CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỪA KẾ DI SẢN 4 1.1 Cơ sở lý luận về thừa kế di sản: 4 1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế: 5 1.1.2 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu: 7 1.1.3 Khái niệm di sản thừa kế: 8 1.2 Sơ lược quá trình hoàn thiện, phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam qua các giai đoạn: 9 1.2.1 Giai đoạn phong kiến Việt Nam: 9 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959: 10 1.2.3 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980: 10 1.2.4 Giai đoạn từ năm 1980 đến nay: 11 1.3 Cơ sở pháp lý về thừa kế di sản: 11 1.3.1 Xác định di sản thừa kế: 11 1.3.2 Người thừa kế: 13 1.3.3 Phân chia di sản thừa kế: 14 1.3.4 Di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài: 16 CHƯƠNG 2: THỰC TIỂN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TRUNG TÂM 19 2.1 Tổng quan tình hình xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng TMCP Sài gòn thương tínChi nhánh Trung Tâm: 19 2.1.1 Quy trình xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng: 19 2.2 Một số vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi nhánh Trung Tâm: 23 2.2.1 Xử lý di sản thừa kế là tiền gửi tiết kiệm, tiền trong tài khoản với giá trị nhỏ: 23 2.2.2 Những người được phân chia di sản thừa kế: 25 2.2.3 Xử lý khi có tranh chấp về di sản thừa kế: 28 2.2.4 Xử lý di sản trong trường hợp định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên: 31 2.2.5 Thời điểm chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng: 31 2.2.6 Hiệu lực và mục đích liên quan đến văn bản từ chối nhận di sản của những người thừa kế: 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TRUNG TÂM 36 3.1 Đánh giá việc áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng: 36 3.1.1 Những mặt tồn tại: 36 3.1.2 Nguyên nhân: 37 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế đối với ngân hàng: 39 3.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho cán bộ nhân viên: 39 3.2.2 Ban hành quy trình xử lý di sản thừa kế áp dụng toàn hệ thống Sacombank: 40 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động xử lý di sản thừa kế để đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật: 42 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế di sản gửi tại ngân hàng: 43 KẾT LUẬN 47
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
LƯU THỊ VÂN ANH
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH
TRUNG TÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
LƯU THỊ VÂN ANH
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH
TRUNG TÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101
Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS Nguyễn
Triều Hoa
Trang 3TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Quý thầy
cô của Khoa luật kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ ChíMinh, đặc biệt là cô Nguyễn Triều Hoa và cô Nguyễn Khánh Phương đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày
Em xin cám ơn Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chinhánh Trung Tâm đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Ngân hàng, đồngthời em cũng xin cám ơn các anh, chị Phòng Kinh doanh đã luôn vui vẻ, nhiệttình giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin, kiến thứccần thiết để em có thể hoàn thành khóa luận của mình
Trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi những sơ sót Em rất mongnhận được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị tạingân hàng
Một lần nữa, em xin gửi đến Quý thầy cô và toàn thể các anh chị đang côngtác tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Trung Tâm lời chúcsức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõnguồn gốc”
Tác giả khóa luận
Lưu Thị Vân Anh
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
-PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Sinh viên thực tập: LƯU THỊ VÂN ANH MSSV: 33131023889 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015 Nhận xét chung: ………
………
………
………
Đánh giá cụ thể (1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập (tối đa được 5 điểm)……….……… ….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác) (tối đa được 2 điểm) ……… ……
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác) (tối đa được 3 điểm)……… … …
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….
Điểm chữ:……… ………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá
Trang 7TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: LƯU THỊ VÂN ANH MSSV: 33131023889
Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm
Đề tài nghiên cứu:
Áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm
Nhận xét chung:
………
………
………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm) …… (2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……….
Điểm chữ:……… Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
Trang 8TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: LƯU THỊ VÂN ANH MSSV: 33131023889 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm Đề tài nghiên cứu: Áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm Nhận xétchung: ………
………
………
Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….
(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….
Điểm chữ:……….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: LƯU THỊ VÂN ANH MSSV: 33131023889 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm Đề tài nghiên cứu: Áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm Nhận xétchung: ………
………
………
Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….
(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……… ….
Điểm chữ:……… ……….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai
Trang 10MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Kết cấu đề tài: 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỪA KẾ DI SẢN 4
1.1 Cơ sở lý luận về thừa kế di sản: 4
1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế: 5
1.1.2 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu: 7
1.1.3 Khái niệm di sản thừa kế: 8
1.2 Sơ lược quá trình hoàn thiện, phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam qua các giai đoạn: 9
1.2.1 Giai đoạn phong kiến Việt Nam: 9
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959: 10
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980: 10
1.2.4 Giai đoạn từ năm 1980 đến nay: 11
1.3 Cơ sở pháp lý về thừa kế di sản: 11
1.3.1 Xác định di sản thừa kế: 11
1.3.2 Người thừa kế: 13
1.3.3 Phân chia di sản thừa kế: 14
1.3.4 Di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài: 16
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TIỂN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH TRUNG TÂM 19 2.1 Tổng quan tình hình xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng
TMCP Sài gòn thương tín-Chi nhánh Trung Tâm: 19
2.1.1 Quy trình xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng: 19
2.2 Một số vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật
về xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín
Chi nhánh Trung Tâm: 23
2.2.1 Xử lý di sản thừa kế là tiền gửi tiết kiệm, tiền trong tài khoản
với giá trị nhỏ: 232.2.2 Những người được phân chia di sản thừa kế: 252.2.3 Xử lý khi có tranh chấp về di sản thừa kế: 282.2.4 Xử lý di sản trong trường hợp định đoạt tài sản riêng của con
chưa thành niên: 312.2.5 Thời điểm chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng: 312.2.6 Hiệu lực và mục đích liên quan đến văn bản từ chối nhận di sản của những người thừa kế: 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH TRUNG TÂM 36 3.1 Đánh giá việc áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại
ngân hàng: 36
3.1.1 Những mặt tồn tại: 363.1.2 Nguyên nhân: 37
Trang 123.2 Một số giải pháp hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế đối với ngân hàng: 39
3.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp
luật cho cán bộ nhân viên: 393.2.2 Ban hành quy trình xử lý di sản thừa kế áp dụng toàn hệ
thống Sacombank: 403.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động
xử lý di sản thừa kế để đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật: 42
3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế di sản gửi tại ngân hàng: 43 KẾT LUẬN 47
Trang 13LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội.Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngàycàng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạngtranh chấp
Nói đến di sản thừa kế tại ngân hàng, ta thường nghĩ ngay đến tiền gửitiết kiệm và số dư trên tài khoản của người chết để lại Đây là di sản chủ yếu
và phổ biến trong những năm qua mà các Ngân hàng thương mại Việt Namphải xem xét, giải quyết theo yêu cầu của những người được hưởng thừa kế
Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam, có hai trường hợp thừa kế làthừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật và di sản bao gồm tài sản riêngcủa người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với ngườikhác Cá nhân - chủ sở hữu tài sản có quyền lập di chúc để định đoạt tài sảncủa mình, để lại cho người khác Người thừa kế có thể là thân nhân của người
để lại di sản hoặc tổ chức, cá nhân khác Trong trường hợp này, để nhận được
số tiền trên tài khoản của người để lại di sản thì những người thừa kế phảiphải xuất trình các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu ngân hàng Vì vậy, cơ sởpháp lý để giao di sản cho đúng những người thừa kế đang là mối quan tâmcủa ngân hàng Sacombank nói riêng và các ngân hàng trên cả nước nói chung.Tuy nhiên, cho đến nay nước ta vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ luật dân sự 2005 về vấn đề thừa kế di sản Vì vậy, khi xem xét và giao disản cho những người thừa kế, các ngân hàng gặp không ít khó khăn tiềm ẩnnhiều vấn đề pháp lý có thể làm thiệt hại đến tài sản, quyền lợi của ngân hàngcũng như của khách hàng
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: ”Áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trung Tâm” để nghiên cứu, với mong muốn làm rõ các mặt còn
tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề pháp lý trong quá trình xử lý di sảnthừa kế gửi tại ngân hàng Đồng thời, tác giả cũng xem xét để đưa ra các giải
Trang 14pháp, kiến nghị có thể áp dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củanhững người được thừa kế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũngnhư đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động của ngân hàng Sacombank.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu đầu tiên của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sở lý luận và các cơ
sở pháp lý về việc xử lý di sản thừa kế gửi tại Ngân hàng TMCP Sài gònthương tín (Sacombank)
Mục tiêu thứ hai tác giả đi vào phân tích quy trình về xử lý di sản đang
áp dụng tại ngân hàng trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số tình huốngthực tế để nhận diện được những vấn đề pháp lý phát sinh tại đơn vị
Từ hai mục tiêu trên, ở mục tiêu cuối cùng, tác giả đưa ra những nhậnxét, đánh giá thực tiễn cũng như chỉ ra những mặt tồn tại và các nguyên nhândẫn đến vấn đề pháp lý trong quá trình áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa
kế gửi tại ngân hàng Qua đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp về mặt phápluật cũng như hoàn thiện quy trình tại ngân hàng Sacombank trong việc ápdụng pháp luật đối với lĩnh vực xử lý di sản thừa kế
3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp khoa học như: so sánh, phân tích, tổng hợp,thống kê, phương pháp bình luận, miêu tả thực các tình huống xảy ra để giảiquyết những vấn đề đặt ra của đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo bộ luật dân sựnăm 2005 cùng các văn bản pháp lý liên quan để xử lý di sản gửi tại Ngânhàng TMCP Sài gòn thương tín- Chi nhánh Trung Tâm
4 Kết cấu đề tài
Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài; mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa thực tiễn, kết cấu đề tài
Chương 1: Cở sở lý luận và cơ sở pháp lý về thừa kế di sản
Trang 15Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại
Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín- Chi nhánh Trung Tâm
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng
pháp luật về xử lý di sản thừa kế gửi tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thươngtín- Chi nhánh Trung Tâm
Phần kết luận:
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỪA KẾ DI SẢN
1.1 Cơ sở lý luận về thừa kế di sản:
Trong những năm qua, do sự phát triển kinh tế- xã hội dẫn đến tài sảntích lũy của mỗi cá nhân và gia đình ngày càng nhiều Chính vì lẽ đó, ngânhàng được coi là một trong những địa chỉ tin cậy để những người dân lựachọn, gửi tiền Tùy theo mục đích và sự lựa chọn của mình, người gửi tiền cóthể gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn và được hưởng lãi theo lãi suấtcủa kỳ hạn tương ứng do ngân hàng nơi nhận tiền gửi quy định Hình thức gửitiền tại ngân hàng có thể không mang lại lợi nhuận cao so với nhiều hình thứcđầu tư khác, như: buôn bán bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu … nhưng hìnhthức đầu tư này an toàn hơn, ít rủi ro hơn Khi giá trị tài sản của cá nhân ngàycàng lớn thì các mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng ngày càngphước tạp hơn Mối quan hệ đó không chỉ liên quan đến công dân Việt Nam
mà còn cả đối với người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
và nước ngoài Thực tế gần đây, sau khi gửi tiền được một thời gian, thìchẳng may người gửi tiền bị chết đột ngột do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc cácnguyên nhân nhân khác mà không để lại di chúc Do vậy, thân nhân của ngườigửi tiền đã đến ngân hàng yêu cầu được rút số tiền trên tài khoản hay trong sổtiết kiệm của người đó
Theo quy định của pháp luật, khi một người có tiền gửi tại ngân hàngchết, thì số tiền gửi của người đó sẽ được thừa hưởng bởi một hay nhiềungười thừa kế Nếu người gửi tiền không để lại di chúc trước khi chết, thìnhững người thừa kế theo pháp luật sẽ được nhận số tiền gửi do người chết đểlại
Báo cáo tổng kết hằng năm của các ngân hàng trong đó có ngân hàngTMCP Sài gòn thương tín (Sacombank) cho thấy việc giải quyết số tiền gửicủa người chết để lại thường rất phức tạp vì hiện nay, Bộ luật Dân sự( BLDS) năm 2005 được coi là cơ sở pháp lý duy nhất quy định về vấn đềthừa kế Tuy nhiên, cho đến nay nước ta vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn
Trang 17thi hành BLDS liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là thừa kế có yếu tố nướcngoài Do vậy, các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng Sacombankcũng như các ngân hàng khác trên cả nước đã có những cách thức giải quyếtkhác nhau về di sản thừa kế là tiền gửi của người để lại di sản Và điều nàycũng dẫn đến thực tế là trong một số trường hợp, cách xử lý của ngân hàngcòn quá cứng nhắc do nhiều nguyên nhân như: pháp luật quy định chungchung dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau, áp dụng pháp luật một cáchmáy móc, rập khuôn gây khó khăn cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của những người thừa kế Chính vì lẽ đó, trong chương này, tác giả
đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản và căn cứ pháp lý có liên quan đến đềtài nghiên cứu, từ đó giúp cho người đọc có những kiến thức nền tảng, những
cơ sở lý luận ban đầu về vấn đề thừa kế di sản
1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế:
1.1.1.1 Khái niệm thừa kế:
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiệnngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người Ở thời kỳ này, việc thừa kếnhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiếnhành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của
từng bộ lạc, thị tộc quyết định Nghiên cứu về thừa kế, Ăngghen viết: ”Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nêu lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ".1 Thừa kế có thể được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của ngườichết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dântộc Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trịtinh thần và truyền thống, tập quán mà thế hệ trước để lại Trong xã hội cógiai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nướcđiều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định
1Ăngghen(1961), “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước”, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.79.
Trang 18Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triểncùng với sự phát triển của xã hội loài người Mặt khác, quan hệ sở hữu làquan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội,trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất Sự chiếm hữuvật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người nàyvới tập đoàn người khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa
kế
1.1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế: 2
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp cácquy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết chonhững người còn sống Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợpcác quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chếtcho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quyđịnh phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụcủa người thừa kế
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản
và quyền của người nhận di sản Quyền chủ quan này phải phù hợp với cácquy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể
có những quyền và nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này, người có tài sảntrước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác Nhữngngười có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyềntài sản thuộc quyền của người đã chết để lại Tuy nhiên một số quyền tài sảngắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa
kế ví dụ như tiền cấp dưỡng vì pháp luật quy định chỉ người đó mới cóquyền được hưởng
2 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.298-299.
Trang 191.1.2 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu: 3
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, xuất hiện Nhà nước, việc chiếmgiữ những của cải vật chất trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theohướng có lợi cho giai cấp thống trị Vì vậy, quyền sở hữu theo nghĩa kháchquan là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định nhằm điềuchỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội.Những quy phạm pháp luật đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữucủa các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quyđịnh các điều kiện, trình tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết chonhững người còn sống
Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lý, songsong tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Giữa chúng
có quan hệ mật thiết và chặt chẽ, từ chỗ pháp luật quy định cho công dân cóquyển sở hữu tài sản và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho các quyềnnăng trong quan hệ thừa kế
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội dựa trên nền tảngcông hữu hóa tư liệu sản xuất như đất đai, rừng núi, sông hồ nhà nước làngười đại diện cho nhân dân nắm giữ những tư liệu sản xuất để phục vụ chonhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng Quyềnthừa kế là thừa hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp mà nhà nước cho phépchuyển dịch Đối tượng của thừa kế là những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêudùng như nhà máy, cổ phần, các máy móc phục vụ cho sản xuất công, nôngnghiệp
Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu củamình cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyềnnhận thừa kế của công dân trừ trường hợp vi phạm Điều 643 Bộ luật Dân sựnăm 2005 Mặt khác, nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của
3 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.299-300.
Trang 20mình tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho gia đình làm chođất nước văn minh và phồn thịnh.
1.1.3 Khái niệm di sản thừa kế:
Thuật ngữ "di sản" được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khác nhaucủa đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật, khoa học…
Trong lĩnh vực pháp luật, khi dùng để chỉ những tài sản của người chết để lại
cho những người còn sống, các nhà làm luật sử dụng thuật ngữ "di sản thừa
kế" Hiện nay, Bộ luật Dân sự của nước ta cũng như Bộ luật Dân sự của một
số nước trên thế giới chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về di sản thừa kế màchỉ quy định di sản thừa kế bao gồm những tài sản nào
Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thì di sản bao gồm
tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chungvới người khác Mà tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 Như vậy, di sản có thể là hiện
vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người
để lại di sản Theo đó, có thể cho rằng di sản thừa kế chỉ bao gồm các tài sản
mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản Xét phương diện pháp lý thì tiếp cận từgóc độ luật Dân sự năm 2005, khi một cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sựtham gia vào quan hệ dân sự, họ phải tự mình chịu trách nhiệm về nhữngnghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó Việc để người khác chịu trách nhiệm thaymình phải được sự đồng ý của người đó Nếu di sản thừa kế bao gồm cả nghĩa
vụ tài sản và việc tiếp nhận di sản thừa kế là một nghĩa vụ, tức là người thừa
kế không có quyền từ chối thì vô hình chung điều này đã đi ngược lại mộttrong những nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật dân sự là "nguyên tắc tự
do, tự nguyện" Do vậy, di sản chỉ có thể bao gồm tài sản, không thể bao gồmnghĩa vụ tài sản
Vì vậy theo tác giả di sản thừa kế có thể được hiểu là toàn bộ tài sảnthuộc quyền sở hữu của người chết được chuyển dịch cho những người thừa
kế hợp pháp của người đó sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản từ disản của người chết để lại với người khác Và quyền sở hữu tài sản là một
Trang 21trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ theo điều 32
Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác Quyền sở hữu
tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.
1.2 Sơ lược quá trình hoàn thiện và phát triển pháp luật thừa
kế của Việt Nam qua các giai đoạn4:
1.2.1 Giai đoạn phong kiến Việt Nam:
Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại qua nhiều thế kỉ Mỗi nhà nướcphong kiến đều ban hành các văn bản pháp luật để cũng cố quyền lực và phục
vụ cho công việc quản lý đất nước Đáng chú ý là các bộ luật của các triều đạiphong kiến như Bộ luật Hồng Đức( 1483), Bộ luật Gia Long( 1815) Ngoài bộluật, các nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành như chiếu,chỉ dụ, lệnh của vua Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xãhội thuộc đối tượng của nhiều ngành luật hiện nay Trong đó có những quyđịnh về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Trong luật Hồng Đức quy địnhcác con( con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha mẹ Mọingười đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu Điều 390 Bộ luật HồngĐức quy định: ” cha mẹ làm di chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏatrong chúc thư: Còn bộ luật của Gia Long không thừa nhận quyền thừa kếcủa con gái mà chỉ chú trọng đến quyền lợi của con trai Vấn đề thừa kế theo
di chúc đã được đề cập như điều 388 quy định: ”Nếu có mệnh lệnh của cha
mẹ, phải theo đúng Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”
Xét về mặt nội dung, các quy định về thừa kế trong bộ luật Hồng Đức vàGia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ
Thời kỳ Pháp thuộc, ở Việt Nam áp dụng các bô luật sau: Bộ dân luậtBắc Kì 1931 và Hoàng Việt Trung Kì hộ luật 1936 Trong các bộ luật này đều
có các quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
4 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội
tr.302-306.
Trang 221.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959:
Sau Cách mạng tháng Tám Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.Một nhà nước non trẻ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề phước tạp về chính trị,văn hóa, xã hội nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước lúc này là phải bảo vệ cũng
cố thành quả cách mạng, kể cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự
Để đảm bảo cho các quan hệ xã hội về dân sự phát triển bình thường, nhànước cần phải có hệ thống pháp luật Vì vậy, ngày 22/05/1950 Bác Hồ đã kýsắc lệnh 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong luật dân luật,quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủnước ta Riêng trong lĩnh vực thừa kế đã quy định vợ, chồng có quyền thừa kếtài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha mẹ;chồng góa, vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia di sản; con, cháuhoặc vợ góa, chồng góa không bắt buộc phải nhận thừa kế của người đã chết;các chủ nợ của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanhtoán nợ quá phần di sản mà người đó nhận được
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980:
Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc, điều
19 quy định: ”Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: ” Các con đều
có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa
kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”.
Sau này, để đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử trong phạm vi chứcnăng do Luật tổ chức tòa án quy định Tòa án nhân dân tối cao ra nhiều thông
tư hướng dẫn Thông tư số 549/NCPL ngày 27/08/1968 hướng dẫn đường lốixét xử các việc tranh chấp về thừa kế Thông tư số 02/TATC ngày 02/08/1973hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ
1.2.4 Giai đoạn từ năm 1980 đến nay:
Hiến pháp năm 1980 ghi nhận” Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sảncủa công dân” ( điều 27) Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp vềthừa kế, đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua
Trang 23tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã banhành Thông tư 81 ngày 24/07/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp vềthừa kề( di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phânchia di sản thừa kế ) Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn chỉnh về cácquy phạm liên quan đến quyền thừa kế.
Tiếp đó, luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 1986 đã quy định một
số điều liên quan đến quyền thừa kế của vợ, chồng( điều 14, điều 16,17)
Ngày 30/08/1990 Hội đồng nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam đãthông qua Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy pháp lệnh này đã đivào cuộc sống, về cơ bản vẫn có những điểm phù hợp với thực trạng các quan
hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm được quyền thừa kế của công dân được các tầnglớp nhân dân đồng tình, chấp thuận
Thừa kế được quy định tại phần thứ tư BLDS năm 1995 đã kế thừa hầuhết các quy định của Pháp lệnh về thừa kế năm 1990 Ngoài ra có bổ sungmột số vấn đề mới trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sửdụng đất của cá nhân và thành viên của hộ gia đình Phần thứ tư BLDS năm
2005 về cơ bản vẫn giữ nguyên như trong quy định BLDS năm 1995 và cómột số thay đổi nhỏ để khác phục vướng mắc không phù hợp với thực tếtrong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế trong thời gian qua
1.3 Cơ sở pháp lý về thừa kế di sản:
1.3.1 Xác định di sản thừa kế:
1.3.1.1 Tài sản riêng của người chết: 5
Tài sản riêng của người chết là tài sản do ngưởi đó tạo ra bằng thu nhậphợp pháp ( như tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút,tiền trúng thưởng xổ số ) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinhhoạt riêng (như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, ) nhà ở, tư liệu sản xuấtcác loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh gồm: Tiền, vàng, bạc, kim khí quý,
5 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.315.
Trang 24đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành Nhà
ở, nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.Vốn cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặccủa các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp Tài liệu, dụng cụ máymóc của người làm công tác nghiên cứu Cây cối mà người giao sử dụng đấttrồng và hưởng lợi trên đó
1.3.1.2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người
khác: 6
Trong thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để cùngsản xuất kinh doanh, nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiềungười Nếu một trong đồng sở hữu chết thì si sản thừa kế của người chết làphần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng TheoĐiều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữuchung hợp nhất Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chungbằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiềm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản chung Theo Điều 66 luật hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bênchết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì khi có yêu cầu về chia di sản thì tàisản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là
đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế Vì vậy, khi một bênchết trước thì một nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và đượcchuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật vềthừa kế
1.3.1.3 Quyền về tài sản do người chết để lại: 7
6 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội tr.316.
Trang 25Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc
do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan
hệ này (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lạitài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng )
Việc quy định quyền về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế,góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cườngtinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luậtdân sự Tuy nhiên các quyền về tài sản gắn liền với nhân thân của người chếtnhư quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hưu không được coi là di sản thừa kế
1.3.2 Người thừa kế:
Được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 635, theo đó
người thừa kế là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật, và người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải làngười có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với ngưới để lại
di sản Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc nhànước Những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại Quyền của người thừa kế được quy định ở Điều 642 Bộ luật Dân sựnăm 2005 theo nguyên tắc chung mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sảnthừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, ngoài ra họ còn có quyền từ chốinhận di sản trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa
vụ tài sản của mình đối với người khác Việc từ chối nhận di sản phải đượclập thành văn bản và báo cho những người thừa kế khác, người được giaonhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản Thờihạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế Sau sáu tháng kể
từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ýnhận thừa kế
1.3.3 Phân chia di sản thừa kế:
7 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.316-317.
Trang 261.3.3.1 Phân chia di sản theo di chúc: 8
Ngoài các quy định chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc được quyđịnh trong Bộ luật Dân sự năm 2005 tại chương XXIII: thừa kế theo di chúc ởcác Điều từ 646 đến Điều 673 và việc phân chia di sản theo di chúc được quyđịnh cụ thể tại Điều 684 Theo đó, pháp luật luôn tôn trọng ý chí của người cótài sản, nếu người để lại di sản đã xác định được cách phân chia di sản thì disản được phân chia theo đúng ý nguyện của người đó Nếu người để lại di sảnchỉ xác định người thừa kế mà không xác định rõ phần di sản mà mỗi ngườithừa kế được hưởng thì toàn bộ hoặc phần di sản được chỉ định cho nhữngngười thừa kế được hưởng được chia theo cách như sau: Một là chia đều chonhững người thừa kể đã được chỉ định trong di chúc; Hai là chia theo thỏathuận của những người thừa kế Kể từ thời điểm người có tài sản chết, thì disản đã thuộc về những người thừa kế mà người lập di chúc chỉ định trong dichúc
Vì vậy những người thừa kế vần có quyền thỏa thuận để phân chia disản nếu người lập di chúc không xác định rõ phần của mỗi người thừa kếđược hưởng trong phần hoặc toàn bộ di sản Mặt khác khi chia di sản theo dichúc cần phải chú ý đến quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộcvào nội dung di chúc theo Điều 672 Bộ luật Dân sự năm 2005, đồng thời phảidành phần di sản cho người thừa kế chưa sinh ra vào thời điểm phân chia, tiềntrợ cấp cho người còn sống nương nhờ
1.3.3.2 Phân chia di sản theo pháp luật:
Theo quy định của pháp luật, khi một người chết không để lại di chúc,
di sản của người đó được chia theo theo quy định của pháp luật về "phân chia
di sản theo pháp luật" Đều 685 Bộ luật Dân sự năm 2005 Thừa kế theo phápluật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theohàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định tại chươngXXIV: thừa kế theo pháp luật, ở các Điều từ 674 đến Điều 680 Những người
8 Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2005 (tập III), NXB Chính trị quốc gia- sự thật, tr.126.
Trang 27được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào mức độ nănglực hành vi Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế củangười chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi disản nhận.
Theo nguyên tắc chia khối di sản đều nhau cho những người thừa kế,thì những người cùng hàng thừa kế được nhận một phần di sản bằng nhau.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ởhàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyềnhưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, công chứng văn bản thỏa thuận phânchia di sản, công chứng văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật Cụ thể qua các giai đoạn sau: giai đoạn từ ngày 30 tháng 6năm 2007 trở về trước áp dụng theo nghị định số 72/2000/NĐ-CP của chínhphủ ngày 8 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực Sau khi luật côngchứng số 82/2006/QH11 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2007 ra đờithì thủ tục khai nhận di sản áp dụng theo luật này và nghị định 04/2013/NĐ-
CP ngày 7 tháng 1 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật công chứng, có hiệu lực ngày 26 tháng 2 năm
2013, bãi bỏ các quy định về tổ chức và hoạt động công chứng tại Nghị định
số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về côngchứng, chứng thực Và cuối cùng là giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 trở
về sau, áp dụng theo Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm
2014 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2015 kèm theo nghị định số29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luậtcông chứng
1.3.4 Di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài:
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất mộttrong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài Pháp luậtViệt Nam cho phép người nước ngoài (công dân nước ngoài và người khôngquốc tịch) được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để thựchiện các giao dịch thanh toán Là chủ tài khoản, người nước ngoài có quyền
Trang 28sử dụng số tiền trên tài khoản của mình thông qua các lệnh thanh toán phùhợp với quy định của pháp luật Ngân hàng nơi mở tài khoản chỉ thực hiệnlệnh thanh toán của chủ tài khoản trong phạm vi số dư hiện có trên tài khoản,ngoại trừ một số ngân hàng có thỏa thuận với khách hàng sử dụng dịch vụthấu chi Trường hợp chủ tài khoản chết, thì số dư trên tài khoản của chủ tàikhoản sẽ được chi trả cho một hoặc nhiều người thừa kế theo di chúc hoặctheo pháp luật
Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người để lại tàisản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Ngườithừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nướcngoài; Tài sản thừa kế ở nước ngoài
Cơ sở pháp lý cho ngân hàng giải quyết di sản thừa kế, bảo đảm quyền,lợi ích của những người thừa kế theo pháp luật thì ngân hàng phải chọn đúngluật áp dụng, xác định rõ thời điểm mở thừa kế và thời điểm nhận đơn yêu cầucủa người thừa kế trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại disản chết) và thời điểm người thừa kế nộp đơn yêu cầu nhận di sản thừa kếtrước ngày 01/01/2006 (ngày có hiệu lực của BLDS năm 2005), thì áp dụngluật tại thời điểm ngân hàng nhận được đơn yêu cầu của người thừa kế Mặtkhác, theo khoản 2 điểm b của Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005
của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự, thì “giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực mà có tranh chấp xảy ra thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 để giải quyết” Cho nên, theo khoản 1 Điều
833 BLDS năm 1995 thì “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó” Di sản thừa kế nói trên là số tiền gửi trên tài khoản thuộc sở hữu
của người chết để lại tại ngân hàng Việt Nam, nên luật áp dụng để giải quyết
Trang 29di sản thừa kế đó là BLDS năm 1995 và các văn bản pháp luật khác có liênquan của Việt Nam 9
Trường hợp thứ hai: Thời điểm mở thừa kế và thời điểm ngân hàng nhậnđược đơn yêu cầu của những người thừa kế từ ngày 01/01/2006 đến nay, thì
cơ sở pháp lý để ngân hàng xem xét, giải quyết cho người thừa kế nhận sốtiền gửi trên tài khoản của người nước ngoài để lại là Bộ luật Dân sự năm
2005 Theo đó tại khoản 1 Điều 767 thì “thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”
Ngoài ra pháp luật còn quy định cụ thể ở nghị định số 138/2006/NĐ-CPngày 15 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộluật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Cụ thể tại Điều 12 quyđịnh thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài như sau:
- Việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều
767 của Bộ luật dân sự năm 2005 Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa
kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi
có di sản thừa kế đó Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không cóquốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định phápluật áp dụng về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộluật Dân sự, Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định này
Tại Điều 13 quy định trường hợp thừa kế theo di chúc như sau:
- Năng lực lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc được xác định theopháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch Trong trường hợpngười lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nướcngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theoquy định tại Điều 760 của Bộ luật Dân sự và Nghị định này Hình thức của dichúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc Di chúc của ngườiViệt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếutuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc
9 Nguyễn Phương Linh (2006), ”Một số vấn đề pháp lý về giải quyết di sản thừa kế – tiền gửi của người nước ngoài”,Tạp chí Ngân hàng, (11/06),
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ DI SẢN THỪA KẾ GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH TRUNG TÂM
2.1 Tổng quan tình hình xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng
TMCP Sài gòn thương tín-Chi nhánh Trung Tâm:
2.1.1 Quy trình xử lý di sản thừa kế gửi tại ngân hàng:
Hiện tại, trên toàn hệ thống Sacombank, khi xảy ra trường hợp nhữngngười thừa kế lên ngân hàng để nhận di sản là tiền gửi tiết kiệm, tiền trong tàikhoản thanh toán do người chết để lại tại đơn vị giai đoạn từ 01/01/2005 đến18/05/2014 thì cơ sở pháp lý duy nhất được chi nhánh dựa vào để xử lý là
Trang 31Quy định số 2683/2004/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị ban hành ngày30/12/2004 về việc xử lý các trường hợp rủi ro về giấy tờ có giá do ngân hàngTMCP Sài gòn thương tín( Sacombank) phát hành Nội dung chủ yếu căn cứtheo Bộ luật Dân sự năm 1995 và Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày22/11/2002 của ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế pháthành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước; Căn cứNghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về côngchứng, chứng thực; Căn cứ vào Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèmtheo Quyết định số 345/2004/QĐ-HĐQT ngày 29/12/2004 của Hội đồng quảntrị Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của quy định này sẽ xoay quanh việc xử lýcác trường hợp rủi ro đối với giấy tờ có giá do ngân hàng TMCP Sài gònthương tín phát hành bao gồm thừa kế, hư hỏng, mất mát Và di sản thừa kế sẽbao gồm số dư trên tài khoản tiền gửi, thẻ tiết kiệm và các loại giấy tờ có giákhác do Sacombank phát hành
Quy định cụ thể về việc xử lý rủi ro giấy tờ có giá của khách hàng cánhân như sau:
Về nguyên tắc xử lý:
Thứ nhất: Việc xử lý rủi ro theo Quy định số 2683/2004/QĐ-HĐQT được
áp dụng theo quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừtrường hợp có điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với bản quy định trên thì áp dụngquy định của điều ước quốc tế đó
Thứ hai: Trường hợp phát sinh thừa kế mà có nhiều người được thừa kế thìnhững người đồng thừa kế này phải cùng đến Sacombank hoặc phải thỏathuận ủy quyền bằng văn bản để cử một người đại diện thực hiện giao dịchvới Sacombank Nếu phát sinh việc ủy quyền thực hiện ở nước ngoài thì vănbản ủy quyền phải được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác nhận;nếu văn bản ủy quyền được lập bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang
Trang 32tiếng Việt Nam, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ kýngười dịch và phải được hợp thức hóa lãnh sự( nếu văn bản ủy quyền đượcxác nhận bởi cơ quan, tổ chức của người nước ngoài); Trường hợp ủy quyềnđược thực hiện tại Sacombank thì phải có xác nhận của Trưởng đơn vị hoặcngười được phân quyền; và nếu ủy quyền không được thực hiện tạiSacombank thì phải có chứng thực hoặc công chứng.
Thứ ba: Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo
di chúc mà từ chối quyền hưởng di sản thì phải lập văn bản từ chối nhận disản và văn bản này phải được lập trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngàyngười để lại di sản chết và phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặcchứng thực
Thứ tư: Trong trường hợp có người thừa kế hoặc đồng thừa kế đang cựngụ ở nước ngoài thì nhất thiết phải có ý kiến của người đó về phần tài sảnđược hưởng, ý kiến này phải được cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước
mà người thừa kế hoặc đồng thừa kế đang cư ngụ xác nhận
Thứ năm: Trường hợp có một người duy nhất được hưởng thừa kế theopháp luật của người để lại di sản thì người thừa kế duy nhất này phải hoàn tấtthủ tục công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xãđối với văn bản khai nhận di sản Sacombank chỉ chi trả tiền cho người thừa
kế hợp pháp theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ các khoản nợ củangười để lại di sản thừa kế đối với Sacombank( nếu có)
Thứ sáu: Các trường hợp mà di sản thừa kế có giá trị từ 05 tiệu đồng trởxuống, số lượng đồng thừa kế tối đa là 02 người, không có yếu tố nước ngoàithì các giấy tờ trong hồ sơ, theo quy định phải cung cấp cho ngân hàng, có thểkhông cần công chứng, chứng thực nhưng tất cả đồng thừa kế phải cùng đếnngân hàng để giải quyết
Tuy nhiên, theo Quyết định số 1377/2014/QĐ-PL&TT của phòng Pháp lý
và tuân thủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014, có hiệu lực ngày 19 tháng
05 năm 2014 thì nguyên tắc thứ sáu đã được sửa đổi lại số tiền như sau: Cáctrường hợp mà di sản thừa kế có giá trị từ ba mươi (30) triệu đồng trở xuống
Trang 33đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội hoặc hai mươi(20) triệu đồng đối với các địa phương còn lại, số lượng đồng thừa kế tối đa làhai (02) người, không có yếu tố nước ngoài, tất cả đồng thừa kế phải đếnSacombank để giải quyết thì các giấy tờ trong hồ sơ phải cung cấp choSacombank không cần phải công chứng/chứng thực
Hồ sơ chi trả thừa kế gồm:
Để được Sacombank giải quyết việc chi trả trong thời hạn 03 ngày làmviệc kể từ ngày Sacombank nhận đủ hồ sơ thì người thừa kế phải xuất trìnhcác giấy tờ sau đây: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khainhận di sản thừa kế được công chứng, chứng thực theo quy định của phápluật; Giấy tờ có giá do Sacombank phát hành; Giấy chứng tử do UBND xã,phường, thị trấn cấp; Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người thừa kế;Thông báo đề nghị thanh toán của những người thừa kế hoặc đại diện nhữngngười thừa kế và giấy cam kết về việc chịu trách nhiệm thực hiện tất cả cácnghĩa vụ của người để lại di sản và các tranh chấp phát sinh khác kể từ thờiđiểm nhận di sản thừa kế từ Sacombank Văn bản từ chối nhận di sản (nếucó);
Trong trường hợp có tranh chấp thì Sacombank sẽ chi trả theo bản án hoặc
quyết định phân chia di sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Và tất cả các
trường hợp phát sinh khác( như di chúc bằng văn bản không có người làmchứng, di chúc miệng, mất tích, thừa kế thế vị, ly hôn ) không được quy địnhthì chi nhánh liên hệ với Phòng pháp lý tuân thủ để được hướng dẫn giảiquyết
Trường hợp phát sinh thừa kế theo di chúc:
Người thừa kế được hưởng thừa kế theo di chúc phải tiến hành thủ tục kêkhai di sản thừa kế theo quy định của pháp luật trước khi liên hệ Sacombank
để nhận di sản thừa kế
Trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Không
có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc đều
Trang 34chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chứcđược hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không cóquyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau
đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên
quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng disản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ngườilập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Điểm đáng lưu ý trong quy trình xử lý di sản thừa kế theo Quy định2683/2004/QĐ-HĐQT được ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2004, có hiệulực ngày 01 tháng 01 năm 2005 căn cứ theo bộ luật dân sự năm 1995 Tuynhiên, quy định này được áp dụng trên toàn hệ thống Sacombank đến ngày 18tháng 05 năm 2014 mới được thay thế bởi Quyết định số 1377/2014/QĐ-PL&TT của Phòng Pháp lý và tuân thủ ngày 15 tháng 05 năm 2014 có hiệulực ngày 19 tháng 05 năm 2014 Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 rađời thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 1995 lại có hiệu lực thi hành ngày 14tháng 06 năm 2005
Vì vậy vấn đề đặt ra là một quy định căn cứ theo luật cũ, được áp dụngtrong một thời gian dài để xử lý các trường hợp về di sản thừa kế gửi tạiSacombank mà không có bất kỳ một công văn hay văn bản hướng dẫn mớinào để cập nhật trên nền tảng quy định của luật mới liệu có phù hợp? Quyếtđịnh số 1377/2014/QĐ-PL&TT ra đời có góp phần hoàn thiện quy trình cũngnhư khắc phục những bất cập, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật thừa kếtheo Bộ luật Dân sự năm 2005 hay không?
Phần tiếp theo tác giả sẽ đi vào phân tích những tình huống, vụ việc cụ thểxảy ra tại chi nhánh Trung Tâm trong thời gian qua, để làm rõ quá trình xử lý,vận dụng pháp luật cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh từ thực tiễn đó