1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và thực tiễn áp dụng

70 695 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 514,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 4 1.1 Cơ sở lý luận: 4 1.1.1 Nhận thức chung về bảo hiểm tiền gửi: 4 1.1.2 Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: 7 1.2 Cơ sở pháp lý: 14 1.2.1 Quá trình hình thành: 14 1.2.2 Các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi: 14 CHƯƠNG 2 22 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒNCHI NHÁNH CỐNG QUỲNH 22 2.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong bối cảnh hiện nay: 22 2.1.1 Tình hình kinh tế trong nước: 22 2.1.2 Tình hình hoạt động của SCB ..23 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại SCB ..24 2.2.1 Các loại hình tiền gửi được bảo hiểm tại SCB ..24 2.2.2 Những quy định của SCB về tính và đóng phí BH tiền gửi........26 2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật Bảo hiểm tiền gửi tại SCB CN Cống Quỳnh: 30 2.3.1 Tình hình thực hiện tính và đóng phí Bảo hiểm tiền gửi: 30 2.3.2 Những khó khăn khi thực hiện tính phí Bảo hiểm tiền gửi: 33 CHƯƠNG 3 35 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 35 3.1 Nhận xét: 35 3.1.1 Đối với công tác thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại SCB 35 3.1.2 Những bất cập về việc thực hiện pháp luật tiền gửi tại SCB: 36 3.2 Đề xuất: 38 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý về Bảo hiểm tiền gửi: 38 3.2.2 Kiến nghị với SCB: 42 KẾT LUẬN 45

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS Nguyễn

Triều Hoa

Trang 3

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

Trang 4

LỜI CÁM ƠN



Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:

Cô, giảng viên hướng dẫn, Thạc sỹ Nguyễn Triều Hoa đã tận tình chỉ bảo

và hướng dẫn tôi từ khâu lập đề cương sơ bộ đến khi hoàn thành khoá luận

Cô, Thạc sỹ Nguyễn Khánh Phương, đã cùng với Cô Triều Hoa, luôn đồnghành cùng tôi trong từng khâu của đề tài, góp ý kịp thời, định hướng tốt nhất đểtôi có thể hoàn thành khoá luận này

Chị Thanh Xuân- Phó giám đốc ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánhCống Quỳnh đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại phòng kế toán-ngân quỹcủa chi nhánh, có cơ hội tìm hiểu những nội dung liên quan đến khoá luận củamình

Các Anh/chị trong phòng kế toán- ngân quỹ đã hỗ trợ nhiệt tình, cung cấpnhững tài liệu cần thiết cho bài khoá luận, đưa ra những ý kiến, nhận xét về thựctiễn áp dụng Luật bảo hiểm tiền gửi tại SCB, qua đó giúp tôi có thêm nhiềuthông tin thực tiễn để hoàn thành bài khoá luận của mình

Cuối cùng, thông qua khoá luận này, tôi cũng xin chân thành gửi lời cám

ơn đến toàn thể các Quý Thầy, Cô trong khoa Luật, trường ĐH Kinh TếTPHCM, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập Với vốnkiến thức quý báu đó, không những giúp tôi có được nền tảng để hoàn thànhkhoá luận này, mà còn là hành trang vững chắc theo tôi trong suốt thời gian saunày

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN



“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõnguồn gốc”

Tác giả khóa luận

(ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)

VÕ THỊ HỒNG NHUNG

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

-PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Sinh viên thực tập: VÕ THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 33121024685 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 15 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Cống Quỳnh Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015 Nhận xét chung: ………

………

………

………

Đánh giá cụ thể (1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập (tối đa được 5 điểm)……….……… ….………

(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác) (tối đa được 2 điểm) ……… ……

(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác) (tối đa được 3 điểm)……… … …

Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….

Điểm chữ:……… ………

Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015

Người nhận xét đánh giá

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực tập: VÕ THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 33121024685

Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 15 Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Cống Quỳnh

Đề tài nghiên cứu:

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH

Nhận xétchung:

………

………

………

Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập

(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm) …… (2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……

Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……….

Điểm chữ:……… Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận

(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép

đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: VÕ THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 33121024685 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 15 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Cống Quỳnh Đề tài nghiên cứu: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH Nhận xétchung: ………

………

………

Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….

(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….

(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …

- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………

- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………

- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….

- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….

- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……

Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….

Điểm chữ:……….

Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015

Người chấm thứ nhất

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: VÕ THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 33121024685 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 15 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- CN Cống Quỳnh Đề tài nghiên cứu: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH Nhận xétchung: ………

………

………

Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….

(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….

(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …

- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………

- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………

- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….

- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….

- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……

Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……… ….

Điểm chữ:……… ……….

Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015

Người chấm thứ hai

Trang 10

MỤC LỤC



LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2

4 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 4

1.1 Cơ sở lý luận: 4

1.1.1 Nhận thức chung về bảo hiểm tiền gửi: 4

1.1.2 Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: 7

1.2 Cơ sở pháp lý: 14

1.2.1 Quá trình hình thành: 14

1.2.2 Các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi: 14

CHƯƠNG 2 22

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH 22

2.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong bối cảnh hiện nay: 22

2.1.1 Tình hình kinh tế trong nước: 22

2.1.2 Tình hình hoạt động của SCB 23

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại SCB 24

2.2.1 Các loại hình tiền gửi được bảo hiểm tại SCB 24

2.2.2 Những quy định của SCB về tính và đóng phí BH tiền gửi 26

Trang 11

2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật Bảo hiểm tiền gửi tại SCB CN Cống

Quỳnh: 30

2.3.1 Tình hình thực hiện tính và đóng phí Bảo hiểm tiền gửi: 30

2.3.2 Những khó khăn khi thực hiện tính phí Bảo hiểm tiền gửi: 33

CHƯƠNG 3 35

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 35

3.1 Nhận xét: 35

3.1.1 Đối với công tác thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại SCB 35 3.1.2 Những bất cập về việc thực hiện pháp luật tiền gửi tại SCB: 36

3.2 Đề xuất: 38

3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý về Bảo hiểm tiền gửi: 38

3.2.2 Kiến nghị với SCB: 42

KẾT LUẬN 45



Trang 12

BẢNG QUY ĐỊNH TỪ VIẾT TẮT

Trang 13

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống tài chính, ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn, là

“huyết mạch” của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu Chính do vai tròquan trọng của ngân hàng đối với nền kinh tế, nhất là kinh tế thị trường màngân hàng ngày càng trở nên thiết yếu Sự bất ổn của hệ thống tài chính- ngânhàng sẽ gây ra những bất ổn về mặt xã hội do vậy cần cân bằng giữa sự pháttriển mạnh mẽ của hệ thống tài chính - ngân hàng và sự phát triển ổn định

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới trong các năm vừa qua đã chứng kiến sự đổ vỡ của hàng loạtcác ngân hàng thậm chí kể cả những tên tuổi được coi là “quá lớn bị đổ vỡ”thì cũng không tránh được cuộc đại khủng hoảng kinh tế Câu chuyện đó dẫnđến hàng triệu người gửi tiền bị mất tiền gửi, chính trị, xã hội có thể bị bất ổnnếu không có sự can thiệp, xử lý kịp thời của các tổ chức BHTG Các chuyêngia đã nhận định một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngânhàng là do khủng hoảng về niềm tin Chính vì vậy, khôi phục và củng cố niềmtin công chúng là nhân tố quan trọng khôi phục lại hệ thống ngân hàng Công

cụ BHTG đã được Chính phủ các quốc gia sử dụng hiệu quả trong việc xử lý

đổ vỡ ngân hàng

Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, đặc biệt có một bộ phậnkhông nhỏ người dân Việt Nam cuộc sống của họ chỉ biết trông chờ vào lãisuất thu được từ việc gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tíndụng, thì vần đề bảo hiểm tiền gửi lại càng có ý nghĩa quan trọng

Ngày 18/06/2012, Quốc hội đã thông qua Luật BHTG 2012, ghi nhậnmột bước tiến quan trọng trong việc khắc phục những bất cập của quy địnhpháp luật bảo hiểm tiền gửi hiện hành, nâng cao giá trị pháp lý của pháp luậtbảo hiểm tiền gửi, giúp cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quảhơn, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì sự

ổn định của hệ thống ngân hàng Một số vấn đề quan trọng về chính sáchBHTG được điều chỉnh như nâng cao hạn mức trả tiền bảo hiểm, chuyển đổicách tính phí từ đồng hạng sang áp dụng mức phí trên cơ sở rủi ro, khẳng định

Trang 14

rõ hơn địa vị pháp lý của tổ chức BHTGVN Tuy nhiên, Luật chỉ quy địnhmang tính nguyên tắc mà chưa có quy định cụ thể những nội dung này.

Trên thực tế, ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng là tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi, để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình thực thi pháp luậtBHTG mới hiện hành cũng như những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng tínhphí BHTG để các cơ quan chức năng sớm có văn bản hướng dẫn thi hànhLuật BHTG, như là vấn đề về loại tiền gửi được bảo hiểm, mức phí và cáchtính phí đối với các đối tượng tiền gửi được bảo hiểm Do đó, tác giả chọn đề

tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật Bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Cống Quỳnh” để làm đề tài nghiên cứu khoá luận của

mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Với việc chọn đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn làm rõ các kháiniệm tổng quan cũng như những vấn đề lý luận về pháp luật BHTG, đặc biệt

là các vấn đề mới của Luật BHTG về đối tượng được BHTG, mức phí và hạnmức của BHTG

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG tại Ngân hàng Thương mại cổphần Sài Gòn, tác giả sẽ chỉ ra một số tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đếnhiệu quả chính sách của BHTG Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó, tác giả sẽ

đề xuất những giải pháp nhầm góp phần củng cố, hoàn thiện chính sáchBHTG hiện nay

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứunhư: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,phương pháp thu thập, tiếp cận thực tế, thu thập thông tin để hoàn thiện khoáluận của mình

Phạm vi nghiên cứu là các quy định của pháp luật về hoạt động bảo hiểmtiền gửi trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG tại ngânhàng TMCP Sài Gòn khi mà Luật BHTG đã ra đời mà vẫn chưa có văn bảnhướng dẫn việc áp dụng Luật BHTG mới này

Trang 15

4 Kết cấu đề tài

Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa thực tiễn,

kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo hiểm tiền gửi;

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại ngân

hàng TMCP Sài Gòn- Chi nhánh Cống Quỳnh;

Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện việc thực hiện

pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng TMCP Sài Gòn

Phần kết luận.

Trang 16

Hiện nay, Theo khoản 1, Điều 4 Luật BHTG số 06/2012/QH13 quyđịnh “Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảohiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTGlâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phásản”.

Ngoài ra còn có thể hiểu Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổchức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền về việc tổ chứcBHTG sẽ trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham giaBHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền1

Trên thế giới, theo từ điển kinh tế Oxford phát hành năm 1997, JohnBlack đã định nghĩa "Bảo hiểm tiền gửi là dịch vụ bảo hiểm rủi ro các ngânhàng hoặc các trung gian tài chính bị phá sản cho người gửi tiền tại các ngânhàng hoặc các tổ chức trung gian tài chính đó" Theo cách định nghĩa này thìBHTG là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của tổ chức huy động tiền gửi đối vớingười gửi tiền

Rủi ro trong BHTG là khi các ngân hàng hoặc các tổ chức huy độngtiền gửi khác bị phá sản, hoặc mất khả năng chi trả Khi đó, BHTG sẽ đứng rachi trả một phần trong hạn mức trả tiền bảo hiểm hay toàn bộ số tiền gốc lãicho người gửi tiền thay vì họ có thể mất trắng số tiền gửi của mình

1Theo Cẩm nang cho Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi do BHTG VN ban hành.

Trang 17

Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi là cơ chế bảo hiểm nhằm bảo đảm sự ổnđịnh của hệ thống tín dụng thông qua việc đảm bảo chi trả một phần hoặctoàn bộ số tiền gửi cho người gửi tiền tại các TCTD mất khả năng thanh toán.Bảo hiểm tiền gửi là công cụ quan trọng nhằm tạo tâm lý ổn định, xác lậplòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng Qua đó, Bảo hiểm tiềngửi đã góp phần ngăn ngừa được sự sụp đổ mang tính dây chuyền khi một haymột số tổ chức tín dụng trong hệ thống bị mất khả năng thanh toán tạm thờihoặc toàn bộ.

Vì những ý nghĩa trên, Bảo hiểm tiền gửi đã trở thành một nghiệp vụbắt buộc với các TCTD có hoạt động ngân hàng ở hầu hết các quốc gia trênthế giới Ở nước ta, Bảo hiểm tiền gửi đã và đang trở thành một chế định phápluật quan trọng trong pháp luật về Ngân hàng hiện nay

1.1.2 Vai trò:

BHTG có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định, phát triển nền kinh

tế xã hội và được thể hiện rõ nét thông qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, BHTG hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG Như chúng ta đã biết, tiền gửichủ yếu thuộc sở hữu của số đông dân cư, là phần lớn tài sản để dành, tiếtkiệm được của người gửi tiền Thông qua việc bảo hiểm có hạn mức đối vớitiền gửi của công chúng trong hệ thống ngân hàng, phần nào hạn chế rủi ro,bảo vệ người gửi tiền, mà còn thu hút được nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗitrong dân cư để thực hiện được chức năng trung gian tài chính một cách tốtnhất

Thứ hai, BHTG góp phần duy trì và nâng cao niềm tin của người gửi

tiền vào hệ thống ngân hàng Gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư có rủi rothấp, không sinh lợi cao, là nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của công chúng khikhông đầu tư kinh doanh, thích hợp với những người cao tuổi và với nhữngnhà đầu tư không mạo hiểm Chính vì vậy, tạo được niềm tin của công chúngvào ngành ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Một khingười dân không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng thì họ thường mua vàng

Trang 18

để cất trữ ở nhà, mua nhà, bất động sản hay kinh doanh chứng khoán, tự cấtgiữ tài sản mà không gửi vào ngân hàng, thì có thể dẫn đến sự đổ vỡ ngânhàng gây nguy hại đến toàn bộ nền kinh tế.

Thứ ba, BHTG giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng, góp phần

duy trì sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, thúc đẩy cạnhtranh lành mạnh giữa các tổ chức nhận tiền gửi Hoạt động bảo hiểm tiền gửi

có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mới ra đời hoặc ngânhàng với quy mô hoạt động hạn chế có điều kiện phát triển tốt hơn Với cácngân hàng nhỏ hay ngân hàng mới đi vào hoạt động, người dân có tâm lý longại có thể mất tiền gửi do ngân hàng nhận tiền gửi "bị đóng cửa" Tuy nhiên,khi các tổ chức này tham gia BHTG thì tâm lý này sẽ được giải tỏa, giúp ngânhàng phát triển tốt hơn Ngoài ra, hoạt động BHTG còn tạo động lực để cácngân hàng giám sát lẫn nhau, thúc đẩy nhau nâng cao chất lượng hoạt động,

từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hệ thống tài chính ngân hàngquốc gia

Thứ tư, BHTG góp phần tái cấu trúc ngân hàng Hoạt động BHTG giúp

các ngân hàng thực sự yếu kém, không thể tiếp tục duy trì hoạt động có thểrút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không ảnh hưởngtới các ngân hàng khác Thông qua hoạt động của nghiệp vụ kiểm tra và giámsát của mình, tổ chức BHTG có khả năng đánh giá kịp thời thực trạng hoạtđộng của các ngân hàng tham gia BHTG Ví dụ, trong trường hợp phát hiệnngân hàng nào đó hoạt động yếu kém, không hiệu quả thì tổ chức BHTG sẽtriển khai một số biện pháp hỗ trợ như: đưa ra phương án sáp nhập hoặc hợpnhất với các ngân hàng khác; chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiềnthuộc đối tượng bảo hiểm tiền gửi; tham gia vào quá trình thanh lý tài sản củangân hàng đó để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền có tiền lớn hơnhạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

1.1.3 Mục tiêu:

Hoạt động BHTG có những mục tiêu cơ bản sau:

Trang 19

Sử dụng công cụ BHTG nhằm thực hiện chính sách công của Chínhphủ, bảo vệ người gửi tiền, ổn định và phát triển nền kinh tế theo chính sáchriêng của mỗi quốc gia, nhưng hầu hết đều được thiết kế bảo vệ số đôngngười gửi tiền.

Thông qua các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức BHTG, BHTG giúpđảm bảo hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, vàngăn chặn từ xa có nguy cơ đổ vỡ ngân hàng, phát triển thị trường tiền tệ, ổnđịnh tổng thể hệ thống tài chính quốc gia

Xây dựng thị trường tài chính vững mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳnggiữa các tổ chức tài chính quy mô và loại hình khác nhau

Giảm rủi ro cho người gửi tiền và nền kinh tế khi ngân hàng bị mất khảnăng thanh toán, chia sẻ rủi ro cho nhiều bên liên quan và điều đó làm giảmgánh nặng cho Chính phủ, hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng và trêntoàn bộ nền kinh tế nói chung tạo sự ổn định cho xã hội

Hoạt động của tổ chức BHTG không vì mục tiêu lợi nhuận, BHTGnhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của

hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia, tránh đổ vỡ dây chuyền hoặc khủnghoảng Tạo ra một cơ chế BHTG chính thức trong việc xử lý đổ vỡ ngânhàng Tổ chức này còn tạo ra cơ chế giám sát, cảnh báo, ngăn chặn và hỗ trợcác tổ chức tham gia BHTG phòng tránh rủi ro trong kinh doanh Từ đó gópphần rất lớn vào bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia vàtránh được những đổ vỡ có tính dây chuyền, thường là căn nguyên của nhữngcuộc khủng hoảng tài chính, thậm chí là khủng hoảng kinh tế Chính vì vậy,các quốc gia đã sử dụng công cụ này nhằm góp phần ổn định nền kinh tế và

Trang 20

Ngày 01/2/1994, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc bảo hiểm tráchnhiệm QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn kèm theo Quyết định số101/TCQĐ/BH Theo đó, Bảo Việt là tổ chức đuợc giao thực hiện nghiệp vụBHTG, đây là sự khởi đầu hoạt động BHTG công khai ở Việt Nam Thời giannày, cơ chế BHTG của Bảo Việt có nhiều hạn chế, chỉ bảo hiểm đối với loạitiền gửi tại QTDND có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, trả tiền bảo hiểm khiQTDND tham gia bảo hiểm ngừng hoạt động 01 tháng và chỉ trả tiền gốc,không chi trả nếu QTDND tham gia bảo hiểm có hành vi vi phạm nghiêmtrọng các quy định pháp luật ngân hàng, hoạt động bảo hiểm tiền gửi tronggiai đoạn này chỉ mang tính chất manh mún, tình thế.

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực từ đầu năm 1997 đãphần nào ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam Tháng5/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao NHNN phối hợp với bộ,ngành liên quan xây dựng Nghị định và Đề án thành lập tổ chức BHTG VụCác định chế tài chính (nay là Vụ Các ngân hàng) được Thống đốc NHNNgiao trách nhiệm là Vụ đầu mối để giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ này

Việc lựa chọn mô hình chức năng và địa vị pháp lý tổ chức BHTG, xâydựng văn bản điều chỉnh hoạt động BHTG dưới hình thức nào là vấn đề cầnnghiên cứu, xem xét Xây dựng Luật BHTG là phương án tối ưu, nhưng khókhăn gặp phải đó là xây dựng Luật mất nhiều thời gian và sức ép về tiến độ,bao gồm cả tiến độ mà Chính phủ đã cam kết với tổ chức quốc tế Phương ángiải quyết được đưa ra, tổ chức BHTG được thành lập dưới hình thức tổ chứctài chính đặc biệt của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Hoạtđộng BHTG được điều chỉnh bởi Nghị định do Chính phủ ban hành Ngày01/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về BHTG.Ngày 09/11/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số218/1999/QĐ-TTg thành lập tổ chức BHTGVN Ngày 28/6/2000, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 75/2000-QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ về tổchức và hoạt động của BHTGVN Theo đó, BHTGVN là một định chế tàichính mới có vị thế quan trọng với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm

Trang 21

bảo sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng Ngày 07/7/2000,sau một thời gian chuẩn bị về mọi mặt, BHTGVN đã khai trương và chínhthức đi vào hoạt động tại 16 Tôn Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội Đây là tổ chứcduy nhất triển khai hoạt động BHTG tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

1.1.2 Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:

Nguồn vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

BHTGVN hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối cáckhoản thu, chi, thực hiện nguyên tắc bảo đảm an toàn và phát triển vốn hoạtđộng

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước do Nhànước sở hữu 100% vốn điều lệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện cácquyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam

Nguồn vốn hoạt động của BHTG Việt Nam hiện nay bao gồm2:

 Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.000 tỷ đồng, dongân sách Nhà nước cấp;

 Nguồn thu từ thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

 Nguồn thu từ hoạt động đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi;

 Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 3

Xây dựng Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhànước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Đây lànhiệm vụ quan trọng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam BHTG Việt Nam cầnphát huy mạnh mẽ nội lực của mình, đề ra định hướng phát triển lâu dài vớitầm nhìn dài hạn và lộ trình cụ thể, xây dựng tổ chức ưu việt nhất hiện naytrên thế giới gửi NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thựchiện

2 Theo khoản 1, điều 22 quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013

3 Theo điều 3 quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013

Trang 22

Kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương,chính sách về bảo hiểm tiền gửi; ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thaythế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quanđến hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việc tổ chức, quản lý và giám sát từ xa đốivới các tổ chức tham gia BHTG, BHTG Việt Nam cần lắng nghe những khókhăn vướng mắc khi thực hiện pháp luật BHTG để có những chính sách thayđổi phù hợp với thực tiễn.

Cấp, cấp lại và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi BHTGViệt Nam có nhiệm vụ cấp “Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi” cho tổchức tham gia BHTG Cấp lại chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi khi bịmất, rách nát hư hỏng hoặc thu hồi khi NHNN có văn bản tạm đình chỉ hoạtđộng nhận tiền gửi theo quy định của pháp luật Việc quy định cấp và niêmyết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả cácđiểm giao dịch có nhận tiền gửi với mục đích tạo niềm tin người gửi tiền vào

hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia

Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiềngửi được bảo hiểm theo định kỳ hay đột xuất Tổ chức tham gia BHTG cótrách nhiệm gửi báo cáo cho tổ chức BHTG Việt Nam, để kiểm tra việc chấphành theo quy định pháp luật về BHTG và tình hình hoạt động kinh doanhcủa các Tổ chức tín dụng để có hướng xử lý kịp thời khi bị khủng hoảng

Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểmtiền gửi theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật cóliên quan Tuy nhiên, theo thực tiễn thực hiện thì các tổ chức tham gia BHTGvẫn đang tính toán và nộp phí cho BHTG Việt Nam theo quy định BHTGViệt Nam có trách nhiệm kiểm tra lại bảng tính phí BHTG của tổ chức thamgia BHTG và phát hiện sai sót Đây là vấn đề cần phải được quy định rõ ràngtrong các văn bản hướng dẫn sau này

Chi trả và ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiềngửi theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật có liênquan Tính tới thời điểm hiện nay, hệ thống ngân hàng nước ta vẫn hoạt động

Trang 23

tốt, chưa có ngân hàng nào phá sản mà phải dùng đến tiền BHTG nên nhữngquy định về chi trả và ủy quyền trả tiền bảo hiểm chỉ mang tính chất hướngdẫn.

Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảohiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý hành vi vi phạm quy địnhcủa pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Hầu hết các tổ chức tín dụng hiện nay đềuchấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, chỉ có sai sóttrong việc tính phí, phân biệt đối tượng được bảo hiểm tiền gửi nên nộp phíBHTG không chính xác

Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểmtiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thờinhững vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất antoàn trong hệ thống ngân hàng nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời

Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiềngửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật Đâychính là quy định bảo mật thông tin trong hệ thống ngân hàng, những số liệunào chưa được sự cho phép của NHNN mà có ảnh hưởng đến tình hình hoạtđộng chung của cả hệ thống ngân hàng thì không được công bố ra bên ngoài

Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảohiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tham gia quản lý,thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tàisản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau khi chi trả các khoản tiền gửiđược bảo hiểm theo quy định của pháp luật

Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổchức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụngkhoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triểncủa tổ chức bảo hiểm tiền gửi Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, cần phát huyhơn nữa các hình thức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tổ chức, phát tờ rơihay tiếp xúc trực tiếp với người gửi tiền

Trang 24

Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý phù hợp vớiyêu cầu phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Đây là chiến lược dàihạn, BHTG Việt Nam cần phải có phương hướng và tầm nhìn để thực hiện.

Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lựchoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểmtiền gửi BHTG Việt Nam ra đời sau các nước trên thế giới, cần phải học hỏikinh nghiệm quốc tế, có quan hệ hợp tác song phương, đa phương với nhiều

tổ chức BHTG trên thế giới Từ đó, khẳng định vị thế của tổ chức BHTG ởViệt Nam trong cộng đồng quốc tế

Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Bất cứ tổ chứcnào hoạt động thì cũng cần phải có sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước đểquản lý kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện NHNN chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHTG

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Thủ tướng Chínhphủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Theo nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam thìBHTG Việt Nam không nằm trong cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam.NHNN Việt Nam chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữunhà nước đối với BHTG VN NHNN chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý Nhà nước về Bảo hiểm tiền gửi

Vấn đề tổ chức bộ máy hoạt động là vấn đề quan trọng, bởi chỉ có tổchức bộ máy hợp lý thì mới thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ củaBHTGVN Theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 phêduyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam quy định mô hình

tổ chức của BHTG VN bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, cácphòng, ban, bộ phận ở Trụ sở chính, và 06 Chi nhánh khu vực tại Hà Nội,

Trang 25

Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh vàĐồng bằng Sông Cửu Long.

Một số kết quả đã đạt được của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, BHTG Việt Nam đã cấp giấy Chứng nhậnBHTG cho hơn 1.077 tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm 05 ngân hàng thươngmại Nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 32 chi nhánh ngân hàngnước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh, 10 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Quỹtín dụng nhân dân Trung ương và 990 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Hoạt động giám sát, kiểm tra là nghiệp vụ quan trọng nhất của BHTGViệt Nam, hiện nay triển khai giám sát 100% các tổ chức tham gia BHTG vàthực hiện nhiều cuộc kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm.Hiện nay, BHTG Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến hoạt động giám sát theo

mô hình và chuẩn mực quốc tế; kết nối trực tuyến thí điểm với tổ chức thamgia bảo hiểm tiền gửi để khai thác báo cáo điện tử trực tuyến từ các tổ chứctín dụng

Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là biện pháp cuối cùng khi tổchức tham gia bảo hiểm chấm dứt hoạt động, đó là một trong những nội dunghoạt động quan trọng của BHTG Việt Nam Sau 15 năm hoạt động, đến nayBHTGVN đã thực hiện chi trả tiền gửi được bảo cho người gửi tiền tại 39 tổchức tham gia BHTG bị đổ vỡ trên khắp mọi miền đất nước Tổng số tiềnBHTGVN đã chi trả là 26.778 triệu đồng; số người được chi trả: 1.793 người.Trong tổng số 6 Chi nhánh BHTG khu vực thì có 5/6 Chi nhánh có tổ chứctham gia BHTG bị đổ vỡ đã được BHTGVN thực hiện chi trả4 Việc chi trảtiền bảo hiểm đã thể hiện được vai trò của BHTG Việt Nam trong việc bảo vệngười gửi tiền, tạo lập niềm tin của người dân, ngăn ngừa ảnh hưởng đổ vỡdây chuyền trong hệ thống ngân hàng, nhất là trong tình hình khủng hoảng tàichính ở một số nền kinh tế lớn hiện nay

1.2 Cơ sở pháp lý:

1.2.1 Quá trình hình thành:

4 Theo số liệu công bố tại Tạp chí thông tin BHTGVN Chuyên san (số 27+28)/2014-tr.71

Trang 26

Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và

sự ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Khoản 1 Điều 17 LuậtCác tổ chức tín dụng năm 1997 “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổchức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi; mức bảo toàn hoặc bảo hiểm do Chínhphủ quy định”

Để triển khai qui định này, kể từ năm 1999 Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng loạt các vănbản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động Bảo hiểmtiền gửi phát triển Luật Bảo hiểm tiền gửi được ban hành xuất phát từ sự cầnthiết phải hoàn thiện hơn nữa các quy định về nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi;nâng cao giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi vàbảo đảm cho các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnhbằng văn bản Luật Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm tiền gửi được thông qua sẽxác định rõ vị trí của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm tránh chồngchéo nhiệm vụ với các cơ quan khác; xác định rõ cơ quan quản lý nhà nước

và nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi để hoạt động bảo hiểmtiền gửi đạt hiệu quả cao hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi được ban hành tạo thành chỉnh thể thống nhất,đồng bộ với các Luật có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng đã đượcsửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong thời gian vừa qua như Luật Ngânhàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Doanhnghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010

1.2.2 Các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi:

1.2.2.1 Đối tượng tham gia bảo hiềm tiền gửi:

Đối tượng tham gia BHTG bao gồm: tổ chức BHTG, tổ chức tham giaBHTG, người được BHTG

Khoản 3, Điều 4, Luật BHTG năm 2012 quy định, Tổ chức tham giabảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng

Trang 27

hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đượcthành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Theo khoản 4, Điều 4, Luật BHTG năm 2012 định nghĩa Tổ chức bảohiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thànhlập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểmtiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảođảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng

Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cánhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiềngửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô

Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi

Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại

tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Người gửi tiền không phải làm thủ tục đăng ký mua BHTG và khôngphải nộp phí BHTG

1.2.2.2 Tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo hiểm:

Để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về chủ thể đượcbảo hiểm tiền gửi, Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định chỉ bảo hiểm tiền gửicủa người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm cho tiền gửi của hộ giađình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh Mục tiêu củabảo hiểm tiền gửi là bảo vệ những người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin Do

đó, Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định chủ thể được bảo hiểm tiền gửi là cá

nhân cụ thể : Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Tiền gửi là ngoại tệ thì

không được bảo hiểm

Mức sở hữu vốn tại các tổ chức tín dụng của cá nhân không đượcBHTG giảm từ 10% (Nghị định 89/1999/NĐ-CP) xuống 5% Điều chỉnh nàyphù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội cũng như sự thay đổi trong quy mô vốncủa các tổ chức tín dụng hiện nay

Trang 28

Theo quy định mới số 06/2012/QH13 của Luật bảo hiểm tiền gửi thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thì:

Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân

gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tínphiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tíndụng, trừ các loại tiền gửi sau:

Tiền gửi không được bảo hiểm

 Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốnđiều lệ của chính tổ chức tín dụng đó

 Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thànhviên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc(Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụngđó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng Giámđốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánhngân hàng nước ngoài đó

 Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiềngửi phát hành

1.2.2.3 Phí Bảo hiểm tiền gửi và việc thu nộp phí Bảo hiểm tiền gửi:

Luật BHTG năm 2012 đã trao quyền quyết định khung phí bảo hiểmcho Thủ Tướng Chính phủ dựa theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN Việt Nam quy định mức phíBHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá vàphân loại các tổ chức này

Tuy nhiên hiện nay, phí BHTG vẫn được áp dụng đồng hạng 0,15%trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chứctham gia bảo hiểm tiền gửi Việc áp dụng mức phí đồng hạng này đến hiệnnay vẫn đang còn áp dụng vì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể mức phíđối với từng tổ chức tham gia BHTG

Trang 29

Hạn chế của việc áp dụng phí đồng hạng này là không công bằng, tiềm

ẩn rủi ro đạo đức và hạn chế sự cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia BHTGtrong việc nâng cao chất lượng hoạt động để được hưởng mức phí thấp Với

sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam cả về số lượng và trình độtrong những năm qua, áp dụng hệ thống phí đồng hạng không còn phù hợpvới thực tiễn

Phí BHTG được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính Tổchức tham gia BHTG phải nộp phí BHTG cho tổ chức BHTG chậm nhất vàongày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp Trường hợp ngày cuối cùng của thờihạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham giaBHTG được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết,ngày nghỉ cuối tuần đó

Quy định về phí BHTG của Luật BHTG hiện nay đã kế thừa quy địnhtiến bộ về phí BHTG của Nghị định 109/2005/NĐ-CP làm nền tảng cho việc

áp dụng hệ thống phí điều chỉnh theo rủi ro trong thời gian tới Quy định nàycũng phù hợp với xu hướng quốc tế là chuyển từ mô hình phí đồng hạng sang

áp dụng mô hình phí theo rủi ro

Đây là vấn đề quan trọng đối với hệ thống BHTG và đối với hệ thốngngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng Theo thông lệ quốc tế, muốnchuyển sang áp dụng mức phí BHTG theo rủi ro ngân hàng trung ương phảiban hành được hệ thống chỉ tiêu để đảm bảo an toàn, phân biệt tổ chức nào rủi

ro nhiều, tổ chức nào rủi ro ít và có thời gian để các tổ chức chuẩn bị Thôngthường, thời gian chuẩn bị là 2 năm, nếu chuẩn bị tốt có thể áp dụng sớm hơn

Một yếu tố cần cân nhắc khi triển khai thu phí BHTG theo mức độ rủi

ro là trách nhiệm bảo mật thông tin đánh giá xếp hạng, tránh trường hợp lợidụng để cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến hệ thống ngân hàng.Đây cũng là vấn đề đổi mới chính sách BHTG tại Việt Nam và đang đượcNHNN khẩn trương nghiên cứu để ban hành trong thời gian tới

Trang 30

Nếu những vấn đề trên sớm được hướng dẫn cụ thể sẽ góp phần nângcao niềm tin công chúng và đảm bảo tính minh bạch, công bằng cho các tổchức tham gia BHTG.

1.2.2.4 Tính phí Bảo hiểm tiền gửi:

Theo điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-NHNN về việc hướng dẫn một sốnội dung về hoạt động BHTG ngày 06 tháng 9 năm 2014 có hiệu lực thi hành

kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2014 có quy định:

 Cơ sở tính phí BHTG của quý thu phí là toàn bộ số dư tiền gửi bìnhquân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG của quýtrước liền kề quý thu phí

 Số phí BHTG phải nộp của quý thu phí tính bằng công thức sau:

Trong đó:

P: là số phí BHTG phải nộp của quý thu phí

S0 : là số dư tiền gửi được bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trướcliền kề quý thu phí

S1, S2, S3 : là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối các tháng thứ nhất,tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý liền kề quý thu phí

Trang 31

Si : là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày thứ i (i=1  n ; S1 là số dưtiền gửi được bảo hiểm cuối ngày đầu tiên nhận tiền gửi ; Sn là số dưtiền gửi được bảo hiểm ngày cuối cùng của quý đầu tiên).

m : là mức phí BHTG phải nộp

 Tổ chức tham gia BHTG sau sáp nhập, hợp nhất áp dụng công thứctính phí BHTG theo quy định (P1), trong đó S0 là tổng số dư tiền gửi đượcbảo hiểm của các tổ chức tham gia BHTG tham gia sáp nhập, hợp nhất đầutháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí ; S1,S2,S3 là tổng số dư tiềngửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia BHTG tham gia sáp nhập, hợpnhất cuối tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kềquý thu phí

 Số dư tiền gửi được bảo hiểm, phí BHTG và phí nộp thiếu, nộp chậmđược làm tròn số đến đơn vị nghìn đồng theo nguyên tắc :

o Lớn hơn hoặc bằng (≥) 500 đồng làm tròn lên 1.000 đồng

o Nhỏ hơn (<) 500 đồng làm tròn về 0 đồng

Trên thực tế, thông tư trên vẫn chưa có hiệu lực, NHNN Việt Nam vẫnchưa có quy định mức phí (m) đối với từng ngân hàng Tạm thời các ngânhàng vẫn đóng phí đồng hạng là m = 0,15% Nên các quy định về phí BHTG,

số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9năm 1999 về BHTG và Nghị định số 109/20005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm

2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP tiếp tục

có hiệu lực thi hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định

về khung phí BHTG, hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định của LuậtBHTG

1.2.2.5 Sự kiện bảo hiểm và hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi:

Việc xác định thời điểm trả tiền bảo hiểm phù hợp thể hiện cam kết củaNhà nước đối với người dân trong việc đảm bảo chi trả ngay lập tức khoảntiền bảo hiểm trong hạn mức BHTG cho người gửi tiền khi tổ chức tham giaBHTG đổ vỡ nhằm củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân

Trang 32

hàng, hạn chế hiện tượng rút tiền hàng loạt tại các tổ chức tham gia BHTG,qua đó giảm thiểu tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng, gópphần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng Do vậy, để đảm bảo đạt mụctiêu của BHTG và phù hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, LuậtBHTG quy định rõ thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền cho ngườigửi tiền, cụ thể là: “Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngânhàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấmdứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năngthanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâmvào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chinhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khảnăng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.”

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả chotất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức thamgia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm Hiện tại, theo quy định tạiNghị định 68/2013/NĐ-CP, hạn mức BHTG hiện hành là 50 triệu đồng

Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh, các điều kiệnkinh tế - xã hội, mức thu nhập của người dân thay đổi nhanh chóng, thì việcquy định một hạn mức chi trả BHTG cứng trong luật sẽ giảm tính linh hoạt vàdẫn đến tình trạng quy định trong luật không theo kịp sự thay đổi của thựctiễn, trong khi việc sửa đổi một văn bản luật không những cần nhiều thời gian

mà còn gây lãng phí về kinh phí cho ngân sách nhà nước Do vậy, LuậtBHTG 2012 đã trao quyền cho Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trảtiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ

Việc xác định mức chi trả BHTG phải được tính toán kỹ lưỡng, luônbám sát mục tiêu hoạt động của BHTG là bảo vệ người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếuthông tin, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, tránh tình trạng lạm dụng hoạtđộng của BHTG để tạo ra rủi ro đạo đức khi chủ sở hữu của các TCTD thựchiện các hoạt động rủi ro hơn vì biết người gửi tiền đã được bảo hiểm Nhưngvới hạn mức quá thấp như hiện nay dễ làm cho người dân đánh giá thấp nănglực của tổ chức BHTG, từ đó giảm sút lòng tin vào hệ thống ngân hàng

Trang 33

Hạn mức chi trả bảo hiểm là một yếu tố thể hiện cam kết bảo vệ ngườigửi tiền của Chính phủ thông qua tổ chức BHTG Chính vì vậy, NHNN cầnkhẩn trương xem xét, tính toán để xác định mức chi trả BHTG phù hợp, trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-CHI NHÁNH

CỐNG QUỲNH 2.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong

bối cảnh hiện nay:

2.1.1 Tình hình kinh tế trong nước:

Sau nhiều năm liên tiếp biến động và đầy xáo trộn, giai đoạn nữa cuối

2014, đầu 2015 đối với lĩnh vực ngân hàng được cho là cột mốc đánh dấu sự

ổn định và khởi sắc

Sự cải thiện của dư nợ tín dụng trong 6 tháng qua sẽ là điểm sáng tácđộng tích cực đến kết quả kinh doanh của các nhà băng Vì thế, lợi nhuận ướcđạt trong hai quý đầu năm đúng với tiến độ, kế hoạch đưa ra và có khả năng

sẽ vượt chỉ tiêu năm 2015

Khác với các năm trước, năm 2015 tăng trưởng đã có dấu hiệu khảquan ngay từ những tháng đầu năm Trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng tíndụng đã đạt trên 6% so với cuối năm trước Dự kiến đến cuối năm 2015 tăngtrưởng tín dụng sẽ hoàn thành chỉ tiêu tăng từ 13-15%, NHNN có thể điềuchỉnh tăng chỉ tiêu này lên 17% để thúc đẩy tăng trường kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm 2015, các TCTD đã đẩy mạnh triển khai côngtác tái cơ cấu theo đề án đã được NHNN duyệt NHNN đã triển khai quyết liệtcác biện pháp xử lý các TCTD yếu kém theo đúng quy định của pháp luật,đồng thời bảo đảm duy trì sự an toàn của hệ thống các TCTD, ổn định thịtrường tiền tệ và tâm lý của người gửi tiền Cùng với đó, NHNN đã đẩy mạnhthực hiện chủ trương sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD với sự tham gia tíchcực của các NHTM nhà nước và một số NHTMCP lớn đã góp phần tăng quy

mô của các NHTM

Trang 35

Đối với công tác xử lý nợ xấu, 6 tháng đầu năm 2015 NHNN đã quyếtliệt chỉ đạo và các TCTD đã tích cực triển khai, ưu tiên sử dụng các nguồn lực

để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu Trong 6 tháng cuối năm 2015, các NHTMphải tập trung triển khai công tác này, trong đó phải thực hiện phân loại nợxấu đúng quy định, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, tích cực bán nợ cho công

ty VAMC… Phấn đấu đến hết quý 3/2015 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn dưới3% NHNN sẽ áp dụng biện pháp khuyến khích với các ngân hàng tích cực xử

lý nợ xấu và có biện pháp xử lý đối với TCTD không tích cực, để tỷ lệ nợ xấucao

Mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức hợp lý, thanh khoản của hệ thốngngân hàng thương mại tiếp tục được duy trì tốt; Lãi suất huy động giảm 0,2 –0,5%/năm, chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên 6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ choviệc giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn Lãi suất cho vay của các TCTDgiảm 0,2 – 0,3%/năm, trong đó lãi suất cho vay trung và dài hạn đã giảmkhoảng 0,3%/năm Trong 6 tháng cuối năm, ngành Ngân hàng phấn đấu ổnđịnh lãi suất huy động, giảm các mức lãi suất cho vay, đặc biệt phấn đấu giảmlãi suất cho vay trung và dài hạn thêm từ 1,0 – 1,5%/năm

Hiện nay, lãi suất huy động bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn

và dưới 01 tháng dao động ở mức 1%/năm; 5-6.3% đối với kỳ hạn từ 01 thángđến dưới 06 tháng; 6.3%-7.5% đối với kỳ hạn trên 6 tháng Lãi suất huy độngUSD dao động từ 0.5%- 0.75%/năm đối với các kỳ hạn

2.1.2 Tình hình hoạt động của SCB:

Dấu hiệu ấm dần lên của thị trường bất động sản cũng như tình hìnhkinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực đã tác động tốt lên hoạt độngtín dụng và xử lý nợ xấu Kết quả kinh doanh từ đó cũng dần được hồi phục.Tại ngân hàng SCB,ước đạt 6 tháng đầu năm nay hoàn thành 50% chỉ tiêu lợinhuận đưa ra Kế hoạch cho năm 2015, SCB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế

ở mức phù hợp 131 tỷ đồng, nợ xấu kiểm soát dưới 3%

Ngày đăng: 29/07/2016, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w