MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN 6 1.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 6 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.1.2 Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN 12 1.1.3 Góc thiên nhiên và vai trò của nó đối với việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi 23 1.1.3.5 Vai trò của của góc thiên nhiên đối với việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi 34 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 36 1.2.1 Mục đích nghiên cứu 36 1.2.2 Nội dung nghiên cứu 36 1.2.3 Cách tổ chức nghiên cứu 37 1.2.4 Kết quả nghiên cứu 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 48 Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN 49 2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 49 2.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 50 2.2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường thuận tiện kích thích hứng thú làm việc theo nhóm cho trẻ 45 tuổi trong góc thiên nhiên 50 d. Điều kiện thực hiện 56 2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 57 2.2.3 Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN 61 2.2.4 Biện pháp 4: Kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả làm việc nhóm 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75 Chương 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN 76 3.1 Mục đích thực nghiệm 76 3.2 Nội dung thực nghiệm 76 3.3 Cách tiến hành thực nghiệm 77 3.4. Kết quả thực nghiệm 78 3.4.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trước TN 78 3.4.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN sau TN 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95 KẾT LUẬN 96 1. Kết luận chung 96 2. Kiến nghị sư phạm 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG
GÓC THIÊN NHIÊN
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60.14 01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Thị Phương
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Hoàng Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trongkhoa Giáo dục mầm non, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạomọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường mầm nonNhững Ngón Tay Bay và các giáo viên đã cộng tác, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhấttrong quá trình tiến hành điểu tra thực trạng cũng như thực nghiệm thành công
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viêngiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trang 3: Kỹ năng làm việc nhóm: Thực nghiệm
: Trước thực nghiệm: Sau thực nghiệm: Đối chứng
: Mức độ: Hoạt động: Hoạt động với đồ vật
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỤC LỤC 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN 6
1.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 6
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.2 Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN 12
1.1.2.1 Khái niệm “Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 - 5 tuổi 12
1.1.2.3 Quá trình hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4-5 tuổi 19
1.1.3 Góc thiên nhiên và vai trò của nó đối với việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi 23
1.1.3.1 Khái niệm “Góc thiên nhiên” 23
1.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên ở trường MN 24
1.1.3.3Các kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN 26
1.1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN 31
1.1.3.5 Vai trò của của góc thiên nhiên đối với việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi 35
Trang 51.2 Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5
tuổi trong góc thiên nhiên 36
1.2.1 Mục đích nghiên cứu 36
1.2.2 Nội dung nghiên cứu 37
1.2.3 Cách tổ chức nghiên cứu 37
1.2.4.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN 45
Bảng 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính %) 45
Biểu đồ 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính theo %) 45
Bảng 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tính theo tiêu chí) 46
Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN 50 2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 50
2.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên 51
2.2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường thuận tiện kích thích hứng thú làm việc theo nhóm cho trẻ 4-5 tuổi trong góc thiên nhiên 51
d Điều kiện thực hiện 57
2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 58
- Giáo viên cần nắm được đặc điểm cá tính, năng lực, hứng thú và trình độ của mỗi cá nhân để hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 62
Trang 6- Đưa ra nhiều nhiệm vụ theo nhiều mức độ khó dễ khác nhau để trẻ đễ lựa
chọn 62
- Giáo viên là người hướng dẫn trẻ cách lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ chứ giáo viên không làm hộ trẻ hay can thiệp quá sâu vào công việc của trẻ 62
2.2.3 Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN 62 2.2.4 Biện pháp 4: Kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả làm việc nhóm 69
Chương 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN 77
3.1 Mục đích thực nghiệm 77
3.2 Nội dung thực nghiệm 77
3.3 Cách tiến hành thực nghiệm 78
3.4 Kết quả thực nghiệm 79
3.4.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trước TN 79
Bảng 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)79 Biểu đồ 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %) 80 Bảng 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí) 81 Biểu đồ 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí) 82
3.4.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN sau TN 84 Bảng 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %) 84
Trang 7Biểu đồ 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %) 84
Bảng 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Theo tiêu chí) 85
Biểu đồ 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi STN (Theo tiêu
chí) 86
Bảng 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN trước và sau TN(Tính theo %) 87
Biểu đồ 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN trước và sau TN (Tính theo %) 88
Bảng 3.6 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN trước và sau TN (Theo tiêu chí) 89
89 Biểu đồ 3.6 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TN trước và sau TN (Theo tiêu chí) 89
Bảng 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Tính %) 91
Biểu đồ 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Tính %) 91
Bảng 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí) 92
Biểu đồ 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí) 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96
2 Kiến nghị sư phạm 98
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
1 Bảng
Bảng 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính
%) 45Biểu đồ 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tínhtheo %) 45Bảng 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tínhtheo tiêu chí) 46Bảng 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)79Biểu đồ 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)80
Bảng 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí)81
Biểu đồ 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêuchí) 82Bảng 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %) 84Biểu đồ 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %)84
Bảng 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Theo tiêu chí)85
Biểu đồ 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi STN (Theo tiêuchí) 86Bảng 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TNtrước và sau TN(Tính theo %) 87Biểu đồ 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TNtrước và sau TN (Tính theo %) 88
Trang 9Bảng 3.6 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TNtrước và sau TN (Theo tiêu chí) 89Bảng 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐCtrước và sau TN (Tính %) 91Biểu đồ 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Tính %) 91Bảng 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐCtrước và sau TN (Theo tiêu chí) 92Biểu đồ 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí) 93
Trang 102 Biểu đồ
Bảng 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính
%) 45Biểu đồ 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tínhtheo %) 45Bảng 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tínhtheo tiêu chí) 46Bảng 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)79Biểu đồ 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)80
Bảng 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí)81
Biểu đồ 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêuchí) 82Bảng 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %) 84Biểu đồ 3.3 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Tính theo %)84
Bảng 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi STN (Theo tiêu chí)85
Biểu đồ 3.4 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi STN (Theo tiêuchí) 86Bảng 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TNtrước và sau TN(Tính theo %) 87Biểu đồ 3.5 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TNtrước và sau TN (Tính theo %) 88Bảng 3.6 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 của nhóm TNtrước và sau TN (Theo tiêu chí) 89
Trang 11Bảng 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐCtrước và sau TN (Tính %) 91Biểu đồ 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Tính %) 91Bảng 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐCtrước và sau TN (Theo tiêu chí) 92Biểu đồ 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm
ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí) 93
Trang 121.2 Bắt đầu từ tuổi MG, HĐ chủ đạo của trẻ là vui chơi vì trẻ đã có nhucầu muốn chơi, làm việc cùng nhau và khả năng này sẽ phát triển tốt hơn ởcác lứa tuổi sau Trong lớp, trẻ nhỏ hay được yêu cầu cùng bạn hoàn thànhmột nhiệm vụ nào đó và kể cả khi chơi các trò chơi thì hầu hết các trò chơicũng cần đến sự hợp tác giữa các thành viên trong một đội Là một thành viêntrong nhóm điều này sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội – biết lắng nghe
ý kiến của người khác, giải quyết mâu thuẫn trong nhóm, động viên đồng đội
và thậm chí là khích lệ tinh thần mọi người khi nhóm phạm sai lầm Tất cảnhững kỹ năng đó sẽ là công cụ hữu hiệu để trẻ dễ dàng kết bạn ở trường và ởnhà Những trẻ hòa đồng thường là những trẻ có nhiều thuận lợi trong giao
Trang 13tiếp xã hội và hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thànhlợi thế đó ở trẻ Trong mỗi chúng ta đều hiểu được vai trò quan trọng của việchình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non Nhưng một thực tế đặt
ra là làm sao để trẻ làm việc nhóm có hiệu quả? Bên cạnh đó, do đặc thù củatrẻ mầm non mong muốn chơi với bạn, giao lưu với bạn nếu trẻ không biếtcách làm việc nhóm, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm, trẻ hoạt động mấtnhiều thời gian mà kết quả đạt được không cao Mặt khác, nếu trẻ làm việctheo nhóm mà không biết cùng nhau hợp tác, chia sẻ, thỏa thuận thì khi trẻlàm việc nhóm cùng nhau sẽ gây lên những xung đột, bất hòa trong hoạt động
và không hoàn thành nhiệm vụ được giao
1.3 Hiện nay, giáo dục mầm non đang đặt mục tiêu chú trọng dạy ở trẻcác kỹ năng Nhưng trên thực tế kỹ năng của trẻ vẫn chưa đạt với mục tiêu, trong
đó có kỹ năng làm việc nhóm Thực tế, ở trường mầm non giáo viên đã tổ chứcdạy học theo nhóm, trẻ cũng chơi theo nhóm ở các góc chơi riêng Tại góc thiênnhiên trẻ được hoạt động tự do, cùng nhau khám phá môi trường thiên nhiên.Mặc dù trẻ được hoạt động cùng nhau trong nhóm, nhưng kỹ năng làm việcnhóm của trẻ còn rất yếu Trẻ 4 – 5 tuổi rất thích tìm hiểu về thế giới xungquanh, thích chơi với các bạn khác, có nhu cầu giao lưu, thích thể hiện mìnhtrong nhóm bạn, dần dần trẻ ngày càng ý thức mình là một thành viên trong mộttập thể, chúng dành thời gian để tạo dựng và giữ vững vị trí với các trẻ đồngtrang lứa Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình để khen, chê,chỉnh những trẻ khác nhằm hướng sự chú ý của bạn vào khả năng của chúng vàthuyết phục các bạn trong nhóm chấp nhận ý tưởng của mình, tuy nhiên việc bấtđồng ý kiến giữa trẻ với trẻ vẫn xảy ra thường xuyên
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi chọn vấn đề nghiên cứu là
“Biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong gócthiên nhiên” làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp hình thànhKNLVN cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua HĐ trong góc TN nhằm phát triển các kĩnăng xã hội cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể NC: Quá trình hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ
4 - 5 tuổi ở trường MN
3.2 Đối tượng NC: Một số biện pháp hình thành kĩ năng làm việcnhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên
4 Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng các biện pháp hình thành KNLVN cho trẻ 4 - 5 tuổi bằng cáchkích thích hứng thú làm việc cùng nhau của trẻ, làm phong phú nội dung hoạtđộng nhóm dựa trên việc tận dụng sự đa dạng các đối tượng, vật liệu trong gócthiên nhiên thì KNLVN của trẻ sẽ được hình thành và phát triển tốt hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kĩ nănglàm việc nhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên
5.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ
4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
5.3 Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kĩ năng làm việc nhómcho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên và rút ra những kết luận cần thiết
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về đối tượng
- NC trên 15 trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Những ngón tay bay,
81Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điều tra 50 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi.
6.2 Về nội dung
Trang 15Nghiên cứu việc hình thành KNLVN trong hoạt động vui chơi (tại khuvực thiên nhiên) và trong thời gian diễn ra chủ đề “Thực vật”, “Nước và hiệntượng thiên nhiên”.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tàiliệu trong nước và ngoài nước liên quan đến quá trình hình thành kỹ năng làmviệc nhóm trong góc thiên nhiên để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra (Anket) đối với giáo viên để tìm hiểu nhận thức,biện pháp, kinh nghiệm, khó khăn của giáo viên trong việc hình thành kỹnăng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
7.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, đàm thoại với giáo viên nhằm hiểu biết về nhận thức, thái độ của
họ đối với việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong gócthiên nhiên
Đàm thoại với trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non để tìm hiểu kinh nghiệmcũng như sự hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong quátrình tham gia hoạt động ở góc thiên nhiên
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 16Tiến hành tổng kết kinh nghiệm của giáo viên mầm non về việc sửdụng các biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi tronggóc thiên nhiên.
7.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục hoạt động trongngành mầm non về những vấn đề liên quan đến việc hình thành kỹ năng làmviệc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
7.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm một số biện pháp hình thành KNLVN ở lớp mẫu giáo 4-5tuổi ở trường mầm non Những Ngón Tay Bay, Thanh Xuân, Hà Nội để xácđịnh hiệu quả của nó
7.2.7 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng một số phép tính thống kê để sử lý thông tin thu thập đượctrong quá trình nghiên cứu
8 Đóng góp của luận văn
Xây dựng cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm chotrẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
Đánh giá thực trạng mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi vàbiện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong gócthiên nhiên
Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4– 5 tuổi trong góc thiên nhiên
Trang 17NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA TRẺ 4
– 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN
1.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
* Những nghiên cứu hoạt động nhóm:
Trước hết ta sơ qua vài nét về “Team work”, hình thức teamwork đượchiểu là làm việc nhóm Đây là một quà trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thựchiện để gắn kết các thành viên lại với nhau, để các thành viên phối hợp, đoàn kếttạo ra hiệu quả công việc cao hơn “Team Work” xuất hiện trên thế giới từ lâu,vào khoảng cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của thế kỷ XX
Nhà tâm lý học, triết học Elton Mayo (1880 – 1949), ông là người đưa rahọc thuyết quản lý nhóm, chính là người đầu tiên nghiên cứu những hoạt độngnày, ông đã khai sáng ra “hoạt động tương quan giữa người và người” (HumanRelations Movement), với những chuỗi hoạt động thử thách trong những điềukiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân [12]
Theo David G Myers thì có một yếu tố làm cho các thành viên tập hợplại thành nhóm đó là, sự cần thiết phải gặp gỡ trong một thời gian dài, cùngchung các mục đích, sự chuẩn bị thông tin Ông cũng chỉ ra có một số tập hợpcác cá nhân không tạo thành nhóm Ví dụ: Các hành khách trên một chuyếnbay Theo ông, đây chỉ là tập hợp các cá nhân chứ không có sự tương tác lẫnnhau Theo David G Myers cho rằng nhóm là một tập hợp gồm có hai hoặcnhiều người, có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau
Trang 18* Những nghiên cứu hoạt động nhóm trong giáo dục:
Từ những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Joseph Lancaster vàAndrew Bell đã đưa ra hình thức dạy học hợp tác ở nước Anh Với hình thứcnày, họ chia người học thành từng nhóm hoạt động Thông qua hoạt độngnhóm, người học được giáo viên tạo điều kiện cùng nhau trao đổi, đàm thoại,hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau tìm hiểu, khám phá đối tượng nhận thức nhằmhình thành kĩ năng học hợp tác cho người học và nâng cao hiệu quả dạy học
Ý tưởng này nhanh chóng du nhập sang Mỹ khi một trường học của ngườiLancaso được mở ra ở New York vào năm 1806 [35]
Trong quá trình hoạt động, giáo viên đưa ra những tình huống trẻ phảicùng nhau suy ngẫm đưa ra kết quả một cách tốt nhất [48]
Đầu thế kỉ XIX, R.Cousinet, một nhà giáo dục Pháp đã chú ý đến việchình thành kĩ năng HĐN cho người học bằng các phương pháp, biện pháp dạyhọc thích hợp Theo ông, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự chọn bạnhọc nhóm và giải tán nhóm Điều này giúp trẻ có những nhận định khi nhậnxét về các bạn và được nghe các bạn nhận xét về chính hoạt động của mình,
từ đó người học có thể tích lũy thêm những kinh nghiệm xã hội [31]
Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L X Vưgôtxki cho rằng các chứcnăng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cánhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong Chính vì vậy, theoông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tựkhám phá Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho trẻ họctập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp trẻ lĩnh hộikiến thức tốt hơn
Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đãcho rằng: Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuấthiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người Các cuộc tranh
Trang 19luận diễn ra liên tục và được giải quyết Trong quá trình đó, những lý lẽ, lậpluận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh [29] Như vậy, con người học
là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, con người liên tục đấu tranh giảiquyết các mâu thuẫn nhận thức Lý thuyết kiến tạo ra đời những năm 80 củathế kỷ XX cũng là một cơ sở khoa học của dạy học hiện đại [39]
Nội dung của lý thuyết này đề cập đến một số điểm: Thứ nhất, hoạtđộng nhận thức ở người là quá trình tiếp nhận thông tin từ ngoài vào, đượcchọn lọc trên cơ sở nhu cầu và lợi ích cá nhân Đây là một quá trình thu nhậntích cực Như vậy học là quá trình người học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thứccho chính mình Điểm thứ hai, hoạt động nhận thức diễn ra trong thế giới hiệnthực, gắn với một hoàn cảnh cụ thể, với cá nhân cụ thể vì vậy khi nghiên cứuhoạt động học, cần gắn với một hoàn cảnh cụ thể Điểm thứ ba, học là quátrình mang tính xã hội, văn hóa và liên nhân cách do vậy, học không chỉ chịu
sự tác động của các tác nhân nhận thức, mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu
tố xã hội và sự tương tác giữa các cá nhân; Học là quá trình người học thểhiện ra bên ngoài những đặc điểm tâm lý bên trong của mình do vậy, nghiêncứu hoạt động học phải trong mối quan hệ với các yếu tố xã hội và sự hợp tácgiữa các cá nhân
Năm 1975, hai tác giả D.Johnson và R.Johnson đã xuất bản cuốn “Họccùng nhau và học độc lập Hai ông cũng đã phân tích được vai trò của mốiquan hệ giữa ba mô hình học tập: hợp tác, tranh đua, cá nhân và họ đã thấyđược chỉ có thông qua hoạt động nhóm thì sự tương tác, hợp tác giữa trẻ mớiđạt được hiệu quả Quá trình hoạt động nhóm đạt được hiệu quả cần dựa trênnhững liên hệ cốt yếu sau:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực trong nhóm, tức là mỗi người chỉ cóthể thành công khi mội người trong nhóm cùng thành công
- Trong quá trình LVN trẻ phải giúp đỡ lẫn nhau
Trang 20- Mỗi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm với công việc của mình.
- Trong quá trình HĐ, giáo viên đưa ra những tình huống trẻ phải cùngnhau suy ngẫm đưa ra kết quả một cách tốt nhất
* Những nghiên cứu hoạt động nhóm trong giáo dục mầm non:
“Làm việc nhóm” ngày nay đã trở thành một đối tượng của khoa học
và người ta được đào tạo không phải chỉ để hiểu nó mà còn là tác động vào
để biến nó thành một công cụ giáo dục và phát triển cá nhân và xã hội Cácnhóm nhỏ trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học Rất nhiều tổ chức,doanh nghiệp và lớn hơn nữa là nhiều quốc gia đã thực sự quan tâm và thúcđẩy việc đào tạo kỹ năng làm việc nhóm Ở Nhật Bản, các em học sinh nhỏtuổi đã sớm được định hướng và rèn luyện tinh thần hợp tác, tương hỗ vớinhững người khác
Theo nhà tâm lý học người Ý, Dr Maria Montessori (1870 – 1952) chorằng trẻ chơi chính là trẻ “làm việc” Đồ chơi và các dụng cụ học tập củaMontessori được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn choriêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là "công việc" – theo sởthích của mình Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phânvai Sau khi trẻ làm xong "công việc", chúng sẽ cất đồ chơi vào giá vàchuyển sang "công việc" khác Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thờigian chơi một mình hoặc theo nhóm Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thểhướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về
"công việc" thì là do các trẻ với nhau Trong các trường áp dụng phương phápMontessori, giáo viên không phải là người hướng dẫn duy nhất Trẻ lớn hơn
có thể giúp trẻ bé hơn làm thuần thục một kỹ năng mới Đó là lý do mà mỗilớp học đều bao gồm 2 - 3 độ tuổi khác nhau
Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới, những tư tưởng mang tínhLVN xuất hiện rất sớm Và hiện nay, LVN được nghiên cứu và ứng dụng
Trang 21rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền giáo dụcphát triển Tuy còn nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau, song cáccông trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò hết sức to lớn của KNLVN và
sự cần thiết phải giáo dục KNLVN trong dạy học
1.1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
* Những nghiên cứu về họat động nhóm trong giáo dục:
Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ rarằng tâm lý hình thành trong hoạt động Từ đó, Phạm Minh Hạc nhấn mạnh:
"Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháphoạt động… Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao"[14] "Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt học sinh tự xây dựng
công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp
tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn"[13] Từ đó có thể rút ra kết luận: "cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạtđộng nhóm"; Dạy học theo nhóm là một cách thức tổ chức dạng hoạt độnghọc tập cho học sinh; Dạy học cần thay đổi phương thức cũ chuyển sang cáchhọc tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau
Nguyễn Thanh Bình đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn củaviệc học hợp tác và hình thành kĩ năng hợp tác cho người học thông qua tổ chứchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo phương thức học hợp tác nhóm [3]
Hay như Nguyễn Hữu Châu khái quát quá trình trẻ học, làm việc nhóm làquá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thứcthông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có Từ đó
mà quan niệm về học, về phương pháp giảng dạy cũng thay đổi [6]
Theo Nguyễn Văn Cường cũng đưa ra những bàn luận khá sâu sắc vềvấn đề nhóm hợp tác và dạy học hợp tác cho trẻ nhỏ Trong tài liệu này, tác giả
Trang 22đã đề cập đến đặc điểm của nhóm hợp tác, so sánh nhóm hợp tác với nhóm cạnhtranh và nhóm học kiểu cá nhân, các nguyên tắc, kĩ thuật dạy học nhóm nhỏ [8].
Nguyễn Ngọc Bảo và Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp như làmột hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân mà trong đó,học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên, trao đổi những ý tưởng, nguồn kiếnthức, giúp đỡ hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng,
kỹ xảo, từng học viên không chỉ có trách nhiệm với học tập của mình mà còn
có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn khác trong nhóm [2]
* Những nghiên cứu về hoạt động nhóm trong giáo dục mầm non:
Tác giả Nguyễn Thị Hòa, trong quá trình tổ chức học tập cho trẻ có haihình thức HĐ học của trẻ được thực hiện theo cá nhân và theo nhóm (nhómlớn, nhóm nhỏ) tùy thuộc vào mục đích của giáo viên [18, tr.256] Khi tổ chứccho trẻ HĐ theo nhóm thì khi giới thiệu các kiến thức thức sẽ tạo ra được sựảnh hưởng lẫn nhau giữa trẻ, đặc biệt trẻ có thể trao đổi ý tưởng, ý kiến củachúng với nhau Mặt khác, khi trẻ LVN cho phép trẻ chia sẻ các trải nghiệm
và kinh nghiệm, tập cho trẻ kỹ năng hợp tác, thực hiện chia sẻ công việc vớinhau và hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
Tác giả Hoàng Thị Phương cho rằng HĐN là cách thức tổ chức HĐ
có hiệu quả trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh Đồng thời
đã khẳng định các ưu thế của nó là giúp trẻ dễ tiếp xúc với đối tượng, tácđộng và khảo sát đối tượng, tạo điều kiện cho giáo viên hoặc tự trẻ dễdàng đặt ra nhiệm vụ nhận thức phù hợp, dễ kiểm tra đánh giá, có điềukiện hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng lao động, thể hiện sự sáng tạo
…[tr.119, 32]
Theo tác giả Phạm Hương Giang: “Làm việc nhóm là một trong nhữngcách giúp trẻ chia sẻ công việc với người khác Đồng thời, trong quá trình làviệc nhóm sẽ tạo cho trẻ hứng thú hơn trong công việc Được rèn luyện kỹnăng làm việc nhóm từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có thể hòa nhập với nhiều môitrường khác nhau hơn khi đã trưởng thành”
Trang 23Tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến với bài viết “Những kĩ năng cần thiếtgiúp trẻ 5 - 6 tuổi làm việc theo nhóm”, tác giả đã khẳng định vai trò củaHĐN đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ đồng thời tác giả đã đưa ramột số những kĩ năng cần thiết giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm việc theo nhóm [46].
Tóm lại, giáo dục KNLVN cho người học là một vấn đề đã được quantâm nghiên cứu ở Việt nam cũng như trên thế giới trong vài thế kỉ trở lạiđây Song bàn về việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi thì ít có côngtrình nghiên cứu đề cập đến
1.1.2 Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN
1.1.2.1 Khái niệm “Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 - 5 tuổi
a) Khái niệm “Kỹ năng”
Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ “kỹ năng” (Skill )
như là kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, trung tâm huấnluyện kỹ năng… Còn có rất nhiều người chưa hiểu rõ kỹ năng là gì? Bằngcách nào để tạo ra kỹ năng? Và cần phải học kỹ năng ở đâu? Có nhiều cáchđịnh nghĩa khác nhau về kỹ năng Những định nghĩa này thường bắt nguồn từgóc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết Cho đến nay, tâm
lý học tồn tại một số quan niệm khác nhau về kỹ năng
Quan niệm thứ nhất cho rằng kỹ năng là phương thức thực hiện
hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người
đã nắm vững Đại diện cho quan niệm này là tác giả V.A Crutetxki, V
X Cuzin, A G Kovaliov, Trần Trọng Thủy, V V Tsebưseve, J P.Chaplin, P A Rudic …
A V Cruchetxki đã nhấn mạnh rằng, kỹ năng là phương thức thức thựchiện hoạt động – những cái mà con người đã nắm vững Theo ông, chỉ cầnnắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần tínhđến kết quả của hành động [15]
Trang 24A G Covaliov quan niệm kỹ năng là phương thức thực hiện hành độngphù hợp với mục đích và những điều kiện hành động Ông cũng không đề cậptới kết quả hành động, theo ông kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó quan trọng hơn là năng lực của con người chứ không đơn thuần chỉ
là nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng [20]
Trần Trọng Thủy cũng cho rằng, kỹ năng là mặt kỹ thuật của hànhđộng, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động và có
Quan niệm thứ hai cho rằng kỹ năng chính là một biểu hiện năng lực
của con người Đại diện cho quan niệm này là các tác giả G G Golubev, X I.Kixegof, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, …
X.I.Kiegop cho rằng: “kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thốngcác hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này” [23]
Tác giả Ngô Công Hoàn quan niệm kỹ năng là biểu hiện của năng lựccon người, là sự thực hiện có kết quả một công việc Nói cách khác chính làkhả năng sử dụng tri thức vào hành động một cách có hiệu quả
Mỗi quan niệm đều có những hạt nhân hợp lý Theo quan niệm thứnhất, muốn thực hiện hành động con người cần phải có các tri thức về hànhđộng đó như tri thức về mục đích hành động, cách thức và điều kiện thực hiệnhành động Khi con người nắm được những yếu tố đó và thực hiện được hànhđộng theo đúng yêu cầu đặt ra thì nghĩa là con người đã có KN hành động.Nếu con người chỉ biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có theo đúng yêu
Trang 25cầu đặt ra thôi thì chưa đủ để cho hành động có kết quả Muốn hành động cókết quả thì phải biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điềukiện cho phép Khi con người đã biết hành động có kết quả trong điều kiệnnày, thì điều kiện khác cũng có kết quả tương tự Việc vận dụng những trithức, những kinh nghiệm đã có vào hành động thực và có kết quả phần nào đóthể hiện năng lực của con người Vì vậy theo quan niệm thứ hai cũng hoàntoàn hợp lý.
Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phươngpháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới
VD: KN làm toán, sử dụng vi tính…
Trong các từ điển, kỹ năng được định nghĩa như sau: “Kỹ năng là cáchthức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được đảm bảo bằng tập hợpcác tri thức và kỹ xảo đã được lĩnh hội” [34]; “Kỹ năng là khả năng vận dụngnhững kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [43]; “
Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tậphợp những kiến thức đã thu lượm được và những thói quen, kinh nghiệm” [1]
Để hình thành KN các tác giả đã chỉ ra rằng: Khi tiến hành một hoạtđộng nào đó, lúc đầu phải xác định mục đích của nó, sau đó chỉ ra và giúpngười học hiểu được cách thức thực hiện hoạt động này, trình tự thực hiện cáchoạt động và cung cấp các biểu tượng về kỹ thuật hoàn thành chúng [5].Người có kỹ năng về hành động nào đó phải có tri thức về hành động đó.Hành động đúng yêu cầu và đath kết quả trong mọi điều kiện khác nhau Theo
K I Platonov và G G Golubev kỹ năng là năng lực của người thực hiệncông việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới
và những khoảng thời gian tương ứng Bất kỳ một kỹ năng nào cũng bao hàmtrong đó cả biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, sự tự kiểm tra, điều chỉnh quátrình hoạt động
Trang 26Tổng hợp các khái niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm như sau: “Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo
ra kết quả mong đợi”.
b) Khái niệm “nhóm”
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng LVN đang được khuyến khích ởhầu hết các lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập thể bao giờ cũng sángsuốt hơn trí tuệ của mỗi cá nhân” Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố
cơ bản tạo nên hiệu quả của vốn nhân lực trong một tổ chức Nhưng làm thếnào để có kỹ năng làm việc nhóm thành thục nhằm phát huy triệt để khả năngcủa mỗi cá nhân và sự phối hợp khi hoạt động trên mọi phương diện? Có rấtnhiều khái niệm khác nhau được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đưa ra:
Theo từ điển Tiếng Việt: Nhóm là tập hợp một số ít người hoặc sự vậtđược hình thành theo những nguyên tắc nhất định [43]
Theo Nguyễn Văn Đạm thì nhóm là một số ít người cùng làm việcnhằm mục đích chung [11] Theo cách hiểu này thì nhóm chưa có tác dụngtrong việc phát triển nhân cách của mỗi cá nhân
Dưới góc độ xã hội học, Vũ Hào Quang [36] đưa ra khái niệm nhóm lànhững cá nhân được xác định bởi tiêu chuẩn chính thức hoặc phi chính thức
về quyền thành viên Họ là người chia sẻ tình cảm chung và gắn bó các mốiquan hệ khăng khít giữa các thành viên trong nhóm và giữa mỗi thành viên có
sự tương tác lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhân cách của nhau
J.P.Chaplin [21] định nghĩa : Nhóm là sự tập hợp của các cá nhân mà ở
đó có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi một mục đích giống nhau.J.P.Champlin nhấn mạnh, nhóm có hai hoặc một số cá nhân mà giữa họ có sựtương tác lẫn nhau nhưng sự tương tác này không nhất thiết phải mang tínhchất trực tiếp hoặc phản ứng trực diện với nhau Ở khái niệm của mình, tácgiả đã phản ánh tương đối đầy đủ các đặc điểm của nhóm, chỉ rõ sự quan hệtrực tiếp hay gián tiếp của các thành viên trong nhóm
Trang 27Theo David G Myers thì có một yếu tố làm cho các thành viên tập hợplại thành nhóm Đó là, sự cần thiết phải gặp gỡ trong một thời gian dài, cùngchung các mục đích, sự chuẩn bị thông tin Ông cũng chỉ ra cố một số tập hợpcác cá nhân không tạo thành nhóm David G.Myers cho rằng nhóm là một tậphợp gồm có hai hoặc nhiều người có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫnnhau và nhìn nhận bản thân như nhau.
Theo các nhà tâm lý học Lawrence J Severi, Jonh C Brigham và Bary R.Schlenker, nhóm là tập hợp người từ hai người trở lên, giữa các thành viên có sựtương tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi Hoặc, nhóm là một đơn vị tồn tạimột cách có tổ chức, các thành viên trong nhóm có mục đích, lợi ích chung
Nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) A V Pêtrôpxki định nghĩa nhóm là mộtcộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở một số dấu hiệu chung cóquan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và giao tiếp của họ
Theo Paul Hesey, Ken Blanchard: “Nhóm là sự tích hợp hai hoặc nhiềuhơn, trong đó sự tồn tại của tất cả là rất cần thiết để những nhu cầu của mỗithành viên trong nhóm được thỏa mãn”
Nguyễn Thị Huệ đưa ra khái niệm nhóm: Nhóm là một cộng đồng cóhai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích Cácthành viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiệnmục đích chung
Qua các khái niệm ở trên ta thấy khái niệm nhóm của Nguyễn VănĐạm, Paul Hersey, Ken Blanchard đã nêu được các đặc điểm khác biết so vớicác khái niệm nhóm của các tác giả khác Điểm khác biệt đó là nhu cầu củamỗi thành viên trong nhóm được thỏa mãn và phát triển Sự thỏa mãn các nhucầu cá nhân có thể hoàn toàn khác biệt nhau đối với mỗi thành viên của nhóm
Trên cơ sở các khái niệm về nhóm, chúng tôi sử dụng khái niệm đượcphần lớn các tác giả đồng tình:
Trang 28Nhóm là một tập hợp những người có vai trò và trách nhiệm rõ ràng,
có quy tắc chung chi phối lẫn nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng
nỗ lực để đạt được mục tiêu chung của cả nhóm.
c) Khái niệm “Kỹ năng làm việc nhóm”
Làm việc nhóm trong tiếng anh người ta gọi là Teamwork, là tập hợphai hoặc nhiều người tạo thành đội (Nhóm) cùng tồn tại để hoàn thành mộtmục tiêu nhất định [41] Nguyên tắc chính của đội (Nhóm) chính là độc lập,tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Các thành viên trong đội (Nhóm)chịu trách nhiệm qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu chung Mỗi thành viên nhậnthức bản thân họ như một thực thể xã hội Làm việc nhóm là các thành viêntrong nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các
ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốtnhất cho mục đích mà nhóm đặt ra
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trongmột nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng của tất cảcác thành viên
Trên thực tế có những người không hề thích thú với việc bắt tay hợp tácvới người khác, không thể hòa hợp với người khác, không biết cách tạo ra cácmối quan hệ tốt đẹp, thậm chí thường gặp phải những rắc rối hay xung đột vớicác thành viên trong nhóm vì một lẽ họ chưa có KNLVN
Từ các khái niệm về “kỹ năng” và “làm việc nhóm” tôi đi đến quan niệm:
“Kĩ năng làm việc nhóm là năng lực phối hợp tối ưu cùng nhau của các thành viên trong nhóm nhằm phát triển khả năng của họ và thúc đẩy hiệu quả công việc theo nguyên tắc nhất định”.
Xuất phát từ những phân tích và khái niệm KNLVN ở trên, tôi nhận sửdụng khái niệm dưới đây làm công cụ nghiên cứu đề tài này
Trang 29“Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ mầm non là khả năng phối hợp làm việc cùng nhau của nhóm trẻ nhằm phát triển khả năng của mỗi trẻ và hoàn thành công việc chung với hiệu quả cao nhất”.
1.1.2.2 Bản chất của làm việc nhóm
Dựa trên kỹ năng LVN có thể thấy bản chất của LVN thể hiện ở cácyếu tố sau trong mối quan hệ khăng khít:
Thứ nhất, có khả năng tương tác với trẻ khác Theo John C Maxwell
thì cách thức để xây dựng và phát triển nhóm là giữa các cá nhân phải có sựtương tác với nhau như một chuỗi phản ứng hóa học Vấn đề quan trọng củanhóm không phải là số lượng bao nhiêu người mà là sự tương tác như thế nào.Nhóm thực chất phải là nhóm những cá nhân luôn biết hợp tác, tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau, tạo động lực cho nhau phát triển Sự tương tác là chất mengây tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và là chất xúc tác cho những hành độngcủa mỗi cá nhân trong nhóm Chỉ có sự tương tác mới có thể tạo ra sức mạnhlớn nhất của nhóm Vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn đối với thành công của từngthành viên cũng như của cả nhóm
Thứ hai, phát triển khả năng của mỗi trẻ trong nhóm: Một người được
coi là có kỹ năng làm việc nhóm nếu biết cách phát triển tiềm năng và nănglực của chính mình và đồng đội Môi trường làm việc nhóm là nơi để mỗithành viên thể hiện; khám phá, tìm hiểu chính mình và những người khác, từ
đó biết phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và hoàn thiện bản thân
Thứ ba, tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất: Một thành viên tốt luôn đặt
hiệu quả công việc lên hàng đầu Vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận những ràngbuộc của nhóm về các quy tắc, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm; cam kếthành động, nỗ lực hết mình để công việc tiến triển và đạt được kết quả mongmuốn Một nhóm không thể thành công nếu như mỗi thành viên không biếttập trung vào công việc và luôn bị các yếu tố bên ngoài tác động
Trang 30Có thể mô hình hóa các yếu tố cơ bản trong quá trình xây dựng và pháttriển nhóm như sau:
Như vậy, trong qua trình LVN, mỗi cá nhân phải cố gắng nỗ lực làmviệc với khả năng cao nhất của mình và hướng trẻ tích cực với cá nhân kháctrong nhóm để khơi dậy tiềm năng mỗi người cũng như tạo ra hiệu quả chungcủa nhóm
1.1.2.3 Quá trình hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4-5 tuổi
Quá trình hình thành KNLVN được bắt đầu từ nhu cầu muốn chơi cùngnhau và dần dần phát triển khi trẻ có những khả năng mới cùng với giao tiếp
tự tin Quá trình này diễn ra như sau:
- Nhu cầu muốn HĐ cùng nhau thôi thúc trẻ chủ động thiết lập nhóm
và có mong muốn thể hiện khả năng và được công nhận.
Khi trẻ còn nhỏ thì trẻ thích thú quan sát các trẻ cùng tuổi và những trẻlớn tuổi hơn chơi Đó là do trẻ chưa sẵn sàng để chia sẽ đồ chơi, HĐ của mìnhvới người khác mà thường chỉ chơi một mình Đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi thì
Cá nhân n
Cá nhân 1
Hiệu quả 1+2+n
Cá nhân 2
Trang 31nhu cầu muốn chơi cùng nhau của trẻ được hình thành Bởi lẽ chúng muốnchơi cùng nhau là để chia sẻ những điều tưởng tượng mà dường như chỉ cóchúng mới hiểu và học hỏi được từ nhau tốt nhất Trẻ từ 3 – 4 tuổi, trẻ trở nênthân thiết hơn với các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô sẽ khiến trẻ bận rộnhơn Khi trẻ 4 tuổi tâm lý của trẻ có nhiều biến chuyển, thể hiện rõ nét nhất làquan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội.
Chúng ta chỉ quay đi quay lại một chút thôi là đã có thể thấy trẻ học đượcmột kĩ năng mới rất nhanh Bởi vì, não bộ phát triển rất nhanh chóng ở độ tuổimẫu giáo do được hỗ trợ đồng thời bởi sự hình thành khớp thần kinh và myelinhóa Quá trình hình thành khớp thần kinh kết nối các nơ-ron thành một mạnglưới phức tạp thông qua việc hình thành các điện tiếp xúc giữa các tế bào thầnkinh Trong khi đó, quá trình myelin hóa bao bọc các dây thần kinh bằng mộtloại chất béo giúp tốc độ dẫn truyền xung thần kinh được nhanh hơn Mạng lướitinh vi và hiệu quả này cho phép các vùng não có thể tương tác với nhau nhanhchóng, giúp trẻ có thể học hỏi được tất cả mọi thứ [37]
Đến 4 – 5 tuổi giao tiếp với bạn cùng tuổi lôi cuốn đứa trẻ hơn, hìnhthành dạng giao tiếp công việc tình huống với bạn cùng tuổi Trẻ chuyển từ sựtham gia cùng nhau đến sự hợp tác cùng nhau đánh dấu một bước tiến đáng
kể trong hoạt động giao tiếp với bạn cùng tuổi Nhu cầu giao tiếp cơ bản củatrẻ mẫu giáo là cải thiện sự hợp tác trong công việc và phối hợp các hànhđộng của mình với bạn để đạt mục đích Đến năm thứ 5 của cuộc đời trẻthường hỏi về các thành tích của bạn, đòi hỏi mọi người công nhận các thànhtích của bản thân, vạch ra sự thất bại của trẻ khác và giấu đi những thất bạicủa bản thân
- Khả năng hoạt động đạt được những bước tiến mới: độc lập thực hiện HĐ, kĩ năng làm việc tốt hơn, xuất hiện nhiều ý tưởng mới…
Trang 32Đối với trẻ 4 – 5 tuổi thì KNLVN được thể hiên ngay trong hoạt độngcủa trẻ Trẻ giai đoạn này đã có những cách giải quyết vấn khá thú vị Trẻ đưa
ra các ý tưởng đôi khi những ý tưởng đó không gắn liền với mục đích Trẻcũng đưa ra các câu hỏi thắc mắc về vấn đề mà trẻ chưa hiểu Khi đã đượctham gia vào nhóm hoạt động khả năng tự độc lập thực hiện hoạt động của trẻđược nâng cao, kỹ năng làm việc tốt hơn do trẻ được học hỏi, trải nghiệm,tích lũy kinh nghiệm từ những thành viên trong nhóm Mà cũng cùng một HĐtrước đó trẻ không thể tự làm một mình được nhưng bây giờ trẻ có thể làmviệc đó một cách dễ dàng hơn Khi đã có nhiều kinh nghiệm thì ở trẻ xuấthiện nhiều ý tưởng mới, sáng tạo hơn, đó là do trí não của trẻ luôn luôn tưởngtượng, trẻ thích tìm tòi, khám phá sự vật theo những cách khách nhau
- Khả năng giao tiếp phát triển có khả năng trình bày ý tưởng, chia sẻ, trao đổi bàn bạc, thỏa thuận.
Từ khi mới sinh ra đứa trẻ dần lĩnh hội kinh nghiệm xã hội thông quagiao tiếp xúc cảm với người lớn, qua đồ chơi và đồ vật xung quanh nó, quangôn ngữ v.v… Theo nghiên cứu của M.I Lixinna và các nhà khoa học khácchứng minh rằng đặc điểm giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn cùng tuổiđược thay đổi và phức tạp dần trong suốt thời kỳ thơ ấu
Kĩ năng giao tiếp của trẻ đã đạt được một bước nhảy vọt trong nhữngnăm đầu đời, đến 4 – 5 tuổi trẻ biết lắng nghe hơn và phản ứng nhanh nhạyhơn khi trò chuyện cùng bạn Những câu nói của trẻ giờ đây không chỉ dài vàcòn trở nên phức tạp hơn Thậm chí, trẻ giờ đây còn có thể làm theo nhữngchỉ dẫn phức tạp (nhiều hơn một bước) và mô tả một chuỗi các sự kiện theođúng trình tự Trẻ cũng bắt đầu biểu lộ và nói lên những cảm xúc, suy nghĩcủa mình vào giai đoạn này
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cách cãi nhau cũng có khuynh hướng thayđổi Chẳng hạn, trẻ 2 tuổi có khuynh hướng thụ động là nhiều, ngược lại, trẻ 3
Trang 33tuổi sẽ chủ động tích cực hơn khi tranh luận Sự chủ động khi tranh luận củatrẻ chính là bằng chứng cho thấy trẻ khẳng định chính kiến của mình vàchứng tỏ sự tự lập của bản thân Tự bản thân trẻ sẽ biết cách xây dựng nhữngnguyên tắc riêng, cùng nhau đưa ra chính kiến bản thân và cùng nhau hợp tác.
- Những phẩm chất tự tin, tự ý thức xuất hiện giúp trẻ có thể vượt lên những trở ngại cá nhân, bỏ qua cái tôi riêng để tuân thủ quy tắc chung, cố gắng nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất.
Tại trường học, trẻ sẽ được trải nghiệm HĐ LVN dưới nhiều hình thứckhác nhau Qua việc chơi với những kẻ khác, trẻ cũng đã hình thành một số
KN xã hội như chia sẻ, chơi lần lượt, nhường cho bạn Đây chính là lúc trẻđộc lập và có thể tự giải quyết các vấn đề của bản thân Biết tuân thủ luậtchơi, nguyên tắc chơi Đời sống tình cảm của trẻ giai đoạn này khá là sâu sắc.Trẻ biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi, phong phú với bạn cùng lứa và trảinghiệm nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau Mặc dù vậy, mỗi trẻ có cách HĐcủa riêng mình nên các xung đột vẫn thường xảy ra giữa các trẻ với nhau Trẻbiết nhờ sự giúp đỡ của người lớn để giải quyết vấn đề bằng cách khoe vàđồng thời cũng tích kinh nghiệm để giải quyết các mâu thuẫn nếu có xảy ravào lần sau
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc LVN ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ rất có íchcho sự phát triển về lâu dài của chính bản thân trẻ và có thể giúp cho mọi việc
mà trẻ làm sau này trở nên dễ dàng hơn Những trẻ em được dạy cách LVN ngay
từ khi còn nhỏ sẽ trở nên cởi mở hơn đối với chuyện phải hợp tác với ngườikhác, tránh được việc chỉ biết đến cái tôi của mình và sẽ lưu giữ được những kỹnăng này khi bé lớn lên và bước ra ngoài xã hội trong tương lai
Với những nội dung, nhiệm vụ, cách tổ chức khác nhau sẽ là cơ hội đểtrẻ có thể hoạt động cùng nhau, thúc đẩy trẻ làm việc nhóm với nhau được lâuhơn, rèn luyện cho trẻ cách LVN cùng nhau sao cho kết quả làm việc đạt hiệu
Trang 34quả cao nhất Cũng chính qua cách trẻ hoạt động cùng nhau mà các con họcđược tính kiềm chế sự cáu giận, chia sẻ yêu thương, thực hiện quy định và đặt
ra quy định mới phù hợp Mặt khác, trẻ thường có sức tập trung kém hơnngười lớn đặc biệt trẻ 4 – 5 tuổi , vì thế cần phải đảm bảo rằng những HĐ vàtrò chơi mà giáo viên hay người lớn thiết kế cho trẻ sẽ luôn vui vẻ và tạo chotrẻ sự hứng thú Việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi là rất cần thiết do
đó người lớn cần quan tâm, kích thích trẻ làm việc cùng nhau
1.1.3 Góc thiên nhiên và vai trò của nó đối với việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi
1.1.3.1 Khái niệm “Góc thiên nhiên”
Thiên nhiên là thế giới xung quanh cuộc sống của chúng ta, là khí hậu,thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật, tài nguyên khoángsản thiên nhiên v.v…
Moss cho rằng, thiên nhiên là công cụ để trẻ em tự trải nghiệm một thếgiới rộng lớn hơn so với tiếp xúc qua màn hình “Vì vậy, leo lên cây và họccách trèo xuống, tự chịu trách nhiệm với bản thân trước những rủi ro sẽ manglại nhiều hiệu quả hữu ích đối với tuổi thơ của trẻ”
Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phươngtiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ Thiên nhiên làm chođứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển nănglực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ Thông qua hoạtđộng khám phá trong góc thiên nhiên sẽ giúp trẻ được khám phá thiên nhiên,được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá nhiều điều kỳ thú, qua đó trẻ tíchlũy được nhiều kinh nghiệm cảm tính, trẻ được trực tiếp nhìn thấy hiện tượng
tự nhiên trong môi trường sống thực với tất cả những mối quan hệ và sự phụthuộc lẫn nhau Trẻ được dạo chơi thoải mái tạo ra sự sung sướng, thỏa mãnkhi được tiếp xúc với môi trường xung quanh
Trang 35Hiện tại ở trường mầm non, GTN được coi là một trong những khu vựcgóp phần hình thành nên sự phát triển toàn diện của trẻ GTN được bố trí bênngoài lớp học, nơi có không gian rộng, thoáng mát để trẻ có thể được tự dokhám phá Ở góc GTN trẻ được phám phá với rất nhiều đối tượng như là chơivới nước, cát, trồng và chăm sóc rau xanh, chăm sóc các con vật nuôi…GTNtrẻ được vận dụng những kinh nghiệm sống của bản thân để trải nghiệm,khám phá và hiểu thêm những kiến thức rộng lớn về thế giới thiên nhiên.
GTN được bố trí nhiều khu vực hoạt động cho trẻ được tự do lựa chọn,trẻ sẽ hóa thân vào bác nông dân chăm chỉ chăm sóc vườn rau, con vật mà trẻyêu thích Trẻ trở thành nhà khoa học khám phá về thực vật, động vật, nước,đất, cát…Có thể nói, góc thiên nhiên trẻ được làm việc với những đối tượng
đa dạng, gần gũi với thế giới trẻ đang sống
Vậy, “Góc thiên nhiên là một khu vực HĐ của các lớp hướng trực tiếp
ra ngoài trời, được bố trí các đối tượng là ĐV, TV, TNVS cho trẻ khám phá”
1.1.3.2 Đặc điểm hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi trong góc thiên nhiên
ở trường MN
Hoạt động của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN ở trường MN được thể hiệnqua các đặc điểm sau:
- Các đối tượng được đưa vào GTN là cơ thể sống và các yếu tố tự nhiên
vô sinh để đáp ứng nhu cầu của nó: Trong GTN thường có các loại cây rau, cây
cảnh, cây hoa, các loại động vật nhỏ như cá, rùa, gà, thỏ, có đất, nước, khôngkhí, ánh sáng Các vật dụng trẻ thường sử dụng tại GTN như: khăn, chổi xẻnghót rác, bình tưới, xô, chậu, nước, đất, cát, sỏi, đá, xẻng trồng cây, dụng cụ màu
vẽ, các loại thức ăn cho động vật, các vật dụng phế liệu Tùy vào mỗi chủ đềcủa chương trình học mà giáo viên sẽ đưa vào những đối tượng, vật dụng có liênquan tới chủ đề, nhằm cho trẻ đạt được các mục tiêu đề ra
- Nội dung các HĐ của trẻ trong góc TN rất phong phú, đa dạng, hấp hẫn trẻ.
Trang 36Ở GTN, trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, chăm sóc các con vật nhưchim, rùa,… chơi với nước, đất cát, không khí… Đặc biệt trẻ được chơinhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn,
sờ, nắm, ngửi … Trong các hoạt động của trẻ tại GTN hầu hết các hoạtđộng đó đều có thể tổ chức cho trẻ làm việc nhóm cùng với nhau
Để cho GTN được thêm phong phú hơn, đặc sắc hơn mỗi trẻ sẽ tự mìnhmang những chậu hoa nho nhỏ và tự sắp xếp trang trí cho góc thiên nhiên củalớp Trẻ tự tay chăm sóc cây xanh, hàng ngày trẻ tưới nước, nhặt lá sâu, vệsinh góc thiên nhiên sạch sẽ Trẻ thích thú, phấn khởi khi các bé được tự taychăm sóc cây, tỉa lá, lau lá, tưới cây và còn được chung tay cùng các cô gieohạt cho vườn thiên nhiên của lớp, của trường Ngoài ra trẻ còn chăm sóc, chocác con vật như gà, thỏ, chim, … ăn, uống, vệ sinh chuồng, trang trí GTNbằng những phế liệu Và khi đó trẻ sẽ quan sát các cây xanh, cây hoa, con vật
ở GTN xem chúng phát triển ra sao, quan sát sự biến đổi của các đối tượngtheo thời gian với sự thay đổi thời tiết khí hậu khác nhau từ đó tích lũy thêmkiến thức, kinh nghiệm chăm sóc cây và con vật Không chỉ có vậy trẻ cònđược HĐ thí nghiệm, khám phá các đặc điểm, tính chất của các đối tượngtrong GTN như: Cấu tạo của hoa ly, cây vận chuyển nước và các chất dinhdưỡng nhờ đâu,…
- Trẻ có nhiều cơ hội để rèn luyện KN, đặc biệt là KNLVN: Qua các
công việc đó giúp trẻ hiểu biết sự phát triển của thế giới thực vật, động vật, tựnhiên vô sinh, trẻ biết được ý nghĩa lợi ích của chúng, giúp trẻ thêm yêu thiênnhiên và có trách nhiệm với thiên nhiên quanh ta Khi hoạt động ở GTN ngoàiviệc phát triển các kỹ năng nhận thức trẻ còn phát triển các KN khác như KNvận động thô, KN vận động tinh, tính kiên trì, tinh thần trách nhiệm, chú ý cóchủ đích, ghi nhớ có chủ đích Mặt khác, trong quá trình trẻ làm việc cùngnhau tại GTN thì trẻ học được các kỹ năng giao tiếp, tự thỏa thuận, khả
Trang 37năng đánh giá, nhận xét bản thân và các bạn trong nhóm Khi đó cá nhântrẻ buộc phải điều chỉnh các hành vi, hành động cho phù hợp với các quyđịnh chung của nhóm Trẻ buộc phải giao tiếp với bạn trong nhóm, nếu trẻkhông giao tiếp với các thành viên trong nhóm thì cá nhân trẻ đó khôngbiết phải làm công việc gì Và khi đó trẻ sẽ rơi vào trạng thái buồn tủi, côđộc, sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi hoạt động Cùng với hoạt động giaotiếp thì các kỹ năng tự thỏa thuận, đánh giá, nhận xét bản thân và các bạntrong nhóm cũng được hình thành Trong khi HĐ mọi người sẽ truyền chonhau những kinh nghiệm, những ý tưởng sáng tạo, những cảm xúc và từ đótrẻ sẽ tiếp thu được những kiến thức.
1.1.3.3 Các kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN
Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN có được hìnhthành và phát triển phụ thuộc vào quá trình HĐ của trẻ Có các KN sau:
- Kỹ năng tự lựa chọn HĐ để thực hiện theo nhóm
Ở độ tuổi mẫu giáo rất dễ có hứng thú với công việc tại GTN, tuynhiên việc trẻ 4 – 5 tuổi lựa chọn HĐ thực hiện theo nhóm là khá khókhăn Mỗi trẻ là một thực thể, có cá tính riêng biệt, có những tài năng đặcbiệt của riêng mình Với trình độ nhận thức, tư duy khác nhau, mỗi trẻđều trở nên độc đáo với những sở trường riêng Do vậy, nhiệm vụ của các
cô giáo là phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ phát huy hết tàinăng của mình Trẻ thường yêu thích những trò chơi, những công việc dochúng tự lựa chọn, tự đề ra cách chơi, cách hoạt động vì vậy khi trẻ hoạtđộng giáo viên tự cho trẻ lựa chọn công việc, nhóm mà trẻ muốn làm việccùng Trẻ rất thích công việc được chăm sóc cây, tưới nước và chơi vớinước, cát Với niềm say mê công việc đó trẻ sẽ tự rút ra những kiến thức,kinh nghiệm cho bản thân Trẻ 4 – 5 tuổi đã có những ý thức về công việc
Trang 38trong GTN cần làm những gì qua đó nhóm trẻ ý thức được những mụctiêu phấn đấu đã đề ra, trẻ tự hào về những gì mình đạt được.
Ví dụ: Khi trẻ được cô giáo giao nhiệm vụ chăm sóc cây tại GTN thì trẻbiết công việc chăm sóc cây gồm những hoạt động tưới nước, lau lá, nhổ cỏ,vặt lá úa…từ đó trẻ sẽ chọn hoạt động mà mình thích
Tuy nhiên vẫn có một số trẻ chưa biết cách lựa chọn HĐ để thực hiệntheo nhóm, trẻ vẫn còn lúng túng không biết chọn HĐ nào trước, HĐ nàosau hay làm cùng một lúc Khi đó trẻ cần nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viêntrong lớp nhờ cô gợi ý, hướng dẫn trẻ cách lựa chọn hoạt động, gợi ý cáchthức thực hiện công việc Những HĐ mà trẻ lựa chọn thường là những HĐđơn giản, dễ làm, cần ít thời gian Thời gian trẻ có thể tập trung làm việchiệu quả khoảng 10 – 15 phút Với những công việc phức tạp đòi hỏi trẻphải tư duy, cần có nhiều kinh nghiệm, có thời gian để kiểm chứng Nếuthời gian quá lâu trẻ mới có thể nhận ra sự lựa chọn HĐ để thực hiện theonhóm thì giáo viên có thể giải thích, giảng giải cho trẻ hiểu theo nguyên tắcnhân quả và để cho trẻ tự suy nghĩ
Khi trẻ làm việc tại GTN, những hoạt động bê, vác cần sự giúp đỡ củanhiều người thì trẻ sẽ lựa chọn làm việc cùng nhau Còn những HĐ đơn giản,
dễ dàng trẻ thích tự làm một mình Khi làm việc cùng nhau trẻ rất dễ nảy sinhcác xung đột trong nhóm do vậy trẻ ít khi lựa chọn HĐN
- Kỹ năng tự lựa chọn bạn cùng chơi
Trẻ 4 – 5 tuổi đã không mấy xem mình là trung tâm, trẻ tự giác tìmkiếm bạn cùng chơi nên chúng ta không ngạc nghiên khi trẻ nói rằng “mìnhmuốn chơi với bạn” Trong GTN trước khi hoạt động những trẻ thường chơivới nhau luôn có suy nghĩ sẽ làm việc cùng nhau nhưng khi vào hoạt động trẻlại lựa chọn các hoạt động mà mình thích một phần do trẻ thích sử dụng đồdùng khác nhau do đó nhóm trẻ có suy nghĩ làm cùng với nhau bị tách ra
Trang 39Trong lớp cũng có nhiều bạn cùng chung một sở thích, đôi khi có những bạncùng sở thích tự kết nạp nhau vào một nhóm và cùng làm một công việc.
Trẻ chưa đánh giá được hết năng lực của bạn trong lớp ở GTN nên việctrẻ chọn bạn cùng chơi ở góc này là tự nhiên Việc lựa chọn bạn cùng chơi ởGTN sao cho công việc đạt hiệu quả cao là trẻ chưa có khả năng Những trẻyêu thích GTN sẽ tự nguyện cùng làm việc với nhau Mặt khác, trẻ tự lựachọn bạn cùng chơi một phần phụ thuộc vào tính cách của trẻ và những gì trẻ
đã biết về bạn Những trẻ gái thường hay lựa chọn các bạn gái chơi với nhau,các bạn trai lựa chọn các bạn nam chơi với nhau
Nhóm trẻ làm việc cùng nhau thường có từ 2 hoặc 3 thành viên, cónhóm tối đa là 4 trẻ trong một nhóm và trong nhóm thường có một trẻ làmtrưởng nhóm Tuy nhiên nhóm trưởng có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu bịcác thành viên trong nhóm không đồng ý cho tham gia nhóm nữa và nhữngngười còn lại tự lập thành nhóm và đề cử ra một người mới làm nhóm trưởng.Những hoạt động dễ trẻ hợp tác cùng nhau cũng khá dài, khoảng 20 phút Còncác hoạt động đòi hỏi sáng tạo, tư duy thì trung bình nhóm chỉ duy trì đượckhoảng 12 phút
- Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện KNLVN
* Kỹ năng lập kế hoạch LVN
Trẻ lập kế hoạch là trẻ tự xây dựng lấy các bước đi cho mình, không ỷlại hay nhờ vả người khác Khi trẻ có khả năng lập kế hoạch là lúc đó trẻ cóthể tự mình làm một việc gì đấy không phải dựa dẫm, nhờ vả người khác Trẻgiai đoạn này đã đã có thể hình dung ra công việc mình được giao nên ít khithấy trước khi hoạt động trẻ trao đổi với nhau về công việc mà chỉ thấy trẻtrong quá trình làm việc mới trao đổi ý kiến với nhau Khi trẻ trao đổi côngviệc với nhau trẻ thường tự nhận công việc mình thích, phân công công việc
Trang 40giữa các thành viên trong nhóm chưa được rõ ràng, đồ dùng, dụng cụ thường
có ở trong giá, trẻ chỉ việc đến và lựa chọn đồ dùng mà mình cần
* Kỹ năng thực hiện kế hoạch LVN
Trong GTN, trẻ rất hào hứng khi tham gia vào các hoạt động, trẻ thực
sự hào hứng khi cô giáo phân công nhiệm vụ chăm sóc góc thiên nhiên, chămsóc vườn rau, trang trí và vệ sinh GTN Khi được cô giao nhiệm vụ các trẻ tựnhận nhóm với nhau, cũng có trẻ không được các bạn chấp nhận Trẻ LVNcòn lúng túng, tuy đã chọn được ra người trưởng nhóm nhưng trẻ chưa biếtcách phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm Trẻ chưa biết cách phâncông công việc cho các thành viên trong nhóm theo khả năng của từng ngườisao cho phù hợp với bản thân cũng như năng lực Nếu trẻ được lựa chọn riêngphù hợp với công việc nhóm thì có thể phát huy một cách tốt nhất sự sáng tạocủa mình trong công việc Có khi nhiều bạn trong nhóm cùng làm một côngviệc như nhau, ví dụ như: cô giao nhiệm vụ cho nhóm là chăm sóc cây ởGTN, thì cả nhóm cùng làm một việc là tưới cây, trẻ quên mất chăm sóc câykhông chỉ là tưới mà còn là nhặt lá sâu, úa, lau lá, tìm hiểu xem cây nào pháttriển tốt cây nào không Kỹ năng làm việc của mỗi trẻ là khác nhau cho nêntrong nhóm có những trẻ hoàn thành công việc được giao và có trẻ khônghoàn thành công việc Khi thấy thành viên trong nhóm của mình chưa hoànthành xong công việc những trẻ còn lại chủ động đến gần và cùng bạn làm nốtcông việc của mình Nhiều lúc trẻ vẫn bị các tác nhân gây rối ảnh hưởng tớicông việc chung của nhóm dẫn đến thời gian làm việc của nhóm phải kéo dài
và trẻ cảm thấy chán nản, uể oải không muốn làm tiếp hoạt động vì vậy kếtquả chung của nhóm không mấy đạt hiệu quả cao
- Kỹ năng giải quyết xung đột
Trẻ khi LVN cùng nhau thường xảy ra xung đột trong khi hoạt độngchung, tính cách cá nhân của mỗi trẻ khác nhau, trẻ khăng khăng làm theo ý