Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 56 - 60)

5 TUỔI TRONG GểC THIấN NHIấN

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên

1.2.4 Kết quả nghiên cứu

1.2.4.2. Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN

Song song với công tác dự giờ để khảo sát các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN. Đồng thời cũng quan sát, đánh giá kỹ năng của trẻ ngay trong hoạt động đó. Khi tiến hành khảo sát mỗi hôm tôi quan sát và đánh giá 5 trẻ trong vòng 3 ngày. Dựa vào phiểu quan sỏt cú ghi rừ cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ KNLVN của trẻ, sau đú ghi chép lại và tính tỉ lệ phần trăm theo từng mức độ của mỗi tiêu chí.

Kết quả điều tra thực trạng mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính %) Số trẻ Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

15 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ %

1 6.7 2 13.3 4 26.7 6 40 2 13.3

Biểu đồ 1.1 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính theo %)

Kết quả khảo sát được thể hiện dưới đây:

- Ở MĐ tốt chỉ có 1 trẻ chiếm có 6.7%, đây là trẻ có các kỹ năng làm việc tốt, trẻ giao tiếp tốt, hiểu lời bạn nói, biết phối hợp cùng với bạn để hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên khả năng đánh giá kết quả LVN của trẻ chưa được chính xác.

- MĐ khá có 2 bạn chiếm tỉ lệ là 13.3%, trẻ ở mức độ này thì việc trao đổi và giao tiếp còn hạn chế, mối liên kết không được lâu, nhưng trẻ lại có thể thiết lập nhóm một cách nhanh chóng và hiểu được nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.

- Trẻ ở MĐ trung bình chiếm khoảng 26.7%, những trẻ này biết lắng nghe và hiểu lời bạn nói nhưng khi tham gia công việc nhóm thường hay bỏ giở công việc nhóm và ngay khi có mâu thuẫn thì lập tức nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên.

- MĐ kém chỉ chiếm 13.3%. Trong khi trẻ LVN tại GTN những biểu hiện của trẻ về KNLVN của trẻ dễ nhận thấy trong nhóm việc trẻ không thiết lập được nhóm và giao nhiệm vụ trong nhóm. Giáo viên thường chọn ra những bạn khá, có kỹ năng chỉ định làm nhóm trưởng đồng thời là người chính làm công việc của nhóm. Do đó, những đứa trẻ khác sẽ nghe theo bạn nhóm trưởng, chấp nhận mọi ý kiến, không bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý tưởng với các bạn cùng nhóm nghe.

- KNLVN của trẻ tập trung cao nhất ở MĐ yếu là 40%. Trong hoạt động trẻ ít trao đổi, phân công, thường người thủ lĩnh sẽ phân công mà không có sự trao đổi với nhau. Nguyên nhân là giáo viên chưa tạo cơ hội cho trẻ thảo luận, trao đổi với nhau mà giáo viên là người áp đặt chủ quan ý kiến cá nhân của mình của trẻ, không lấy trẻ làm trung tâm. Mặt khác, qua quan sát thì tôi thấy trẻ không nghe lời bạn nói, còn xen ngang, ngắt lời hoặc không chịu nghe bạn dẫn đến tình trạng đánh nhau.

Bảng 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tính theo tiêu chí)

chung

TC 1 TC 2 TC 3 TC 4

15 0.8 1.3 1.1 1.4 4.6

Kết quả cho thấy, điểm trung bình cộng ở cả 4 tiêu chí đều ở mức trung bình và thấp.

- Có nhiều trẻ không biết thiết lập nhóm theo mục đích (TC 1): Đây là tiêu chí đạt điểm thấp nhất (0.8 điểm / 2.5 điểm). Trẻ rất lúng túng trong việc thiết lập nhóm, trẻ không biết làm thế nào để tập hợp các bạn lại. Việc thiết lập nhóm trẻ mất khoảng 2/3 thời gian HĐ.

- Tiêu chí đạt điểm cao nhất so với điểm tối đa là trẻ biết đánh giá đúng kết quả làm việc nhóm (TC 4) đạt (1.4 điểm/ 2.5 điểm). Trẻ bước đầu đã biết cỏch đỏnh giỏ nhúm một cỏch chung chung, tuy chưa được rừ ràng nhưng đó thể hiện sự cố gắng của trẻ.

- Các tiêu chí về biết cách thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm (TC 2) đạt (1.3 điểm / 2.5 điểm) ; biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm và giải quyết mâu thuẫn phát sinh (TC 3) đạt (1.1 điểm/ 2.5 điểm) ở mức trên dưới trung bình. Mức độ hình thành KNLVN của trẻ tại gúc TN chưa được rừ. Trẻ chỉ biểu hiện rừ nhất lỳc đầu, càng về sau thỡ trẻ cảm thấy chán nản, ít trẻ quan tâm tới hoạt động chung của nhóm.

Kết quả thực trạng được biểu hiện qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 1.2 Thực trạng về mức độ hình thành KNLVN cho trẻ 4- 5 tuổi (Tính theo tiêu chí)

Nhìn chung, trẻ 4 – 5 tuổi đã có biểu hiện về KNLVN. Song, những biểu hiện đú chưa được rừ ràng một phần là do cỏch thức tổ chức, cỏc biện pháp giáo dục của giáo viên. Do vậy, để hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN chúng ta cần nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp kích thích nhằm hình thành lên các KNLVN cho trẻ.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w