Những kiến nghị về chủ thể có liên quan đến việc ký kết Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 61 - 65)

3.2.3.1 Về phía ngân hàng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:

- Thực hiện đúng đầy đủ các quy trình thủ tục về quy trình nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, soạn thảo ký kết hợp đồng tín dụng. Từng giai đoạn phải có các cấp kiểm soát và làm theo thứ tự quy định.

- Trước khi giao kết hợp đồng tín dụng phải đưa khách hàng đọc hợp đồng tớn dụng, đồng thời nhõn viờn của ngõn hàng phải giải thớch rừ ràng cỏc điểm quan trọng như lãi suất, thay đổi lãi suất,phạt...

- Ngân hàng phải đảm bảo các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng là đúng thẩm quyền. Thông báo rộng rãi hoặc cung cấp văn bản về thẩm quyền tham gia ký hợp đồng tín dụng của ngân hàng cho các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng.

- Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Ngân hàng cần có kế hoạch về việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ đều được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm giúp cho việc hướng dẫn khách hàng tốt hơn.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải luôn cập nhật các vấn đề liên quan đến kinh tế, những chính sách kinh tế thay đổi như chính sách tiền tệ, luôn cập nhật các văn bản pháp luật mới ban hành để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay khi mà nền kinh tế luôn có sự thay đổi. Tổ chức nhiều hơn các hình thức trao đổi thảo luận giữa hội sở chính và các chi nhánh, giữa các chi nhánh trên cùng một địa bàn.

- Công tác giám sát sau khi cho vay thực sự cần được xem trọng, do đó trong thực tế đã dẫn đến những trường hợp nợ xấu phát sinh thu hồi chậm hoặc không thu được gây thiệt hại về vốn và tài sản của ngân hàng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả và tăng quy mô đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng doanh nghiệp, chi nhánh phải tăng cường giám sát món vay và đề ra biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề.

- Cán bộ tín dụng cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên để sớm nhận ra những dấu hiệu báo động dẫn đến không đề ra biện pháp khắc phục kịp thời

tình hình vì trong hoạt động tín dụng nhất là tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, không tránh khỏi rủi ro phát sinh nợ xấu. Cán bộ tín dụng cần mạnh dạn thừa nhận sai sót, có quan điểm tích cực và hành động với tinh thần trách nhiệm cao theo một quy trình quản lý món vay khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng.

- Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dừi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đỏnh giỏ tiến độ thực hiện của phương án vay vốn, vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra biện pháp xử lý thích ứng với tình hình.

- Ngân hàng cần phải thu thập các thông tin của doanh nghiệp một cách chính xác, đầy đủ bằng cách tận dụng triệt để những lần gặp gỡ chủ doanh nghiệp khi họ đến ngân hàng trả lãi và có thể thu thập từ những người biết đến doanh nghiệp như chính quyền địa phương, bạn hàng có quan hệ mua bán với doanh nghiệp. Đến trực tiếp nơi ở và sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc đầu tư từ nguồn vốn vay, để biết được tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với nợ vay ngân hàng, việc sử dụng có đúng mục đích vay hay không, đánh giá được khả năng thanhtoán nợ hay không khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Chất lượng của ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng phục thuộc rất nhiều vào độ chính xác của thông tin, chất lượng thông tin và khách hàng. Chúng ta có thể thấy thông tin đầu tiên mà ngân hàng nhận được là do khách hàng cung cấp, người đi vay bao giờ cũng cung cấp những thông tin có độ sai lệch nhất định để họ cố gắng vay được vốn. Vì vậy, để hạn chế và ngăn chặn rủi ro trên, ngân hàng cần tích cực tìm kiếm thông tin chính xác bằng các biện pháp như: Điều tra thông tin doanh nghiệp xin vay vốn, thu thập thông tin từ bên ngoài,

- Cần hoàn thiện hơn nữa nội dung và phương pháp thẩm định: thẩm định toàn diện trên mọi phương tiện, mọi nội dung của dự án nhằm giúp cho quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng được diễn ra thuận lợi, rủi ro thấp.

- Triển khai và khuyến khích khách hàng sử dụng nhửng sản phẩm bảo hiểm trả nợ vay, các khoản bảo hiểm về tài sản...khi khách hàng gặp vấn đề

rủi ro không có khả năng trả nợ thì sẽ có công ty bảo hiểm thay mặt trả nợ, hợp đồng vẫn được thực hiện như cam kết.

3.2.3.2 Cá nhân và các tổ chức tham gia và hoạt động giao kết Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:

- Khách hàng cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về bản thân doanh nghiệp cũng như yêu cầu mà cán bộ tín dụng đưa ra, nhất là thông tin về kế toán tài chính, vì như vậy sẽ giúp cho việc giao kết và thực hiện và hợp đồng tín dụng được thuận lợi, nhanh chóng. Thực hiện đúng sẽ không cản trở đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, sẽ giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp vì đối với doanh nghiệp kinh doanh thời gian là rất quan trọng.

- Các cá nhân và tổ chức khi ký kết hợp đồng nên sử dụng những sản phẩm bảo hiểm khách hàng vay (tài sản, bảo hiểm về con người...) để khi gặp vấn đề rủi ro sẽ có công ty bảo hiểm trả nợ thay cho ngân hàng, từ đó sẽ luôn thực hiện đúng hợp đồng tín dụng.

- Các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao kết hợp đồng tín dụng phải đọc và nghiên cứu kỹ các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng và phải đảm bảo hiểu rừ chỳng. Những điểm nào chưa rừ cú thể nhờ cỏn bộ tớn dụng giải thích. Vì sau giao kết hợp đồng tín dụng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay, biết được mình có quyền lợi gì để bảo vệ khi bị vi phạm.

- Khách hàng vay nên thực hiện chế độ kế toán hiện đại, chính xác theo đúng quy định của nhà nước, luôn tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan để tránh vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Do những thủ tục khá rờm rà, và lâu không thể giảm được cho nên khách hàng cần làm các giấy tờ có liên quan trước như có các mẫu về giấy đề nghị vay vốn, báo cáo thẩm định đề nghị vay vốn...như vậy, sẽ đỡ mất thời gian hơn, không ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án của mình.

- Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã đi vào cuộc sống người dân cũng như các đối tượng khác như các văn bản được đăng tải trên

mạng, các trang Web như luatvietnam.com.vn,Vietlaw.com.vn,…hoặc các báo chí như công báo, tạp chí toà án. Nhưng hầu như các khách hàng ít cập nhật vì họ ý thức được rằng cần phải biết luật về ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng để họ biết nên làm những gì trước để tránh mất thời gian như các thủ tục về làm giấy tờ xin vay vốn, báo cáo thẩm định, hoặc tránh những tranh chấp xảy ra do thiếu hiểu biết về luật. Vì vậy, khách hàng vay nên tìm đọc, cập nhật các văn bản có liên quan đến việc vay vốn của mình. Khách hàng cần xem có khả năng thanh toán với ngân hàng hay không rồi mới vay vốn, không được khai man, giả dối như khai tăng nguồn vốn tự có so với thực tế mình có, kinh doanh những mặt hàng cấm như chất ma tuý, vũ khí..hay kinh doanh những mặt hàng không đúng như ghi trong hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w