Qua thực tế về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng còn gặp phải một số khó khăn và vướng mắc giữa các chủ thể tham gia. Sở dĩ có tình trạng trên, ngoài những nguyên nhân do tính chất hoạt động trong tín dụng ngân hàng còn một số nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân về công tác xây dựng văn bản pháp luật.
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan
- Hợp đồng tín dụng do ngân hàng soạn thảo theo mẫu vì thế ngân hàng thường đưa ra những điều kiện có lợi cho mình vào hợp đồng, và hợp đồng rất dài và nhiều điều khoản. Khách hàng khi đi vay vốn vì những lý do khác nhau như cần vốn, trình độ hạn chế. Bên cạnh đó trong hợp đồng tín dụng có những thuật ngữ tài chính phải là người trong ngành mới có thể hiểu được và cán bộ tớn dụng khụng giải thớch rừ nờn khỏch hàng khụng thể hiểu hết những điều
khoản trong hợp đồng nhưng vẫn tiến hành giao kết. Khách hàng chỉ cần biết việc vay vốn nên khi giao kết hợp đồng tín dụng thường cũng không đọc kỹ nội dung mà chỉ đọc sơ qua. Do đú khỏch hàng khụng nắm rừ ràng những quyền lợi và nghĩa vụ của các bên để thực hiện cho đúng.
- Việc soạn thảo hợp đồng tín dụng theo mẫu đôi khi có những thiếu sót do nhõn viờn tớn dụng chưa nắm rừ nội dung hợp đồng tớn dụng mẫu và khi soạn thảo chưa thêm vào hợp đồng những cam kết hoặc nội dung cần thiết khác.
Hơn nữa, đối tượng vay vốn đa dạng với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau nờn nhõn viờn tớn dụng nhiều khi cũng khụng hiểu rừ những văn bản pháp luật chi phối.
- Việc thu hồi nợ xấu của các ngân hàng gặp khó khăn khi khách hàng chây ỳ, không chịu hợp tác hoặc cố tình né tránh. Việc khởi kiện khách hàng ra tòa án để xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay thường gây tốn kém và thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng, cũng như gây lãng phí nguồn vốn đang tồn đọng tại khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả. Trên thực tế, việc xử lý nợ quá hạn kéo dài vài năm do qua từng khâu như: ngân hàng thực hiện đôn đốc và làm việc với khách hàng để thanh toán nợ quá hạn, khoảng sau ba tháng nếu khách hàng vẫn không trả nợ và không có khả năng trả nợ sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện, tiếp đó phải tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định.
- Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành ỏn với nhiều lý do như bản ỏn chưa rừ ràng, hoặc lý do này lý do khác. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với tòa án. Thời gian chờ đợi thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.
Ngoài ra việc thực hiện nhanh hay chậm cũng còn do ý thức làm việc chủ quan của các cơ quan này.
- Từ ý chí chủ quan của người thực thi pháp luật trong việc công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo. Ngân hàng và khách hàng cũng tốn nhiều thời gian trong các khâu này, các cơ quan đôi khi gây khó dễ khi thực hiện
công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo, các thủ tục tại các cơ quan này nhiều lúc không thống nhất đối với cùng một vấn đề hoặc đối với từng công chứng viên.
3.1.2 Nguyên nhân từ những văn bản và quy định của pháp luật
- Khoản 1 điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất cho vay các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế trước đây các ngân hàng vẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận vượt quá 150% lãi suất cơ bản, cho phép theo Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 theo quy định về cho vay bằng VNĐ theo thỏa thuận của TCTD đối với khách hàng và Thông tư 12/2010/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 14/4/2010 hướng dẫn TCTD cho vay bằng VNĐ đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Điều này chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật, vì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan hành pháp thì các Thông tư hướng dẫn hay các văn bản quy định đều phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành. Với việc văn bản dưới luật quy định khác với bộ luật thì phải xem xét thống nhất lại.
Lãi suất cơ bản mà NHNN ấn định chỉ là cơ sở để các TCTD công bố mức lãi suất cho vay tùy theo đối tượng khách hàng và theo diễn biến của thị trường. Điều này phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.Trên thực tế các hợp đồng cho vay với lãi suất thỏa thuận đều vượt mức quy định trên, ngoài ra khi NHNN chưa cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận thì các ngân hàng cũng tìm cách lách luật bằng việc thu thêm các phí khác, dẫn đến sự méo mó về lãi suất cả về huy động lẫn cho vay. Việc lách luật của các ngân hàng thời gian qua cũng chỉ đáp ứng tình hình thực tế của thị trường dựa trên quy luật cung tiền về tiền tệ.
- Tổ chức cung cấp thông tin tín dụng(CIC) chưa cung cấp thông tin khách hàng từ các tổ chức tín dụng kịp thời và chưa cung cấp được nhiều thông tin thiết yếu như tình hình tài chính, tình trạng pháp lý doanh nghiệp...Về tài sản đảm bảo chưa có cơ quan công khai tình trạng pháp lý của tài sản, do luật dân sự cũng quy định một tài sản có thể được dùng để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng, nên việc cung cấp các thông tin về tài sản đảm bảo rất hữu ích đối
với các ngân hàng để có thể quyết định đúng đắn hơn trong việc nhận thế chấp.