Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nhân loại diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hòa mình trong xu thế ấy, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Đặc biệt, ngành ngân hàng trong những năm qua đã chứng tỏ được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Với hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập, các Ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) nói riêng cũng đã và đang thay đổi diện mạo của mình, phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm cho khách hàng để tham gia vào thị trường mới, với nhiều cạnh tranh, thách thức mới, đồng thời với một tinh thần chủ động và sáng tạo cao. Trong thời gian qua, cùng với các ngân hàng khác LienVietPostBank đã khẳng định được uy tín và chất lượng của mình, với tình hình hoạt động tài tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan, LienVietPostBank đang cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và nằm trong top những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam có tầm cỡ khu vực. Là một sinh viên năm cuối khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng với sinh viên cả khóa, em đang có thời gian thực tập tại Hội sở chính LienVietPostBank. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Ngân hàng, em đã có thời gian tìm hiểu một cách khái quát nhất về toàn bộ hoạt động tại LienVietPostBank, những vấn đề đó sẽ được trình bày trong báo cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nhân loại diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hòa mình trong xu thế ấy, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Đặc biệt, ngành ngân hàng trong những năm qua đã chứng tỏ được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Với hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập, các Ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) nói riêng cũng đã và đang thay đổi diện mạo của mình, phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm cho khách hàng để tham gia vào thị trường mới, với nhiều cạnh tranh, thách thức mới, đồng thời với một tinh thần chủ động và sáng tạo cao. Trong thời gian qua, cùng với các ngân hàng khác LienVietPostBank đã khẳng định được uy tín và chất lượng của mình, với tình hình hoạt động tài tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan, LienVietPostBank đang cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và nằm trong top những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam có tầm cỡ khu vực. Là một sinh viên năm cuối khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng với sinh viên cả khóa, em đang có thời gian thực tập tại Hội sở chính LienVietPostBank. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Ngân hàng, em đã có thời gian tìm hiểu một cách khái quát nhất về toàn bộ hoạt động tại LienVietPostBank, những vấn đề đó sẽ được trình bày trong báo cáo thực tập tổng hợp này. SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 1 Báo cáo tổng hợp Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng LienVietPostBank. Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank trong những năm gần đây. Phần 3: Phương hướng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 2 Báo cáo tổng hợp PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIENVIETPOSTBANK 1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6010 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited… LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 3 Báo cáo tổng hợp 2. Mô hình tổ chức * Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Ngân hàng hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát. * Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Ngân hàng, có trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Ngân SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 4 Báo cáo tổng hợp hàng trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị. * Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Ngân hàng. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Ngân hàng. * Ủy ban chiến lược và kinh doanh: Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghiên cứu chiến lược để tham mưu cho HĐQT trong việc hoạch định, xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng * Ủy ban nhân sự công nghệ và quản lý chi phí: Tham mưu cho HĐQT các vấn vấn đề về nhân sự, công nghệ phát sinh và thay mặt HĐQT quản lý toàn diện các chi phí (bao gồm thẩm định, kiểm tra, giám sát, đánh giá) nhằm bảo đảm chi tiêu hợp lý, hiệu quả. * Ủy ban tín dụng và đối ngoại: Nghiên cứu, thẩm định và tham mưu đề xuất cho HĐQT về định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời nghiên cứu và trình HĐQT thông qua chiến lược và chính sách kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng trong tưng thời kỳ. * Ủy ban ALCO, Pháp chế, Quản lý rủi ro và phòng, chống rửa tiền: Thông qua và trình HĐQT các vấn đề liên quan trong lĩnh vực quản lý tài sản nợ - có, các chính sách, quy trình quản lý rủi ro nhằm xây dựng hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. * Khối Nghiệp vụ: có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Khối trên toàn hệ thống thông qua các Phòng Hội sở chính thuộc Khối nghiệp vụ SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 5 Báo cáo tổng hợp PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA LIENVIETPOSTBANK TRONG BỐN NĂM VỪA QUA LienVietPostBank được thành lập và hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ My, lan tỏa ra toàn cầu đã tác động trực tiếp đến Việt Nam, tốc độ tăng trưởng suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn;Thị trường tài chính, thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp, không ổn định. Tuy vậy “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhận thức được những thuận lợi, khó khăn trong năm 2008, tập thể Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, các Đơn vị kinh doanh và toàn thể cán bộ nhân viên LienVietPostBank đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo vượt qua thử thách, khó khăn bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. I. Kết quả hoạt động kinh doanh 1. Hoạt động huy động vốn Tại thời điểm 31/12/2008, tổng số dư huy động vốn của LienVietPostBank đạt 3.800 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động thị trường 1 đạt 2.829 tỷ đồng chiếm trên 75% tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng trong thời gian qua. Năm 2009 tiếp tục là năm thành công trên mọi phương diện của LienVietPostBank. Tổng huy động vốn đạt 13.399 tỷ đồng, tăng 9.598 tỷ đồng so với 31/12/2008, trong đó thị trường 1 đạt 8.315 tỷ đồng, tăng 5.467 tỷ đồng. Kết quả huy động của Ngân hàng năm 2010 và năm 2011 là khá tốt, tổng số dư huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế đến 31/12/2010 là 26.500 tỷ đồng. SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 6 Báo cáo tổng hợp 2. Hoạt động cấp tín dụng Năm 2008 là năm thực sự không thuận lợi đối với hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt là 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên sau 8 tháng đi vào hoạt động, Tổng dư nợ cho vay của LienVietPostBank tính đến thời điểm 31/12/2008 đạt 2.673 tỷ đồng. Cho vay đối với các Tổ chức tín dụng đạt 259 tỷ chiếm 9,69%, Cho vay đối với Khách hàng là 2.414 tỷ chiếm 90,31%. Trong đó, Cho vay cá nhân là 318 Khách hàng đạt 414 tỷ đồng chiếm gần 16% Tổng dư nợ; Cho vay đối với các tổ chức kinh tế là 218 Khách hàng, đạt 2.259 tỷ đồng, chiếm trên 84% Tổng dư nợ và đặc biệt chưa có phát sinh nợ xấu. Doanh số dư nợ cho vay cũng liên tục tăng với tốc độ cao trong thời gian qua. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2010 đạt 11.000 tỷ đồng. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ nợ quá hạn tối đa là 2%, tỷ lệ nợ xấu tối đa là 0,5%, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối thiểu là 85%, đồng thời trích lập đủ 0,75% dự phòng chung rủi ro tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, năm 2011 là một năm nhiều khó khăn và biến động. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP về việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các chính sách điều hành với tinh thần hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát: Giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của các tổ chức tín dụng, hạn chế tỷ lệ cho vay phi sản xuất, điều chỉnh lãi suất… Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc LienVietPostBank đã có những chỉ đạo, điều hành, cảnh báo cụ thể qua các cuộc họp giao ban đối với các Đơn vị kinh doanh. SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 7 Báo cáo tổng hợp 3. Hoạt động thanh toán Ngay khi mới thành lập, LienVietPostBank đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán trong nước trên toàn hệ thống qua các kênh: CITAD, AGRIBANK, VCB: Doanh số chuyển tiền đi đạt 31.094 tỷ đồng, Doanh số chuyển tiền đạt 18.326 tỷ đồng. Năm 2010, doanh số chuyển tiền đi đạt 183.995 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011, doanh số chuyển tiền đi đạt 256.770 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2010. Đối với thanh toán quốc tế: Các giao dịch TTQT hoàn toàn xử lý tại TTTT, trở thành một trong những NHTM đầu tiên ở Việt Nam thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tập trung, xử lý giao dịch tại Trung tâm, điều đó làm cho giảm thiểu rủi ro, tăng chất lượng dịch vụ thanh toán và tăng uy tín của LienVietPostBank trên thị trường quốc tế; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua Agribank; thực hiện thanh toán biên giới qua Agribank Lạng Sơn: kết quả giá trị mở LC 1.630 tỷ đồng, nhờ thu 32 tỷ đồng, chuyển tiền đi 180 tỷ đồng. 4. Phát triển mạng lưới Với phương hướng tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, năm 2010, LienVietPostBank dự kiến khai trương hoạt động 13 chi nhánh (Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Ninh Bình, Quảng Ninh và Vũng Tàu) và mở thêm gần 40 phòng giao dịch. Hiện tại đã có 64 đơn vị chính thức đi vào hoạt động và sử dụng hệ thống Core Banking trong hệ thống LienVietPostBank. SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 8 Báo cáo tổng hợp 5. Công nghệ Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập, LienVietPostBank đã xây dựng một chiến lược đầu tư công nghệ bài bản nhằm hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về hiện đại hóa. LienVietPostBank đã triển khai thành công 2 giai đoạn của dự án ứng dụng hệ thống Ngân hàng lõi (CoreBanking) Flexcube do nhà cung cấp giải pháp CNTT lĩnh vực dịch vụ tài chính hàng đầu trên thế giới – I- Flex Solutions (nay là Oracle Financial Services Limited). Flexcube là giải pháp Ngân hàng được ưa chuộng nhất trên thế giới theo bảng xếp hạng của IBS Sales League Table của International Banking System (Anh Quốc) trong 4 năm liền (2002-2005). Với giải pháp CoreBanking tích hợp toàn diện này, LienVietBank sẽ đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ Tài chính - Ngân hàng hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến và có nhiều giá trị cho Khách hàng. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng là tấm gương điển hình như một định chế tài chính non trẻ và đầy tham vọng đã khai thác lợi thế kinh doanh từ việc tham gia Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới (SWIFT). LienVietPostBank đã định ra mục tiêu là sẽ cung cấp đầy đủ các sản phẩm - dịch vụ cho Khách hàng Cá nhân, Khách hàng Doanh nghiệp, định chế tài chính và đến nay, LienVietPostBank đã thiết lập các quan hệ đại lý với 100 nước. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thiết lập kết nối trực tiếp với SWIFT qua công nghệ Alliance Connect Bronze, được thiết kế cho các Khách hàng có lượng giao dịch vừa phải nhưng yêu cầu một hệ thống kết nối vừa tiết SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 9 Báo cáo tổng hợp kiệm, vừa thực sự an toàn. Công nghệ này cho phép chính Ngân hàng vận hành vào bảo trì hạ tầng công nghệ của mình. Việc trở thành thành viên của SWIFT cũng giúp Ngân hàng Bưu điện Liên Việt triển khai một loạt dịch vụ do SWIFT hậu thuẫn, gồm chuyển tiền xuyên quốc gia, tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu, phát hành tín dụng thư… Bên cạnh đó, LienVietPostBank cũng đã, đang và sẽ đồng bộ triển khai các dự án công nghệ Ngân hàng khác như SMS Banking, Internet Banking, ATM, Mobivi Securities Settlement (MSS). Dịch vụ SMS Banking được triển khai và cung cấp đến Khách hàng theo 2 giai đoạn, cho phép Khách hàng tra cứu thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng, cũng như thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm các dịch vụ nạp tiền điện thoại, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hóa đơn qua tin nhắn từ điện thoại di động. Tháng 11-2009, SMS Banking ra mắt Giai đoạn II với các dịch vụ như nộp thuê bao di động trả trước và chuyển khoản. Dự án MSS là dự án nhằm triển khai dịch vụ kết nối thanh toán với các công ty chứng khoán, cho phép các công ty chứng khoán thực hiện việc quản lý tiền gửi của các nhà đầu tư tại Ngân hàng một cách an toàn, chính xác, nhanh chóng, và thuận tiện. Đồng thời cho phép các nhà đầu tư chủ động theo dõi, sử dụng được số vốn dôi dư trên tài khoản Ngân hàng sau các giao dịch mua bán chứng khoán của mình. Hai dự án quan trọng khác đang được triển khai trong năm 2010 là dự án Internet Banking và dự án Thẻ. Dự án Thẻ áp dụng phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ tiên tiến, hiện đại cho phép LienVietPostBank SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 10 . kinh tế. Với hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập, các Ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). được trình bày trong báo cáo thực tập tổng hợp này. SV: Phùng Thị Thanh Tâm – Lớp Ngân Hàng K21B 1 Báo cáo tổng hợp Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm