Các kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN có được hình

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 37 - 42)

5 TUỔI TRONG GểC THIấN NHIấN

1.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên

1.1.3 Góc thiên nhiên và vai trò của nó đối với việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi

1.1.3.3 Các kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN có được hình

thành và phát triển phụ thuộc vào quá trình HĐ của trẻ. Có các KN sau:

- Kỹ năng tự lựa chọn HĐ để thực hiện theo nhóm

Ở độ tuổi mẫu giáo rất dễ có hứng thú với công việc tại GTN, tuy nhiên việc trẻ 4 – 5 tuổi lựa chọn HĐ thực hiện theo nhóm là khá khó khăn. Mỗi trẻ là một thực thể, có cá tính riêng biệt, có những tài năng đặc biệt của riêng mình. Với trình độ nhận thức, tư duy khác nhau, mỗi trẻ đều trở nên độc đáo với những sở trường riêng. Do vậy, nhiệm vụ của các cô giáo là phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ phát huy hết tài năng của mình. Trẻ thường yêu thích những trò chơi, những công việc do chúng tự lựa chọn, tự đề ra cách chơi, cách hoạt động vì vậy khi trẻ hoạt động giáo viên tự cho trẻ lựa chọn công việc, nhóm mà trẻ muốn làm việc cùng. Trẻ rất thích công việc được chăm sóc cây, tưới nước và chơi với nước, cát. Với niềm say mê công việc đó trẻ sẽ tự rút ra những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Trẻ 4 – 5 tuổi đã có những ý thức về công việc

trong GTN cần làm những gì qua đó nhóm trẻ ý thức được những mục tiêu phấn đấu đã đề ra, trẻ tự hào về những gì mình đạt được.

Ví dụ: Khi trẻ được cô giáo giao nhiệm vụ chăm sóc cây tại GTN thì trẻ biết công việc chăm sóc cây gồm những hoạt động tưới nước, lau lá, nhổ cỏ, vặt lá úa…từ đó trẻ sẽ chọn hoạt động mà mình thích.

Tuy nhiên vẫn có một số trẻ chưa biết cách lựa chọn HĐ để thực hiện theo nhóm, trẻ vẫn còn lúng túng không biết chọn HĐ nào trước, HĐ nào sau hay làm cùng một lúc. Khi đó trẻ cần nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên trong lớp nhờ cô gợi ý, hướng dẫn trẻ cách lựa chọn hoạt động, gợi ý cách thức thực hiện công việc. Những HĐ mà trẻ lựa chọn thường là những HĐ đơn giản, dễ làm, cần ít thời gian. Thời gian trẻ có thể tập trung làm việc hiệu quả khoảng 10 – 15 phút. Với những công việc phức tạp đòi hỏi trẻ phải tư duy, cần có nhiều kinh nghiệm, có thời gian để kiểm chứng. Nếu thời gian quá lâu trẻ mới có thể nhận ra sự lựa chọn HĐ để thực hiện theo nhóm thì giáo viên có thể giải thích, giảng giải cho trẻ hiểu theo nguyên tắc nhân quả và để cho trẻ tự suy nghĩ.

Khi trẻ làm việc tại GTN, những hoạt động bê, vác cần sự giúp đỡ của nhiều người thì trẻ sẽ lựa chọn làm việc cùng nhau. Còn những HĐ đơn giản, dễ dàng trẻ thích tự làm một mình. Khi làm việc cùng nhau trẻ rất dễ nảy sinh các xung đột trong nhóm do vậy trẻ ít khi lựa chọn HĐN.

- Kỹ năng tự lựa chọn bạn cùng chơi

Trẻ 4 – 5 tuổi đã không mấy xem mình là trung tâm, trẻ tự giác tìm kiếm bạn cùng chơi nên chúng ta không ngạc nghiên khi trẻ nói rằng “mình muốn chơi với bạn”. Trong GTN trước khi hoạt động những trẻ thường chơi với nhau luôn có suy nghĩ sẽ làm việc cùng nhau nhưng khi vào hoạt động trẻ lại lựa chọn các hoạt động mà mình thích một phần do trẻ thích sử dụng đồ dùng khác nhau do đó nhóm trẻ có suy nghĩ làm cùng với nhau bị tách ra.

Trong lớp cũng có nhiều bạn cùng chung một sở thích, đôi khi có những bạn cùng sở thích tự kết nạp nhau vào một nhóm và cùng làm một công việc.

Trẻ chưa đánh giá được hết năng lực của bạn trong lớp ở GTN nên việc trẻ chọn bạn cùng chơi ở góc này là tự nhiên. Việc lựa chọn bạn cùng chơi ở GTN sao cho công việc đạt hiệu quả cao là trẻ chưa có khả năng. Những trẻ yêu thích GTN sẽ tự nguyện cùng làm việc với nhau. Mặt khác, trẻ tự lựa chọn bạn cùng chơi một phần phụ thuộc vào tính cách của trẻ và những gì trẻ đã biết về bạn. Những trẻ gái thường hay lựa chọn các bạn gái chơi với nhau, các bạn trai lựa chọn các bạn nam chơi với nhau.

Nhóm trẻ làm việc cùng nhau thường có từ 2 hoặc 3 thành viên, có nhóm tối đa là 4 trẻ trong một nhóm và trong nhóm thường có một trẻ làm trưởng nhóm. Tuy nhiên nhóm trưởng có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu bị các thành viên trong nhóm không đồng ý cho tham gia nhóm nữa và những người còn lại tự lập thành nhóm và đề cử ra một người mới làm nhóm trưởng.

Những hoạt động dễ trẻ hợp tác cùng nhau cũng khá dài, khoảng 20 phút. Còn các hoạt động đòi hỏi sáng tạo, tư duy thì trung bình nhóm chỉ duy trì được khoảng 12 phút.

- Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện KNLVN

* Kỹ năng lập kế hoạch LVN

Trẻ lập kế hoạch là trẻ tự xây dựng lấy các bước đi cho mình, không ỷ lại hay nhờ vả người khác. Khi trẻ có khả năng lập kế hoạch là lúc đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đấy không phải dựa dẫm, nhờ vả người khác. Trẻ giai đoạn này đã đã có thể hình dung ra công việc mình được giao nên ít khi thấy trước khi hoạt động trẻ trao đổi với nhau về công việc mà chỉ thấy trẻ trong quá trình làm việc mới trao đổi ý kiến với nhau. Khi trẻ trao đổi công việc với nhau trẻ thường tự nhận công việc mình thích, phân công công việc

giữa cỏc thành viờn trong nhúm chưa được rừ ràng, đồ dựng, dụng cụ thường có ở trong giá, trẻ chỉ việc đến và lựa chọn đồ dùng mà mình cần.

* Kỹ năng thực hiện kế hoạch LVN

Trong GTN, trẻ rất hào hứng khi tham gia vào các hoạt động, trẻ thực sự hào hứng khi cô giáo phân công nhiệm vụ chăm sóc góc thiên nhiên, chăm sóc vườn rau, trang trí và vệ sinh GTN. Khi được cô giao nhiệm vụ các trẻ tự nhận nhóm với nhau, cũng có trẻ không được các bạn chấp nhận. Trẻ LVN còn lúng túng, tuy đã chọn được ra người trưởng nhóm nhưng trẻ chưa biết cách phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm. Trẻ chưa biết cách phân công công việc cho các thành viên trong nhóm theo khả năng của từng người sao cho phù hợp với bản thân cũng như năng lực. Nếu trẻ được lựa chọn riêng phù hợp với công việc nhóm thì có thể phát huy một cách tốt nhất sự sáng tạo của mình trong công việc. Có khi nhiều bạn trong nhóm cùng làm một công việc như nhau, ví dụ như: cô giao nhiệm vụ cho nhóm là chăm sóc cây ở GTN, thì cả nhóm cùng làm một việc là tưới cây, trẻ quên mất chăm sóc cây không chỉ là tưới mà còn là nhặt lá sâu, úa, lau lá, tìm hiểu xem cây nào phát triển tốt cây nào không. Kỹ năng làm việc của mỗi trẻ là khác nhau cho nên trong nhóm có những trẻ hoàn thành công việc được giao và có trẻ không hoàn thành công việc. Khi thấy thành viên trong nhóm của mình chưa hoàn thành xong công việc những trẻ còn lại chủ động đến gần và cùng bạn làm nốt công việc của mình. Nhiều lúc trẻ vẫn bị các tác nhân gây rối ảnh hưởng tới công việc chung của nhóm dẫn đến thời gian làm việc của nhóm phải kéo dài và trẻ cảm thấy chán nản, uể oải không muốn làm tiếp hoạt động vì vậy kết quả chung của nhóm không mấy đạt hiệu quả cao.

- Kỹ năng giải quyết xung đột

Trẻ khi LVN cùng nhau thường xảy ra xung đột trong khi hoạt động chung, tính cách cá nhân của mỗi trẻ khác nhau, trẻ khăng khăng làm theo ý

của mình và chỉ hành động theo bản tính của cá nhân. Trẻ không thỏa thuận được việc sử dụng dụng cụ, công việc và tranh nhau làm trưởng nhóm. Trẻ có trao đổi, trò chuyện, thương lượng nhưng thời gian thỏa thuận của trẻ ngắn và không đưa ra được giải pháp. Ngược lại, có những trẻ lại nhút nhát và không có chính kiến riêng của mình, làm theo các bạn khác, điều này khiến trẻ mất đi cá tính riêng cũng như sự sáng tạo của bản thân. Một số trẻ có thể tự giải quyết xung đột của mình, nhưng hầu hất đều chạy đến những người lớn hơn nhờ sự giúp đỡ. Trẻ giai đoạn này chỉ cần học được nghệ thuật đàm phán thì trẻ sẽ sẵn lòng chấp nhận thỏa hiệp.

Kết thúc LVN ở GTN, hầu hết các nhóm đều hoàn thanh công việc nhưng mức độ lẫn kết quả LVN chưa thực sự cao. Trẻ vẫn cần sự hỗ trợ của giáo viên: giải quyết mâu thuẫn giữa các trẻ trong một nhóm, mâu thuẫn giữa các nhóm làm việc với nhau, hay đưa ra những gợi ý cho nhóm khi trẻ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng đánh giá kết quả LVN của trẻ

Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy trẻ mẫu giáo nhỡ đã có khả năng tự đánh giá tương đối phù hợp những hành vi và những kết quả cụ thể trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt. Trẻ biết mình ngoan hay chưa ngoan, làm đúng hay làm sai. Do đó trong khi chơi trẻ có thể lựa chọn vai chơi theo khả năng của mình, tự đánh giá xem mình có thể tuân thủ được luật chơi hay không. Quan sát khi trẻ hoạt động trong nhóm chúng ta thường thấy trẻ nói: tớ có thể việc này, việc kia, hoặc không thể làm được việc đó.

Trẻ có thể tự đánh giá quá trình làm việc của nhóm và đánh giá kết quả làm việc của nhóm. Trẻ dựa vào kinh nghiệm để đánh giá quá trình làm việc có diễn ra thuận lợi hay không, cộng với đánh giá của bản thân về các bạn có từ trước kết hợp với sản phẩm trẻ đạt được lúc hiện tại. Rất ít trẻ có

khả năng đánh giá kết quả làm việc nhóm. Nhưng đánh giá của của trẻ thường chỉ tương đối, không được chính xác và trẻ không tìm được nguyên nhân dẫn đến kết quả đó.

Sự đánh giá của trẻ về bản thân hay về bạn trong nhóm bị ảnh hưởng bởi đánh giá của những người xung quanh. Nếu cô giáo, hay các bạn đánh giá đúng về trẻ thì dần dần trẻ cũng sẽ tự đánh giá đúng về mình. Mặc dù vậy, đối với trẻ, đánh giá cao của người lớn có tác dụng hai mặt. Một mặt, nó thay đổi đánh giá của trẻ về bản thân, một số trẻ thay đổi theo xu hướng đánh giá cao về mình. mặt khác đánh giá cao có thể có vai tró tích cực nhất là đối với trẻ thiếu tự tin, nhút nhát, đánh giá cao huy động sức lực và sự cố gắng của trẻ giúp trẻ tiến gần đến kết quả cao hơn so với khả năng của nó. Đánh giá thấp của người lớn có tác dụng ngược lại. Nó gây cho trẻ thiếu niềm tin vào bản thân. Thậm chí nó làm cho trẻ từ chối hoạt động và thiếu thiện cảm với người đánh giá trẻ. Đánh giá đúng của người lớn tạo điều kiện cho trẻ hiểu đúng về mình, vì nó trùng hợp với kinh nghiệm mà trẻ thu nhận được qua hoạt động của mình. nhận xét của người lớn về hành vi, kết quả hoạt động của trẻ phải đứng và đồng thời phải có tính động viên trẻ.

Vi dụ: Trẻ tham gia nhóm làm hoạt động trồng cây, trẻ sẽ đánh giá kết quả LVN thông qua kết quả có trồng được cây hay không, chứ trẻ không mấy chú ý đến quá trình trẻ làm việc cùng nhau.

1.1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNLVN cho trẻ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w