Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 35 - 40)

2.2.1 Các yêu cầu về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một văn bản thoả thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong đó đặt ra các nghĩa vụ của mỗi bên, đặt ra các đảm bảo nhất định và thường quy định những kiểm soát và hạn chế nhất định đối với bên vay.

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Đó là cơ sở pháp lý quy định cụ thể các điều khoản và các điều kiện thực hiện việc cho vay, cấp tín dụng, quản lý khoản vay, thu hồi nợ và xử lý các khiếu kiện, tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng tín dụng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Văn phong rừ ràng, chặt chẽ và nội dung phản ỏnh đầy đủ cỏc điều khoản, điều kiện tín dụng, quyền nghĩa vụ của các bên, các cam kết chung giữa các bên.

- Tuân thủ tuyệt đối các quy định về tín dụng và quản lý hiện hành, kết cấu logic, thống nhất và đảm bảo tính thực thi.

- Các điều khoản, điều kiện của hợp đồng được soạn thảo và thực thi trên cơ sở thống nhất chung giữa ngân hàng và bên vay, chỉ có hiệu lực cam kết khi đã được ngân hàng và bên đi vay ký kết đầy đủ trong một thời hạn xác định.

- Cán bộ tín dụng phải kiểm tra cẩn thận mức độ chính xác các điều khoản trong hợp đồng tín dụng với các điều khoản của văn bản bổ sung, sửa đổi.

- Sau khi soạn thảo xong văn bản bổ sung, sửa đổi hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng cần chuyển qua bộ phận pháp chế, quản lý rủi ro kiểm tra và phê duyệt trước khi chuyển cho khách hàng.

2.2.2 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng điền vào giấy đề nghị vay vốn nhằm đăng ký những thông tin về

khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng. Từ đó nêu ra các điều kiện vay vốn và tư vấn cho khách hàng việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay, cập nhật những thay đổi về hồ sơ (nếu có).

2.2.3 Lập báo thẩm định cho vay

Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục như cung cấp thông tin về năng lực pháp luật, cung cấp hồ sơ pháp lý để thực hiện hợp đồng tín dụng một các thuận tiện và nhanh nhất.

Hồ sơ khách hàng cá nhân cần cung cấp:

- Hồ sơ pháp lý: Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, Hộ khẩu thường trú/KT3, giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận độc thân...

- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất, Tờ khai lệ phí trước bạ, giấy tờ xe ô tô...

Hồ sơ khách hàng doanh nghiệp cần cung cấp:

- Hồ sơ pháp lý:

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư + Điều lệ công ty

+ Biên bản họp hội đồng thành viên của công ty

+ Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của các thành viên góp vốn + Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng

- Hồ sơ tài chính:

+ Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất

+ Tờ khai thuế GTGT trong năm hoạt động kinh doanh hiện hành

+ Bảng kê khai công nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định của công ty trong thời điểm gần nhất.

+ Hợp đồng đầu vào, đầu ra tiêu biểu ký kết trong năm gần nhất.

+ Hợp đồng thuê kho, thuê xưởng, thuê văn phòng (nếu có).

- Hồ sơ tài sản đảm bảo:

Đối với bất động sản: các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất, tờ khai lệ phí trước bạ, bản vẽ...

Đối với động sản: Giấy đăng ký xe ô tô, tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị, bộ chứng từ nhập khẩu lô hàng nhập khẩu, hóa đơn mua hàng đối với hàng hóa mua trong nước...

Căn cứ hồ sơ vay do khách hàng cung cấp, qua quá trình thẩm định tại địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo khách quan, cán bộ tín dụng phải gửi bộ hồ sơ tài sản đảm bảo đến công ty thẩm định giá để xác định giá trị tài sản đảm bảo. Sau khi tổng hợp tất cả thông tin, cỏn bộ tớn dụng lập tờ trỡnh thẩm định khỏch hàng nờu rừ: thụng tin khỏch hàng, nhu cầu khách hàng, tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo hiện có...từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất cấp tín dụng cho phù hợp.

Cán bộ tín dụng sau khi hoàn tất tờ trình thẩm định khách hàng, trình lên các cấp kiểm soát, sau đó trình lên ban tín dụng các cấp để đi đến quyết định cho vay. Nếu khách hàng được duyệt đồng ý cho vay, cán bộ tín dụng sẽ chuyển sang các phòng khác có liên quan để thực hiện soạn thảo toàn bộ hợp đồng tín dụng.

2.2.4 Giao kết hợp đồng tín dụng

Cán bộ tín dụng sau khi có biên bản họp phê duyệt đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng sẽ chuyển hồ sơ cho các phòng ban khác có liên quan để thực hiện soạn thảo hợp đồng và hẹn khách hàng ký kết hợp đồng.

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tại ngân hàng hoặc thực hiện thủ tục công chứng thì hồ sơ được chuyển đến trung tâm pháp lý:

+ Đối chiếu với báo cáo thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng và biên bản họp ban tín dụng các cấp về phê duyệt khoản cho vay, từ đó soạn thảo hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo để thực hiện công chứng tại phòng công chứng, thực hiện đăng ký đảm bảo tại trung tâm đăng ký đảm bảo.

+ Soạn thảo toàn bộ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên đi vay.

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại ngân hàng hoặc không cần thực hiện thủ tục công chứng thì hồ sơ được chuyển đến bộ phận dịch vụ khách hàng:

+ Soạn thảo toàn bộ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên đi vay.

Hợp đồng tín dụng sau khi được đã được kiểm tra, chỉnh sửa theo ý kiến của trưởng phòng tín dụng sẽ được chuyển đến cho khách hàng để xem xét và ký kết. Cỏn bộ tớn dụng cần giải thớch rừ cho khỏch hàng về cỏc nội dung và điều khoản chính của hợp đồng, nhất là về các nghĩa vụ cũng như ràng buộc của khách hàng đối với khoản tín dụng.

Sau khi khách hàng đã xem xét và thông qua, hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của tất cả các bên. Ngày ký kết hợp đồng tín dụng cũng đồng thời là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.

2.2.5 Xem xét ví dụ cụ thể

 Báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn Hồ sơ pháp lý

1. Giấy phép thành lập, kinh doanh, điều lệ của công ty.

- Tên khách hàng: CÔNG TY Cổ phần GỖ HƯNG HIỆP PHÁT

- Giấy chứng nhận ĐKKD số: 3603141292 do Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai cấp lần đầu ngày 20/01/2014

- Giấy tờ pháp lý khác về hoạt động kinh doanh (nếu có): Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu số10170/ĐKMD do công an Đồng Nai cấp ngày 23/01/2014

- Điều lệ của công ty ngày 30/12/2013.

- Biên bản họp sáng lập viên ngày 20/06/2014 uỷ quyền cho ông Trần Quốc Hưng-Giám đốc công ty- là người đại diện thay mặt công ty giao dịch, ký kết các văn bản, hợp đồng để vay vốn theo quy định của Ngân hàng

- Quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Hưng giữ chức vụ giám đốc công ty ngày 21/01/2014.

- Quyết định bổ nhiệm bà Bùi Thị Lâm giữ chức vụ kế toán trưởng công ty ngày 25/03/2014.

2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính: Cưa xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ;

bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, bán buôn ván ép các loại, Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác

3. Vốn điều lệ của công ty là: 1.800.000.000 đồng (Một tỷ tám trăm triệu đồng)

Thẩm định phương án vay vốn

- Số tiền: 4.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ năm trăm triệu đồng chẵn) - Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động sản suất kinh doanh ván ép các loại.

- Thời hạn vay: 12 tháng

- Phương án kinh doanh 2015 - 2016:

Đvt: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Giá trị

1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 37.483,2

2 Giá vốn hàng bán 32.051,6

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.431,6

4 Doanh thu hoạt động tài chính 5,2

5 Chi phí tài chính 315

- Trong đó: Chi phí lãi vay 315

6 Chi phí quản lý kinh doanh 3.821,8

7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.300

8 Thu nhập khác 0

9 Chi phí khác 0

10 Lợi nhuận khác 0

11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.300

12 Chi phí thuế TNDN 286

13 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.014 - Thời gian thu hồi vốn: 05 tháng

Như vậy, việc khách hàng lập báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn như theo yêu cầu của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng và khách hàng có độ tin cậy lẫn nhau. Là căn cứ để ngân hàng xem xét có nên cho khách hàng vay hay không như có khả năng trả nợ hay không, mục đích sử dụng vốn ra sao, đầu tư vào những việc gì…

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w