Tranh chấp về điều khoản và thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 43 - 48)

2.4 Một số vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn

2.4.1 Tranh chấp về điều khoản và thực hiện hợp đồng tín dụng

Khi xuất hiện hành vi cố ý hoặc vô ý làm trái với cam kết sẽ làm phát sinh tranh chấp đối với các hợp đồng tín dụng đã ký kết. Hành vi đó có thể của bên cho vay hay bên vay là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, từ đó dẫn đến tranh chấp.

Các tranh chấp thường thấy:

Thứ nhất, bên vay vi phạm điều khoản về cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bên vay thay vì sử dụng vốn vay vào mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì mang đi sử dụng vào việc khác. Ví dụ: trong thời kỳ NHNN hỗ trợ lãi suất vay cho khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh (lãi suất cho vay thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm) các khách hàng này sẽ vay

vốn ra để gửi tiết kiệm. Ngoài ra bên vay vốn sử dụng vốn vay vào mục đích khác trong HĐTD như kinh doanh các lĩnh vực mạo hiểm, đầu cơ...

Tình huống thực tế phát sinh: Nguyễn Thị Hoa–chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Cổ Phần Ngân Hà-địa chỉ tại Quận 1 TPHCM. Ngày 19/8/2013, Hoa ký hợp đồng với công ty Cổ Phần Ngân Hà cam kết góp 4 tỷ đồng nhưng sau đó không có tiền nên Hoa xin góp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trị giá 10 tỷ đồng. Sau đó, lợi dụng danh nghĩa công ty bà Hoa đã vay gần 20 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sử dụng cho cá nhân, số tiền vay này hoàn toàn bị sử dụng sai mục đích (Tên công ty đã được thay đổi theo yêu cầu của đơn vị thực tập). Ở tình huống này ngân hàng đã thiếu thông tin khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Ngân hàng cho vay mà không biết một cách đầy đủ chính xác các thông tin cụ thể về khách hàng.

Có thể thấy thông tin tín dụng có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển của chính các tổ chức tín dụng. Trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTD, các tổ chức cho vay phải thường xuyên thực hiện quyền kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng.

Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây5:

+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Như vậy, với quy định của pháp luật sử dụng vốn vay hợp pháp nhằm đảm bảo các bên tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo trật tự công bằng của xã hội.

Thứ hai, là bên cho vay cố ý hay vô tình vi phạm các cam kết với bên đi vay trong HĐTD. Sau khi HĐTD có hiệu lực, việc giải ngân khoản tín dụng mà hai bên đã thoả thuận là nghĩa vụ của bên cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp sau khi ký kết HĐTD với khách hàng bên cho vay đã

5Điều 17 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ngày 31/12/2001

không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân. Điều này, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay như bên vay không tiến hành kế hoạch kinh doanh như dự kiến, không có vốn đầu tư vào dự án đầu tư, đấu thầu đã được đăng ký. Hậu quả là bên vay bị tổn thất rất lớn về hiệu quả kinh tế cũng như uy tín, danh dự, thậm chí thương hiệu.

Thứ ba, là do bên cho vay có sự vi phạm thể hiện một cách gián tiếp.

Người đi vay họ đề nghị vay với số tiền cụ thể để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, số tiền vay mà người vay đề nghị ít khi nào được tổ chức tín dụng đáp ứng 100%, TCTD thường chấp nhận ở mức thấp hơn đề nghị rất nhiều. Với việc chấp nhận cho vay với mức thấp hơn mức đề nghị đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng.

Nay lại tiếp tục nhận số tiền giải ngân ít hơn số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng thì mục đích sử dụng số tiền vay này có nguy cơ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều này tổ chức tín dụng vô hình trung đã đưa khách hàng vay vào chỗ khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.

Tình huống thực tế: Ngày 15/2/2013 Công ty TNHH Minh Long (chuyên sản xuất linh kiện xe máy), địa chỉ tại quận 3 TPHCM có đầu tư nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên quyết định đầu tư một dây chuyền sản xuất để tăng doanh số cho công ty, theo như công ty trình bày với ngân hàng thì tổng vốn đầu tư là 7 tỷ gồm 2 tỷ xây nhà xưởng, 5 tỷ để mua dàn máy sản xuất.

Ngân hàng phê duyệt cho công ty vay 5 tỷ trên tổng phương án. Sau khi công ty đã sử dụng hết vốn tự có để xây nhà xưởng, công ty đề nghị ngân hàng giải ngân theo tiến độ để chuyển dàn máy về lắp ráp hoạt động để sản xuất. Tuy nhiên ngân hàng nhận định rằng lĩnh vực khách hàng đang đầu tư đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu vào, đầu ra nên ngân hàng quyết định từ chối giải ngân cho khách hàng. Điều này gây nhiều khó khăn cho khách hàng vì đã bỏ nhiều vốn thực hiện và còn đang đầu tư dở dang từ đó gây thiệt hại không nhỏ về phía khách hàng.

Tình huống thực tế: Ngày 12/5/2013 chị Nguyễn Thu Lan có nhu cầu vay 200 triệu và trong hợp đồng có thỏa thuận là giải ngân một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng. Đến khi đã đặt bút ký hợp đồng và chuẩn bị giải ngân thì chị mới biết là ngân hàng giải ngân cho chị chỉ với 195 triệu đồng. Phía ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giải thích rằng số 5 triệu đồng đó là ngân hàng đã thu trước hai tháng lãi suất cộng với các chi phí thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản bảo đảm, công chứng chứng thực…Cách lý giải đó là hợp lý nhưng nó không đúng nguyên tắc cũng như thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng chỉ quy định số tiền vay 200 triệu đồng, tuy nhiên ít khách hàng nào để ý đến hoặc thắc mắc về quy định giải ngân một cách chung chung đó. Thực tế, thì số tiền thực tế được giải ngân có đúng với số tiền vay ghi trong hợp đồng hay không? Nếu họ không giao đúng với số tiền ghi trong hợp đồng thì có được gọi là vi phạm hợp đồng hay không? Ở đây, đa số các TCTD lẫn tránh các quy định này, họ thường vi phạm ở hình thức tinh vi hơn. Nghĩa là với số tiền vay 200 triệu đồng đó với lãi suất 12%/năm, thời hạn vay là 24 tháng và thỏa thuận rằng lãi suất sẽ được trả hàng tháng tức mỗi tháng họ phải trả là 2 triệu đồng tiền lãi cho ngân hàng.. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận giải ngân một lần và khách hàng sẽ hoàn trả vốn cộng lãi suất hàng tháng, thì việc tổ chức tín dụng tự động ứng trước tiền lãi mà đáng lẽ ra khách hàng phải trả vào một khoản thời gian sau nữa. Rừ ràng đõy là cỏch hành xử trỏi quy định của phỏp luật vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.

Thứ tư, một trong những vấn đề vướng mắc trong hợp đồng tín dụng là việc thu hồi nợ trước hạn. Luật các TCTD cho phép các ngân hàng được phép thu hồi nợ trước hạn nếu bên vay vi phạm HĐTD. Đây là một trong những đòi hỏi cơ bản, là quyền rất quan trọng của các ngân hàng để bảo đảm an toàn vốn cho vay. Tuy nhiên có luồng quan điểm không đồng tình vì căn cứ vào quy định của BLDS thì bên cho vay “Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn”, trừ trường hợp được bên vay đồng ý6. Nếu theo quan điểm này, thì trái ngược hoàn toàn với quy định của pháp luật ngân hàng, vô cùng bất lợi đối với bên cho vay. Theo đó, khi bên vay chậm trả một kỳ hạn

6 Khoản 3 điều 473 Bộ luật dân sự 2005 và Khoản 3 điều 465 Bộ luật dân sự 2015

nợ hoặc có những vi phạm khác, thì ngân hàng sẽ không được phép chuyển toàn bộ số nợ sang nợ quá hạn, thu hồi toàn bộ nợ vay và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Thực tế đã từng xảy ra vụ việc dưới đây: Tháng 10-2014, bà Phùng Thị Tuyết Liên ký hợp đồng tín dụng vay của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 900 triệu đồng, thời hạn vay là 60 tháng, trả nợ gốc lãi cho theo định kỳ hằng tháng. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của người thứ ba. Bà Nga chỉ trả nợ được 2 kỳ, sau đó không trả nợ tiếp. Sau đó Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt khởi kiện ra TAND quận 1 đòi nợ và đề nghị phát mại tài sản thế chấp để thu nợ. Toà án đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. (Tên đã được thay đổi theo yêu cầu của đơn vị thực tập)

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thì cho rằng: Việc chậm trả của bà Nga là đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, do vậy việc đòi nợ dựa trên cơ sở nghĩa vụ đã đến hạn chứ không phải là “đòi lại nợ trước hạn”. Căn cứ pháp lý là Luật Tổ chức tín dụng 2010 cho phép ngân hàng “Có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng”7.

Và theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN cũng quy định rừ: “Đối với khoản nợ vay khụng trả nợ đỳng hạn, được TCTD đỏnh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và TCTD thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ, việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật” 8

Còn toà án thì lập luận rằng: Hợp đồng tín dụng có thời hạn vay là 5 năm, đến nay mới là 3 năm, chưa đến hạn. Do đó, căn cứ vào Khoản 3 điều 473 Bộ luật dân sự 2005 và Khoản 3 điều 465 Bộ luật dân sự 2015 thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chưa có quyền yêu cầu bên vay trả nợ, theo đó cũng không có quyền đòi bên thế chấp tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.

7 Khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức tín dụng 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

Để hạn chế rủi ro trên, các bên nên có thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nội dung sau: Trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ một kỳ hạn trả nợ thì các kỳ hạn khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn trả nợ và ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về hợp đồng tín dụng quy định của pháp luật và thực tiễn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w