2.3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng tín dụng 2.3.1.1 Quy trình giải ngân
Bước 1 : Chứng từ giải ngân.
- Chứng từ của khách hàng:
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân gồm:
+ Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.
+ Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu.
+ Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán trong trường hợp cụ thể chi nhánh có thể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục để đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
- Chứng từ của chi nhánh: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu.
Bước 2 : Trình duyệt giải ngân.
- Cán bộ tín dụng sau khi xem xétchứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ tín dụng.
+ Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo.
+ Nếu chưa đồng ý: yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại.
+ Nếu khụng đồng ý: ghi rừ lý do, trỡnh lónh đạo quyết định.
- Lãnh đạo ký duyệt.
2.3.1.2 Kiểm tra, giám sát khoản vay
Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng hạn các cam kết.
Ngân hàng TMCP Bưu Điện LiênViệt quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay. Các cán bộ tín dụng luôn kiểm tra, giám sát khoản vay theo đúng hướng dẫn của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt để xem các khoản vay do ngân hàng cung cấp cho khách hàng có được sử dụng đúng mục đích như cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không, mặt khác có thể xem tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đồng thời dự báo được những rủi ro phát hiện kịp thời những khoản nợ có vấn đề nhanh chóng có biện pháp xử lý.
2.3.1.3 Thu nợ lãi và gốc, xử lý những tài sản - Có hai phương pháp thu nợ, gốc lãi được áp dụng:
+ Khách hàng vay trả nợ thanh toán tại chi nhánh, tại các phòng giao dịch.
+ Trích thu nợ tự động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vay.
- Khoản vay bằng ngoại tệ nào thì trả nợ gốc, lãi bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả bằng ngoại tệ khác hoặc đồng Việt Nam phải được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chấp thuận.
- Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ. Nếu có sự thoả thuận về điều kiện, mức phí trả nợ trước hạn giữa người vay và ngân hàng cho vay phải được ghi vào hợp đồng tín dụng.
- Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lói cỏn bộ tớn dụng thường xuyờn theo dừi tiến độ trả nợ của khách hàng vay thông qua chứng từ, sổ sách kế toán và các phần mềm về quản lý khoản vay.
- Cán bộ tín dụng tiến hành thống kê và đánh giá khách hàng qua các vấn đề: trả nợ đầy đủ đúng hạn, trả nợ không đầy đủ không đúng hạn, nợ quá hạn phát sinh và lưu vào hệ thống quản lý thông tin khách hàng. Việc đánh giá khách hàng này giúp cho ngân hàng phát hiện những cảnh báo sớm về các khoản nợ có vấn đề, khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời.
2.3.1.4 Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi thanh lý hợp đồng tín dụng các bên cùng ký kết biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Bằng việc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng, các bên không còn bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng tín dụng. Việc thanh lý hợp đồng tín dụng cũng đồng nghĩa với việc kết thúc hợp đồng đảm bảo tiền vay đi kèm theo hợp đồng tín dụng.
2.3.1.5 Giải toả tài sản bảo đảm
Khi khách hàng đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài chính cho ngân hàng, cán bộ tín dụng thực hiện các bước giải tỏa tài sản đảm bảo.
- Kiểm tra từng trang giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.
- Xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.
Cán bộ tín dụng lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt.
2.3.2 Quá trình sửa đổi điều chỉnh hợp đồng tín dụng
- Việc sửa đổi và điều chỉnh hợp đồng tín dụng được thực hiện theo yêu cầu của một trong các bên tham gia ký kết hợp đồng tín dụng và phải được các bên còn lại chấp thuận được thể hiện bằng các nội dung sửa đổi hoặc điều chỉnh.
- Tùy theo nội dung và tính chất của các thay đổi mà việc bổ sung sửa đổi hợp đồng được thực hiện dựa trên kết quả thẩm định bổ sung đã được phê duyệt hoặc theo đề nghị của một trong các bên tham gia ký kết hợp đồng tín dụng và có sự chấp thuận của các bên còn lại.