốc Trân và Bích Câu kỳ ngộ của Phạm Ngọc Lan cũng khẳng

định Vũ Quốc Trân là tác giả của truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ Bài viết xác địnhrõ nguồn gốc cốt truyện của Bích Câu kỳ ngộ là từ một câu chuyện được lưu truyềntrong dân gian, ra đời sau truyện chữ Hán Bích Câu kỳ ngộ của Đoàn Thị Điểm Tuynhiên, tác giả bài viết khẳng định truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ của Vũ Quốc

Trân đã vượt ra khỏi hạn chế của văn tự sự dân gian, tránh được những nặng nề bởitính chất thuyết lý đạo đức trong tác phẩm của nữ sĩ họ Đoàn Chính những điều đógóp phần tạo nên sức sống lâu bền, hấp dẫn và độ phổ biến rộng rãi của tác phẩm

truyện thơ Bài viết kết luận: “Với 678 câu thơ Nôm theo thể lục bát, bằng cảm quanvà tài năng của một nghệ nghĩ sinh ra ở Thăng Long giữa thế kỷ XIX đầy biến động,Vũ Quốc Trân đã đóng góp cho nền văn học dân tộc một tác phẩm có giá trị BíchCâu kỳ ngộ của ông đã làm sống lại câu chuyện một mối tình thơ mộng và lãng mạn

Trang 9

giữa chàng Nho sĩ nghèo ở góc thành Thăng Long và một nàng tiên, qua đó đã thể hiện được những vấn đề lớn của thời đại” [23, tr.6].

Như vậy, căn cứ vào những tài liệu đáng tin cậy nói trên, chúng tôi đồng ý với

quan điểm cho rằng tác giả truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ chính là Vũ Quốc Trân.

Đánh giá về những đặc sắc trong giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ,đáng chú ý có một số bài viết sau đây:

Trong bài viết Vũ Quốc Trân và Bích Câu kỳ ngộ, Phạm Ngọc Lan cho rằng,

đằng sau câu chuyện tình yêu lãng mạn của Tú Uyên và Giáng Kiều, nội dung tácphẩm thể hiện chủ yếu là quan điểm sống chủ trương thoát ly thực tại của con người,được thể hiện qua con đường biến đổi của Tú Uyên Từ một Nho sĩ chuyên tâm họchành, ôm mộng công danh để thỏa chí kinh bang tế thế, nhưng nhìn vào thực tại xãhội, chàng nhận thấy cuộc đời thật mong manh, bởi vậy lòng muốn thoát ly mọi ràngbuộc của chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu Khao khát hạnh phúc dài lâu đã thúc

đẩy chàng đi đến quyết tâm tu tiên học đạo, hướng về tiên giới: “Rõ ràng hành độngcủa Tú Uyên có phần hơi cực đoan, bi quan, đó cũng chính là sự chuyển biến về tinhthần, tư tưởng của tầng lớp Nho sĩ và sự rạn nứt không thể tránh khỏi của ý thức hệphong kiến trong đời sống xã hội lúc bấy giờ” [23, tr.7] Cùng quan điểm với tác giảPhạm Ngọc Lan, nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi cũng cho rằng: “Tác phẩm bộclộ quan điểm nhân sinh muốn thoát ly thế giới thực tại, hướng về tiên giới mà coi rẻhạnh phúc ở đời Tư tưởng yếm thế này ít nhiều thể hiện cái nhìn phê phán của tácgiả trong hoàn cảnh một đất nước loạn lạc, chiến tranh… Nhưng mặt khác đây cũnglà một xu hướng giải tỏa tâm thức của những con người thời đại, muốn rời bỏ đạoNho mà đến với Phật giáo và Đạo giáo”(Dẫn theo[37, tr.14]).

Bên cạnh những thành tựu về nội dung, Bích Câu kỳ ngộ cũng đạt được những

thành tựu đặc sắc về nghệ thuật Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu đượcmột số ý kiến đánh giá, nhận xét có tính chất gợi mở cho đề tài nghiên cứu của mình

Trong số những ý kiến bàn về nghệ thuật truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ, đáng chúý là bài viết Thi pháp truyện thơ Nôm tài tử giai nhân và một số tiểu loại truyện thơNôm khác: Nhìn từ góc độ nhân vật, mô thức cốt truyện của Nguyễn Văn Hoài.

Trong công trình nghiên cứu này, tác giả bài viết xếp Bích Câu kỳ ngộ thuộc tiểu loạitruyện thơ Nôm truyền kì bởi các đặc điểm sau: trong Bích Câu kỳ ngộ có nhân vật

Trang 10

không phải người phàm (Giáng Kiều là tiên nữ); Về cốt truyện, trong Bích Câu kỳngộ, hai nhân vật chính (Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều) “tiến đến hôn nhân khôngtrải qua những biến cố trắc trở, thử thách”, “xét về mô thức tuyến nhân vật, thì hầunhư loại truyện Nôm truyền kì khiếm khuyết hai nhóm nhân vật góp phần tham giavào diễn biến của câu chuyện, đó là nhóm nhân vật “gia trưởng” (cha mẹ, ông bà,chú bác có quyền quyết định hôn nhân cho đôi tài từ giai nhân), nhóm nhân vật “trợthủ” (các cô cậu người hầu, bạn bè, chị em,… giữ vai trò liên lạc, môi giới cho đôitài tử giai nhân) Ngoài ra một số truyện còn khiếm khuyết luôn cả nhóm nhân vật“tiểu nhân” gây ra những trắc trở, li tán đối với đôi nam nữ nhân vật chính” [19,

tr.3] Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh đến thi pháp sử dụng yếu tố thần kỳ trong việc

xây dựng cốt truyện, nhân vật trong Bích Câu kỳ ngộ Những nhận xét của tác giả bài

viết chính là những gợi ý cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu về đời sống tinh thần, đặc

điểm con người trong Bích Câu kỳ ngộ dưới góc nhìn văn hóa.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi đánh giá Bích Câu kỳ ngộ là một tácphẩm truyện thơ Nôm đạt tới “một bút pháp nghệ thuật tinh vi: kết hợp tả cảnh với tảtình và khắc họa thành công tâm trạng nhân vật ở những nét tinh tế, khiến cho mạchtruyện được dẫn dắt sinh động, khéo léo” (Dẫn theo [37, tr.14]) Đặc biệt, khi nhận

xét về ngôn ngữ, tác giả nhấn mạnh vào việc vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca

dao dân tộc và sự tiếp thu ngôn ngữ Truyện Kiều.

Tác giả Bùi Thức Phước trong bài viết có nhan đề Nghệ thuật truyện BíchCâu đã có những phân tích cụ thể về ba phương diện trong nghệ thuật của Bích Câu

kỳ ngộ: về kết cấu, về thể loại và về ngôn ngữ Về kết cấu, tác giả bài viết cho đây là

một tác phẩm được kể một cách liền mạch theo trình tự thời gian, cấu trúc khá đơn

giản theo lối truyền thống Về thể loại, Bích Câu kỳ ngộ thuộc thể loại truyện văn vầnbằng thơ lục bát Lục bát ở Bích Câu kỳ ngộ là lục bát ở thể truyện, tác giả đã có sự

vận dụng thanh điệu, vần của ngôn ngữ và cách tạo nhịp để những câu lục bát khôngbị biến thành vè Tuy nhiên, khi nhận xét về ngôn ngữ, tác giả bài viết đã đưa ra nhận

xét thẳng thắn về những hạn chế của Bích Câu kỳ ngộ cũng như những tác phẩmtruyện thơ Nôm trung đại khác, đó là việc “sử dụng khá nhiều điển cố, những từ HánViệt trích trong Kinh Thi, tạo nên không ít khó khăn cho người đọc, nhất là với cácbạn trẻ” [37, tr.54] Mặc dù vậy, tác giả cũng khẳng định: “từ cấu trúc nội dung, thể

Trang 11

loại truyện văn vần lục bát cho đến ngôn ngữ diễn đạt thì Bích Câu kỳ ngộ là tác phẩmghi

đậm dấu ấn về sự phát triển đi đến hoàn thiện của nền văn học chữ Nôm” [37, tr.54].

Từ những ý kiến đánh giá của các tác giả trên, có thể nhận thấy: Truyện thơ

Nôm Bích Câu kỳ ngộ từ lâu đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình

văn học ở nhiều phương diện như: về vấn đề tác giả, về giá trị nội dung, nghệ thuật…Qua những bài viết đó, người đọc đã có một cái nhìn khá toàn diện về tác phẩm Tuychỉ là những nghiên cứu mang tính khái quát, những nhận định chung chứ chưa thựcsự nghiên cứu một cách đầy đủ và chuyên sâu về một phương diện cụ thể của tácphẩm nhưng đó sẽ là những tư liệu tham khảo quý báu mà chúng tôi được kế thừaphục vụ cho quá trình hoàn thành luận văn của mình

2.2 Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa

Số lượng nghiên cứu về những dấu ấn văn hóa có trong Bích câu kỳ ngộ khá ít

ỏi Đáng lưu ý nhất là các bài viết của Trần Nho Thìn, Phạm Thế Ngũ, NguyễnPhương Chi, Vũ Ngọc Khánh, Trần Lê Sáng, Nguyễn Cẩm Xuyên… Nhìn chung, cácnhà nghiên cứu nhận thấy ở nội dung tác phẩm những ảnh hưởng của hệ tư tưởngĐạo giáo trong việc xây dựng tính cách, hành động của nhân vật cũng như trong cáchphát triển cốt truyện… Đó cũng là những tư liệu quý báu, những gợi ý bước đầu đểchúng tôi triển khai luận văn này

Cuốn sách Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu và giảng dạy vănhọc của Trần Nho Thìn có phần viết về cách ứng xử với thân thể theo quan niệm của

Đạo gia và theo quan điểm về con người tự nhiên Ở phần này, tác giả cuốn sách đãđi sâu vào lý giải triết lý của Đạo gia về cuộc đời con người thể hiện trong nội dung

truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ Theo đó, lời của Giáng Kiều thuyết phục Tú Uyên

bỏ trần theo tiên chính là chủ trương của Đạo gia Cách ứng xử này của Đạo gia kháchẳn với Phật giáo Nếu Phật giáo ứng phó bằng triết học lý giải tính vô thường củathân và toàn bộ cuộc sống của các nhà sư được dành cho việc chuẩn bị đón đợi cáichết, đưa thân thể vào cõi Niết Bàn thì những người tu theo Đạo gia lại tìm thuốc tiên

hay lạc đến cõi tiên để có thể trường thọ Tác giả nhận thấy “trong Bích Câu kỳ ngộ,không gian chùa Ngọc Hồ không xuất hiện như một không gian tu hành của nhà sưmà như một không gian siêu thoát, lãng mạn” [45, tr.177] Tác giả khẳng định không

Trang 12

gian chùa Ngọc Hồ là một biểu tượng văn hóa mang tinh thần Đạo gia rất phổ biếntrong văn học trung đại.

Phạm Thế Ngũ trong bài viết về Bích Câu kỳ ngộ cũng đi sâu vào tìm hiểu

những ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang trong tác phẩm truyện thơ này Tác giả bàiviết đã phân tích sự phát triển trong tư duy và bước vào con đường đạo sĩ để rồi đắc

đạo của nhân vật Tú Uyên chính là con đường đi vào tư tưởng Lão Trang: “Bích Câukỳ ngộ chính là giấc mộng giải thoát mà tư tưởng Lão Trang đem lại cho tác giảtrong một hoàn cảnh xã hội thích hợp” [37, tr.12] Bên cạnh việc đi sâu tìm hiểu sự

ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang trong tác phẩm, Phạm Thế Ngũ cũng có nói đến

một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt, đó là đạo vợ chồng : “Chồng giậnthì vợ làm lành” khi phân tích tình huống Tú Uyên say rượu đánh vợ và tấm lòng

rộng lượng, vị tha của Giáng Kiều bỏ qua cho chồng để gia đình sum họp

Một trong những yếu tố góp phần vào việc khẳng định giá trị văn hóa lịch sửtrong tác phẩm truyện thơ này chính là sự xuất hiện của nhiều dấu ấn về các lễ hội,địa danh Bích Câu quán, chùa Ngọc Hồ… Tuy nhiên, cho đến nay không có nhiềunhững công trình nghiên cứu của giới phê bình văn học về những nội dung này

Xét về mặt giá trị văn hóa, địa danh Bích Câu là một trong những cái tên nổitiếng của Thăng Long, đã từng xuất hiện trong rất nhiều những truyện dân gian xa

xưa Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong bài viết Văn phái Hồng Sơn và thời điểm BíchCâu đã xem Bích Câu là một trong những địa chỉ văn hóa Việt Nam, “hơn nữa có thể

xem như một thời đại (thời điểm Bích Câu)” [58, tr.1] Tác giả bài viết đã có nhữngghi chép rất cụ thể, rõ ràng về địa danh Bích Câu trong Bích Câu kỳ ngộ: “Bích Câulà một vị trí đẹp của Hà Nội đã từng có chùa, có quán Quán ấy là quán đạo giáothuộc thôn An Thạch, phường Bích Câu (nay là phố Cát Linh - Hà Nội) Xưa kia ởđây có con ngòi (cũng như một con sông, một dòng khe, thuyền đi lại được) Các ôngvua chúa đời Lê Trịnh, thường đi thuyền ra đây chơi câu cá, nên cũng có tên là Ngựcâu Chuyện còn kể rằng vua Lê Thánh Tông đã gặp tiên nữ ở đây, cùng làm thơxướng họa”[58, tr.1] Xét trong phạm vi tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ, tác giả cũng ghirõ: “Quán vốn có tên là Bích Câu đạo quán, là nơi mà người tu luyện có tên là TrầnTú Uyên mua được bức tranh ở hội Vô Già (chùa Ngọc Hồ) Tranh vẽ hình ảnh một

Trang 13

người đẹp mặc áo đỏ”[58, tr.2] Nhà nghiên cứu cũng nhận định, mặc dù là một địadanh nổi tiếng nhưng những nghiên cứu về nơi này vẫn còn rất thưa thớt: “Hiệntượng Bích Câu đã rõ ràng là một hiện tượng văn hóa đáng chú ý, nhưng từ trướcđến nay, các tác giả nghiên cứu văn học sử và sưu tầm văn học thường không nhắcđến” [58, tr.2].

Trong một bài viết có nhan đề Di tích và tư liệu Hán Nôm ở một số đạo quán,

tác giả Trần Lê Sáng chủ yếu nói về tính hiện thực của địa danh Bích Câu quán:

“Theo sự truyền lại trong văn thơ cổ, thì vào thời vua Lê Thánh Tông, có Nho sinh họTrần, tên là Tú Uyên, lấy được vợ là tiên Giáng Kiều Giáng Kiều là người vợ hiềnthục, đảm đang, còn Tú Uyên lại là người ham chơi, đến mức chè rượu bê tha GiángKiều đã khéo léo khuyên ngăn chồng, Tú Uyên trở lại sống nghiêm túc, hai người cócon trai Sau cả nhà này thành tiên, được chim hạc đón về trời Dân sở tại lập đềnthờ, sau đổi thành Quán Như vậy, có thể nói, Bích Câu quán Đạo của ta, thờ Tiêncủa ta Sự tích Quán này, càng nghĩ càng thấy thấm thía, tính hiện thực rất bền”[59,

tr.3]

Cùng với việc đề nghị Bích Câu kỳ ngộ nên có một vị trí xứng đáng trong nền

văn học dân tộc, tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên trong bài nghiên cứu Bích Câu kỳ ngộ một truyện Nôm thuần Việt bị lãng quên đã khẳng định hai địa danh Bích Câu quán

-và chùa An Quốc là những địa danh có thật trong lịch sử, gắn bó với đời sống sinhhoạt thờ cúng, tín ngưỡng và lễ hội của người dân Đống Đa - Hà Nội từ xưa đến nay:

“Để tưởng nhớ, bảy dòng họ làng An Trạch huyện Vĩnh Thuận, ngoại thành ThăngLong (nay thuộc phường Quốc Tử Giám) đã dựng nên Bích Câu Đạo quán và chùaAn Quốc; hàng năm mở hội tế vào ngày 4/2 Âm lịch là ngày đắc đạo của Tú Uyên vàngày 3/6 là ngày Tú Uyên cùng Giáng Kiều lên tiên” [61] Tác giả bài viết khẳng địnhnhững giá trị to lớn mà Bích Câu kỳ ngộ để lại cho kho tàng văn học Việt Nam vớiviệc nhấn mạnh “Bích Câu kỳ ngộ là truyện thơ Nôm thuần Việt gắn liền với lịch sửThăng Long xưa [61]” Nhà nghiên cứu thể hiện sự tiếc nuối của mình bởi “món ăntình thần quen thuộc” nay đã gần như bị lãng quên và đề xuất ý kiến nên đưa BíchCâu kỳ ngộ vào chương trình Trung học hiện nay Tác giả viết: “Cách đây hơn 50năm, tôi bắt đầu học lên trung học Những năm đầu của cấp trung học thứ nhất

Trang 14

lớn ngỡ ngàng và thích thú khi được đọc - rồi thầy bắt học thuộc lòng - những tríchđoạn Bích Câu kỳ ngộ trong sách Giảng văn… Vì tính thuần Việt hiếm có ấy, tácphẩm nên được chọn đưa vào nhà trường trung học cấp cơ sở - truyện truyền thuyếtphù hợp với lứa tuổi Mối tình Tú Uyên - Giáng kiều tuy diễm tình nhưng trong sánglại đậm tình nghĩa gia đình Truyện tiên mà lại thực, góp phần giáo dục và làm tươimát tâm hồn niên thiếu”[61] Đồng cảm với những trăn trở của tác giả, chúng tôinghiên cứu Bích Câu kỳ ngộ mong muốn phần nào giúp các bạn học sinh - sinh viên

và độc giả cả nước biết đến và tìm hiểu thêm về tác phẩm ở những góc nhìn mới.Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Việc nghiên

cứu, tìm hiểu về truyện thơ Nôm Bích Câu kì ngộ mới chỉ dừng lại ở những nhận

định có tính khái quát mà chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cáchtoàn diện, có hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu tác phẩm từ góc độ văn hóa Phần lớnmọi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nhận xét chung về ảnh hưởng của tư tưởngĐạo giáo, về giá trị hiện thực, giá trị lịch sử - văn hóa của địa danh Bích Câu, chùa

Ngọc Hồ nhưng chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thể và đầy đủ về Bích Câu kỳ ngộ dưới

góc nhìn văn hóa.Từ thực tế đó, với ý thức kế thừa những kết quả nghiên cứu của người đi trước,chúng tôi sẽ mở rộng, khơi sâu nghiên cứu những giá trị đặc sắc của tác phẩm dướigóc nhìn văn hóa trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ dưới góc nhìn văn hóa nhằm đi

sâu phân tích ý nghĩa và giá trị văn hóa đặc sắc của tác phẩm thể hiện trên phươngdiện nội dung và nghệ thuật Từ đó góp thêm một hướng tiếp cận mới trong tiến trìnhnghiên cứu tác phẩm này Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích choviệc nghiên cứu và giảng dạy truyện thơ Nôm ở các trường phổ thông và cao đẳng, đạihọc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn học và văn hóa; phương pháp tiếp cận văn

học dưới góc nhìn văn hóa Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu truyện thơ Bích Câu kỳ

Trang 15

- Phân tích những dấu ấn văn hóa Việt Nam được thể hiện ở nội dung của tácphẩm: Di tích lịch sử - văn hóa, ảnh hưởng của tôn giáo - tín ngưỡng và con người.

- Đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của Bích Câu kỳ ngộ dưới góc nhìn

văn hóa: kết cấu, không gian - thời gian và ngôn ngữ được thể hiện trong tác phẩm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai phương diện nội

dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ dưới góc nhìn văn hóa Tuy

nhiên, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuậtcó mang dấu ấn văn hóa Cụ thể, ở phương diện nôi dung, phạm vi nghiên cứu ở bốnkhía cạnh chính: Con người văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡngvà những ảnh hưởng của Đạo giáo đến nội dung tác phẩm Ở phương diện nghệ thuật,luận văn đi sâu vào khai thác đặc điểm kết cấu, không gian - thời gian và ngôn ngữ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ của tácgiả Vũ Quốc Trân, văn bản sử dụng để nghiên cứu được in trong cuốn Bích Câu kỳngộ, do Bùi Thức Phước sưu tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Chúng tôi xác định đây là phương phápquan trọng đối với luận văn, trong đó chủ yếu sử dụng góc nhìn văn hoá, truyền thốngvăn hoá để nghiên cứu tác phẩm Trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối của các quan niệmtôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, thẩm mĩ, quan niệm về con người từng tồn tạitrong một không gian văn hoá xác định đối với tác phẩm về mặt nội dung và nghệthuật

- Phương pháp so sánh: để làm rõ hơn đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác

phẩm nghiên cứu, đồng thời liên hệ so sánh truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ với các tác

phẩm cùng thể loại, cùng đề tài, cùng giai đoạn lịch sử

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại: Bích Câu kỳ ngộ là tác phẩm

truyện thơ Nôm trung đại, luận văn sẽ phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loạitruyện thơ, đặc biệt ở các yếu tố cốt truyện, nhân vật

- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi

Trang 16

Bên cạnh những phương pháp cơ bản trên, công trình cũng sử dụng kết hợpmột số phương pháp khác như phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp hệthống trong quá trình nghiên cứu.

6 Đóng góp của luận văn6.1 Đóng góp về lý luận

Luận văn góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho phương pháp tiếp cận vănhọc từ góc nhìn văn hóa, thúc đẩy hướng nghiên cứu này ở Việt Nam

6.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận văn là tư liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngữ văn ở các trường Đạihọc, Cao đẳng, cho các nhà nghiên cứu, các giáo viên và học sinh Trung học phổthông trong việc lựa chọn ngữ liệu dạy học, nghiên cứu tác phẩm thể loại truyện thơNôm

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Nội dung truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóaChương 3: Nghệ thuật truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa

Trang 17

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1.1 Khái quát về văn hóa, văn học và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học1.1.1 Khái niệm về “văn hoá” và “văn học”

* Khái niệm “văn hoá”

Xét về nguồn gốc, thuật ngữ “Văn hoá” ra đời đầu tiên ở phương Tây, được

bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” với nghĩa là “sự trồng trọt, canh tác”, một là “trồngtrọt ngoài đồng ruộng” (cultus agri) và hai là “trồng trọt tinh thần” (culus animi)tức bồi dưỡng tâm hồn con người”[38, tr.10].

Đến cuối thế kỷ XVII, thuật ngữ “văn hóa” (culture) mới được dùng với tưcách độc lập Người đầu tiên đưa thuật ngữ “culture” vào trong khoa học là nhànghiên cứu pháp luật người Đức S.Pufendorf (1632-1694) Ông đã sử dụng thuật ngữnày để chỉ toàn bộ những gì do con người tạo ra

Ở phương Đông, từ “văn hoá” được sử dụng rất sớm Theo tư liệu ghi chépcủa Trung Hoa cổ đại, từ “văn” có nghĩa gốc là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra Khổng Tửđã dùng từ “văn” với ý nghĩa là hình thức đẹp trong lễ, nhạc, trong cách cai trị, tronggiao tiếp cũng như trong ứng xử của con người “Hoá” có nghĩa là làm biến đổi, cảibiến làm cho tốt đẹp, hoàn thiện

Như vậy có thể thấy, nếu quan niệm của phương tây cho văn hóa “thiên về ứngxử với tự nhiên, thì quan niệm về văn hóa của phương Đông thiên về ứng xử xãhội”[38, tr.39].

Cho đến nay, khái niệm Văn hóa đã là một khái niệm được sử dụng hết sức

phổ biến trong khoa học nhân văn, tuy nhiên chưa có một định nghĩa thống nhất về

văn hoá Tùy theo từng góc độ tiếp nhận, các tác giả có thể đưa ra những cách hiểu

khác nhau về thuật ngữ này

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều định

nghĩa về văn hoá của nhiều tác giả ở nhiều lĩnh vực khác nhau để có một cái nhìn đầy

đủ và toàn diện nhất về cách hiểu thuật ngữ này Chúng tôi nhận thấy quan niệm củatác giả E.Tylor (thế kỷ XIX) - người được coi là “ông tổ của nhân học văn hóa”, rất

đáng chú ý Ông đã đưa ra trong cuốn sách Văn hoá nguyên thuỷ xuất bản năm 1881

Trang 18

tại Luân Đôn một định nghĩa về văn hóa như sau: “Từ văn hoá hay văn minh, theonghĩa rộng về tộc người học nói chung bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luânlý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực và thói quen khác mà con ngườihoạt động với tư cách là thành viên của xã hội” [51, tr.13] Với định nghĩa này, lầnđầu tiên văn hoá không còn được hiểu bó hẹp ở trường nghĩa “vun trồng trí óc” hay“giáo hoá bằng văn” nữa mà văn hoá đã được nhìn nhận như là kết quả trong các lĩnh

vực hoạt động của con người

Một định nghĩa khác cũng rất đầy đủ về văn hóa là của tổ chức UNESCO:

“Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúcquyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa baogồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [51, tr 5-6].

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu như Trần Quốc Vượng, Đào Duy Anh,Phan Ngọc, Phan Kế Bính, Trần Ngọc Thêm, Trần Nho Thìn cũng đã đưa ra nhữngđịnh nghĩa về văn hóa Đáng chú ý là định nghĩa của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh

trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương Theo ông, văn hóa được hiểu là: “Điều kiện

thiên nhiên đối với sự sinh hoạt của loài người vốn có ảnh hưởng quyết định, vì sinhhoạt chẳng qua là dùng sức thể chất và tinh thần mà thích dụng hay lời dụng tự nhiênđể mưu sự sống còn Thế thì cách sinh hoạt của người là văn hóa” [1, tr 11] Đây là

một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu coi như một công cụ để hiểu về văn hóa

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm lại đưa ra một định nghĩa khác về văn hóa

dựa trên cái nhìn cấu trúc hệ thống và loại hình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ cácgiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtđộng thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”

Trang 19

năng lực tạo ra biểu tượng của con người”, “văn hóa là một văn bản có tính ký hiệu”

[45, tr.16]

Từ những nghiên cứu về Văn hoá trên đây, chúng tôi hiểu một cách khái quát

như sau: Văn hóa chính là tất cả những hoạt động của con người tác động đến tựnhiên và làm thay đổi tự nhiên, nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mangdấu ấn con người Văn hóa chính là cách con người ứng xử với môi trường tự nhiênvà xã hội Đồng thời, văn hóa là hoạt động mang tính biểu tượng và mang những giátrị được kết tinh thành những bản sắc riêng, đặc thù riêng để phân biệt dân tộc này

với dân tộc khác Văn hoá đồng hành cùng với cuộc sống con người và sự phát triển,

hoàn thiện của con người, xã hội

* Khái niệm “văn học”

Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói

- viết và các tác phẩm ngôn ngữ Theo cách hiểu này thì các tác phẩm chính trị, triết

học, tôn giáo… cũng có thể được gọi chung là Văn học Theo nghĩa hẹp mà ngày naychúng ta thường dùng thì khái niệm Văn học bao gồm các tác phẩm ngôn từ phản ánhnhững vấn đề đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật Như vậy khi hiểu Văn học

theo nghĩa hẹp, chúng ta đã loại ra ngoài các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo

Khái niệm Văn học có khi được dùng tương tự như khái niệm văn chương.

Tuy nhiên, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương Vănchương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của văn học về phươngdiện nghệ thuật ngôn từ

Có thể khẳng định, văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ Cũng nhưmàu sắc đối với hội hoạ, âm thanh đối với âm nhạc, ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất củavăn học Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ được đưa vào sử dụng trong văn học không phảingôn ngữ bình thường ta vẫn dùng hằng ngày mà phải là “ngôn ngữ nghệ thuật”.Theo M Gorki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói “nguyên liệu”, còn ngôn ngữ văn họclà tiếng nói đã được những “người thợ tinh xảo nhào luyện” Mỗi nhà văn lớn đều lànhững nhà ngôn ngữ trác tuyệt Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngônngữ đóng vai trò quan trọng Ngôn ngữ cũng là phương tiện để nhà văn xây dựng nêncác hình tượng nghệ thuật Thông qua các hình tượng nghệ thuật của mình, nhà vănthể hiện lập trường, quan điểm, suy nghĩ của mình trước hiện thực cuộc sống

Trang 20

Một định nghĩa khá đầy đủ về văn học được các tác giả cuốn Từ điển thuậtngữ văn học đưa ra như sau:

“Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ Khái niệm văn họcbao gồm cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời nàysang đời khác và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bảnviết (…) Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sángtạo của con người (…) Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm.Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trongcác mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ.Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà cònbộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người vàcuộc sống Do đó, nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phươngdiện chủ quan và phương diện khách quan” [15, tr 401-402].

Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác, đến ý nghĩa vănhóa - xã hội của nó Văn học là một hoạt động tinh thần không chỉ của người sáng tạomà của cả người tiếp nhận, thưởng thức Tác phẩm văn học là sự biểu hiện về nănglực, trình độ, phẩm chất tinh thần của chủ thể trong sự sáng tạo, phản ánh hiện thựcđời sống khách quan, xã hội, con người, dựng nên “hình ảnh chủ quan của thế giớikhách quan” Vì vậy, văn học có chức năng phản ánh hiện thực Văn học là biểu hiệncái quan hệ mang tính người của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiệnthực bên ngoài và bên trong nó dưới hình thức nghệ thuật ngôn từ Cái quan hệ ngườiấy trong cuộc sống nhân loại thật phong phú, nhiều cung bậc bởi sự vận động khôngngừng, bất tận Văn học giúp người đọc hiểu biết cái nội dung, cái hình thức, cái hay,cái đẹp, giúp họ thư giãn tâm hồn, tạo trạng thái cân bằng tâm lý, tinh thần Vì vậy,văn học có chức năng thưởng thức, thư giãn, giải trí Văn học còn giúp người đọchiểu biết nhiều mặt về đời sống, chịu sự tác động đa diện vào nhận thức, tâm lý, tìnhcảm, vì vậy mà văn học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người

Có thể nói, văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù và có vị trí quantrọng trong nền văn hoá của một dân tộc

Trang 21

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học

Có thể nói, văn hoá và văn học là hai lĩnh vực luôn gắn bó mật thiết với nhau.Nói tới văn hoá của một dân tộc ta thường nghĩ tới văn học Văn học là sự “tự ý thức”của văn hóa Văn học không những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự ảnh hưởngvà chi phối trực tiếp của văn hóa, mà còn là một trong những phương tiện tồn tại vàbảo lưu văn hóa Có thể khẳng định, không thể có nền văn học nằm ngoài tổng thểvăn hoá

Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ giữa cái riêng vàcái chung, giữa cái bộ phận và cái toàn thể Văn học cùng với triết học, chính trị, tôngiáo, đạo đức… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá Nếu vănhoá trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua những chặng đường tìm kiếm,lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để hình thành nên những giá trị trong xã hội thì vănhọc chính là nơi lưu giữ những thành quả giá trị xã hội đó Văn học truyền tải vănhóa, lưu giữ văn hóa, kiến tạo văn hóa, bồi đắp tâm hồn và nâng văn hóa lên tầng cao

mới Nói như nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương: “Văn học là văn hoá lên tiếngbằng ngôn từ nghệ thuật”[5, tr.20].

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung làm rõ hai mối liên hệ mật thiếtgiữa văn hóa và văn học, đó là: 1/ Văn học là sản phẩm kết tinh những giá trị vănhóa, 2/ Văn hóa chịu sự tác động của văn học

1.1.2.1 Văn học là sản phẩm kết tinh những giá trị văn hóa

Con người chính là chủ thể sáng tạo và đồng thời cũng là cái đích hướng tớicủa văn hoá và văn học Văn hoá và văn học đều hướng đến một cái đích chung làcon người Tuy nhiên, bản thân văn học là một bộ phận của văn hóa nên sẽ chịu sựtác động, chi phối của văn hóa Theo đó, văn học là sản phẩm của văn hóa

Văn hoá chính là “chất liệu” của văn học, là “chìa khoá” mở ra “cánh cửa”

nghệ thuật trong tác phẩm văn học M Bakhtin khẳng định: “Văn học là một bộ phậnkhông thể tách rời của văn hoá Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn củatoàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” [46, tr 9].

Văn học “khúc xạ” các giá trị văn hóa mà con người nhận thức, đúc kết được.Giá trị trong văn học là những phạm trù tinh thần được nhà văn sàng lọc, trau chuốt

Trang 22

Trong mỗi tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng tìm thấy những hình ảnh của một nềnvăn hoá qua sự tiếp nhận và phản ánh của chủ thể sáng tạo văn học Đó có thể là hìnhảnh của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước qua kho tàng tục ngữ, ca dao ViệtNam; đó là những vẻ đẹp văn hoá Việt của “một thời vang bóng” trong những trangtuỳ bút tài hoa của Nguyễn Tuân; hay bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số vùng núi TâyBắc, Việt Bắc trong truyện ngắn của Tô Hoài, Cao Duy Sơn, Ma Văn Kháng… Tácphẩm văn học là sản phẩm của văn hoá là điều tất yếu bởi bản thân người nghệ sĩsáng tạo văn học cũng là một sản phẩm văn hoá; cách suy nghĩ, quan điểm, lối viếtcủa họ bị chi phối bởi một nền văn hoá nhất định Chính điều đó đã chi phối cách lựachọn đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật… của nhà văn Đồng thời, văn hoácũng chi phối cách đánh giá, thưởng thức của người đọc trong quá trình tiếp nhận, bởiđối tượng người đọc này đã được rèn luyện về thị hiếu thẩm mĩ trong một môi trườngvăn hoá nhất định Do vậy, nếu muốn tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại,người ta có thể căn cứ vào những dữ liệu có trong các tác phẩm văn học Nói cáchkhác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu hỗ trợ cho khoa học nghiên

cứu văn hoá Theo Trần Lê Bảo: “Văn học chẳng những là bộ phận của văn hóa, chịusự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiệntồn tại và bảo lưu văn hóa” [5, tr.10].

Những tác phẩm văn học không chỉ thể hiện văn hóa mà còn đưa người đọctìm hiểu những giá trị ẩn tàng trong văn hóa Đó chính là vai trò kết tinh những giá trị

văn hóa của văn học Nhà thơ Tố Hữu có nói: “Văn học thực chất là cuộc đời Vănhọc sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát và cũnglà nơi đi tới của văn học”[9, tr.25] Trong cuộc đời, cái bản chất nhất, làm nên tính

người nhất chính là văn hóa, là những cái tốt đẹp, những ứng xử, quy chuẩn đạo đức,đạo lý làm người, truyền thống dân tộc Văn học không chỉ phản ánh mà còn nângtầm các giá trị ấy lên thành những tư tưởng thời đại giáo dục con người Đó là nhữngkết tinh giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện trong kho tàng vănhọc dân gian, đó còn là vẻ đẹp con người Việt Nam anh hùng bất khuất trong thơ vănkháng chiến, cũng có thể chỉ là những vẻ đẹp giản đơn mà tinh tế trong văn hóa ẩmthực Việt hiện lên trên từng trang viết của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng

Trang 23

Tiếp nhận những tác phẩm văn học, độc giả không chỉ thưởng thức những giá trị nộidung và nghệ thuật, mà hơn hết, chúng ta sẽ cảm nhận được những giá trị của mỗinền văn hóa Giá trị của văn hóa cũng từ đó mà được kiến tạo, kết tinh, truyền tải vàphát triển qua văn học.

1.1.2.1 Văn hóa chịu sự tác động của văn họcNếu như văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì ngược lại,văn học cũng có những tác động nhất định đến đời sống văn hoá Trước hết, văn họclà nơi bảo lưu những giá trị văn hoá nhân loại Có những giá trị văn hoá từ lâu, nay đãkhông còn nữa mà người ta chỉ có thể biết đến nó trong các tác phẩm văn học Vănhọc dân gian chính là nơi bảo lưu văn hoá dân gian truyền thống, những tập tục,những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội… từ ngàn xưa, nay chỉ còn đọng lại bóng dángtrong những tác phẩm văn học

Văn học góp phần khẳng định, định hướng những giá trị văn hoá nhân loại Cácnhà văn đích thực đồng thời cũng là những nhà văn hoá Bằng nghệ thuật ngôn từ, họkhẳng định những giá trị văn hoá của dân tộc, bảo lưu và góp phần lan tỏa đến mọingười những nét đẹp văn hoá Đồng thời họ đấu tranh, phê phán những biểu hiệnphản văn hoá, góp phần “thanh lọc” tạo nên một nền văn hoá lành mạnh, tốt đẹp.Thậm chí, các nhà văn thông qua các tác phẩm văn học của mình còn tiên phong,định hướng cho sự phát triển một lí tưởng thẩm mỹ, một lối sống văn hoá mới mẻ.Tác phẩm văn học tác động vào tình cảm của con người, qua đó điều chỉnh cáchsống, cách suy nghĩ, cách ứng xử trong văn hoá cộng đồng Đó là khả năng điều

chỉnh văn hoá của văn học Tuy nhiên, “Văn học không thể có ảnh hưởng tức thời,trực tiếp đến hành động của con người mà chỉ có thể tác động đến con người với tưcách là chủ / khách thể của văn hoá, làm cho con người biến chuyển rồi mới phátsinh hành động cụ thể” [60, tr.1].

Như vậy, văn học và văn hoá gắn bó với nhau trong mối quan hệ hữu cơ mậtthiết không thể tách rời Nhà văn sáng tác tác phẩm văn học là một hoạt động vănhoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là người tiếp nhận vănhoá

1.1.3 Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học

Như đã phân tích, văn hoá và văn học có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng và

Trang 24

một hướng đi cần thiết và có triển vọng, hướng nghiên cứu này giúp chúng ta có khảnăng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát vừa sâu sắctoàn diện đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc.

Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có rất nhiều con đường, nhiều phương thứckhác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học như: xã hội học, thi pháp học, nghệ thuậthọc… Trong đó, phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã ngày mộtkhẳng định được thế mạnh cũng như tính ưu việt của mình Nhất là trong bối cảnhgiao lưu văn hóa mạnh mẽ như hiện nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đã

“mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu văn học, cho phép người ta nhìn văn học dướinhiều góc độ mới đầy hứa hẹn” [5, tr 44].

Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá (hay còn gọi là phương pháp tiếp cận văn

hoá học) “ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hoá trong đó tác phẩm vănhọc đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức,chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người, cũng như sự chi phối của cácphương diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống động hiện thực… từngtồn tại trong một không gian văn hoá xác định” [44, tr 9-10] Một tác phẩm văn học

bao giờ cũng chịu sự tác động của nền văn hóa nơi nó ra đời Nền văn hóa chính làmảnh đất ươm mầm cho văn học nảy nở, mang lại cho văn học một sức sống, mộtmàu sắc riêng Mạch nguồn văn hoá dân tộc thấm sâu vào tâm hồn người nghệ sĩ vàchi phối thế giới nghệ thuật cũng như ngôn từ của tác phẩm văn học mà họ sáng tạora Vì thế, muốn hiểu sâu giá trị tư tưởng của một tác phẩm văn học ta không thể táchrời những yếu tố văn hoá thể hiện trong tác phẩm đó

Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá đang ngày càng đượcchú trọng và mở rộng phát triển theo nhiều hướng khác nhau: nghiên cứu nhằm nhậndiện và miêu tả các biểu hiện văn hóa có trong tác phẩm văn học; nghiên cứu thiên vềgiải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hoá lịch sử của chúng; nghiêncứu trên phương diện ngôn ngữ của các văn bản nghệ thuật, đi tìm hiểu nghĩa và cơchế kiến tạo nghĩa của nội dung / hình thức của các tác phẩm văn học trong bối cảnhvăn hóa - xã hội…

Phương pháp tiếp cận văn hoá từ lâu đã được giới nghiên cứu vận dụng hoặc làtự giác, hoặc là tự phát trong một số công trình nghiên cứu văn học Thậm chí, có thể

Trang 25

thấy khuynh hướng tiếp cận văn học từ văn hóa đã xuất hiện từ đầu thể kỷ XX trongviệc nghiên cứu các văn bản trung đại Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu của Trần

Trọng Kim: Truyện Kiều từ quan điểm Phật giáo Sau đó cũng có một số nhà nghiên

cứu khác cũng đã đi theo hướng nghiên cứu này Tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn

Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá đã đề cập đến một số tác giả có

những bài viết theo hướng nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa, như: Hoài Thanh trong

bài viết mở đầu Thi nhân Việt Nam hoặc Trần Đình Hượu với công trình Nho giáovà văn học Việt Nam trung cận đại: “Hoài Thanh đã chọn cách so sánh thơ mới với

thơ cũ trên nền của sự thay đổi văn hoá do cuộc tiếp xúc văn hoá Đông - Tây… TrầnĐình Hượu lại chọn cách đọc văn học trung đại trên cơ sở phân tích ảnh hưởng củatư tưởng triết học - đạo đức - thẩm mĩ của Nho giáo”[44, tr 10-11] Tác giả còn nêu

một trường hợp đặc biệt của một nhà nghiên cứu người Pháp René Craysac - khi

nghiên cứu về Truyện Kiều “đã tìm cách lý giải tư tưởng, hành động của nhân vậtTruyện Kiều trên cơ sở liên hệ với quan niệm đề cao gia đình, xem nhẹ cá nhân củavăn hoá phương Đông” [44, tr 11].

Trong những thập kỷ gần đây, tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợpquốc (UNESCO) rất chú tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc vănhọc từng dân tộc Mỗi quốc gia đều nhận thức được giá trị của văn hóa, coi văn hóa lànền tảng, động lực phát triển, văn hóa được coi trọng và gắn với nhiều ngành trong xãhội, vì vậy nghiên cứu văn học cũng không nằm ngoài xu thế ấy Những năm đầu thếkỷ XX, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được nhiều học giả, nhiều nhànghiên cứu quan tâm tìm hiểu Càng về sau này càng có nhiều những công trìnhnghiên cứu về văn học trong mối quan hệ với văn hoá theo nhiều cách tiếp cận khácnhau Ở Việt Nam, đi theo hướng nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá có mộtsố nhà nghiên cứu như: Trần Đình Hượu, Trần Nho Thìn, Trần Ngọc Vương, Đỗ LaiThuý, Trần Lê Bảo… Mỗi tác giả trong các công trình nghiên cứu của mình bằngnhững cách khác nhau đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận

Tuy nhiên, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa một cách hệ thống, chỉ rađược lịch sử các quan niệm về phương pháp, nội dung cụ thể và sự vận dụng củaphương pháp vẫn là một vấn đề rộng mở đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam

Trang 26

Cùng với những cách tiếp cận văn học ở những góc độ khác như thi pháp học,xã hội học, mỹ học… hướng tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hoá giúp ta lí giảitrọn vẹn tác phẩm văn học với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó.

Tiếp thu các thành tựu nghiên cứu của người đi trước, đặc biệt là hai công trình

nghiên cứu của Trần Nho Thìn: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoávà Phương pháp tiếp cận văn hoá trong nghiên cứu, giảng dạy văn học, chúng tôi

tiếp cận truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa qua hai phương diện

chính là nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm

đến hai khía cạnh chính là con người và ngôn ngữ trong Bích Câu kỳ ngộ, bởi:

Thứ nhất, con người chính là trung tâm và là đối tượng hướng đến của văn hoávà văn học Con người bao giờ cũng sống trong một mối quan hệ xã hội, bởi vậy,nghiên cứu con người trong một tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hoá sẽ góp phầncắt nghĩa, lý giải những dấu ấn văn hoá, đặc điểm văn hoá thời đại mà tác phẩm đó ra

đời Thông qua việc tìm hiểu hình tượng con người thể hiện trong Bích Câu kỳ ngộ,

chúng tôi sẽ cắt nghĩa được nền văn hoá truyền thống Việt Nam thế kỉ XIX đượcphản chiếu qua sự thể hiện của nhân vật người nam và người nữ

Thứ hai, ngôn ngữ chính là một trong những thành tố quan trọng làm nên tổng

thể một nền văn hoá “Văn hoá chi phối những đặc điểm của ngôn ngữ và ngôn ngữcó vai trò củng cố hoặc làm biến đổi văn hoá”[45, tr 32] Bởi vậy, muốn biết nền vănhoá Việt Nam phản ánh như thế nào trong truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ thì việc nghiên

cứu đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm cũng là một việc làm quan trọng.Kết hợp với việc tập trung làm sáng tỏ hai khía cạnh con người và ngôn ngữ

trong Bích Câu kỳ ngộ, luận văn phân tích ảnh hưởng của tôn giáo - tín ngưỡng, mà

tiêu biểu là Đạo giáo và dấu ấn các di tích lịch sử - văn hoá Thăng Long thể hiệntrong tác phẩm, đồng thời phân tích đặc điểm kết cấu, không gian - thời gian trong

Bích Câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa thể hiện qua những biểu tượng Tất cả những

nội dung đó sẽ được thể hiện cụ thể ở chương 2 và chương 3 của luận văn

1.2 Đạo giáo và ảnh hưởng của Đạo giáo trong văn học trung đại Việt Nam1.2.1 Đạo giáo

Đạo giáo hay còn gọi là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo gia, Tiên đạo, là mộttrong T a m g i áo thị nh hành từ thời T r ung Quốc cổ đại, song song với N ho

Trang 27

giáo và Ph ậ t giá o , được xem là t ô n giáo chí nh thống của xứ này Ảnh hưởng Tamgiáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá đã vượt khỏi biên giới Trung Quốc, đượctruyền đến các nước lân cận như Việt N a m , H àn Quốc và Nhật B ả n

Đạo giáo có quá trình phát triển khá phức tạp Trong quá trình tìm hiểu các tàiliệu liên quan đến Đạo giáo, chúng tôi nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau về sự rađời và phát triển của Đạo giáo:

Nguồn gốc của Đạo giáo được dự đoán ra đời vào khoảng thế kỉ thứ IV trướcCông nguyên, khi tác phẩm Đạo Đức kinh c ủa Lão Tử xu ất hiện Về quá trình hìnhthành của Đạo giáo, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất Ta chỉ có thể khẳng địnhrằng: quá trình hình thành Đạo giáo trải qua nhiều giai đoạn, thâu nhập nhiều trào lưuthượng cổ khác, như: Vũ trụ luận, Kinh dịch, Thái cực quyền, Thuật luyện đan vànhững huyền thuật được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử

Có thể xem cốt lõi của Đạo giáo là khái niệm “Đạo” “Đạo” trong sự trình bàycủa TửLão (609 trước Công nguyên) là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên,cái có sẵn một cách tự nhiên, là nguồn gốc của vạn vật Lão Tử đề xướng lối sốngthuận theo Đạo, hay còn gọi là triết lý sống vô vi Vô vi không có nghĩa là hoàn toànkhông làm gì, mà là hòa nhập với tự nhiên, đừng làm gì trái quy luật tự nhiên.Đến thời của Tr a ng T ử (khoảng 369 - 286 trước Công nguyên), học thuyết của LãoTử được phát triển, Trang Tử đã tuyệt đối hóa sự vận động, xóa nhòa mọi ranh giớigiữa con người với thiên nhiên, giữa phải và trái, giữa tồn tại và hư vô Trong lĩnhvực xã hội, nếu Lão Tử dừng ở mức không tán thành cách cai trị hữu vi, thì Trang Tửcăm ghét kẻ thống trị đến cực độ; ông bất hợp tác và nguyền rủa, châm biếm họ làbọn đại đạo (kẻ trộm lớn) Trang Tử đẩy phép vô vi của Lão Tử tới mức cực đoan

thành chủ nghĩa yếm thế thoát tục, trở về xã hội nguyên thủy: “Núi không đường đi,đầm không cầu thuyền, muôn vật sống chung, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầmthú”[42, tr 275] Trong bối cảnh xã hội loạn ly cuối thời Đông Hán ( thế k ỷ thứ 2 ), tưtưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở choviệc thần bí hóa Đạo giáo Chủ trương vô vi cùng với thái độ phản ứng của Lão -Trang đối với chính sách áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị khiến cho Đạo giáo rấtthích hợp để dùng làm vũ khí tinh thần tập hợp nông dân khởi nghĩa

Trang 28

Đạo giâo gồm có hai phâi: Đạo giâo phù thuỷ (thờ ma quỷ, dùng bùa chú phùphĩp để trừ tă, chữa bệnh), Đạo giâo thần tiín (luyện đơn, tu tiín, phù phĩp đểtrường sinh bất tử).

Đạo giâo thđm nhập văo Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ II sau Côngnguyín Thời Bắc thuộc, Đạo giâo chỉ phổ biến trong dđn gian, đến thời phong kiến,câc nhă Đinh, Lí, Lý, Trần đều coi trọng câc đạo sỹ không kĩm câc tăng sư, bín cạnhTăng quan còn có cả Đạo quan Ngăy nay, Đạo giâo Việt Nam với tư câch lă một tôngiâo không còn tồn tại nữa, tuy nhiín những ảnh hưởng của nó đến đời sống xê hộivẫn còn khâ mạnh mẽ

Đạo giâo ở Việt Nam không tồn tại như một tôn giâo riíng biệt Giống như câctôn giâo khâc khi du nhập văo nước ta, Đạo giâo đê hoă nhập với những tín ngưỡngbản địa vă phât triển trong mối quan hệ hoă nhập như một hình thức tôn giâo phứctạp, trong đó khó phđn biệt được tín ngưỡng cổ truyền của người Việt với Đạo giâodu nhập từ phương Bắc Đạo giâo hòa trộn với Phật giâo, Chử Đồng Tử được coi lẵng tổ của Đạo giâo Việt Nam vă cũng lă người đầu tiín tu đắc đạo thănh Phật Đạogiâo còn ảnh hưởng đến câc nhă Nho, khi câc nhă Nho gặp chuyện bất bình trongchốn quan trường thường lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiín nhiín, sống cuộc sống

thanh thản, đó lă câch tu của Đạo giâo Trần Ngọc Thím trong cuốn Cơ sở văn hóaViệt nam đê viết: “Trong khi Nho giâo chưa tìm được chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo

giâo đê tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lđu… Dễ hiểu tại saoĐạo giâo, trước hết lă Đạo giâo phù thủy, đê thđm nhập nhanh chóng vă hòa quyệndễ dăng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới” [42, tr.277].

Nhận định năy giúp chúng ta hình dung được phần năo sức sống vă vị thế của Đạogiâo trong đời sống tđm linh, tín ngưỡng Việt Nam, đồng thời lý giải được về sự hăihòa của truyền thống “Tam giâo đồng nguyín” đê thực sự thấm sđu văo đời sống củamỗi người dđn Việt

1.2.2 Ảnh hưởng của Đạo giâo trong văn học trung đại Việt Nam

Trong tiến trình văn học dđn tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặcbiệt quan trọng, bởi, suốt hăng nghìn năm phât triển, văn học trung đại đê phản ânhđược đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đồng thời lă ý thức của người Việt về

Trang 29

tổ quốc, dân tộc suốt chiều dài lịch sử phong kiến Chính từ văn học trung đại, nhữngtruyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõđến sự vận động của văn học hiện đại Văn học trung đại còn gắn bó mật thiết với đờisống văn hóa của dân tộc, một mặt nền văn học tác động trực tiếp đến sự phát triểncủa văn hóa Việt Nam, mặt khác nó chịu nhiều ảnh hưởng từ những giá trị văn hóa,tư tưởng tôn giáo thịnh hành thời phong kiến, trong đó có hệ tư tưởng của Lão -Trang và Đạo giáo.

Trên phương diện triết học, tư tưởng Lão - Trang và Đạo giáo khi đi vào đờisống văn học đã tạo cảm hứng cho giới trí thức Việt Nam Từ nguồn tác động này đãsản sinh ra nhiều nhà thơ lớn của dân tộc

Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang đến các bậc trí thức phong kiến chủ yếu ởgiai đoạn cuối đời Hầu hết họ đều được đào tạo theo nền Hán học, trưởng thành từcửa Khổng sân Trình Con đường lập thân của họ là chăm lo đèn sách để làm quan.Cuộc đời của một nho sĩ thường chia làm ba giai đoạn: hành nho, hiển nho, ẩn nho.Vì cuộc đời làm quan không phải lúc nào cũng suôn sẻ, như ý nên họ lui về ở ẩn,sống xa lánh chốn quan trường Lúc bấy giờ, họ đã tìm thấy ở học thuyết Lão Trangniềm an ủi cho tâm trạng bất đắc chí trước thời cuộc của mình Từ đó, tư tưởng phủnhận danh lợi và lối sống ẩn dật thanh nhàn gần gũi tự nhiên đã trở thành nguồn cảmhứng ngợi ca trong thơ của các nhà nho sau khi lui triều

Trong thơ văn của mình, họ viết về những thú vui lúc ở ẩn là cầm kỳ thi tửu,triết lý sống an bần lạc đạo, vui thoả trong cảnh tiêu dao, thanh nhàn, rời xa côngdanh để giữ thân cao quý, di dưỡng tính tình, giữ trọn khí tiết Trong số đó, NguyễnBỉnh Khiêm chính là trường hợp tiêu biểu sống theo tinh thần Lão Trang mà mọi suy

nghiệm, vốn trải đời của ông kết tinh trọn vẹn trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi:

Một mai một cuốc một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn người đến chốn lao xao(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 73 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trang 30

Triết lý sống “nhàn”, thanh tịnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một cáchông ứng xử với thời cuộc, nhà thơ tìm đến sự hoà giải nội tâm bằng lối sống giản dị,giãn cách với cõi đời Vị đạo sĩ ấy vui với việc “cày nhàn câu vắng”, “vui cảnhnghèo”, tạm quên sự đời “dầu ai vui thú nào” Cái “chốn lao xao” mà nhà thơ nhắcđến chính là nơi đô hội đầy những bon chen, toan tính, lợi danh mà ông chán ghét,

chối bỏ và thể hiện trong nhiều bài thơ khác trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi: bài 61,

79, 142… Mọi công danh, lợi lộc chốn quan trường mà ông gọi là “đường thanh vân”đều vô nghĩa, không thể sánh với cuộc sống nơi am Bạch Vân (mây trắng) - một biểutượng của cuộc sống ẩn dật, trong sạch và mang màu sắc của Đạo giáo

Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan cũng là những nhà nho tiêu biểu cho tầng lớpnho sĩ lựa chọn con đường ẩn dật sau những năm tháng tận lực cống hiến tài lực chotriều đình phong kiến Tác phẩm của họ đã bày tỏ tư tưởng tự do, khát vọng nhàn tảnvà lối sống thanh sạch, rũ bỏ công danh phú quý trong văn học trung đại Việt Nam.Nguyễn Trãi đã tìm thấy sự thung dung, thanh thản trong tâm hồn khi ông hoà đồngvới thiên nhiên ở Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm Trong rừng có bóng trúc râm,Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi (Phan Võ, Lê Thức, Đào Phương Bình dịch)

Gần trọn cuộc đời lo cho dân cho nước, những năm cuối đời Nguyễn Trãi lạiphải sống trong sự đố kị, ghen ghét của đám nịnh thần Có lẽ, trong nỗi niềm bănkhoăn giữa hai lựa chọn: nên tiếp tục ở lại cống hiến cho triều đình hay cáo lui về ởẩn, tư tưởng Đạo gia đã tác động nhiều đến thơ của ông Ông nhận ra công danh, phúquý là hư ảo, con người nên sống an nhàn, tự tại, bầu bạn với gió trăng, vui với rượu,tìm thấy ở đó một niềm vui sống thực sự:

Trang 31

Say rượu no cơm cùng áo ấmTrên đời chỉn ấy khách là tiên.(Bảo kính cảnh giới, bài 59, Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)

Nếu như ảnh hưởng của Đạo gia đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi ở lốisống ẩn dật, chối bỏ danh lợi, phú quý thì với Phùng Khắc Khoan là cách sống ẩn dậtđể chờ thời cơ trong hoàn cảnh bị thất sủng, sống ẩn nhẫn để chiêm nghiệm lại mìnhvà thế đạo nhân tâm Ông tìm đến Lão - Trang để bồi dưỡng trí tuệ và tâm hồn, ôngđã có những sáng tác ca ngợi cuộc sống chốn lâm tuyền:

Non cao xem lấy làm nhà,Sắt là vách cứng, ngọc là bình che

Xung quanh nước chảy rò rè,Rồng nằm uốn khúc tốt ghê hữu tình.

(…)Thanh nhàn vui mặc quản bao,Chè thang thuốc dưỡng sống lâu đến già.

(Lâm tuyền vãn - Phùng Khắc Khoan)

Một tác giả trung đại cũng chịu ảnh hưởng của Đạo giáo trong các sáng tác củamình là Nguyễn Dữ Dấu ấn của Đạo giáo tác động đến Nguyễn Dữ trong áng thiên

cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục khá đậm nét Đó là tư tưởng âm công, âm đức có trừngphạt nơi âm phủ, có lưới trời, niềm tin ở lời đạo sĩ… Cụ thể trong chuyện Từ Thứclấy vợ tiên có viết: “Đừng nên coi chuyện thần tiên là câu chuyện hoang đường” [12,tr.104], “Có âm đức thì tất có dương báo” [12, tr.113], trong Chuyện chức Phán sựđền Tản Viên, đốt đền thì bị trừng phạt, có tội bị Diêm Vương xét hỏi…

Đặc biệt, có một cái tôi phóng túng, ngất ngưởng trên thi đàn văn học trung đạiViệt Nam: Nguyễn Công Trứ Ông là nhà thơ lớn, hiện thân của con người tự dotrong cõi tục, có được phong thái tiêu dao “đứng trên tình thế, đứng ngoài trần ai”,không vướng tục, tựa như tiên Cái ngông của Nguyễn Công Trứ kế tục cái ngông củaTrang Tử Thơ ông thể hiện khát vọng được du lãm đến thâm sơn cùng cốc với túithơ bầu rượu, tỏ với đời phẩm chất thanh cao của kẻ sĩ không màng danh lợi Nhưnhiều nhà nho khác, ông cũng nhiều khi mơ về “toà đá Khương công”, “áo xuân

Trang 32

Nghiêm tử” Tất cả những điều đó nói lên phản ứng của ông đối với xã hội đương thời - một lối ứng xử mang đậm màu sắc Đạo gia.

Văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX còn được chứng kiến một cáitôi trữ tình trào phúng độc đáo - nhà thơ Nguyễn Khuyến Thơ Nguyễn Khuyến làmột hồn thơ thấm đẫm triết học phương Đông, mà rõ nhất là ảnh hưởng của Nho giáovà Lão giáo Chất Nho giáo trong thơ ông thể hiện ở những bài thơ đạo đức và thơtrào phúng dạy đời Ở một mặt khác, xuất hiện trong thơ ông còn có những câu thơchịu ảnh hưởng của Lão Trang Và đây mới chính là khía cạnh tinh tế nhất, đặc sắcnhất trong thơ ông Những câu thơ vịnh cảnh làng quê Việt Nam ẩn chứa sâu xa trongđó là tinh thần Lão Trang:

Nước biếc trông như tầng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vào

(Thu Vịnh - Nguyễn Khuyến)

Tiếp nhận học thuyết Lão Trang và Đạo giáo ở những khía cạnh khác nhau, cácnhà thơ, nhà văn Việt Nam tiêu biểu trong thời kỳ trung đại đã tạo ra một truyềnthống hưởng nhàn với cuộc sống thanh bạch nơi làng quê Đồng thời, đối với nền vănhọc dân tộc, họ đã tạo ra một thế giới khác nhằm giải thoát tinh thần con người trongmột xã hội kỷ cương chặt chẽ, xô bồ và nhiều ngang trái, góp phần thực hiện ước mơngàn đời của người dân về một xã hội bình đẳng, hạnh phúc Tìm hiểu những ảnhhưởng của Đạo giáo nói riêng, tôn giáo nói chung đến văn học trung đại giúp chúngta phần nào hiểu rõ hơn đời sống văn hóa tinh thần của nước ta thời phong kiến

1.3 Tác giả Vũ Quốc Trân và truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ

1.3.1 Tác giả Vũ Quốc Trân

Về vấn đề tác giả của Bích Câu kỳ ngộ, có nhiều ý kiến khác nhau, một số nhànghiên cứu như Dương Quảng Hàm, Thanh Lãng cho rằng truyện thơ Bích Câu kỳngộ là của một tác giả khuyết danh; nhưng theo các nhà nghiên cứu văn học Việt hiện

nay (trong đó có Trần Văn Giáp, Nguyễn Phương Chi, Hoàng Hữu Yên, Phạm Ngọc

Lan), thì người sáng tác ra truyện thơ này là Vũ Quốc Trân Nghiên cứu tìm hiểu về

tiểu sử của Vũ Quốc Trân đến thời điểm lịch sử mà ông sống đối chiếu với nhữngphản ánh trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện thơ, chúng tôi nhận thấy

Trang 33

quan quan điểm cho Vũ Quốc Trân là tác giả của truyện Nôm Bích Câu kỳ ngộ là hợp

lý Những thông tin về Vũ Quốc Trân được ghi chép đến ngày nay không có nhiều.Chúng tôi tìm hiểu được một số thông tin cụ thể như sau:

Vũ Quốc Trân là người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.Cho đến nay không rõ năm sinh năm mất của ông, chỉ biết ông sinh ra, lớn lên và sinhsống phần lớn đời mình ở phường Đại Lợi, Thăng Long (một phần phố Hàng Đàothuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ XIX Vũ Quốc Trân sống cùng thờivới các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), Cao Bá Quát (1808 -1855) Ông là người học rộng tài cao, thi đỗ mấy khoa tú tài nên thường được gọi là“ông Mền Đại Lợi” Vũ Quốc Trân mở lớp dạy học tại nhà, rất nhiều học trò theo họcông và có những người đã thành đạt, làm quan lớn trong triều Bên cạnh việc dạy học,ông sáng tác thơ văn, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm truyện thơ bằng chữ Nôm

đặc sắc là Bích Câu kỳ ngộ Với tác phẩm này, Vũ Quốc Trân đã thể hiện cái nhìn

thời đại khá tiến bộ cùng những kế thừa tinh hoa văn học của những tác giả đi trướcđể viết lên một tác phẩm truyện thơ chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc

1.3.2 Truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ

Tiêu đề của tác phẩm: Bích Câu kỳ ngộ có nghĩa là “Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở BíchCâu” Bích Câu là tên một địa danh thuộc thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

Bích Câu nghĩa là ngòi biếc, trước thuộc làng Yên Trạch, tổng Yên Hòa, huyện Thọxương, Hà Nội Khi Hà Nội là thành phố thì Bích Câu thuộc vào phố Cát Linh có đềnTú Uyên, bên cạnh nhà Văn miếu là di tích nổi tiếng mở ra câu chuyện hoang đường

được kể trong Bích Câu kỳ ngộ.

Khác với phần lớn các tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam thường có

cốt truyện mượn từ Trung Quốc thì Bích Câu kỳ ngộ lại là một truyện thơ có cốt

truyện thuần túy Việt Nam Tác phẩm được lấy nguồn cảm hứng từ một tích truyệncổ dân gian kỳ ảo, thần bí xảy ra trên đất Thăng Long Chuyện kể về một học trònghèo tên là Trần Tú Uyên đã gặp được tiên giáng trần và kết nghĩa phu thê Tú Uyênnghe theo vợ học phép tiên và sau khi đắc đạo đã cùng vợ bay về trời Những ngườitheo Đạo giáo đã lập Bích Câu Đạo quán để tưởng nhớ và dùng làm nơi tụ họp Xoayxung quanh câu chuyện về Tú Uyên - Giáng Kiều còn có nhiều câu chuyện ly kỳ, hấpdẫn được nhân dân ta truyền lại với nhiều dị bản khác nhau

Trang 34

Về sau, nữ sĩ Đoàn thị Điểm (1705 - 1748) đã mượn cốt truyện dân gian để viết

nên truyện truyền kỳ Bích Câu kỳ ngộ bằng chữ Hán, được tập hợp trong tập Truyềnkỳ tân phả Cũng có ý kiến cho rằng truyện này là do Đặng Trần Côn (? - 1745) sáng

tác Khoảng 200 năm sau, Vũ Quốc Trân đã dựa trên cốt truyện lưu truyền trong dân

gian cùng với bản gốc chữ Hán đã sáng tác Bích Câu kỳ ngộ bằng chữ Nôm với 650

câu thơ lục bát Tác phẩm đã đạt giá trị cao về cả nội dung tư tưởng cũng như về nghệthuật nên được phổ biến rộng rãi trong dân gian cho đến ngày nay

Bích Câu kỳ ngộ là câu chuyện mang màu sắc hoang đường, nhưng phía sau câu

chuyện kỳ ảo ấy là một vấn đề xã hội Với 650 câu thơ lục bát, bằng cảm quan củamột người nghệ sĩ sinh ra ở Thăng Long giữa thế kỷ XIX đầy biến động, Vũ QuốcTrân muốn qua câu chuyện tình thơ mộng giữa chàng Nho sĩ và tiên nữ để thể hiệnnhững vấn đề lớn của thời đại bấy giờ Trong công trình nghiên cứu và sưu tầm

truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ, tác giả Bùi Thức Phước đã khẳng định: Vũ Quốc Trânsống vào khoảng giữa thế kỉ XIX và tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ cũng được ra đời

trong khoảng thời gian này Như vậy, xã hội phong kiến Việt Nam thời đại Vũ Quốc

Trân sống, cũng là hoàn cảnh ra đời của truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ là một thời

đại đầy biến động Triều đình phong kiến nhà Nguyễn suy yếu, khủng hoảng, cáccuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi, bên ngoài giặc ngoại xâm lăm le bờcõi, đời sống nhân dân khốn khổ cùng cực Trước tình hình xã hội như vậy, triều đìnhphong kiến càng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, lỗi thời, bạc nhược, không chăm lo đếnđời sống nhân dân, không đủ sức chống lại các thế lực chống phá từ trong và ngoàiđất nước Chứng kiến sự thay đổi quá lớn của xã hội, hệ tư tưởng của các nho sĩ xuấthiện nhiều chuyển biến, tư tưởng đức trị, thống nhất của Nho giáo không còn đáng tincậy Thay vì trước kia, họ sáng tác thơ văn ca ngợi triều đình, thời đại, hướng nhiềuđến những vấn đề đạo lý, đề cao chức năng giáo huấn, thì nay họ hướng ngòi búthướng vào hiện thực cuộc sống nhiều rối ren, ngang trái, mà đời sống con người làvấn đề cốt lõi gây nhức nhối nhất Dự cảm về thân phận nhỏ bé của con người, sựmong manh của cuộc đời là tâm trạng chung của nhiều nhà văn, nhà thơ đương thời.Chối bỏ thực tại, thoát ly khỏi xã hội mà họ đang sống là xu hướng thường thấy trongvăn học giai đoạn này, là một cách để họ làm rõ hơn sự xấu xa của xã hội đương thời,để bộc lộ hết những bi kịch không thể thay đổi của con người

Trang 35

Sống trong một thời đại như vậy, dễ hiểu tại sao Vũ Quốc Trân thể hiện trong

Bích Câu kỳ ngộ những cái nhìn phê phán xã hội Tác phẩm vừa là tiếng nói đề cao

tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, tự do hôn nhân, vừa bộc lộ một quan niệm nhân sinhmuốn thoát ly thế giới thực tại Tư tưởng yếm thế này ít nhiều cũng đã thể hiện cáinhìn phê phán xã hội của Vũ Quốc Trân trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, loạnlạc, một xu hướng giải tỏa tâm thức của nhân dân - tâm lý mất đi niềm tin, niềm tônkính với đạo Nho mà tìm đến với Phật Giáo và Đạo Giáo như một niềm an ủi đờisống tinh thần khi đã rơi vào bế tắc của thời đại

Về hình thức, Bích Câu kỳ ngộ là câu chuyện thuần túy Việt Nam, với những

tên đất, tên người, những phong tục tập quán rất Việt Nam Nhờ đó, giá trị văn hóađọng lại trong tác phẩm khá đậm nét Nghiên cứu tác phẩm, chúng tôi muốn phần nàotìm hiểu những dấu ấn của văn hóa thế kỷ XIX được thể hiện trong nội dung và nghệthuật của tác phẩm

Tiểu kết

Ở chương 1, trên cơ sở xác định rõ nội hàm khái niệm văn hóa và văn học,chúng tôi đã đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học đểđi đến khẳng định hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng đi đúngđắn và cần thiết, có triển vọng Đặc biệt trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu, thựctrạng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏingười nghiên cứu phải xác lập một hướng đi phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại

Làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu Bích Câu kỳ ngộ, chúng tôi tìm hiểu khái

lược về nguồn gốc hình thành của Đạo giáo, những ảnh hưởng của Đạo giáo trong đờisống văn hoá tinh thần của người Việt nói riêng và trong văn học trung đại nói chung

Những yếu tố về con người, quê quán, thời đại đã tác động đến sáng tác củaVũ Quốc Trân trong việc thể hiện nội dung tư tưởng nhân đạo, luôn đứng về phía

nhân dân của một nhà Nho tiến bộ Tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ với nguồn gốc từ tích

truyện dân gian thuần Việt qua ngòi bút tinh tế của thi hào họ Vũ đã trở thành một tácphẩm truyện thơ Nôm khá đặc sắc, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật Những thành

công của Bích Câu kỳ ngộ đã góp phần khẳng định những đóng góp quan trọng của

Vũ Quốc Trân trong thể loại truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam

Dựa trên cơ sở lí luận nghiên cứu ban đầu đó, chúng tôi đi sâu tìm hiểu hai

phương diện nội dung và nghệ thuật trong Bích Câu kỳ ngộ từ góc nhìn văn hóa ở

những chương tiếp theo

Trang 36

Chương 2

NỘI DUNG TRUYỆN THƠ NÔM BÍCH CÂU KỲ NGỘ

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

2.1 Con người trong Bích Câu kỳ ngộ

Con người là đối tượng đồng thời cũng là chủ thể của văn học và văn hóa.Trong toàn bộ sự phát triển của xã hội, con người luôn tồn tại với hai tư cách: vừa làchủ thể, vừa là đối tượng (con người hưởng những thành quả của sự phát triển) Theogóc nhìn văn hóa, ta thấy một mặt con người hiện lên với tư cách là chủ thể sáng tạocủa văn hóa, lưu giữ những giá trị văn hóa, mặt khác con người là đối tượng của vănhóa Dù ở tư cách nào, con người cũng là mục đích của mọi sự hình thành và pháttriển văn hóa

Tìm hiểu con người trong Bích Câu kỳ ngộ dưới góc nhìn văn hóa, trước hết

chúng tôi muốn tìm hiểu trên phương diện văn hóa ứng xử giới để nghiên cứu nhữngdấu ấn văn hóa, những quan điểm tư tưởng thời đại ảnh hưởng đến việc xây dựnghình tượng nhân vật nam và nhân vật nữ trong một tác phẩm truyện thơ Nôm Đồng

thời qua đó khẳng định sức sống mãnh liệt của các nhân vật trong Bích Câu kỳ ngộ

trong tâm thức và đời sống văn hoá của người dân Việt Nam

2.1.1 Người nam trong Bích Câu kỳ ngộ

Nhân vật người nam trong Bích Câu kỳ ngộ được thể hiện đầy đủ và rõ nét

nhất thông qua nhân vật Trần Tú Uyên - nhân vật chính của tác phẩm

Đầu tiên, có thể khẳng định, một trong những thành công của tác phẩm là việcxây dựng hình tượng nhân vật Tú Uyên Chàng được giới thiệu trong tác phẩm là mộtnhà Nho, một thư sinh sống trong gia đình nề nếp, gia giáo Chàng chính là một đạidiện của tầng lớp Nho sĩ nghèo ở Thăng Long, đang ở trong giai đoạn lập công danhsự nghiệp Có thể nói, đây cũng chính là một hình tượng người nam trí thức lý tưởngtrong quan niệm của nhân dân ta đã xuất hiện phổ biến trong văn học trung đại bêncạnh hình tượng nhân vật người nam là những bậc anh hùng võ lược Ngay từ thuởnhỏ, Tú Uyên đã bộc lộ những tư chất thông minh trời ban:

Phúc lành nhờ ấm xuân huyên, So trong tài mạo kiêm tuyền kém ai.

Thông minh sẵn có tư trời,

(19-22)

Trang 37

Cậu bé họ Trần được cha mẹ chăm lo cho ăn học để thực hiện chí hướng củanam nhi theo nghiệp đèn sách Chắc hẳn, cha mẹ của chàng đã đặt rất nhiều kỳ vọng,mong ước con trai mình sẽ đỗ đạt thành tài.

Tú Uyên cũng là một chàng trai có hiếu Vậy nên, sau khi cha mẹ mất, TúUyên đã rất buồn rầu, nhớ thương mà không để ý gì đến nhà cửa, ruộng vườn, chàngrơi vào cảnh côi cút, nghèo nàn của một hàn sĩ:

Lơ thơ nửa mái thảo đườngPhên thềm lọt gió, vôi tường thấm mưa

(47-48)Chàng mượn văn thơ, ngao du sơn thủy để vơi nỗi buồn:

Ao nghiên giá bút thảnh thơi,Tây Hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình

(59-60)Ta bắt gặp ở hình tượng nhân vật Tú Uyên bóng dáng của một Tống Trân, PhạmCông - những nhân vật hàn sĩ đã một thời là lý tưởng tuyệt đẹp trong các tác phẩmtruyện Nôm Ở Tú Uyên, ta còn bắt gặp sự kết hợp hài hòa giữa những phẩm chất

truyền thống với nét đẹp tinh thần của thời đại, được biểu hiện ở phong thái “vàotrong phong nhã, ra ngoài hào hoa” của các nhà nho tài tử chốn thị thành Phải chăng

nhà thơ đã gửi gắm vào nhân vật chàng Nho sinh họ Trần một mong ước về một thếhệ Nho sĩ trong thời đại ông sống, khiến cho nhân vật không những giàu chất lýtưởng mà còn sống động Đó hẳn là lý do tạo nên sức sống nội tại và giá trị chânthực của bản thân hình tượng nhân vật Tú Uyên Tác giả thường dùng cách nói hoamĩ, rất giàu chất thơ nhằm làm nổi bật tâm hồn chàng trai Thăng Long đẹp từ hìnhdáng đến phong thái, tính cách

Ta cũng bắt gặp nơi Tú Uyên một chút hình tượng nhân vật người trí thức ẩndật, sống an nhàn, xa lánh công danh phú quý Cái nghèo của chàng như càng chắpcánh cho thơ phú thêm bay bổng:

Liền khu trùm một lầu thơLau già chắn vách, trúc thưa lát rèm.

Thừa hư đàn suối ca chim,Nửa song đèn sách, bốn thềm gió trăng.

(25-28)

Trang 38

Ao nghiên giá bút thảnh thơi,Tây Hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình

Thi hào dậy tiếng thị thành,Vào nhòng Lý, Đỗ nức danh Tôn, Tào.

Sách nghiên lưng túi phong tao,Nước non trăng gió chất vào còn vơi.

(59-64)Hình ảnh “một lều thơ”, “một túi phong tao”, “nửa song đèn sách, bốn thềmgió trăng” là những hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy cuộc sống của Tú Uyên rất giàu ýnghĩa tinh thần Cùng với đó là thái độ sống thanh bần, an nhàn vui cảnh non nướchữu tình Cái tâm thế ung dung tự tại, cô đơn một mình ngao du sơn thủy của chàngtrai họ Trần có phần giống với thú “điền viên”, cách sống “nhàn” ta vẫn thường bắtgặp trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ Tuy nhiên, bởi bản chất vẫnlà một Nho sĩ, khi chưa gặp thời, chưa lập nên công danh sự nghiệp “kinh bang tếthế” thì chưa thể nghỉ ngơi, vui thú “khâu hạc, lâm tuyền”, Tú Uyên vẫn canh cánhtrong lòng một món “nợ tang bồng”:

Thề xưa đã nặng với lòngDẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi

(57-58)“Nợ tang bồng” chính là món nợ mà người trai phải trả cho cuộc đời, cho đấtnước theo quan niệm làm trai của Nho gia Để trả món nợ ấy, nói như Nguyễn CôngTrứ, người trai sau khi nên danh khoa bảng thì cần chứng tỏ:

Trong lang miếu ra tài lương đống,Ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương.

(Kẻ sĩ - Nguyễn Công Trứ)

Bởi vậy, dù có ngao du sơn thủy nhưng Tú Uyên vẫn canh cánh trong lòng mónnợ làm trai: trong triều đình thì phải là rường cột, ngoài chiến trường thì phải vungkiếm đánh tan kẻ thù Như vậy, ta có thể thấy, ban đầu hình ảnh người nam trong

Bích Câu kỳ ngộ hiện lên là một Nho sĩ, mang trong mình những tư tưởng, lý tưởng

sống của một nhà Nho truyền thống, chưa hề có mùi “tiên Đạo”, có chăng chỉ là thấp

Trang 39

thoáng “mùi tiên” ở hình ảnh ngao du sơn thủy, trong cảnh sống an nhàn của chàngNho sĩ nghèo mồ côi, cô đơn Lối sống và quan niệm sống của Tú Uyên chỉ thực sựthay đổi sau khi đã nên duyên cùng tiên nữ Giáng Kiều, nghe lời thuyết giảng về đạotiên của vợ Sự chuyển biến trong tư tưởng sống của Tú Uyên cũng chính là điển hìnhcủa sự chuyển đổi trong quan niệm, tư tưởng sống của một bộ phận con người thờiđó: bỏ Nho giáo để tìm đến Đạo giáo.

Giáng Kiều thường dùng lời lẽ thuyết phục chồng tòng tiên Chàng là ngườitrần Mọi buồn vui, sướng khổ đều đã từng nếm trải Nhưng với tiên cảnh, cõi tiênthì chưa từng biết đến Khi nghe những lời nói về cảnh sống an vui, bất tử của GiángKiều, Tú Uyên vốn đã sẵn mang tâm thức lãng mạn, nay thấy rất thú vị:

Sao bằng ngày tháng cung tiên,Vui chung tám cõi, xuân riêng bốn mùa.

(597-598)Tuy nhiên:

Mảnh riêng sinh những bàng hoàng,Tuy say cõi tĩnh, chưa tan lòng phàm.

(609-610)Tất nhiên, Tú Uyên không thể nhanh chóng dứt hẳn lòng trần Chàng chưa thểdứt bỏ hết mọi hỷ, nộ, ái, ố của cõi thực để tu luyện lên cõi tiên Cái duyên của conngười đối với trần thế không phải dễ dứt bỏ, Giáng Kiều tuy đã thành tiên nhưng vẫnchưa thoát khỏi duyên trần Sự chuyển đổi tâm thức ấy cần phải có thời gian, có quá

trình chuyển đổi, để Tú Uyên dần cảm nhận “thân phàm như chấp cánh lông nhẹnhàng” cho tới ngày “hạc đâu đôi chiếc trước sân đón người” thì Tú Uyên đã thực sự

Trang 40

Bên cạnh hình tượng Nho sĩ, Đạo sĩ, nhân vật Trần Tú Uyên còn mang nétđiển hình của một hình tượng nam nhi có tâm thức lãng mạn trong chuyện tình yêu.Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn thì các nhà Nho luôn tự ý thức về việc cần phải

xa lánh nữ sắc, dùng sức mạnh lý trí để loại trừ sự ám ảnh nguy hại của nữ sắc: “Kinhnghiệm mà sử sách truyền lại luôn lưu ý những người đàn ông làm chính trị phải tỉnhtáo trước cám dỗ của nữ sắc Thi ca, tiểu thuyết trung đại thường tổng kết nhiều bàihọc về những tai họa mà nữ sắc đã gây ra ” [45, tr.330] Quan niệm đạo đức phong

kiến cho rằng không đam mê nữ sắc chính là một trong những đức tính quý của cácbậc quân tử Bởi vậy, văn thơ trung đại thường viết về các nhân vật chính là nhữngbậc anh hùng có trí lớn trong thiên hạ, không vướng bận chuyện nữ sắc Tuy nhiên,không vì vậy mà chuyện tình yêu nam nữ, những nhân vật phụ nữ có nhan sắc khôngxuất hiện trong văn học trung đại Ngược lại, nhân vật nữ luôn được các tác giả dàycông xây dựng, đặc biệt với thể loại truyện thơ Nôm, các tác giả còn chú trọng miêutả nhan sắc trời ban của họ làm say đắm lòng người Nguyễn Huy Tự trong truyện

Hoa tiên đã diễn tả những rung động của một chàng trai trước sắc đẹp của phụ nữ:

Chớ chê dạ khách tơi bờiTượng đồng âu cũng rụng rời chân tay.

(Hoa tiên - Nguyễn Huy Tự)

Vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của nàng Kiều đã khiến Kim Trọng mang nỗi tương tư:

Cho hay là thói hữu tìnhĐố ai gỡ mối tơ mành cho xong!

Chàng Kim từ lại thư songNỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)Trở lại với Bích Câu kỳ ngộ, tác giả Vũ Quốc Trân đã dụng công miêu tả vẻ đẹp

“hoa nhường nguyệt thẹn” của Giáng Kiều khiến cho Tú Uyên mê mẩn, tương tư.Đến đây, nhân vật người nam hiện lên với phong thái lãng mạn, đa tình

Vũ Quốc Trân đã có dụng ý khi miêu tả ở Tú Uyên những nét thanh lịch, hàohoa Chàng mang trong mình một trái tim nồng nhiệt, lãng mạn và chủ động trong

Ngày đăng: 28/10/2020, 01:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 1998
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ Văn học, tái bản, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
3. Phan Kế Bính (2004), Việt Nam phong tục, tái bản, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
4. Chevalier (Jean), Gheerbrant (Alain) (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, bản dịch, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Chevalier (Jean), Gheerbrant (Alain)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1997
5. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Chi
Năm: 2013
6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
7. Lương Minh Chung (2012), Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hoá, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hoá
Tác giả: Lương Minh Chung
Năm: 2012
8. Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trườngthiên nhiên
Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2002
9. Nguyễn Thị Bích Dậu (2014), Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của HàThị Cẩm Anh
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Dậu
Năm: 2014
10. Chu Xuân Diên (2006), Văn hoá dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
11. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn hóa đến văn hóa học
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
12. Phan Cự Đệ (1997), Văn học, đổi mới và giao lưu Văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học, đổi mới và giao lưu Văn hóa
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
Năm: 1997
13. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 1980
14. Trần Văn Giáp (1996), Giới thiệu và xác định giá trị Bích Câu kỳ ngộ, tái bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu và xác định giá trị Bích Câu kỳ ngộ
Tác giả: Trần Văn Giáp
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ Văn học, tái bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
16. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
17. Nguyễn Văn Hoài (2015) “Thi pháp truyện thơ Nôm tài tử giai nhân và một số tiểu loại truyện thơ Nôm khác: Nhìn từ góc độ nhân vật, mô thức cốt truyện”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4), tr. 14-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp truyện thơ Nôm tài tử giai nhân và một sốtiểu loại truyện thơ Nôm khác: Nhìn từ góc độ nhân vật, mô thức cốt truyện"”, Tạpchí Nghiên cứu văn học
18. Phạm Thị Hồng (2010), “Nhân vật Thuý Kiều trong đoạn kết Truyện Kiều nhìn theo quan điểm văn hoá giới thời trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học,(460), tr. 110-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật Thuý Kiều trong đoạn kết "Truyện Kiều "nhìntheo quan điểm văn hoá giới thời trung đại”, "Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Phạm Thị Hồng
Năm: 2010
19. Phạm Thị Thu Hương (2015), Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai từ góc nhìn văn hoá, Luậnvăn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai từ góc nhìn văn hoá
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2015
20. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vùng văn hoá Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận
Nhà XB: Nxb Vănhọc
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w