CHƯƠNG 1 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 4 1.1 Hợp đồng tín dụng 4 1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng 4 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 4 1.1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng 6 1.1.3.1 Căn cứ vào thời gian vay: 6 1.1.3.2 Căn cứ vào chủ thể đi vay: 7 1.1.3.3Căn cứ vào hình thức bảo đảm: 7 1.1.4 Luật điều chỉnh của hợp đồng tín dụng 7 1.2 Căn cứ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 8 1.2.1 Các quy định chung: 8 1.1.2.1Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tín dụng: 8 1.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng tín dụng 10 1.1.2.3Nội dung của hợp đồng tín dụng 12 1.2.2 Giao kết hợp đồng tín dụng 16 1.2.2.1Nguyên tắc giao kết 16 1.2.2.2Trình tự giao kết hợp đồng tín dụng 17 1.2.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng 20 1.2.3.1Nguyên tắc thực hiện 21 1.2.3.2Quy trình thực hiện 22 CHƯƠNG 2 24 THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 24 2.1 Tình hình chung về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. 24 2.2 Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng: 25 2.2.1 Các yêu cầu về hợp đồng tín dụng 25 2.2.2 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn 26 2.2.3 Lập báo thẩm định cho vay 26 2.2.4 Giao kết hợp đồng tín dụng 28 2.2.5 Xem xét một vài ví dụ cụ thể 28 2.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng 30 2.3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng tín dụng 30 2.3.1.1Quy trình giải ngân 30 2.3.1.2Kiểm tra, giám sát khoản vay 31 2.3.1.3Thu nợ lãi và gốc, xử lý những tài sản 32 2.3.1.4Thanh lý hợp đồng tín dụng 32 2.3.1.5Giải toả tài sản bảo đảm 33 2.3.2 Quá trình sửa đổi điều chỉnh hợp đồng tín dụng 33 2.4 Một số vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn 33 2.4.1 Tranh chấp về điều khoản và thực hiện hợp đồng tín dụng 33 2.4.2 Tranh chấp về lãi suất trong HĐTD 38 2.4.3 Hợp đồng tín dụng vô hiệu 41 CHƯƠNG 3 NHỮNG VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 45 3.1 Nguyên nhân cùng những vướng mắc trong giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 45 3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 45 3.1.2 Nguyên nhân từ những văn bản và quy định của pháp luật 46 3.2 Những kiến nghị: 47 3.2.1 Đối với Cơ quan nhà nước: 47 3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 50 3.2.3 Những kiến nghị về chủ thể có liên quan đến việc ký kết Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 51 3.2.3.1Về phía ngân hàng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 51 3.2.3.2Cá nhân và các tổ chức tham gia và hoạt động giao kết Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 53 KẾT LUẬN 56 PHỤ LỤC SỐ 1 1 DANH MỤC TÀI LIỆU 10
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
VŨ THỊ CHUNG THỦY
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG-QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
VŨ THỊ CHUNG THỦY
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG-QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101
Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS Nguyễn
Triều Hoa
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Triều Hoa đã tận tìnhhướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực tậptốt nghiệp này
Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô Khoa Luật Trường Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôitrong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị bộ phận tín dụngNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã tạo cơ hội cho tôi được tham gia thựctập, tiếp nhận và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôiđược tiếp cận, quan sát và học hỏi những công việc của một nhân viên tín dụngtại ngân hàng Điều này đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc trau dồi thêm kiếnthức thực tiễn, hoàn thành báo cáo thực tập
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõnguồn gốc”
Vũ Thị Chung Thủy
(ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
-PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Sinh viên thực tập: VŨ THỊ CHUNG THỦY MSSV: 33131026428 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16B Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Thời gian thực tập: Từ 07/12/2015 đến 08/03/2016 Nhận xétchung: ………
………
………
………
Đánh giá cụ thể (1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập (tối đa được 5 điểm)……….……… ….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác) (tối đa được 2 điểm) ……… ……
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác) (tối đa được 3 điểm)……… … …
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….
Điểm chữ:……… ………
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người nhận xét đánh giá
Viết rõ HỌ TÊN và CHỨC DANH của người nhận xét
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: VŨ THỊ CHUNG THỦY MSSV: 33131026428
Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16B Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
Đề tài nghiên cứu:
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG-QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT.
Nhận xétchung:
………
………
………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm) …… (2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……….
Điểm chữ:………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
Trang 7TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: VŨ THỊ CHUNG THỦY MSSV: 33131026428 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16B Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Đề tài nghiên cứu: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG-QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT. Nhận xétchung: ………
………
………
Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….
(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….
Điểm chữ:……….
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người chấm thứ nhất
Trang 8TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI Sinh viên thực tập: VŨ THỊ CHUNG THỦY MSSV: 33131026428 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16B Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Liên Việt Đề tài nghiên cứu: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG-QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT. Nhận xétchung: ………
………
………
Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….
(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……… ….
Điểm chữ:……… ……….
Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2016
Người chấm thứ hai
Trang 9MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: 2
3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2
4 Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 4
1.1 Hợp đồng tín dụng 4
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng 4
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng 4
1.1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng 6
1.1.3.1 Căn cứ vào thời gian vay: 6
1.1.3.2Căn cứ vào chủ thể đi vay: 7
1.1.3.3Căn cứ vào hình thức bảo đảm: 7
1.1.4 Luật điều chỉnh của hợp đồng tín dụng 7
1.2 Căn cứ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 8
1.2.1 Các quy định chung: 8
1.1.2.1Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tín dụng: 8
1.1.2.2Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng tín dụng 10
1.1.2.3Nội dung của hợp đồng tín dụng 12
1.2.2 Giao kết hợp đồng tín dụng 16
1.2.2.1Nguyên tắc giao kết 16
1.2.2.2Trình tự giao kết hợp đồng tín dụng 17
1.2.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng 20
1.2.3.1Nguyên tắc thực hiện 21
1.2.3.2Quy trình thực hiện 22
CHƯƠNG 2 24
THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 24
Trang 102.1 Tình hình chung về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 24
2.2 Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng: 25
2.2.1 Các yêu cầu về hợp đồng tín dụng 25
2.2.2 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn 26
2.2.3 Lập báo thẩm định cho vay 26
2.2.4 Giao kết hợp đồng tín dụng 28
2.2.5 Xem xét một vài ví dụ cụ thể 28
2.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng 30
2.3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng tín dụng 30
2.3.1.1Quy trình giải ngân 30
2.3.1.2Kiểm tra, giám sát khoản vay 31
2.3.1.3Thu nợ lãi và gốc, xử lý những tài sản 32
2.3.1.4Thanh lý hợp đồng tín dụng 32
2.3.1.5Giải toả tài sản bảo đảm 33
2.3.2 Quá trình sửa đổi điều chỉnh hợp đồng tín dụng 33
2.4 Một số vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn 33
2.4.1 Tranh chấp về điều khoản và thực hiện hợp đồng tín dụng33 2.4.2 Tranh chấp về lãi suất trong HĐTD 38
2.4.3 Hợp đồng tín dụng vô hiệu 41
CHƯƠNG 3 NHỮNG VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 45
3.1 Nguyên nhân cùng những vướng mắc trong giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 45
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 45
3.1.2 Nguyên nhân từ những văn bản và quy định của pháp luật 46 3.2 Những kiến nghị: 47
3.2.1 Đối với Cơ quan nhà nước: 47
3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 50
Trang 113.2.3 Những kiến nghị về chủ thể có liên quan đến việc ký kết
Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 51
3.2.3.1Về phía ngân hàng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 51
3.2.3.2Cá nhân và các tổ chức tham gia và hoạt động giao kết Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: 53
KẾT LUẬN 56
PHỤ LỤC SỐ 1 1
DANH MỤC TÀI LIỆU 10
Trang 13LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng thương mại đã thể hiện được rõ vai trò,chức năng quan trọng của mình trong hoạt động tài chính tiền tệ, vai trò trunggian tài chính của mình trong hoạt động của nền kinh tế Ngân hàng là nơicung cấp vốn cho nền kinh tế, chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sảnxuất kinh doanh, ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốnnhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế Hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngânhàng thương mại, cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, hoạt độngtín dụng có thời gian hoàn vốn dài, liên quan đến các điều kiện kinh tế diễnbiến trong tương lai nên độ rủi ro rất cao Hình thức pháp lý của quan hệ tíndụng là hợp đồng tín dụng, mặc dù hợp đồng tín dụng đã được sử dụng rất lâunhưng do nền kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi nên các văn bản ban hành
ra để điều chỉnh hợp đồng tín dụng không còn phù hợp nữa Và hợp đồng tíndụng là một loại của hợp đồng kinh tế Do đó, hợp đồng tín dụng vẫn cònnhiều vướng mắc như: chủ thể có thẩm quyền ký kết, do những quy địnhnhững bất lợi cho bên tham gia hợp đồng, các văn bản của cơ quan quản lýgây ra Trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và phápluật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm
và không ngừng hoàn thiện như: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật ngân hàngNhà nước 2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010 và nhiều văn bản hướng dẫnthi hành…Những văn bản pháp luật trên đã tạo ra một khung pháp lý quantrọng, tạo đà cho hoạt động cho vay của các ngân hàng phát triển, thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về ngân hàng nói chung vàpháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập.Hiểu được tư cách pháp lý, cách thức giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụcủa các bên, tranh chấp trong hợp đồng tín dụng là cần thiết để hoạt động tíndụng ngày càng phát triển Từ đó đề xuất những biện pháp để hoàn thiện môitrường pháp lý và thúc đẩy hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng tại ngân
Trang 14hàng, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia Vì vậy, tôi đã chọn đề
tài: Hợp đồng tín dụng-Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt”
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
- Tìm hiểu các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tíndụng
- Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCPBưu điện Liên Việt Tìm những vướng mắc phát sinh trong quá trình thựchiện và vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm trong thời gian thựctập để có những đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc đó
Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài sẽ trả lời các vấn đề sau:
- Pháp luật Việt Nam quy định thế nào là Hợp đồng tín dụng?
- Các quy định trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng?Những khó khăn và bất cập xảy ra trong quá trình việc giao kết và thựchiện hợp đồng tín dụng?
3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: quan sát công việc hằng ngày của các nhânviên tín dụng trong ngân hàng, thu thập thông tin về ngân hàng và văn bảnpháp luật từ internet, bảng báo cáo hoạt động và các văn bản của ngân hàngtại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp liệtkê-trích dẫn Bên cạnh đó, là sự kết hợp đồng thời cả lý luận và thực tiễn đểlàm sáng tỏ nội dung của đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Các quy định pháp lý về giao kết và thực hiện hợpđồng tín dụng, thực tiễn, vướng mắc về giao kết và thực hiện hợp đồng tíndụng
4 Kết cấu đề tài
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu & phạm vi nghiên cứu, kết
cấu đề tài
Trang 15Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại ngân
hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Chương 3: Những vướng mắc và một số kiến nghị về giao kết và thực
hiện hợp đồng tín dụng
Phần kết luận
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1 Hợp đồng tín dụng
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng
Hợp đồng được định nghĩa là sự thoả thuận bằng lời nói (hoặc văn bản)giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi,nhằm xác lập, thực hiện hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhấtđịnh trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theoquy định của Bộ luật Dân sự 2005 Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụngtrong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là cácngân hàng (sau đây gọi chung là ngân hàng)
Từ quan niệm chung về hợp đồng, căn cứ vào bản chất hoạt động tín dụngcủa tổ chức tín dụng, có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng nhưsau: Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng(bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bênvay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay
sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi,dựa trên sự tín nhiệm
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng
còn có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Về chủ thể hợp đồng tín dụng
Một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ cácđiều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay Còn chủ thể bên kia (bên vay)
có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thoả mãn những điều kiện vay vốn
do pháp luật quy định như luật tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật ngânhàng…và các văn bản quy phạm pháp luật Đây cũng là điểm khác cơ bảngiữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng vay khác Tổ chức tín dụng có thể yêu
Trang 17cầu khách hàng vay vốn trong hợp đồng tín dụng phải thoả mãn một số điềukiện nhất định về tư cách pháp lý và khả năng tài chính như: khách hàng vayphải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật và phải có khả năng tài chính đảmbảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Đối tượng của hợp đồng tín dụng
Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một
số tiền xác định và phải được các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợpđồng Ở các hợp đồng khác, đối tượng của hợp đồng rất đa dạng có thể làhàng hoá, dịch vụ nói chung còn tượng của hợp đồng tín dụng ngân hàng luônluôn là tiền
Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợicủa bên cho vay
Điều này xuất phát từ đặc thù của hợp đồng tín dụng Theo đó bên cho vaychỉ có thể nhận lại được số tiền đã cho vay cùng lãi suất sau một khoảng thờigian nhất định Thời gian càng dài thì rủi ro càng lớn Tính rủi ro của hợpđồng tín dụng còn được thể hiện ở chỗ rủi ro của hợp đồng tín dụng có tínhdây chuyền Việc không thu hồi vốn vay của tổ chức tín dụng không chỉ ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến lợiích người gửi tiền Bởi lẽ, khác với các hợp đồng cho vay thông thường, bêncho vay dùng tiền thuộc sở hữu của mình để cho vay thì trong hợp đồng tíndụng các tổ chức tín dụng chủ yếu dùng tiền từ nguồn vốn huy động từ các tổchức, cá nhân Do đó, nếu khoản cho vay không thu hồi được vốn, tổ chức tíndụng sẽ có nguy cơ mất khả năng chi trả cho người gửi tiền, đe dọa đến sựsống còn của tổ chức tín dụng, tác động dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế
Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tíndụng
Đối với các hợp đồng khác, quyền và nghĩa vụ của các bên thường xuấthiện đồng thời như: hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng lao động…còn
Trang 18với hợp đồng tín dụng ngân hàng nghĩa vụ chuyển giao tiền (giải ngân) của tổchức tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện trước tạo cơ sở pháp lý tiền đề chobên vay thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Tổ chức tín dụng chỉ cóquyền yêu cầu bên vay thực hiện các nghĩa vụ như cam kết trong hợp đồng tíndụng (sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn…) khi tổ chức tíndụng chứng minh được rằng họ đã chuyển tiền cho bên vay theo đúng cam kếttrong hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng luôn nhằm mục đích thu lợi nhuận Trong giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng thu lợinhuận không chỉ nhằm mục đích bù đắp cho những chi phí cho các hoạt độngcủa mình như: trả lãi tiền gửi,trả lương cho nhân viên…mà còn nhằm bù đắpnhững rủi ro có thể xảy ra cho tổ chức tín dụng và cũng có thể là rủi ro củangười gửi tiền Như vậy, việc thu lợi nhuận không chỉ xuất phát từ lợi ích củaTCTD, mà còn xuất phát lợi ích của người gửi tiền và lợi ích của xã hội
Hợp đồng tín dụng chỉ được ký kết dưới hình thức văn bản
Xuất phát từ tính rủi ro cao của hợp đồng tín dụng và tầm quan trọng củahợp đồng tín dụng, Luật ngân hàng của hầu hết các nước trên thế giới đều quyđịnh hợp đồng tín dụng phải được ký kết bằng văn bản Ở Việt Nam, quy địnhnày được ghi nhận trong Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng 2010 Đây là mộtquy định bắt buộc nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng trong thoả thuận củacác bên về quyền và nghĩa vụ, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, là cơ sở pháp
lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có
1.1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng
1.1.3.1 Căn cứ vào thời gian vay:
+ Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: là những hợp đồng tín dụng mà thời hạncho vay dưới 12 tháng
+ Hợp đồng tín dụng trung hạn: là những hợp đồng tín dụng có thời hạncho vay từ 12 tháng đến 60 tháng (Khoản 2 điều 8 Quy chế cho vay1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001)
Trang 19+ Hợp đồng tín dụng dài hạn: là những hợp đồng tín dụng có thời hạn chovay trên 60 tháng trở lên.
Việc phân loại hợp đồng tín dụng theo thời hạn vay vốn như trên nhằmđảm bảo vốn vay được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, để định mức lãisuất cho phù hợp, đồng thời, cũng là một biện pháp bảo toàn các nguồn vốnvay của các tổ chức tín dụng
1.1.3.2 Căn cứ vào chủ thể đi vay:
+ Hợp đồng tín dụng cá nhân: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên
là tổ chức tín dụng và một bên là cá nhân
+ Hợp đồng tín dụng pháp nhân: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa mộtbên là tổ chức tín dụng và một bên là pháp nhân bao gồm các loại hình doanhnghiệp như: Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thànhviên
1.1.3.3 Căn cứ vào hình thức bảo đảm:
+ Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản là sự thoả thuận bằng văn bảngiữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận đểkhách hàng sử dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điềukiện có hoàn trả và bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản của người vay hoặc ngườithứ ba theo sự đồng ý của người này
+ Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản là sự thoả thuận bằngvăn bản giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng chấpthuận để khách hàng sử dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định,với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm của mình đối với người đó màkhông phải là tài sản bảo đảm
1.1.4 Luật điều chỉnh của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và các văn bản phápluật sau: Luật các tổ chức tín dụng 2010 ngày 29/6/2010, Bộ luật dân sự 2005ngày 29/6/2005, Luật ngân hàng Nhà nước, Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày2/5/2001 về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Bộ luật doanh
Trang 20nghiệp 29/11/2005 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 127/2005-QĐ-NHNN ngày3/2/2005 của thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một sốđiều của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung khoản
6 điều 1 Quyết định 127/2005-QĐ-NHNN, Quyết định 652/2001/QĐ-NHNNngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy địnhphương pháp tính hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các Tổchức tín dụng, Quyết định số 51/2006/QĐ-NHNN ngày 6/10/2006 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN
1.2 Căn cứ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng1.2.1 Các quy định chung:
1.1.2.1 Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tín dụng:
Chủ thể cho vay
Theo khoản 1,2 điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Tổ chức tíndụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngânhàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” và “Ngân hàng là loại hình
tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theoquy định của Luật này”
Bên cho vay cũng được quy định rõ, theo khoản 1 điều 2 Quyết định1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước quy địnhbên cho vay là “Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụcho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng Trường hợp cho vaybằng ngoại tệ các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối” Một TCTD muốn trở thành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng phảithoả mãn các điều kiện sau1:
+ Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
Trang 21+ Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
+ Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tíndụng với khách hàng
Chủ thể đi vay
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi Khoản 2
điều 2 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định: “Khách hàng vay tại tổ
chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài ”.
Theo điều 7 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Bên vay là tổ chức, cánhân phải thoả mãn các điều kiện:
+ Bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Đối với tổchức, hộ gia đình, tổ hợp tác còn phải có người đại diện hợp pháp có đủnăng lực và thẩm quyền đại diện để ký kết hợp đồng tín dụng
+ Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp
Ngoài những điều kiện chung như trên, bên vay còn có thể phải thỏa mãnnhững điều kiện riêng khác nữa do TCTD yêu cầu trong từng hợp đồng tíndụng Những điều kiện này chỉ có tính bắt buộc phải thỏa mãn đối với bênvay khi TCTD yêu cầu
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các điều kiện này bao gồm:
+ Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết + Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả
+ Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản củangười thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảolãnh
Trang 22Tóm lại, việc pháp luật quy định các điều kiện cụ thể đối với bên cho vay vàbên đi vay trong hợp đồng tín dụng, ngoài mục đích thiết lập trật tự, kỷ cươngtrong hoạt động tín dụng còn có ý nghĩa là giải pháp nhằm đảm bảo sự antoàn trong hoạt động kinh doanh của TCTD
1.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng tín dụng:
Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay:
Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức tín dụng được quy định trong điều 25Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu phương án sản xuất kinh doanh, khảnăng tài chính của mình trước khi quyết định cho vay
+ Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vayvốn, phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định củapháp luật
+ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của kháchhàng Đây là một quy định rất cần thiết một mặt hạn chế tình trạng kháchhàng sử dụng vốn vào mục đích bất hợp pháp hoặc không đúng với mục đích
đã thoả thuận, mặt khác đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quảnhằm thu hồi vốn cho TCTD Để thực hiện quyền này có hiệu quả, luật phápcòn cho phép các TCTD có quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng yêu cầu kháchhàng phải hoàn trả tiền gốc và lãi trước thời hạn nếu khách hàng vay vi phạmnhững điều khoản đã cam kết
+ Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoảthuận khác, thì TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoảthuận trong hợp đồng để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn + Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; mua bán nợ theoquy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện đảo nợ, khoanh nợ,xoá nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của bên vay:
Trang 23Quyền và nghĩa vụ của bên vay được quy định trong điều 24 Quyết định1627/2001/QĐ-NHNN:
+ Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng.Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợicho khách hàng chống lại các yêu cầu không chính đáng của tổ chức tín dụngtrong quá trình thực hiện hợp đồng, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thểtrong quan hệ hợp đồng
+ Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc viphạm hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng Quy định này đặt ra nhằm đảmbảo quyền tiếp cận vốn ngân hàng của khách hàng, tránh những hành vi từchối cho vay không có căn cứ của tổ chức tín dụng
+ Sử dụng tiền vay đúng mục đích và có hiệu quả Đây vừa là nghĩa vụ củabên vay vốn đồng thời là điều kiện của khách hàng vay vốn Quy định nàynhằm đảm bảo cho vốn vay được sử dụng hợp pháp và đảm bảo khả năng thuhồi vốn của tổ chức tín dụng Với nghĩa vụ này thì bên vay luôn bị đặt trongtình trạng kiểm soát của tổ chức tín dụng trong suốt thời gian sử dụng vốn + Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Đây làmột trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của bên đi vay nhằm thu hồi vốncủa TCTD Nếu bên đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ không chỉ ảnh hưởng đếnlợi ích của TCTD mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền, gây tácđộng nghiêm trọng cho nền kinh tế Do vậy, để đảm bảo bên đi vay thực hiệnnghiêm túc nghĩa vụ trả nợ, pháp luật cho phép TCTD có quyền như: xử lý tàisản bảo đảm, khởi kiện bên đi vay và người bảo lãnh
Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, thì các bên trong hợp đồng tín dụngngân hàng còn có các quyền và nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng vàcác quyền và nghĩa vụ khác mà pháp luật quy định
1.1.2.3 Nội dung của hợp đồng tín dụng
Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên
có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng vàkhông vi phạm điều cấm của pháp luật và nó không trái với đạo đức xã hội
Trang 24Nội dung của hợp đồng tín dụng2 phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắcđồng thuận về ý chí,về quyền và nghĩa vụ của các bên:
Điều khoản về điều kiện vay vốn
Hợp đồng tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn Rủi ro trong hợp đồng tíndụng không chỉ ảnh hưởng tới sự sống còn của tổ chức tín dụng mà còn ảnhhưởng đến lợi ích của người gửi tiền, gây tác động nghiêm trọng đến nền kinh
tế Do vậy, an toàn cho các khoản vay là mục tiêu hàng đầu mà các tổ chức tíndụng luôn hướng tới Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ tronghợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thìHĐTD mới có hiệu lực Theo quy định tại điều 7 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 thì:
- Khách hàng vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy
đủ
- Mục đích sử dụng tiền vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư
- Điều kiện về bảo đảm tiền vay
Việc quy định các điều kiện đó nhằm đảm bảo thu hồi vốn của tổ chức tíndụng, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động cho vay cũng như đảm bảo sự ổnđịnh của nền kinh tế
Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay:
Trong hợp đồng tín dụng cần ghi rõ khách hàng sử dụng vốn vay vào việc gì(bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua nhà, xây nhà, phục vụ sinhhoạt đời sống, học tập…) Mục đích của việc thoả thuận này nhằm đảm bảocho việc sử dụng vốn của khách hàng vào mục đích hợp pháp, có tính khả thi,tránh trường hợp khách hàng sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp,không hiệu quả, tổ chức tín dụng không thu hồi được vốn vay
31/12/2001
Trang 25Ngoài ra, quy định này cũng nhằm ràng buộc trách nhiệm của bên vay vốn
sử dụng vốn vay đúng mục đích đồng thời cho phép tổ chức tín dụng có thểgiám sát bên vay vốn trong suốt quá trình sử dụng vốn
Điều khoản về phương thức cho vay
Phương thức cho vay là cách thức mà ngân hàng cấp tiền vay cho kháchhàng Đây cũng là điều khoản mà theo quy định của pháp luật các bên phảighi rõ trong hợp đồng Phương thức cho vay do các bên thoả thuận, phải phùhợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, theo điều 16 Quy chế cho vaythì các bên có thể thoả thuận cho vay theo các phương thức sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng lạilàm thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Cho vay từng lần áp dụng khikhách hàng có nhu cầu vay một lượng vốn nhất định để phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh và toàn bộ số vốn được đưa vào kinh doanh một lần hoặcnhiều lần nhưng khoảng cách giữa các lần kinh doanh là không dài
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là hình thức cho vay mà trong đó tổchức tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận một hạn mức tín dụng để duy trìtrong một khoảng thời hạn nhất định Ở hình thức vay này, các bên thoả thuậnmột khoản tiền mà TCTD phải đảm bảo trong thời hạn mà đã thoả thuận vớikhách hàng có thể được sử dụng bất cứ lúc nào Đây là số tiền tối đa màkhách hàng có thể vay tại TCTD
- Cho vay theo dự án đầu tư: Khách hàng phải có một dự án đầu tư, phải gửiđến tổ chức tín dụng dự án đầu tư Nếu dự án đầu tư có tính khả thi, hiệu quảthì TCTD quyết định cho vay Số tiền vay được thoả thuận trên cơ sở nhu cầuvốn để hoàn thành dự án
- Cho vay hợp vốn: Trường hợp số tiền vay của khách hàng quá lớn đối vớimột tổ chức tín dụng thì các TCTD có thể cho vay hợp vốn Cho vay hợp vốn
là trường hợp có từ hai TCTD trở lên cùng góp vốn để cho vay một dự án lớntrong đó một TCTD sẽ đứng ra làm đại diện
Trang 26- Cho vay trả góp: Là trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng vay thoảthuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời kỳ cho vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Là trường hợp mà tổ chức tíndụng và khách hàng sẽ thoả thuận về một hạn mức tín dụng dự phòng cónghĩa là về một khoản tiền và thời hạn mà trong đó khách hàng sẽ được đápứng nhu cầu vay vốn bất cứ khi nào trong phạm vi số tiền đã thoả thuận
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chứctín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vihạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tạicác máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tíndụng Trường hợp cho vay đối với hình thức này, tổ chức tín dụng và kháchhàng phải tuân thủ theo các quy định của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoảthuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán
Ngoài các hình thức cho vay trên, tổ chức tín dụng và khách hàng có thểthoả thuận hình thức cho vay khác mà pháp luật không cấm phù hợp với Quychế cho vay, với điều kiện kinh doanh của TCTD và khách hàng
Điều khoản về số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất
Trong điều khoản này, hai bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về sốtiền vay, ngày tháng năm trả tiền hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kýhợp đồng Lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn là bao nhiêu
Cụ thể trong hợp đồng tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việtđược quy định như sau:
“Lãi suất:
Trang 27a) Lãi suất cho vay trong hạn: “ /năm, Lãi suất này sẽ được điều chỉnh lậptức và tự động khi có thông báo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt,khách hàng và ngân hàng không phải ký kết văn bản nào khác”
b) Lãi suất nợ quá hạn:
Lãi suất quá hạn là: 150% lãi suất trong hạn Trường hợp lãi suất trong hạnđược điều chỉnh thì lãi suất nợ quá hạn sẽ tính theo mức lãi suất trong hạn đãđược điều chỉnh”
Điều khoản về trả nợ gốc, lãi
Điều khoản này gồm có những nội dung như: Việc thu hồi vốn và lãi chovay, các bên phải thỏa thuận rõ rằng số tiền vay được hoàn trả toàn bộ một lầnkhi hợp đồng vay đáo hạn hoặc trả dần hàng tháng (trả góp) Thỏa thuận vềphương thức trả nợ và kỳ hạn trả nợ phải căn cứ vào đặc điểm của hoạt độngsản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống của khách hàng, vào khả năng tàichính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng
Điều khoản về biện pháp đảm bảo
Một điều khoản vô cùng quan trọng mà các bên cần phải ghi nhận tronghợp đồng tín dụng là vấn đề bảo đảm tiền vay Điều khoản này có ý nghĩa rấtlớn đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng, củng cố quan hệ tíndụng Đối với tổ chức tín dụng các tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay là cơ sởquan trọng để tổ chức tín dụng có thể thu hồi nợ khi khách hàng vi phạmnghĩa vụ trả nợ Đối với khách hàng thì tài sản bảo đảm giúp khách hàng sửdụng tiền vay có hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm của khách hàng trongviệc trả nợ nếu không muốn tài sản bảo đảm bị đem xử lý
Các biện pháp đó là: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảolãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Tuy nhiên không phải mọi khoản cho vay nào của tổ chức tín dụng cũngphải có tài sản bảo đảm, mà ngoài các biện pháp bảo đảm bằng tài sản ra các
tổ chức tín dụng có thể cho vay thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vaykhông bằng tài sản như: bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức chính trị xã
Trang 28hội, thông qua các tổ chức Hội phụ nữ, hội nông dân cho các cá nhân hộ giađình nghèo vay vốn ưu đãi để xoá đói giảm nghèo.
Điều khoản về giải quyết tranh chấp
Đây là một điều khoản thường lệ Do đó, các bên có thể thoả thuận hoặckhông Nếu thoả thuận thì sự thoả thuận đó phải phù hợp với quy định củapháp luật Theo quy định của pháp luật thì các bên có thể thoả thuận về cáchthức giải quyết tranh chấp như: thông qua con đường tương lượng, hoà giải,giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc bằng con đường Toà án Nếu cácbên không có thoả thuận này thì việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa cácbên được giải quyết bằng Toà án theo quy định của pháp luật
Ngoài các điều khoản trên, tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thoảthuận những nội dung khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều
có quyền tham gia giao kết, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản.Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết do pháp luật quyđịnh Nhưng tự do của mỗi chủ thể phải “không trái với pháp luật, đạo đức xãhội” Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi chủ thểvừa có quyền “tự do giao kết hợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật,đạo đức xã hội
Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau vềquyền và nghĩa vụ Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để giao hợp đồngcác bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp
Trang 29nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia mà không bên nào có quyền
ép buộc bên nào Trong quan hệ hợp đồng kinh tế quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể phải tương xứng với nhau Bên nào cũng có quyền và có nghĩa vụ,đều phải chịu trách nhiệm với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của mình
1.2.2.2 Trình tự giao kết hợp đồng tín dụng
Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ
ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thoả thuận trong việc cùngnhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ đối với nhau Thực chất đó là quátrình mà hai bên thoả thuận về những điều khoản trong nội dung của hợpđồng Trình tự ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng gồm các bước sau:
- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
- Thẩm định hồ sơ tín dụng
- Quyết định cho vay
- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng
Để thiết lập một quan hệ hợp đồng bao giờ cũng phải có một bên đưa ra lời
đề nghị hợp đồng và bên kia chấp nhận lời đề nghị hợp đồng đó, tức là có sựthống nhất ý chí của các bên Theo Khoản 1 Điều 390 Bộ Luật dân sự 2005:
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về lời đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể”.Và
quy định mới thì quy định“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý
định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”3 Do tính chất của hợpđồng tín dụng ngân hàng, việc đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng thôngthường thuộc về khách hàng vay vốn Văn bản đề nghị giao kết hợp đồngchính là đơn xin vay, kèm theo các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể, khảnăng tài chính hay phương án sử dụng vốn vay4 Các tài liệu này được bênvay gửi đến tổ chức tín dụng chính là bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng
31/12/2001
Trang 30tín dụng Để bảo đảm quyền lợi của các bên và để hợp đồng thực hiện tốt thìcác bên đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng.Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng cách trao đổi, thoả thuậntrực tiếp với nhau Các bên trực tiếp bàn bạc thoả thuận xác định các điềukhoản của hợp đồng, điều kiện của các bên Các cán bộ tín dụng có tráchnhiệm hướng dẫn cụ thể cho khách hàng trong đó gồm cả những thông tin vềnhững nội dung cơ bản như: lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi,các biện pháp bảo đảm tiền vay…
Trong thực tiễn, tổ chức tín dụng không chỉ đóng vai trò thụ động trongviệc tiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng mà để mở rộng thị trường, cácngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng có dự án kinh doanh khả thi, cókhả năng tài chính để quan hệ tín dụng đối với mình Đây là phương thức giaodịch cho vay mang tính hiện đại, tăng cường khả năng cạnh tranh của cácngân hàng và trên thực tế luôn được các ngân hàng thương mại ở những nướcphát triển sử dụng
Thẩm định hồ sơ tín dụng
Do đặc thù của hợp đồng tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tổ chứctín dụng, vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các khoản vay thì tổ chức tín dụngphải tiến hành phân tích rủi ro Do đó, một thủ tục không thể thiếu trong quy
trình giao kết hợp đồng tín dụng là khâu thẩm định hồ sơ tín dụng “Tổ chức
tín dụng phải tiến hành thẩm định để xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay” (Khoản 2 Điều 15 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2001) Tổ chức tín dụng chỉ được phép ra quyết định cho vay saukhi xét thấy khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặcphương án phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả Vì thế, để đảm bảo tính kháchquan trong hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng nói riêng và trong hoạt độngcho vay nói chung, luật pháp của hầu hết các nước trên thế giới đều có sựphân định rạch ròi giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay Ở ViệtNam, quy định này được thể hiện rõ trong khoản 1 điều 15 Quyết định
Trang 311627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001“Các tổ chức tín dụng phải xây dựng
quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay”
Trong toàn bộ các khâu giao kết hợp đồng tín dụng thì thẩm định hồ sơ tíndụng là khâu vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng tíndụng Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng thì một trong những yêu cầuthiết yếu là phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ tín dụng Trong thực tiễn, việc thẩm định hồ sơ tín dụng thường được giao cho cácnhân viên chuyên trách của tổ chức tín dụng thực hiện Trong trường hợp cầnthiết hoặc pháp luật có quy định thì tổ chức tín dụng được thành lập hội đồngthẩm định hoặc thuê cơ quan tư vấn chuyên môn để thẩm định dự án đầu tưhoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng
Quyết định cho vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án sảnxuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng,
tổ chức tín dụng phải ra quyết định và thông báo cho khách hàng về quyếtđịnh cho vay của mình Về nguyên tắc, để đảm bảo an toàn tín dụng, tổ chứctín dụng chỉ được phép ra quyết định cho vay đối với những khách hàng có dự
án kinh doanh, dịch vụ, phương án phục vụ đời sống khả thi và có khả năngtài chính trả nợ trong thời hạn cam kết Trường hợp quyết định không chovay, tổ chức tín dụng cũng phải nêu rõ lý do căn cứ từ chối cho vay (Điều15.3 Quy chế cho vay)
Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng tín dụng
Theo nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết từ thời điểm bên đề nghịnhận được trả lời của bên được đề nghị chấp nhận vô điều kiện toàn bộ nộidung đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị, và khi đó sẽ làm phát sinhmột quan hệ hợp đồng giữa hai bên chủ thể, nếu không có thoả thuận khác.Với hợp đồng tín dụng ngân hàng, do đặc thù luôn tiềm ẩn độ rủi ro cao nên
Trang 32việc giao kết hợp đồng tín dụng có những nét đặc thù riêng Do đó, việc tổchức tín dụng trả lời bằng văn bản cho khách hàng về việc đồng ý cho vayđược coi là hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng mà chỉ được coi là tuyên bốđồng ý giao kết hợp đồng Việc giao kết của hợp đồng tín dụng chỉ được coi
là hoàn thành khi các bên tiến hành đàm phán xong các điều khoản của hợpđồng và người đại diện đúng thẩm quyền của các bên ký tên vào hợp đồng tíndụng Hợp đồng tín dụng ngân hàng có hiệu lực từ thời điểm người đại diện
có thẩm quyền cuối cùng ký tên vào văn bản hợp đồng, nếu các bên không cóthoả thuận khác
1.2.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng
Thực hiện hợp đồng tín dụng là mục đích của việc giao kết hợp đồng tíndụng Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bởi lẽ chỉ khi nào hợp đồng tín dụngđược thực hiện nghiêm chỉnh thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mớiđược thoả mãn và bảo đảm Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng,xuất phát từ nhu cầu bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, các bên thường quantâm đặc biệt đến những vấn đề sau:
- Thoả thuận áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụhợp đồng, trong đó chủ yếu là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vaycho tổ chức tín dụng Thoả thuận này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên chủ
nợ là tổ chức tín dụng Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, nếu bênvay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ tiền vay khi đến hạn và không được
tổ chức tín dụng cho gia hạn nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay có thể được xử lýtheo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật
- Thoả thuận việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Thoả thuận nàynhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên vay trong việc xử dụng vốn vay và trên
cơ sở đó giúp bên vay thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng Trong quá trìnhthực hiện hợp đồng tín dụng, đôi khi gặp những khó khăn khiến cho bên vaykhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay đúng hạn Việc gia hạn
nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được các bên ghi rõ trong hợp đồng tíndụng và coi đó là sự sửa đổi điều khoản về thời hạn trả nợ tiền vay
Trang 331.2.3.1 Nguyên tắc thực hiện
Sau khi giao kết hợp đồng các bên phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từquan hệ hợp đồng Việc thực hiện các nghĩa vụ đó phải tuân theo nhữngnguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chấp hành đúng: nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải chấphành đúng, đầy đủ và trung thực các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng,đồng thời cho phép mỗi bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ của họ
Các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng.Nhưng việc chấp hành đúng phải không được trái pháp luật, không trái đạođức xã hội, người thực hiện nghĩa vụ ngoài việc tôn trọng những nghĩa vụ đãcam kết hoặc pháp luật đã quy định còn phải tôn trọng và tuân thủ những quyđịnh chung của pháp luật trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác: nguyên tắc này đòi hỏi cácbên phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ Cácbên hợp tác với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ vànghiêm chỉnh những điều khoản của hợp đồng, để đáp ứng nhu cầu và bảođảm lợi ích cho các bên trong quan hệ nghĩa vụ Nếu bên nào có điều kiện màkhông thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịuthiệt hại
- Nguyên tắc vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi, theođúng thời hạn đã quy định: Thực hiện vai trò trung gian của mình, ngân hàngvừa là người đi vay, vừa là người cho vay Với tư cách là người đi vay, ngânhàng tham gia vào các quan hệ pháp luật với những người cho vay Ngânhàng có trách nhiệm trả tiền cho người gửi Với tư cách là người cho vay,ngân hàng là người có quyền quyết định cho người khác vay và yêu cầu người
đi vay hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi Ở loại quan hệ này, ngân hàng thựchiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, vừa phải bảo đảm thu đủ tiền gốc
đã cho vay vừa phải bảo đảm thu đủ tiền lãi vay
Trang 34Đây là nguyên tắc áp dụng cho cả ngân hàng và người đi vay Nguyên tắcnày vừa là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh vừa là cơ sở đểcác doanh nghiệp tiến hành hạch toán kinh tế trong hoạt động của mình Việcthực hiện nguyên tắc này tạo cho ngân hàng thu hồi được vốn cho vay và lợinhuận, nguyên tắc này buộc người đi vay phải cân nhắc và hạch toán nguồnvốn vay ra sao cho việc sử dụng nguồn vốn đó thực sự có hiệu quả, đáp ứngđược mục đích vay vốn
- Nguyên tắc tránh rủi ro, không dồn vốn cho một số ít tổ chức kinh tế vay: Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau về mặt pháp lý Họvừa hợp tác với nhau, vừa cạnh tranh Hoạt động trong môi trường vừa thuậnlợi vừa khắc nghiệt đó,tất yếu xảy ra hiện tượng là có nhiều doanh nghiệpkinh doanh hiệu quả, phát triển mạnh, đồng thời cũng sẽ có những doanhnghiệp bị thua lỗ dẫn tới phá sản Để thực hiện nguyên tắc tránh rủi ro, ngânhàng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ khách hàng vay vốn, bao gồm khả năng tàichính, tình hình sản xuất-kinh doanh để hạn chế đến mức tối thiểu mọi rủi rođối với các nguồn vốn cho vay
1.2.3.2 Quy trình thực hiện
Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng sau khi ký kết bắt đầu từ khâu pháttiền vay của bên cho vay
Phát tiền vay
Quá trình này thực hiện mục tiêu làm sao phải quản lý cho được quá trình
sử dụng vay vốn khách hàng, tạo hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro đếnmức thấp nhất có thể Phát tiền vay phải thực hiện theo hợp đồng tín dụng là
có thể phát một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng
và từng dự án cho vay, hai bên phải lập một giấy xác nhận vay vốn kiêm giấynhận nợ theo chỉ dẫn của ngân hàng
Kiểm tra, giám sát khoản vay
Kiểm tra xem mục đích vay vốn có phù hợp với đăng ký kinh doanh haykhông, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn
Trang 35 Xử lý rủi ro của các khoản vay có vấn đề
Khoản vay có vấn đề bao gồm khoản vay đã quá hạn và khoản vay tuychưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ ngân hàng domất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạmpháp luật như lừa đảo, trốn thuế Xử lý khoản vay có vấn đề chính là áp dụngcác biện pháp khác nhau để thu hồi nợ Việc xử lý này dựa trên nguyên tắc làtận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm haycung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý để tạo nhu cầu có khả năng thanh toánbằng tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng
Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phốihợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…đểtất toán khoản vay
- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theothoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, khi bên vay trả xong nợ gốc vàlãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lậpbiên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tổ chức tíndụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểmsoát và trưởng phòng tín dụng trình lên lãnh đạo ký biên bản thanh lý
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.1 Tình hình chung về giao kết và thực hiện hợp đồng tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việtđã khẳngđịnh vị thế của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Ngân hàng đãnhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho cácchương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng
Trang 36trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển nhưthủy điện, khai khoáng…Đồng thời ngân hàng còn thiết lập quan hệ kinhdoanh toàn diện và chọn lọc với các tập đoàn, tổng công ty lớn thông qua cácthỏa thuận hợp tác Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thựchiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng,
cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững Ngân hàng đã tận dụng được mạng lưới Tiết kiệm bưu điện rộng khắp này
để cung ứng vốn cho người dân, kể cả vùng sâu vùng xa Minh chứng chođiều này, đến 31/12/2015 lượng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCPBưu điện Liên Việt đã tăng gấp đôi với gần 50,000 khách hàng, chủ yếu làkhách hàng cá nhân và hộ gia đình Trong hướng tăng trưởng này, Ngân hàngTMCP Bưu điện Liên Việt tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trươngcủa Chính phủ và NHNN, đặc biệt là khu vực nông nghiệp-nông thôn Tổng
dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng 13,321 tỷ đồng (tương đương 32,26%) sovới thời điểm đầu năm 2015
Bảng 1: Quy mô và cơ cấu tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt giai đoạn 2013 - 2015
Trang 37- Văn phong rõ ràng, chặt chẽ và nội dung phản ánh đầy đủ các điềukhoản, điều kiện tín dụng, quyền nghĩa vụ của các bên, các cam kết chunggiữa các bên
- Tuân thủ tuyệt đối các quy định về tín dụng và quản lý hiện hành, kết cấulogic, thống nhất và đảm bảo tính thực thi
- Các điều khoản, điều kiện của hợp đồng được soạn thảo và thực thi trên
cơ sở thống nhất chung giữa ngân hàng và bên vay, chỉ có hiệu lực cam kếtkhi đã được ngân hàng và bên đi vay ký kết đầy đủ trong một thời hạn xácđịnh
- Cán bộ tín dụng phải kiểm tra cẩn thận mức độ chính xác các điều khoảntrong hợp đồng tín dụng với các điều khoản của văn bản bổ sung, sửa đổi
- Sau khi soạn thảo xong văn bản bổ sung, sửa đổi hợp đồng tín dụng, cán
bộ tín dụng cần chuyển qua bộ phận pháp chế, quản lý rủi ro kiểm tra và phêduyệt trước khi chuyển cho khách hàng
2.2.2 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập
hồ sơ vay vốn
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫnkhách hàng điền vào giấy đề nghị vay vốn nhằm đăng ký những thông tin về
Trang 38khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng Từ đó nêu ra các điều kiện vayvốn và tư vấn cho khách hàng việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra cácđiều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay, cậpnhật những thay đổi về hồ sơ (nếu có)
2.2.3 Lập báo thẩm định cho vay
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục như cung cấp thôngtin về năng lực pháp luật, cung cấp hồ sơ pháp lý để thực hiện hợp đồng tíndụng một các thuận tiện và nhanh nhất
Hồ sơ khách hàng cá nhân cần cung cấp:
- Hồ sơ pháp lý: Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, Hộ khẩu thường trú/KT3,giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận độc thân
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở/giấy chứng nhận quyền sửdụng đất quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất, Tờ khai lệ phítrước bạ, giấy tờ xe ô tô
Hồ sơ khách hàng doanh nghiệp cần cung cấp:
- Hồ sơ pháp lý:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư
+ Điều lệ công ty
+ Biên bản họp hội đồng thành viên của công ty
+ Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của các thành viên góp vốn
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng
- Hồ sơ tài chính:
+ Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất
+ Tờ khai thuế GTGT trong năm hoạt động kinh doanh hiện hành
Trang 39+ Bảng kê khai công nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định củacông ty trong thời điểm gần nhất.
+ Hợp đồng đầu vào, đầu ra tiêu biểu ký kết trong năm gần nhất
+ Hợp đồng thuê kho, thuê xưởng, thuê văn phòng (nếu có)
- Hồ sơ tài sản đảm bảo:
Đối với bất động sản: các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở/giấy chứngnhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất,
tờ khai lệ phí trước bạ, bản vẽ
Đối với động sản: Giấy đăng ký xe ô tô, tờ khai hải quan nhập khẩu máymóc thiết bị, bộ chứng từ nhập khẩu lô hàng nhập khẩu, hóa đơn mua hàngđối với hàng hóa mua trong nước
Căn cứ hồ sơ vay do khách hàng cung cấp, qua quá trình thẩm định tại địađiểm sản xuất kinh doanh của khách hàng Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo kháchquan, cán bộ tín dụng phải gửi bộ hồ sơ tài sản đảm bảo đến công ty thẩmđịnh giá để xác định giá trị tài sản đảm bảo Sau khi tổng hợp tất cả thông tin,cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định khách hàng nêu rõ: thông tin kháchhàng, nhu cầu khách hàng, tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo hiệncó từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất cấp tín dụng cho phù hợp
Cán bộ tín dụng sau khi hoàn tất tờ trình thẩm định khách hàng, trình lêncác cấp kiểm soát, sau đó trình lên ban tín dụng các cấp để đi đến quyết địnhcho vay Nếu khách hàng được duyệt đồng ý cho vay, cán bộ tín dụng sẽchuyển sang các phòng khác có liên quan để thực hiện soạn thảo toàn bộ hợpđồng tín dụng
2.2.4 Giao kết hợp đồng tín dụng
Cán bộ tín dụng sau khi có biên bản họp phê duyệt đồng ý cấp tín dụng chokhách hàng sẽ chuyển hồ sơ cho các phòng ban khác có liên quan để thựchiện soạn thảo hợp đồng và hẹn khách hàng ký kết hợp đồng
Trang 40Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tại ngân hàng hoặc thực hiệnthủ tục công chứng thì hồ sơ được chuyển đến trung tâm pháp lý:
+ Đối chiếu với báo cáo thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng và biên bảnhọp ban tín dụng các cấp về phê duyệt khoản cho vay, từ đó soạn thảo hợpđồng thế chấp tài sản đảm bảo để thực hiện công chứng tại phòng côngchứng, thực hiện đăng ký đảm bảo tại trung tâm đăng ký đảm bảo
+ Soạn thảo toàn bộ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên đi vay Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại ngân hàng hoặc không cầnthực hiện thủ tục công chứng thì hồ sơ được chuyển đến bộ phận dịch vụkhách hàng:
+ Soạn thảo toàn bộ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên đi vay Hợp đồng tín dụng sau khi được đã được kiểm tra, chỉnh sửa theo ý kiếncủa trưởng phòng tín dụng sẽ được chuyển đến cho khách hàng để xem xét và
ký kết Cán bộ tín dụng cần giải thích rõ cho khách hàng về các nội dung vàđiều khoản chính của hợp đồng, nhất là về các nghĩa vụ cũng như ràng buộccủa khách hàng đối với khoản tín dụng
Sau khi khách hàng đã xem xét và thông qua, hợp đồng tín dụng sẽ được kýkết bởi người đại diện có thẩm quyền của tất cả các bên Ngày ký kết hợpđồng tín dụng cũng đồng thời là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực
2.2.5 Xem xét ví dụ cụ thể
Báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn
Hồ sơ pháp lý
1 Giấy phép thành lập, kinh doanh, điều lệ của công ty
- Tên khách hàng: CÔNG TY Cổ phần GỖ HƯNG HIỆP PHÁT
- Giấy chứng nhận ĐKKD số: 3603141292 do Sở Kế hoạch và đầu tư ĐồngNai cấp lần đầu ngày 20/01/2014
- Giấy tờ pháp lý khác về hoạt động kinh doanh (nếu có): Giấy chứng nhậnđăng ký mẫu dấu số10170/ĐKMD do công an Đồng Nai cấp ngày 23/01/2014