CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI41.1. Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam41.2. Khái quát chung về chế độ thai sản51.3. Một số quy định của pháp luật quốc tế về chế độ bảo hiểm thai sản71.4. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ thai sản91.5. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thai sản11CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH222.1. Tổng quan về tình hình sử dụng lao động tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành222.2. Thực tế áp dụng chế độ thai sản đối với lao động nữ tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành26CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GỢI Ý NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH333.1. Nhận xét về hệ thống quy định trong Luật BHXH đối với chế độ thai sản và việc áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành333.2. Gợi ý những giải pháp để hoàn thiện việc áp dụng các quy định về chế độ thai sản trong Luật BHXH tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành38KẾT LUẬN44
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TRƯƠNG ĐĂNG KHOA
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT
THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TRƯƠNG ĐĂNG KHOA
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT
THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số
52380101
Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS Nguyễn
Triều Hoa
Trang 4TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Thầy/Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức làm nền tảng cho việc thực hiện khóaluận chuyên ngành luật kinh doanh này
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành, Anh/Chị Phòng tổ chức nhân sự Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Anh Huỳnh Trọng Trí người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Triều Hoa, Th.S
Nguyễn Khánh Phương đã tận tình hướng dẫn, góp ý từ khâu chọn đề tài, viết
đề cương sơ bộ, đến đề cương chi tiết và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp giúptôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất
Xin chân thành cảm ơn!
i
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõnguồn gốc.”
Tác giả khóa luận Sinh viên thực hiện
Trương Đăng Khoa
Trang 7TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
-PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xét chung:
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác)
(tối đa được 3 điểm)
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3) Điểm chữ
Trang 8TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406
Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Nhận xét chung:
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3) Điểm chữ
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn
GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 15 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Đề tài nghiên cứu: CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Nhận xét chung:
Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)
(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)
- Phần 1 (tối đa 1,5 điểm)
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)
Điểm chữ
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất
v
Trang 10TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI Sinh viên thực tập: TRƯƠNG ĐĂNG KHOA MSSV: 33121024406 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 15 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Đề tài nghiên cứu: CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Nhận xét chung:
Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)
(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)
- Phần 1 (tối đa 1,5 điểm)
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)
Điểm chữ
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai
Trang 11MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 4
1.1 Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam 4
1.2 Khái quát chung về chế độ thai sản 5
1.3 Một số quy định của pháp luật quốc tế về chế độ bảo hiểm thai sản 7
1.4 Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ thai sản 9
1.5 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thai sản 11
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH 22
2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng lao động tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành .22
2.2 Thực tế áp dụng chế độ thai sản đối với lao động nữ tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 26
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GỢI Ý NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH 33
3.1 Nhận xét về hệ thống quy định trong Luật BHXH đối với chế độ thai sản và việc áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 33
3.2 Gợi ý những giải pháp để hoàn thiện việc áp dụng các quy định về chế độ thai sản trong Luật BHXH tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 38
KẾT LUẬN 44 PHỤ LỤC SỐ 1
PHỤ LỤC SỐ 2
DANH MỤC TÀI LIỆU
vii
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 13LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng trựctiếp gây ra những hậu quả, những tổn thất đến đời sống, kinh tế, xã hội…Những rủi ro này có những loại chúng ta có thể tránh được, nhưng có nhữngloại chúng ta không thể nào tránh được nhưng chúng ta có thể chia sẻ rủi robằng cách tham gia bảo hiểm Bảo hiểm là một biện pháp chia sẻ rủi ro củamột người hay của một số ít người cho cả cộng đồng những người có khảnăng gặp rủi ro cùng loại Bảo hiểm giúp chúng ta có thể chủ động được khigặp những rủi ro trong đời sống và nhất là rủi ro về tài chính Hiện nay,BHXH là một loại bảo hiểm bắt buộc, trong đó BHXH đối với người lao độngthật sự quan trọng vì nó vừa là nhu cầu và vừa là quyền lợi của họ, BHXH cóthể chia sẻ được những rủi ro về tài chính, đảm bảo được thu nhập hay bù đắpmột phần nào đó cho người lao động khi người lao động gặp những rủi ro như
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp… làm giảmhoặc mất thu nhập của người lao động
Hiện nay, lực lượng lao động nữ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng sốlực lượng lao động tại Việt Nam, chiếm đến 48,1% trên tổng số lực lượng lao
động (theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê quý I năm 2015) Tất cả
các lĩnh vực từ đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật… đều
có sự tham gia của lực lượng lao động nữ, với tỷ trọng chiếm khá lớn tronglực lượng lao động như thế việc họ đóng góp tham gia vào quá trình sản xuất,tạo ra các sản phẩm về vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi ích của xã hội, thìngược lại những quyền lợi của học phải được hưởng phải xứng đáng theođúng quy định của pháp luật hiện hành
Trong luật BHXH có quy định các chế độ cho người lao động như: chế
độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế
độ hưu trí, chế độ tử tuất nằm trong hệ thống BHXH bắt buộc Chế độ thaisản là một trong những chế độ đảm bảo thu nhập cho người lao động, đặc biệt
ở đây là lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ, nuôi con hay nhận nuôi con
ix
Trang 14nuôi…trong thời gian ngắn bị mất hoặc giảm sút thu nhập của mình Chế độthai sản ngoài ý nghĩa xã hội, nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có một
vị trí quan trọng đối với lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ, nuôi con haynhận nuôi con nuôi…
Chính vì thế, việc hiểu đúng, hiểu rõ những quy định và quyền lợi vềchế độ thai sản được quy định trong Luật BHXH là một điều vô cùng quantrọng, nhất là đối với lao động nữ Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều laođộng nói chung hay lao động nữ nói riêng chưa nắm rõ những quy định củapháp luật về BHXH bắt buộc, đặc biệt là chế độ thai sản nên khi có nhữngtình huống thực tế xảy ra, chính những lao động cũng chưa chủ động hưởngcác quyền lợi của họ và yêu cầu được hưởng những quyền lợi này hoặc thựchiện không đúng bị mất các quyền lợi về chế độ thai sản Vì những lý do trên,
tác giả lựa chọn đề tài: “Chế độ thai sản trong Luật Bảo hiểm xã hội - thực
trạng áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành” làm đề tài khoá luận
tốt nghiệp với mong muốn được tìm hiểu, đóng góp một số ý kiến, quan điểmtrong lĩnh vực này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “Chế độ thai sản trong Luật Bảo hiểm xã
hội-thực trạng áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành” nhằm mục tiêu:
- Tìm hiểu, phân tích những quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội vềchế độ thai sản hiện nay;
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về chế độ thai sản hiện nay,tác giả sẽ liên hệ thực tiễn áp dụng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
- Nhận xét, đánh giá và gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện việc ápdụng các quy định về chế độ thai sản tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Trang 153 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, trong khóa luận này tác giả
đã sử dụng các phương pháp khoa học cụ thể như phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận thực tế,phương pháp thu thập thông tin và phương pháp logic Ngoài ra, khóa luậntham khảo các tư liệu thực tiễn và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, kết hợpvới đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ thai sản tại đơn vị thực tập
để hoàn khóa luận có chất lượng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những quy định trong Luật Bảo hiểm xãhội về chế độ thai sản và thực tế áp dụng tại trường Đại học Nguyễn TấtThành Đề tài được tiến hành trong vòng 03 tháng, từ tháng 07/2015 đếntháng 10/2015
4 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,kết cấu của khóa luận được chia làm ba chương chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế độ thai sản trong Luật
Bảo hiểm xã hội
Chương 2: Thực trạng áp dụng chế độ thai sản tại Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và gợi ý những giải pháp để hoàn thiện
việc áp dụng các quy định về chế độ thai sản tại Trường Đại học Nguyễn TấtThành
xi
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ
ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Theo từ điển tiếng việt, bảo hiểm xã hội là sự “ bảo đảm những quyền
lợi vật chất cho công nhân, viên chức khi không làm việc được vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động,…” 1
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc bị mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm đóng góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”.
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2006 và Luật BHXH năm 2014
(có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) định nghĩa: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” Đây là một chính sách nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo
đảm vật chất, chăm sóc sức khỏe, phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đờisống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốmđau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, …
1 Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1936, tr.36.
Trang 171.1.2 Bảo hiểm xã hội – một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh
xã hội tại Việt Nam
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ASXH chỉ sự bảo vệ của xã hộiđối với các thành viên của mình, bằng một loạt biện pháp công cộng, nhằmchống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thunhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già vàchết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ2
Ở Việt Nam ASXH chia thành ba nhóm chính: nhóm các quan hệ cứutrợ xã hội, các quan hệ ưu đãi xã hội và các quan hệ bảo hiểm xã hội Chế độbảo hiểm xã hội đóng vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, bao gồmcác khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế Quản lý và thựchiện BHXH được tập trung thống nhất, quỹ BHXH được hạch toán độc lập vàđược Nhà nước bảo trợ
1.2 Khái quát chung về chế độ thai sản
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của chế độ thai sản
1.2.1.1 Khái niệm
- Định nghĩa thai sản
Tình trạng thai sản theo quy định của Luật BHXH hiện hành bao gồm:mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi sơ sinh, sẩy thai, nạo, hút thai, thaichết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai Vì thế có thể hiểu, chế độ thai sản
là sự đảm bảo một phần thu nhập bị giảm và chi phí tăng thêm cho người laođộng nói chung khi nuôi con sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai vàcho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con, nạo hút thai, thai chết lưu.Chế độ thai sản do quỹ bảo hiểm ốm đau và thai sản chi trả
- Chế độ thai sản
2 PGS,TS Mạc Văn Tiến, Vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH, Trang thông tin BHXH Quốc phòng: http://www.bhxhbqp.vn/?act=nctd_detail&idnctd=149&date=1385139600, [Truy cập ngày 26/9/2015].
xiii
Trang 18Theo quy định của pháp luật về BHXH, có thể hiểu chế độ thai sản làmột trong các chế độ BHXH bắt buộc, bao gồm các quy định của Nhà nướcnhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng khimang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nhận nuôi con nuôi
sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai Chế độ thai sản được cấu thànhbởi các nội dung: đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian nghỉhưởng chế độ thai sản, mức trợ cấp của chế độ thai sản
So với các chế độ khác, đối tượng của chế độ thai sản chủ yếu là laođộng nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo hút thai hoặc thaichết lưu, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai.Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên, mục đích trợ giúp, giữ cânbằng về thu nhập, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khoẻcho lao động nữ và người lao động Hiện nay, chế độ thai sản được quy địnhtrong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới nhưng tuỳ vào đặc điểmkinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước mà chế độ này quy định khác nhau vềthời gian nghỉ, mức trợ cấp, điều kiện hưởng,…
1.2.1.2 Ý nghĩa
Đối với người lao động: Chế độ thai sản có vai trò bù đắp một phần
thiếu hụt về thu nhập của người lao động Trong thời kỳ thai sản, người laođộng phải nghỉ việc, không có lương, vì thế thu nhập sẽ bị giảm Chế độ thaisản trợ cấp cho người lao động một mặt bù đắp được thu nhập bị giảm, mặtkhác hỗ trợ được các khoản chi phí tăng thêm như: mua sắm dụng cụ, tã lót,sữa,…cho em bé, tăng cường dinh dưỡng cho mẹ Đồng thời, giúp thực hiệntốt chức năng và bảo vệ quyền làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ Bên cạnh
đó, giúp cho tâm lý của người lao động ổn định, đặc biệt là người lao độngkhi họ có nhu cầu có con, xin con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc concái, bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khikhông tham gia lao động Đặc biệt trong thời kỳ thai sản, người lao động bịgiảm thu nhập do không có thời gian tập trung nhiều cho công việc mà phảidành thời gian trong thời kỳ khám thai, chăm sóc con sơ sinh… nên nhờ có
Trang 19chế độ thai sản đã hỗ trợ một phần lớn chi phí của lao động trong thời kỳ thaisản.
Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện tốt chế độ thai sản sẽ góp
phần thu hút lao động nữ vào các doanh nghiệp, mà hiện nay lực lượng nữtham gia lao động ngày càng lớn, có tay nghề và trình độ ngày càng cao trongcác lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ Thông qua chính sáchnày người sử dụng lao động thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đốivới người lao động và đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách này sẽthu hút được một lực lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động nữ đã và đangngày càng tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội
Đối với nền kinh tế - xã hội: Thực hiện tốt chế độ thai sản góp phần ổn
định cuộc sống cho xã hội, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội của mỗi quốcgia Chế độ thai sản còn mang ý nghĩa góp phần tái tạo lực lượng lao động lớncho nền kinh tế trong tương lai, góp phần dung hoà mối quan hệ người sửdụng lao động và người lao động giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục giúptăng trưởng kinh tế
1.2.2 Nguyên tắc của chế độ thai sản
Là một chế độ của bảo hiểm xã hội nên chế độ thai sản phải tuân theocác nguyên tắc của bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể tại Điều 5 LuậtBHXH năm 2006 Bên cạnh đó, người hưởng chế độ thai sản được quỹ bảohiểm xã hội đóng thay phí bảo hiểm trong thời gian hưởng chế độ thai sản
1.3 Một số quy định của pháp luật quốc tế về chế độ bảo hiểm thai sản
1.3.1 Các công ước quốc tế
Hầu hết các công ước của ILO về đảm bảo cho người lao động nữ điềuliên quan đến các chế độ thai sản, với các Công ước như:
xv
Trang 20- Công ước số 3 thông qua ngày 29/10/1919 quy định trợ cấp thai sảnvới các quyền lợi cho lao động nữ được hưởng khi sinh con và mang thaitrong các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp.
- Công ước số 102 năm 1952 quy định những tiêu chuẩn tối thiểu vềBảo đảm xã hội với 9 chế độ chính mà trong đó có chế độ về trợ cấp thai sảnkhi người phụ nữ mang thai và sinh đẻ
- Công ước số 103 và Công ước 103 (sửa đổi) thông qua năm 1952,được coi là Công ước tiêu biểu nhất về vấn đề bảo vệ phụ nữ trong thời kỳthai sản
- Công ước số 156 thông qua ngày 23/06/1994 tại Geneve đề cập về:
“Bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động
có trách nhiệm gia đình” Điểm tiến bộ nhất trong Công ước 156 là đối tượng
bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà cả lao động nam và lao động nữ
- Công ước số 183 thông qua ngày 15/06/2000, đây là công ước có nộidung quy định cụ thể nhất về các chế độ trợ cấp thai sản cho người lao động
Có thể thấy rằng theo hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành việc đảmbảo quyền lợi cho lao động nữ, đặc biệt chế độ thai sản đã đạt gần tới mặtbằng chung theo các tiêu chuẩn quốc tế Đã quy định gần như đầy đủ các chế
độ tối thiểu nhất về chế độ thai sản cho lao động nữ Tuy nhiên, nhà nướccũng rà soát lại và chuẩn bị các điều kiện cần thiết có thể để đảm bảo tốt hơncác quyền lợi về chế độ thai sản cho người lao động, nhất là đối với lao độngnữ
1.3.2 Pháp luật một số nước về chế độ thai sản
Pháp luật Đức:
Thời gian nghỉ thai sản của Đức được chia thành hai dạng:
- Nghỉ sinh con của người mẹ (tổng cộng 14 tuần bắt đầu trước khi sinhcon sinh 6 tuần và kết thúc sau khi sinh 8 tuần, nếu đa thai thời gian nghỉ có
Trang 21thể kéo dài 12 tuần; trong khoảng thời gian này sản phụ bắt buộc phải nghỉ ởnhà)
- Nghỉ nuôi con của cả cha lẫn mẹ
Thời gian nghỉ dài nhất có thể khi con đủ 3 tuổi, trong đó có một năm
Người cha có thể nghỉ phép 2 tuần: hưởng lương cơ bản trong tuần đầu
và nhận trợ cấp chính phủ trong tuần thứ hai Tuy nhiên, người cha bắt buộcphải nghỉ phép trong thời gian từ khi đứa trẻ sinh đến 56 ngày, quá hạn sẽkhông còn hiệu lực
Pháp luật Pháp
xvii
Trang 22Theo quy định pháp luật hiện hành của Pháp, chính sách BHXH rất ưuđãi cho chế độ thai sản Cụ thể: hai vợ chồng có thể nghỉ thai sản tổng cộng
318 tuần, trong đó có 22 tuần nghỉ có lương Trong thời gian này, nhà tuyểndụng tuyệt đối không được sa thải phụ nữ đang nghỉ thai sản
1.4 Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ thai sản
Lịch sử pháp luật về chế độ thai sản Việt Nam có thể lấy mốc lịch sử kể
từ khi ra đời Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam vào năm 1946 cho đến trướcnăm 1994 thời điểm ra đời Bộ luật lao động đầu tiên thì các chế độ về thai sảnxuất hiện trong các Sắc lệnh và Nghị định như: Sắc lệnh 29-SL ngày12/03/1947, Sắc lệnh 76-SL ngày 20/05/1950, Sắc lệnh 77-SL ngày22/05/1950 Nghị định 218/CP ban hành năm 1961 đã đề cập tới từng trườnghợp cụ thể về thời gian và điều kiện hưởng, Nghị định 43/CP ban hành ngày22/06/1993 quy định tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội
Đến năm 1994 khi Bộ luật lao động đầu tiên của Việt Nam được banhành , cùng với sự ra đời của Nghị định số 12 ban hành 26/01/1995, Nghịđịnh số 45 ban hành ngày 15/07/1995, Nghị định số 01 ban hành năm 2003,Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH,…Qua các Nghị định và Thông tư này
có thể thấy rằng BHXH đã thực sự đi vào cải cách so với giai đoạn trước đó.Pháp luật về BHXH trong giai đoạn này đối tượng tham gia được hưởng chế
độ thai sản được mở rộng hơn ngoài đối tượng là công nhân viên chức thìngười lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh cũng được tham giarộng rãi, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản ngày càng tăng lên
Trang 23Từng bước hòa cùng sự phát triển của xã hội, những nhu cầu về an sinh
xã hội cũng ngày càng được nâng cao và thể chế hóa trong các văn bản phápluật Cụ thể ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật bảo hiểm
xã hội, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam thể chế hóa ở mức cao nhất nhu cầu rất
cơ bản về an sinh xã hội là một bước tiến rất quan trọng và theo hướng đổimới của hệ thống chính sách xã hội ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển bềnvững Đây là thành quả của một thời gian dài nhà nước thực hiện cải cách đểđảm bảo nhu cầu an sinh xã hội Cùng với đó là sự ban hành của Nghị định số152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH
về BHXH bắt buộc, Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007hướng dẫn một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP,…
Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2012 ra đời cũng dành hẳnmột chương riêng quy định đối với lao động nữ, trong đó có các điều khoản
về chế độ thai sản với những điểm ưu việt như: lao động nữ được nghỉ trước
và sau khi sinh con là 06 tháng Việc quy định thêm thời gian nghỉ sinh concủa lao động nữ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ, trẻ em cũng như bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Ngày 20/11/2014 Luật BHXH năm 2014 ra đời (có hiệu lực ngày01/01/2016) đã sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật BHXH năm 2006
để đảm bảo chế độ thai sản cho người lao động Như vậy, chế độ thai sản ởnước ta đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật từ khi giànhđược chính quyền đến nay Đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên chính sách
về chế độ thai sản ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tếđời sống, đáp ứng mục tiêu về bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, cũng nhưthể hiện chính sách đặc biệt ưu đãi đối với người lao động Từ đó, tạo điềukiện cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng ổn định cuộc sống,sức khoẻ.
xix
Trang 241.5 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thai sản
1.5.1 Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đối tượng hưởng chế độ thai sản:
Theo quy định của Điều 155, 157, 186 Bộ luật Lao động năm 2012 vàĐiều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Nghị định số 152/2006/NĐ-CPhướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc,Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số03/2007/TT-BLĐTBXH đã quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản làngười lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công
an nhân dân;
Đối tượng hưởng chế độ thai sản theo quy định bao gồm những ngườihưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ, công nhân viên chức nhànước, công nhân quốc phòng, công an nhân dân,… và những người hưởnglương theo hợp đồng lao động với hợp đồng không xác định thời hạn và hợpđồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên theo quy định của Bộ luật lao động Đốitượng hưởng được chia thành hai lực lượng dân sự và lực lượng vũ trang
Đối chiếu với quy định tại Điều 30 Luật BHXH 2014 ( có hiệu lựcngày 01/01/2016) đối tượng được hưởng chế độ thai sản được mở rộng hơn,bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng
Trang 25đến dưới 03 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điềuhành hợp tác xã có hưởng tiền lương Pháp luật mở rộng quy định về đốitượng được hưởng chế độ thai sản tạo điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệquyền lợi của bà mẹ và trẻ em.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Điều kiện nội dung:
Theo Điều 28 Luật BHXH và Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP để được hưởng chế độ thai sản, những đối tượng hưởng phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:
+ Phải tham gia đóng BHXH bắt buộc;
+ Phải thuộc một trong các trường hợp: lao động nữ mang thai, sẩythai, hút thai hoặc thai chết lưu; Lao động nữ sinh con; Người lao động nhậnnuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi; Người lao động đặt vòng tránh thai, thựchiện các biện pháp triệt sản
Tại Điều 157 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định, thời gian nghỉ thaisản đối với lao động nữ trước và sau khi sinh con là 06 tháng Kế thừa điểmtiến bộ này, Luật BHXH mới năm 2014 ( có hiệu lực vào 01/01/2016) đã cónhiều ưu việt khi quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như quy địnhthêm về trường hợp NLĐ được hưởng chế độ thai sản: khi lao động nữ mangthai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Thời gian NLĐ nhận nuôi con nuôidưới 06 tháng tuổi (trước đây quy định mức này là dưới 04 tháng tuổi) Ngoài
ra, Luật BHXH mới năm 2014 còn có thêm quy định về lao động nam đóngBHXH có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản
Như vậy, để người lao động có thể được hưởng chế độ thai sản là họphải đóng BHXH và có sự kiện thai sản Ngoài ra, còn điều kiện rộng đối vớitrường hợp lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi sơsinh, phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trướckhi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sơ sinh Việc quy định điều kiện thời
xxi
Trang 26gian tham gia Bảo hiểm xã hội là tiến bộ đã không chỉ trợ giúp cho người laođộng nghỉ việc thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo tồn
và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội Là một chế độ trợ cấp Bảohiểm xã hội, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở đónggóp của chính người lao động
- Điều kiện thủ tục:
Để được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải có xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền Trong thời gian mang thai, lao động nữ phải có phiếukhám thai, có giấy xác nhận đối với người mang thai bệnh lý, thai không bìnhthường, sẩy thai, thai chết lưu của cơ sở y tế có thẩm quyền Khi sinh con, laođộng nữ phải có giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con Trongtrường hợp sau khi sinh con mà con bị chết thì phải có giấy xác nhận củaUBND xã, phường hoặc cơ sở y tế nơi sinh; nếu khai sinh thì phải có giấychứng tử hoặc mẹ chết cũng phải có giấy chứng tử, phải có xác nhận củangười sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làmnghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…
Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứng nhậntheo quy định pháp luật: sổ BHXH của NLĐ nhận nuôi con nuôi thể hiện đãđóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhậnnuôi con nuôi, giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để nuôicon nuôi
Việc pháp luật quy định đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục trên tạo cơ sở pháp
lý cho người lao động trong quá trình thai sản được hưởng trợ cấp, tránh tìnhtrạng gian lận, đảm bảo cho NLĐ được hưởng các chế độ kịp thời, đúng quyđịnh, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm trong việc chi trảcũng như quản lý quỹ bảo hiểm
Trang 271.5.2 Chế độ và quyền lợi
1.5.2.1 Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:
- Thời gian nghỉ khám thai:
Theo Luật BHXH năm 2006, trong thời gian mang thai, lao động nữđược nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày Riêng nhữngtrường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai khôngbình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai Thời gian nghỉkhám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉhằng tuần
- Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:
Theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH 2006 khi sẩy thai, nạo, hút thaihoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10ngày nếu thai dưới một tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trởlên Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu tính cả ngàynghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần Do việc sẩy thai, nạo hút thai hoặc thaichết lưu gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất cũng như tinh thần của phụ nữ
Để giúp người lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, sớm ổn định nhịpsinh học cơ thể, pháp luật hiện hành quy định thời gian nghỉ phụ thuộc vàotuổi thai nhi Trong Luật BHXH mới năm 2014 thời gian hưởng chế độ nàyđược quy định dựa trên tuần tuổi thai nhi mà không phải căn cứ trên thángtuổi thai nhi
- Thời gian nghỉ sinh con:
Theo Điều 31 Luật BHXH năm 2006, quy định về lao động nữ khi sinhcon được hưởng chế độ thai sản:
“a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
xxiii
Trang 28b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân; c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.”
Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về thời gian hưởng chế
độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng Trường hợp lao động nữsinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉthêm 01 tháng Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng Đểđảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, hiện nay quy định về thời gian nghỉsinh con được áp dụng theo Bộ Luật lao động 2012
Một quy định sắp có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2016, LuậtBHXH mới năm 2014 quy định về thời gian nghỉ sinh con có thêm nhiềuchính sách dành cho NLĐ như: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếucon từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượtquá thời gian quy định trên; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việcriêng theo quy định pháp luật về lao động Như vậy, Luật mới đã kéo dài thờigian nghỉ việc cho lao động nữ trong trường hợp này so với quy định trướcđây Bên cạnh đó, Luật BHXH mới năm 2014 còn quy định thêm về trườnghợp rủi ro khi mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôidưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại củangười mẹ theo quy định trên, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh conđược nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.3
3 Điều 34 Luật BHXH năm 2014.
Trang 29- Thời gian nghỉ khi nhận con nuôi:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhậnnuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận nuôitrông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Xuất phát từ nhu cầu của xã hội,không phải NLĐ nào cũng có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ Luậthôn nhân gia đình năm 2014 quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi, quyền
và nghĩa vụ của NLĐ khi nhận nuôi con nuôi Điều 34 Luật BHXH năm 2006
đã có những quy định cụ thể về thời gian nghỉ khi nhận nuôi con nuôi, cụ thể
là NLĐ nam hay nữ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việchưởng trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi Pháp luật cũng khôngkhống chế số con nuôi sơ sinh Đây là một quy định tiến bộ nhằm đảm bảoquyền được làm cha mẹ của người lao động Mặt khác, pháp luật đang hướngtới một xu thế chung là mọi lao động đều có quyền bình đẳng và được tạođiều kiện để hưởng chế độ thai sản Đồng thời cũng đảm bảo hơn sự côngbằng không phân biệt con đẻ, con nuôi, thể hiện sự phù hợp và thống nhất vớicác quy định pháp luật khác
Luật BHXH mới năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khinhận nuôi con nuôi dưới NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì đượcnghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi Trườnghợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sảntheo quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ
- Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
Người lao động khi thực hiện biện pháp tránh thai bằng đặt vòng tránhthai được nghỉ việc bảy ngày, khi thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ việcmười lăm ngày Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai tính cảngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần Hiện nay, việc thực hiện các biện
xxv
Trang 30pháp tránh thai là khá phổ biến và an toàn cho người thực hiện do sự pháttriển của nền y học cũng như khoa học kỹ thuật nên việc quy định thời giannghỉ như trên là hợp lý, đảm bảo được thời gian ổn định sức khoẻ cho NLĐ.
1.5.2.2 Mức hưởng chế độ thai sản
Theo Điều 35 Luật BHXH năm 2006, mức hưởng chế độ thai sản bằng100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội củasáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc Nếu đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ sáutháng thì mức hưởng khi khám thai, sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu,thực hiện kế hoạch hóa dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của cáctháng đã đóng bảo hiểm xã hội Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sảnđược tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người lao động vàngười sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội
Luật BHXH năm 2014 bổ sung thêm cách tính hưởng chế độ thai sản:
+ Mức hưởng 01 ngày đối với trường hợp đi khám thai và lao độngnam hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độthai sản theo tháng chia cho 24 ngày
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tínhtheo mức trợ cấp tháng quy định trên, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợphưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hay phá thaibệnh lý và thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức hưởng 01 ngày đượctính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lêntrong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và NSDLĐ không phảiđóng BHXH Ở luật BHXH cũ, không có quy định cụ thể điều kiện để tínhthời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này
1.5.2.3 Trợ cấp một lần
Đây là khoản trợ cấp mà quỹ BHXH trả cho NLĐ khi sinh con hoặcnhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi cùng với khoản trợ cấp thay lương Do
Trang 31khi sinh con, nhận nuôi con nuôi sơ sinh, chi phí tăng lên đột xuất do NLĐcần sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ Mục đích củakhoản trợ cấp này nhằm giúp NLĐ đủ điều kiện vật chất để nuôi con TheoLuật BHXH hiện hành tại Điều 34 thì khoản trợ cấp một lần được quy địnhđồng loạt cho lao động nữ khi sinh con và NLĐ nói chung khi nhận con nuôidưới 4 tháng tuổi Mức trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chungcho mỗi con Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm mà mẹ chết khi sinhcon thì cha cũng được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chungcho mỗi con Đây là quy định tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho bà mẹ, trẻ emtốt hơn, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng giữa lao động nam và nữ khi nhậnnuôi con nuôi.
Luật BHXH mới năm 2014 quy định về việc trợ cấp một lần khi sinhhoặc hoặc nhận nuôi con nuôi tại Điều 38
1.5.2.4 Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con nếu thỏacác điều kiện như sau: Sau khi sinh con đã nghỉ đủ 60 ngày trở lên tính từ khisinh con; Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đilàm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sửdụng lao động đồng ý Trong trường hợp này, ngoài tiền lương, tiền công củanhững ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tụcđược hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định Quy định nhưvậy là hết sức phù hợp với thực tế bởi có một số NLĐ nữ muốn đi làm sớm cóthể vì mục đích tinh thần hoặc giữ việc làm nhưng không vì thế mà sức khoẻcủa NLĐ nữ không được đảm bảo
Tại Điều 40 Luật BHXH năm 2014 quy định: Lao động nữ có thể đilàm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con trong trường hợp sinh con được nghỉviệc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; con trêndưới 02 tháng tuổi chết, khi có đủ các điều kiện: Sau khi đã nghỉ hưởng chế
độ ít nhất được 04 tháng; Phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý Như vậy,
so với Luật BHXH cũ năm 2006 thì Luật BHXH mới có hiệu lực từ ngày
xxvii
Trang 3201/01/2016 quy định thêm về thời gian lao động nữ nghỉ hưởng chế độ sinhcon muốn đi làm sớm phải nghỉ ít nhất 4 tháng Việc quy định như vậy, nhằmmục đích bảo bảo sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em trên thực tế.
1.5.2.5 Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Theo luật BHXH hiện hành thì trợ cấp khi nghỉ dưỡng sức, phục hồisức khoẻ với mức trợ cấp một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếunghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tốithiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung và mứchưởng này tính cả tiền đi lại và ăn ở Thời gian nghỉ tối đa là 10 ngày/nămnếu sinh đôi trở lên; tối đa 07 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật và tối
đa là 05 ngày/năm cho các trường hợp khác Quy định này là phù hợp và thểhiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc chăm sóc sức khoẻ toàn diện choNLĐ
Trong Luật BHXH mới năm 2014 đã có thêm quy định về điều kiệnthời gian để được hưởng chế độ này mà Luật BHXH năm 2006 không quyđịnh về điều kiện thời gian để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏe sau thai sản Đồng thời, bổ sung thêm một số quy định mới ( Điều 41)
1.5.3 Thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai,
lao động nữ bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm:
+ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD,bản chính) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặcbản chụp);
+ Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo
hiểm xã hội sinh con, gồm:
Trang 33+ Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấykhai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con
+ Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao có chứngthực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bảnchụp) của con Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không đượccấp các giấy tờ này thì thay bằng Bệnh án (bản sao có chứng thực hoặc bảnchụp) hoặc Giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao có chứng thựchoặc bản chụp)
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóng
bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao cóchứng thực hoặc bản chụp)
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh
con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm các trường hợp:
+ Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ cócha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy khai sinh(bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con; Giấy chứng tử của người mẹ(bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)
+ Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiệnhưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm: Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thựchoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)của con; Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp);Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB)
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc
trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:
xxix
Trang 34+ Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao độngnhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).
+ Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấykhai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con Nếu sau khi sinh,con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặcGiấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con Đối vớitrường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thìthay bằng Bệnh án (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy ra việncủa người mẹ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)
+ Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc ngườitrực tiếp nuôi dưỡng con, bổ sung thêm:
Nếu cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợcấp thai sản, hồ sơ gồm: Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bảnchụp) hoặc giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp)
Nếu chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợcấp thai sản, hồ sơ gồm: Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bảnchụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp); Đơn củangười cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB)
- Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, gồm:
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thaisản là Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sứckhỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD) Cột tình trạng ghisinh thường, sinh mổ hay sẩy thai, nạo hút thai Cột thời điểm ghi ngày thángnăm trở lại làm việc sau thai sản.4
4 Chế độ thai sản, Trang thông tin BHXH thành phố Hồ Chí Minh: hoi/bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc/41/che-do-thai-san/, [Truy cập ngày 26/9/2015].
Trang 35http://bhxhtphcm.gov.vn/bao-hiem-xa-xxxi
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng lao động tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2.1.1 Cơ cấu lao động tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2.1.1.1 Cơ cấu về giới tính
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trường Đại học đa ngành, đanghề, đa bậc học, đa cơ sở đào tạo Theo số liệu thống kê của phòng nhân sự,hiện nay, nhà trường có đội ngũ 2000 cán bộ, giáo viên, công nhân viên.Trong đó, lao động nam có 1040 người, chiếm 52% Lao động nữ có 960người, chiếm 48%.5 Như vậy, tỷ lệ lao động nữ và lao động nam có sự chênhlệch không đáng kể (4%) Điều này, thể hiện sự cân bằng giới tính trong cơcấu lao động làm việc tại Trường Số lao động nam chỉ hơn số lao động nữ 80người So với quy mô một trường đại học lớn như Trường Đại học NguyễnTất Thành, sự chênh lệch này là không cao Với đặc thù giảng dạy giữa cácmôn học khác nhau, số lượng giảng viên cũng có sự phân hoá theo Với cácmôn học thiên về kỹ thuật, số giảng viên nam thường nhiều hơn số giảng viên
nữ Ngược lại, với các môn học thiên về xã hội, xu hướng giảng viên nữ sẽnhiều hơn giảng viên nam Mỗi một ngành nghề đào tạo có số lượng lao độngkhác nhau, sự phân hoá lao động cũng rõ rệt Nhìn chung, cơ cấu về giới tínhtại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là cân đối, hài hoà
2.1.1.2 Cơ cấu về về độ tuổi
Theo số liệu thống kê của Phòng nhân sự Trường Đại học Nguyễn TấtThành, hiện nay cơ cấu lao động theo nhóm tuổi tại đây được tập trung nhiềunhất ở nhóm từ 22 – 34 tuổi ( chiếm 45,9%), tiếp theo là nhóm tuổi từ 35 đến
54 tuổi Các số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
5 Giới thiệu tổng quan Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trang thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: http://ntt.edu.vn/news/news/27/index.php,[truy cập ngày 26/9/2015]