TRONG GểC THIấN NHIấN
2.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên
2.2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường thuận tiện kích thích hứng thú làm việc theo nhóm cho trẻ 4-5 tuổi trong góc thiên nhiên
a) Mục đích
- Giúp trẻ dễ nảy sinh ý tưởng trong việc lựa chọn HĐ cùng nhau
- Chuẩn bị đối tượng, phương tiện và vị trí thuận tiện cho việc triển khai hoạt động theo nhóm
b) Ý nghĩa
Đứa trẻ chỉ phát triển khi chúng được hoạt động tích cực trong các mối quan hệ xã hội mà đầu tiên là nhóm bạn bè. Hoạt động trong góc thiên nhiên chứa đựng nhiều cơ hội cho trẻ được làm việc cùng nhau. Hoạt động trong góc thiên nhiên chủ yếu phụ thuộc vào nội dung của đối tượng mà trẻ tiếp xúc. Nếu đối tượng mà trẻ tìm tòi, khám phá chứa đựng nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau sẽ kích thích hứng thú làm việc của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ đều có chung nhu cầu được tìm tòi khám phá trong góc thiên nhiên thì từ đó nó sẽ tự thúc đẩy nhu cầu làm việc cùng nhau của trẻ. Khi trẻ hoạt động trong góc thiên nhiên trẻ sẽ có nhiều cơ hội được hợp tác cùng nhau, chia sẻ và cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh qua đó trẻ
sẽ tự tích lũy thêm cho bản thân những biểu tượng, kinh nghiệm, kiến thức về thiên nhiên. Hoạt động trong góc thiên nhiên ngoài việc vốn kinh nghiệm sống của trẻ được tăng lên một cách nhanh chóng thì nó cũng là phương tiện để hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách của trẻ như biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết thuyết phục, chấp nhận người khác … trong khi trẻ làm việc nhóm cùng nhau. Vì vậy,giáo viên cần tạo ra môi trường hấp dẫn, kích thích hứng thú làm việc nheo nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên.
c) Cách tiến hành
Để tạo môi trường thuận tiện cho trẻ thực hiện các nội dung HĐ phong phú ở GTN, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường
- Môi trường phải đảm bảo cho trẻ HĐ với nội dung phong phú: GTN là góc rất đa dạng, phong phú và luôn biến đổi không ngừng. GTN luôn chứa đựng những điều kỳ diệu, hấp dẫn về thế giới tự nhiên. GTN có nhiều cây xanh cho nên bố trí nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp và lớn lên do vậy cần đặt góc ở những nơi có nhiều ánh sáng như hành lang của lớp. Bên cạnh đó cũng cần thuận tiện gần vòi nước, bởi có rất nhiều hoạt động ở GTN cần dùng tới nước như: tưới cây, tìm hiểu về nước, lau lá, rửa sạch dụng cụ hay dọn dẹp GTN. Cần bố trí hợp lý GTN để trẻ có thể tự do hoạt động thoải mái.
Cần có sự đầu tư và quan tâm đến việc tạo môi trường hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ làm việc nhóm. Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ cần phải có giá để dụng cụ cần thiết cho trẻ hoạt động trong góc này. Các dụng cụ được sắp xếp ngăn nắp, dỏn nhón rừ ràng. Giỏo viờn cần thiết kế gúc khoa học, sắp xếp làm sao để trẻ thấy được ý tưởng hoặc tự sáng tạo.
Bên cạnh đó giáo viên có thể dán hướng dẫn dẫn, quy trình sử dụng GTN dưới dạng hình ảnh để trẻ có thể hiểu nguyên tắc khi hoạt động, làm việc tại góc
này. Ngoài ra có thể trang bị thêm cho trẻ giấy hay một tấm bảng để trẻ có thể dán hoặc vẽ đó những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy hay quan sát được.
Cần thiết kế GTN với các hoạt động đa dạng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với khả năng của trẻ. Bố trí cây hợp lý, cây cao xếp ra đằng sau, cây nhỏ xếp ra đằng trước. Cần có lối đi thoải mái để trẻ tự do hoạt động, không nên xếp các cây chụm lại với nhau vì như vậy sẽ có cây trẻ không với tới, trẻ sẽ cảm thấy chán nản vì khó có thể thực hiện được.
- Môi trường hoạt động của trẻ trong GTN phù hợp với nội dung chủ đề giáo dục: Với mỗi chủ đề khác nhau, thường xuyên thay đổi cách bố trí, sắp xếp các khu vực trong góc thiên nhiên tạo không gian hoạt động trở nên sinh động và phù hợp với nội dung khám phá trong GTN. Với mỗi chủ đề khác nhau cần trang trí phù hợp với chủ đề.
- Môi trường HĐ của trẻ trong GTN phải đáp ứng mục đích rèn luyện KNLVN: Để xây dựng GTN thúc đẩy sự phát triển KNLVN của trẻ, giáo viên mầm non cần lưu ý đến nguyên tắc cơ bản nhất, đó là thiết kế môi trường sao cho trẻ thật sự được “hoạt động”, được “làm” với nhau chứ không chỉ để
“ngắm”, để “nhìn” hay chỉ để hoạt động một mình. Điều quan trọng không phải là giáo viên mua thật nhiều đồ dùng trang bị cho GTN mà là giáo viên cần sắp đặt cỏc đồ dựng này thật rừ ràng, hài hũa, thể hiện cỏc ý tưởng khỏm phá và giáo viên cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn, chỉ cho trẻ thấy có thể làm được gì ở góc này.
Xây dựng không gian hoạt động hấp dẫn cho trẻ bao gồm cả việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo. Sự chân tình, cởi mở, gần gũi của cô sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, dễ chịu và là điều kiện thuận lợi để trẻ được là chính mình. Đó là cơ sở để trẻ luôn tự tin, mạnh dạn, chủ động và tích cực khi tham gia làm việc nhóm. Trẻ duy trì được mối quan hệ tốt với bạn chơi thì đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể làm việc cùng nhau, hợp tác gắn bó cùng nhau.
* Các bước xây dựng môi trường
- Lựa chọn các đối tượng cần thiết cho trẻ LVN, các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ và vật liệu.
Các đồ dùng, dụng cụ ở trường thường được nhà trường đầu tư mua các bình tưới, chậu, xô, xẻng hót rác, khăn lau. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ ngoài những đồ dùng mà nhà trường phụ huynh trang bị thì giáo viên cần sưu tầm và sáng tạo một số đồ dùng. Sử dụng những nguyên vật liệu phế thải bỏ đi sau đó lên ý tưởng để làm dồ dùng với các vật liệu đó. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách sử dụng làm đồ dùng một mặt giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay giúp cho trẻ hứng thú hơn khi cùng nhau sử dụng đồ dùng mà mình tạo ra và giúp cho nhóm chơi chơi hứng thú hơn, tích cực hơn trong lúc hoạt động nhóm. Trẻ sẽ rất thích nêu giáo viên đưa vào trong GTN những dụng cụ mới lạ, có nhiều công dụng để trẻ thỏa sức sáng tạo.
Ví dụ: Có thể sử dụng các chai lọ lavi làm gáo múc nước hay làm bình tưới cây. Sử dụng những lốp xe hỏng làm chậu trồng cây. Hay sử dụng các viên đá cuội tô màu thành các con vật trang trí GTN thêm ngộ nghĩnh hơn. Dùng ống và chai nhựa làm chiếc máy khám phá đặc điểm của cát khô và cát ướt.
Đôi khi do nguồn kinh phí hạn hẹp, không đủ để mua các nguyên vật liệu trang trí cho GTN thêm sinh động, giáo viên có thể vận động thêm phụ huynh ủng hộ thêm nhiều cây cảnh khác nhau, an toàn với trẻ, chọn những loại cây đẹp, màu sắc nổi bật, có nhiều chức năng khác nhau cho trẻ khám phá, tìm tòi những điều mới lạ, từ đó tích lỹ nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Qua đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và con người.
Việc tạo môi trường thân thiện với trẻ giúp trẻ học tập một cách gần gũi thân thiện hơn, có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Thông qua việc các trẻ cùng nhau trong trí GTN hầu hết trẻ sẽ thích chơi ở GTN và yêu thích nó vì nó đem lại nhiều điều bổ ích như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày sản phẩm làm ra, được làm chủ góc hoạt động.
- Bố trí đối tượng, dụng cụ, không gian cho trẻ LVN
+ Việc bố trí môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi. Trước tiờn ta cần làm rừ nờn bố trớ GTN như thế nào cho phù hợp với trẻ và khoa học.
GTN đa số sẽ có rất nhiều cây xanh và nơi để các cây xanh phải có nhiều ánh sáng, hướng ra ngoài để cây có thể hô hấp và quang hợp được. Tuy nhiên có một số cây ưa bóng râm thì khi sắp xếp cây cần chú ý những cây ưa bóng râm. Nếu để chúng ngoài nắng nhiều quá thì sẽ làm cho cây yếu và chết đi. Bố trí các cây có hoa và cây có lá xếp xen kẽ với nhau sẽ tạo cho GTN thêm sinh động hơn. Có giá treo các chậu cây nhỏ, những chậu cây mà phụ huynh, trẻ mang tới lớp cho trẻ quan sát thường xuyên hơn.Nơi để động vật cũng tùy thuộc vào con vật đó là loài nào. Nếu là cá thì cho cá vào trong bể và đặt trên giá để trẻ dễ dàng quan sát và khám phá hơn. Nếu là chim thì treo chim trên cao xen kẽ vào trong những chậu cây, nhưng vẫn trong tầm với của trẻ để từ đó trẻ có thể cho chim ăn, chim uống nước. Bố trí góc tự nhiên vô sinh cũng gần với nơi để cây xanh và nơi để động vật, tuy nhiên cần chú ý không gian, đường đi của trẻ có thể tới được tất cả chỗ, chậu cây ở GTN.
Ví dụ: Có thể trồng các loại cây: Vạn niên thanh, phong lan, cây hoa đá, cây hoa giấy, cây hoa trinh nữ, cây trúc nhật,.. Trồng trong chậu để sát chân lan can của hiên lớp, còn các giỏ phong lan treo lên cao tạo không gian rộng hơn, mát mẻ hơn.
Giá để dụng cụ vật liệu cần đặt bên cạnh khu vực GTN để trẻ có thể dễ dàng lấy và cất những dụng cụ một cách dàng và thuận tiện hơn. Sắp xếp giá luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Cần phải để một khoảng không gian để trẻ có thể tự do hoạt động, thảo luận theo chủ đề.
+ Trang trí môi trường hấp dẫn trẻ: Với mỗi chủ đề khác nhau giáo viên cần trang trí các hình ảnh, sản phẩm của trẻ để trang trí GTN. Khi trẻ nhìn
thấy sản phẩm của mình được bày, trang trí góc nó sẽ kích thích trẻ hứng thú hoạt động ở góc đó. Trẻ sẽ cố gắng tạo ra thật nhiều sản phẩm để có thể trưng bày, trang trí góc.
Đưa các cây xanh vào GTN cần đưa các cây xanh tươi, màu sắc đẹp, không có gai hoặc ít gai, không có quả độc, không sâu bệnh, các cây có phần gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thân thiên như ở nhà mình. Nên trồng vào chậu sành, sứ, chậu xi măng, gáo dừa, ống tre để treo lên trên cao sao cho đẹp hấp dẫn trẻ, kích thích tính khám khám phá, HĐN của trẻ.
Có thể làm thêm các biểu tượng cho mỗi hoạt động tại GTN. Với mỗi khu vực có thể sử dụng tranh, ký hiệu, logo làm biểu tượng riêng. Khi trẻ nhìn thấy các logo, tranh, trẻ sẽ hiểu khu vực đó dành cho hoạt động nào. Trẻ sẽ hình dung ra mình sẽ phải làm gì với hoạt động ở khu vực đó.
Ví dụ: Với khu vực chăm sóc cây xanh, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh một bạn nhỏ chăm sóc cây. Đứa trẻ nhìn vào đó sẽ hiểu khu vực này dành để trồng và chăm sóc cây xanh.
+ Làm mới môi trường kích thích sự tò mò chú ý của trẻ: Hiện nay có rất nhiều trường ít quan tâm tới việc thay đổi, làm mới môi trường để kích thích sự tò mò chú ý của trẻ. Thay vì GTN lúc nào cũng được trang trí, bày biện theo một cách trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán vì những hoạt động đó trẻ đã làm rồi hoặc có trẻ đã làm thành thạo rồi và cảm thấy không còn hứng thú nữa. Giáo viên có thể thường xuyên thay đổi, làm mới môi trường để kích thích sự tò mò của trẻ. Không nhất thiết giáo viên phải thay toàn bộ cây, con vật ở GTN mà chỉ cần có một chút thay đổi nhỏ ở đó cũng làm cho trẻ chú ý hơn, trẻ sẽ tìm hiểu tại sao lại có sự thay đổi như vậy.
Ví dụ: Mỗi lớp có một GTN khác nhau, các cô có thể đổi cây lớp này cho các lớp khác, bố trí hài hòa phù hợp với địa điểm của lớp. Hoặc giáo viên
giao nhiệm vụ cho trẻ cần làm mới GTN cho nhóm trẻ HĐ tại góc này, trẻ sẽ tự thảo luận đưa ra các giải pháp. Giáo viên có thể gợi ý cho trẻ sang lớp bên cạnh đổi cây, chậu, còn nhiệm vụ của trẻ sẽ sang thỏa thuận với lớp bên cạnh và cùng nhau trang trí lại góc cho mới lại hơn.
Sơ đồ bố trí môi trường kích thích mong muốn LVN của trẻ
Lối đi
Khu vực thảo luận nhóm
Cửa lớp
Hành lang của lớp d. Điều kiện thực hiện
- Giỏo viờn cần nắm rừ nhu cầu, khả năng, hứng thỳ của trẻ để xõy dựng môi trường kích thích mong muốn của trẻ 4 – 5 tuổi LVN.
- Cần có sự đầu tư, quan tâm của giáo viên đến việc tạo môi trường LVN hấp dẫn, kích thích mong muốn LVN.
Giá đồ dùng Nơi trưng bày sản phẩm
HĐ chăm sóc thực vật
HĐ Chơi với cát và nước HĐ chăm sóc
động vật
- 4 – 5 tuổi là giai đoạn hình thành KNLVN cho trẻ vì vậy giáo viên cần phải kiên trì tổ chức, rèn luyện một cách liên tục để những KNLVN của trẻ mới được hình thành trở lên thuần thục hơn.
- Sử dụng tối đa diện thích có thể sử dụng được.
2.2.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện