Quá trình hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4-5 tuổi

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 30 - 34)

5 TUỔI TRONG GểC THIấN NHIấN

1.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên

1.1.2 Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường MN .1 Khái niệm “Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 - 5 tuổi

1.1.2.3 Quá trình hình thành kỹ năng LVN của trẻ 4-5 tuổi

Quá trình hình thành KNLVN được bắt đầu từ nhu cầu muốn chơi cùng nhau và dần dần phát triển khi trẻ có những khả năng mới cùng với giao tiếp tự tin. Quá trình này diễn ra như sau:

- Nhu cầu muốn HĐ cùng nhau thôi thúc trẻ chủ động thiết lập nhóm và có mong muốn thể hiện khả năng và được công nhận.

Khi trẻ còn nhỏ thì trẻ thích thú quan sát các trẻ cùng tuổi và những trẻ lớn tuổi hơn chơi. Đó là do trẻ chưa sẵn sàng để chia sẽ đồ chơi, HĐ của mình với người khác mà thường chỉ chơi một mình. Đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi thì

Cá nhân n Cá

nhân 1

Hiệu quả 1+2+n

Cá nhân 2

nhu cầu muốn chơi cùng nhau của trẻ được hình thành. Bởi lẽ chúng muốn chơi cùng nhau là để chia sẻ những điều tưởng tượng mà dường như chỉ có chúng mới hiểu và học hỏi được từ nhau tốt nhất. Trẻ từ 3 – 4 tuổi, trẻ trở nên thân thiết hơn với các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô sẽ khiến trẻ bận rộn hơn. Khi trẻ 4 tuổi tõm lý của trẻ cú nhiều biến chuyển, thể hiện rừ nột nhất là quan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội.

Chúng ta chỉ quay đi quay lại một chút thôi là đã có thể thấy trẻ học được một kĩ năng mới rất nhanh. Bởi vì, não bộ phát triển rất nhanh chóng ở độ tuổi mẫu giáo do được hỗ trợ đồng thời bởi sự hình thành khớp thần kinh và myelin hóa. Quá trình hình thành khớp thần kinh kết nối các nơ-ron thành một mạng lưới phức tạp thông qua việc hình thành các điện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh. Trong khi đó, quá trình myelin hóa bao bọc các dây thần kinh bằng một loại chất béo giúp tốc độ dẫn truyền xung thần kinh được nhanh hơn. Mạng lưới tinh vi và hiệu quả này cho phép các vùng não có thể tương tác với nhau nhanh chóng, giúp trẻ có thể học hỏi được tất cả mọi thứ [37].

Đến 4 – 5 tuổi giao tiếp với bạn cùng tuổi lôi cuốn đứa trẻ hơn, hình thành dạng giao tiếp công việc tình huống với bạn cùng tuổi. Trẻ chuyển từ sự tham gia cùng nhau đến sự hợp tác cùng nhau đánh dấu một bước tiến đáng kể trong hoạt động giao tiếp với bạn cùng tuổi. Nhu cầu giao tiếp cơ bản của trẻ mẫu giáo là cải thiện sự hợp tác trong công việc và phối hợp các hành động của mình với bạn để đạt mục đích. Đến năm thứ 5 của cuộc đời trẻ thường hỏi về các thành tích của bạn, đòi hỏi mọi người công nhận các thành tích của bản thân, vạch ra sự thất bại của trẻ khác và giấu đi những thất bại của bản thân.

- Khả năng hoạt động đạt được những bước tiến mới: độc lập thực hiện HĐ, kĩ năng làm việc tốt hơn, xuất hiện nhiều ý tưởng mới…

Đối với trẻ 4 – 5 tuổi thì KNLVN được thể hiên ngay trong hoạt động của trẻ. Trẻ giai đoạn này đã có những cách giải quyết vấn khá thú vị. Trẻ đưa ra các ý tưởng đôi khi những ý tưởng đó không gắn liền với mục đích. Trẻ cũng đưa ra các câu hỏi thắc mắc về vấn đề mà trẻ chưa hiểu. Khi đã được tham gia vào nhóm hoạt động khả năng tự độc lập thực hiện hoạt động của trẻ được nâng cao, kỹ năng làm việc tốt hơn do trẻ được học hỏi, trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm từ những thành viên trong nhóm. Mà cũng cùng một HĐ trước đó trẻ không thể tự làm một mình được nhưng bây giờ trẻ có thể làm việc đó một cách dễ dàng hơn. Khi đã có nhiều kinh nghiệm thì ở trẻ xuất hiện nhiều ý tưởng mới, sáng tạo hơn, đó là do trí não của trẻ luôn luôn tưởng tượng, trẻ thích tìm tòi, khám phá sự vật theo những cách khách nhau.

- Khả năng giao tiếp phát triển có khả năng trình bày ý tưởng, chia sẻ, trao đổi bàn bạc, thỏa thuận.

Từ khi mới sinh ra đứa trẻ dần lĩnh hội kinh nghiệm xã hội thông qua giao tiếp xúc cảm với người lớn, qua đồ chơi và đồ vật xung quanh nó, qua ngôn ngữ v.v… Theo nghiên cứu của M.I. Lixinna và các nhà khoa học khác chứng minh rằng đặc điểm giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn cùng tuổi được thay đổi và phức tạp dần trong suốt thời kỳ thơ ấu.

Kĩ năng giao tiếp của trẻ đã đạt được một bước nhảy vọt trong những năm đầu đời, đến 4 – 5 tuổi trẻ biết lắng nghe hơn và phản ứng nhanh nhạy hơn khi trò chuyện cùng bạn. Những câu nói của trẻ giờ đây không chỉ dài và còn trở nên phức tạp hơn. Thậm chí, trẻ giờ đây còn có thể làm theo những chỉ dẫn phức tạp (nhiều hơn một bước) và mô tả một chuỗi các sự kiện theo đúng trình tự. Trẻ cũng bắt đầu biểu lộ và nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình vào giai đoạn này.

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cách cãi nhau cũng có khuynh hướng thay đổi. Chẳng hạn, trẻ 2 tuổi có khuynh hướng thụ động là nhiều, ngược lại, trẻ 3

tuổi sẽ chủ động tích cực hơn khi tranh luận. Sự chủ động khi tranh luận của trẻ chính là bằng chứng cho thấy trẻ khẳng định chính kiến của mình và chứng tỏ sự tự lập của bản thân. Tự bản thân trẻ sẽ biết cách xây dựng những nguyên tắc riêng, cùng nhau đưa ra chính kiến bản thân và cùng nhau hợp tác.

- Những phẩm chất tự tin, tự ý thức xuất hiện giúp trẻ có thể vượt lên những trở ngại cá nhân, bỏ qua cái tôi riêng để tuân thủ quy tắc chung, cố gắng nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất.

Tại trường học, trẻ sẽ được trải nghiệm HĐ LVN dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua việc chơi với những kẻ khác, trẻ cũng đã hình thành một số KN xã hội như chia sẻ, chơi lần lượt, nhường cho bạn. Đây chính là lúc trẻ độc lập và có thể tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Biết tuân thủ luật chơi, nguyên tắc chơi. Đời sống tình cảm của trẻ giai đoạn này khá là sâu sắc.

Trẻ biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi, phong phú với bạn cùng lứa và trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Mặc dù vậy, mỗi trẻ có cách HĐ của riêng mình nên các xung đột vẫn thường xảy ra giữa các trẻ với nhau. Trẻ biết nhờ sự giúp đỡ của người lớn để giải quyết vấn đề bằng cách khoe và đồng thời cũng tích kinh nghiệm để giải quyết các mâu thuẫn nếu có xảy ra vào lần sau.

Dạy trẻ tầm quan trọng của việc LVN ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ rất có ích cho sự phát triển về lâu dài của chính bản thân trẻ và có thể giúp cho mọi việc mà trẻ làm sau này trở nên dễ dàng hơn. Những trẻ em được dạy cách LVN ngay từ khi còn nhỏ sẽ trở nên cởi mở hơn đối với chuyện phải hợp tác với người khác, tránh được việc chỉ biết đến cái tôi của mình và sẽ lưu giữ được những kỹ năng này khi bé lớn lên và bước ra ngoài xã hội trong tương lai.

Với những nội dung, nhiệm vụ, cách tổ chức khác nhau sẽ là cơ hội để trẻ có thể hoạt động cùng nhau, thúc đẩy trẻ làm việc nhóm với nhau được lâu hơn, rèn luyện cho trẻ cách LVN cùng nhau sao cho kết quả làm việc đạt hiệu

quả cao nhất. Cũng chính qua cách trẻ hoạt động cùng nhau mà các con học được tính kiềm chế sự cáu giận, chia sẻ yêu thương, thực hiện quy định và đặt ra quy định mới phù hợp. Mặt khác, trẻ thường có sức tập trung kém hơn người lớn đặc biệt trẻ 4 – 5 tuổi , vì thế cần phải đảm bảo rằng những HĐ và trò chơi mà giáo viên hay người lớn thiết kế cho trẻ sẽ luôn vui vẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú. Việc hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi là rất cần thiết do đó người lớn cần quan tâm, kích thích trẻ làm việc cùng nhau.

1.1.3 Góc thiên nhiên và vai trò của nó đối với việc hình thành

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w