Giao kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 26 - 30)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1 Hợp đồng tín dụng

1.2 Căn cứ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

1.2.2 Giao kết hợp đồng tín dụng

Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ-pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định.

1.2.2.1 Nguyên tắc giao kết

 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản.

Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết do pháp luật quy định. Nhưng tự do của mỗi chủ thể phải “không trái với pháp luật, đạo đức xã hội”. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi chủ thể vừa có quyền “tự do giao kết hợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, đạo đức xã hội.

 Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để giao hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp

nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia mà không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Trong quan hệ hợp đồng kinh tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải tương xứng với nhau. Bên nào cũng có quyền và có nghĩa vụ, đều phải chịu trách nhiệm với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của mình

1.2.2.2 Trình tự giao kết hợp đồng tín dụng

Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Thực chất đó là quá trình mà hai bên thoả thuận về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Trình tự ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng gồm các bước sau:

- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng.

- Thẩm định hồ sơ tín dụng - Quyết định cho vay

- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng

Để thiết lập một quan hệ hợp đồng bao giờ cũng phải có một bên đưa ra lời đề nghị hợp đồng và bên kia chấp nhận lời đề nghị hợp đồng đó, tức là có sự thống nhất ý chí của các bên. Theo Khoản 1 Điều 390 Bộ Luật dân sự 2005:

“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rừ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về lời đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể”. Và quy định mới thỡ quy định“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rừ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”3. Do tính chất của hợp đồng tín dụng ngân hàng, việc đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng thông thường thuộc về khách hàng vay vốn. Văn bản đề nghị giao kết hợp đồng chính là đơn xin vay, kèm theo các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể, khả năng tài chính hay phương án sử dụng vốn vay4. Các tài liệu này được bên vay gửi đến tổ chức tín dụng chính là bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng

3 Khoản 1 điều 386 Bộ luật dân sự 2015 ngày 24/11/2015

4 Điều 14 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ngày

tín dụng. Để bảo đảm quyền lợi của các bên và để hợp đồng thực hiện tốt thì cỏc bờn đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cỏch cụ thể và rừ ràng.

Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng cách trao đổi, thoả thuận trực tiếp với nhau. Các bên trực tiếp bàn bạc thoả thuận xác định các điều khoản của hợp đồng, điều kiện của các bên. Các cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho khách hàng trong đó gồm cả những thông tin về những nội dung cơ bản như: lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi, các biện pháp bảo đảm tiền vay…

Trong thực tiễn, tổ chức tín dụng không chỉ đóng vai trò thụ động trong việc tiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng mà để mở rộng thị trường, các ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng có dự án kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính để quan hệ tín dụng đối với mình. Đây là phương thức giao dịch cho vay mang tính hiện đại, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và trên thực tế luôn được các ngân hàng thương mại ở những nước phát triển sử dụng.

Thẩm định hồ sơ tín dụng

Do đặc thù của hợp đồng tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng, vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các khoản vay thì tổ chức tín dụng phải tiến hành phân tích rủi ro. Do đó, một thủ tục không thể thiếu trong quy trình giao kết hợp đồng tín dụng là khâu thẩm định hồ sơ tín dụng. “Tổ chức tín dụng phải tiến hành thẩm định để xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay” (Khoản 2 Điều 15 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001). Tổ chức tín dụng chỉ được phép ra quyết định cho vay sau khi xét thấy khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả. Vì thế, để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng nói riêng và trong hoạt động cho vay nói chung, luật pháp của hầu hết các nước trên thế giới đều có sự phân định rạch ròi giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay. Ở Việt Nam, quy định này được thể hiện rừ trong khoản 1 điều 15 Quyết định

1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001“Các tổ chức tín dụng phải xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rừ ràng trỏch nhiệm cỏ nhõn, trỏch nhiệm giữa khõu thẩm định và quyết định cho vay”.

Trong toàn bộ các khâu giao kết hợp đồng tín dụng thì thẩm định hồ sơ tín dụng là khâu vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng thì một trong những yêu cầu thiết yếu là phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ tín dụng.

Trong thực tiễn, việc thẩm định hồ sơ tín dụng thường được giao cho các nhân viên chuyên trách của tổ chức tín dụng thực hiện. Trong trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì tổ chức tín dụng được thành lập hội đồng thẩm định hoặc thuê cơ quan tư vấn chuyên môn để thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Quyết định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng phải ra quyết định và thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay của mình. Về nguyên tắc, để đảm bảo an toàn tín dụng, tổ chức tín dụng chỉ được phép ra quyết định cho vay đối với những khách hàng có dự án kinh doanh, dịch vụ, phương án phục vụ đời sống khả thi và có khả năng tài chính trả nợ trong thời hạn cam kết. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tớn dụng cũng phải nờu rừ lý do căn cứ từ chối cho vay (Điều 15.3 Quy chế cho vay).

Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng tín dụng

Theo nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết từ thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời của bên được đề nghị chấp nhận vô điều kiện toàn bộ nội dung đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị, và khi đó sẽ làm phát sinh một quan hệ hợp đồng giữa hai bên chủ thể, nếu không có thoả thuận khác.

Với hợp đồng tín dụng ngân hàng, do đặc thù luôn tiềm ẩn độ rủi ro cao nên

việc giao kết hợp đồng tín dụng có những nét đặc thù riêng. Do đó, việc tổ chức tín dụng trả lời bằng văn bản cho khách hàng về việc đồng ý cho vay được coi là hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng mà chỉ được coi là tuyên bố đồng ý giao kết hợp đồng. Việc giao kết của hợp đồng tín dụng chỉ được coi là hoàn thành khi các bên tiến hành đàm phán xong các điều khoản của hợp đồng và người đại diện đúng thẩm quyền của các bên ký tên vào hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng ngân hàng có hiệu lực từ thời điểm người đại diện có thẩm quyền cuối cùng ký tên vào văn bản hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w