Thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 30 - 33)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1 Hợp đồng tín dụng

1.2 Căn cứ pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

1.2.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng

Thực hiện hợp đồng tín dụng là mục đích của việc giao kết hợp đồng tín dụng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bởi lẽ chỉ khi nào hợp đồng tín dụng được thực hiện nghiêm chỉnh thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới được thoả mãn và bảo đảm. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, các bên thường quan tâm đặc biệt đến những vấn đề sau:

- Thoả thuận áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trong đó chủ yếu là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cho tổ chức tín dụng. Thoả thuận này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên chủ nợ là tổ chức tín dụng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, nếu bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ tiền vay khi đến hạn và không được tổ chức tín dụng cho gia hạn nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay có thể được xử lý theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

- Thoả thuận việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Thoả thuận này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên vay trong việc xử dụng vốn vay và trên cơ sở đó giúp bên vay thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, đôi khi gặp những khó khăn khiến cho bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay đúng hạn. Việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được cỏc bờn ghi rừ trong hợp đồng tớn dụng và coi đó là sự sửa đổi điều khoản về thời hạn trả nợ tiền vay.

1.2.3.1 Nguyên tắc thực hiện

Sau khi giao kết hợp đồng các bên phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ đó phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chấp hành đúng: nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải chấp hành đúng, đầy đủ và trung thực các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, đồng thời cho phép mỗi bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ.

Các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

Nhưng việc chấp hành đúng phải không được trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội, người thực hiện nghĩa vụ ngoài việc tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết hoặc pháp luật đã quy định còn phải tôn trọng và tuân thủ những quy định chung của pháp luật trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác: nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ. Các bên hợp tác với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh những điều khoản của hợp đồng, để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm lợi ích cho các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Nếu bên nào có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại.

- Nguyên tắc vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi, theo đúng thời hạn đã quy định: Thực hiện vai trò trung gian của mình, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng tham gia vào các quan hệ pháp luật với những người cho vay. Ngân hàng có trách nhiệm trả tiền cho người gửi. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng là người có quyền quyết định cho người khác vay và yêu cầu người đi vay hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi. Ở loại quan hệ này, ngân hàng thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, vừa phải bảo đảm thu đủ tiền gốc đã cho vay vừa phải bảo đảm thu đủ tiền lãi vay.

Đây là nguyên tắc áp dụng cho cả ngân hàng và người đi vay. Nguyên tắc này vừa là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh vừa là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành hạch toán kinh tế trong hoạt động của mình. Việc thực hiện nguyên tắc này tạo cho ngân hàng thu hồi được vốn cho vay và lợi nhuận, nguyên tắc này buộc người đi vay phải cân nhắc và hạch toán nguồn vốn vay ra sao cho việc sử dụng nguồn vốn đó thực sự có hiệu quả, đáp ứng được mục đích vay vốn.

- Nguyên tắc tránh rủi ro, không dồn vốn cho một số ít tổ chức kinh tế vay:

Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Họ vừa hợp tác với nhau, vừa cạnh tranh. Hoạt động trong môi trường vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đó,tất yếu xảy ra hiện tượng là có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, phát triển mạnh, đồng thời cũng sẽ có những doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn tới phá sản. Để thực hiện nguyên tắc tránh rủi ro, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ khách hàng vay vốn, bao gồm khả năng tài chính, tình hình sản xuất-kinh doanh..để hạn chế đến mức tối thiểu mọi rủi ro đối với các nguồn vốn cho vay.

1.2.3.2 Quy trình thực hiện

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng sau khi ký kết bắt đầu từ khâu phát tiền vay của bên cho vay.

 Phát tiền vay

Quá trình này thực hiện mục tiêu làm sao phải quản lý cho được quá trình sử dụng vay vốn khách hàng, tạo hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Phát tiền vay phải thực hiện theo hợp đồng tín dụng là có thể phát một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng và từng dự án cho vay, hai bên phải lập một giấy xác nhận vay vốn kiêm giấy nhận nợ theo chỉ dẫn của ngân hàng.

 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Kiểm tra xem mục đích vay vốn có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

 Xử lý rủi ro của các khoản vay có vấn đề

Khoản vay có vấn đề bao gồm khoản vay đã quá hạn và khoản vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ ngân hàng do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật như lừa đảo, trốn thuế. Xử lý khoản vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này dựa trên nguyên tắc là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý để tạo nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

 Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoản vay.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tổ chức tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trưởng phòng tín dụng trình lên lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w