2.4 Một số vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn
2.4.3 Hợp đồng tín dụng vô hiệu
Hợp đồng tín dụng vô hiệu theo Bộ Luật dân sự 2005 “Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính10”. Bộ Luật dân sự 2015 thì quy định Hợp đồng vô hiệu ở điều 407 và Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được ở điều 408. Vậy hợp đồng tín dụng bị
10 Điều 410 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH112005 ngày 14/06/2005
tuyên bố vô hiệu khi hợp đồng được ký không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như về năng lực chủ thể, về điều kiện tự nguyện, về mục đích, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Hợp đồng tín dụng có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu từng phần.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến hợp đồng tín dụng vô hiệu là người ký kết không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền. Về nguyên tắc, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng là người đại diện hợp pháp hiện tại của tổ chức đó. Người đại diện hợp pháp có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Tình huống thực tế: Ngày 20.2.2014, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã cùng thoả thuận ký hợp đồng ngắn hạn với Chi nhánh Khách sạn An Bình với tổng số tiền là 150 triệu đồng để mua trang thiết bị thời hạn là 12 tháng, lãi suất 10%/năm, lãi suất quá hạn là 150% lãi suất đã thoả thuận. Đến ngày 1/3/2014, hai bên lại ký hợp đồng ngắn hạn khác, theo đó Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tiếp tục cho Chi nhánh Khách sạn An Bình vay 100 triệu đồng, thời hạn vay là 12 tháng,lãi suất 10%/năm, lãi suất quá hạn bằng 150%
lãi suất vay.
Quá trình thực hiện hợp đồng trên, Chi nhánh Khách sạn An Bình đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, giám đốc chi nhánh bỏ đi làm ăn nơi khác. Do chi nhánh khách sạn An Bình không trả được, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã có công văn gửi Khách sạn An Bình yêu cầu Khách sạn An Bình trả nợ thay cho chi nhánh, nhưng khách sạn An Bình đã từ chối trách nhiệm.
Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng nợ là 302,083 triệu đồng trong đó nợ gốc 250 triệu đồng, lãi 52,083 triệu đồng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã khởi kiện Toà án yêu cầu Khách sạn An Bình phải trả nợ thay cho chi nhánh.
Khi thụ lý hồ sơ vụ án, Toà án nhân dân Quận 1 PHCM xét thấy chủ thể bên vay trong hai hợp đồng tín dụng trên là Chi nhánh khách sạn An Bình không đúng với Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân nên không phải là
khách hàng vay của tổ chức tín dụng. Do đó, hai hợp đồng nêu trên bị Toà án tuyên vô hiệu theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (chủ thể không đúng thẩm quyền). Hậu quả là hợp đồng tín dụng trên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao kết. Các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Về phía Khách sạn An Bình, mặc dù chi nhánh khách sạn An Bình đã bị Khách sạn An Bình đình chỉ hoạt động nhưng Khách sạn An Bình vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với tất cả các hoạt động của Chi nhánh. Theo đó, Khách sạn An Bình phải chịu trả nợ thay cho Chi nhánh và chỉ phải trả nợ gốc.
Qua tình huống trên ta thấy việc xem xét tư cách chủ thể của bên vay vốn là rất quan trọng. Đây chính là cơ sở để các thẩm phán, trọng tài xem xét tính hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Việc xác định sai tư cách của chủ thể vay vốn dẫn đến hợp đồng vô hiệu, tổ chức tín dụng không thu hồi được lãi, gây thiệt hại nặng nề cho các tổ chức tín dụng.
Theo quy định của pháp luật thì “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối”11
Tình huống thực tế: Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và công ty X được ký kết. Công ty X đã vay ngân hàng nhiều lần theo hợp đồng tín dụng (cả trung và ngắn hạn) với tổng số tiền vay là 1 tỷ đồng. Trong số những hợp đồng đã ký có những hợp đồng mà tại thời điểm ký kết, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đi công tác xa, Phó Tổng giám đốc ở nhà ký vượt phép. Khi ngân hàng phát hiện ra đã báo cáo lên cấp trên và đã được chấp thuận. Ngân hàng đã báo cho bên công ty X ký lại phụ lục hợp đồng. Nghĩa là hợp đồng vẫn có hiệu lực.
11 Khoản 1 Điều 146 Bộ Luật dân sự 2005 và Khoản 1 Điều 143 Bộ Luật dân sự 2015
Theo Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế (Nghị quyết 04) thì việc uỷ quyền có thể được thực hiện trước hoặc sau khi ký hợp đồng, có thể bằng văn bản hoặc bằng hình thức nhất định. Theo đó, nếu hợp đồng do người không có thẩm quyền ký kết (hoặc vượt quá thẩm quyền) nhng sau đó đã được người có thẩm quyền biết mà không phản đối thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Theo Nghị quyết 04 thì được coi là người có thẩm quyền biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sau khi hợp đồng đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng đã được ký kết (việc báo cáo đó được thực hiện trong biên bản họp giao ban của ban giám đốc, Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất việc báo cáo là có thực…)
Đồng thời, hợp đồng tín dụng có thể bị tuyên bố vô hiệu hoàn toàn khi bên vay là đối tượng mà theo quy định của pháp luật là không được cấp tín dụng hoặc trong trường hợp không thuộc loại cho vay. Như quy định các trường hợp không được cấp tín dụng của khoản 1 điều 126 Luật các TCTD 2010.
Thêm vào đó Luật các tổ chức tín dụng 2010 còn quy định“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây12: a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
CHƯƠNG 3
NHỮNG VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN