Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trước TN Bảng 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 90 - 95)

TUỔI TRONG GểC THIấN NHIấN

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trước TN Bảng 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %)

Nhóm

trẻ

Số trẻ

Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Số trẻ

% Số

trẻ

% Số

trẻ

% Số

trẻ

% Số

trẻ

%

ĐC 15 1 6.7 2 13.3 4 26.7 5 33.3 3 20

TN 15 1 6.7 1 6.7 6 40 2 13.3 5 33.3

Biểu đồ 3.1 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Tính theo %) Kết quả hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN ở bảng 3.1 cho ta thấy:

- Số trẻ có MĐ tốt, khá ở cả TN và ĐC đều chỉ có rất ít trẻ, có từ 1 đến 2 trẻ ( TN 6.7%, ĐC là 13.3%). Những trẻ đạt ở mức độ này đều biết lắng nghe, thỏa thuận, đưa ra các ý kiến của bản thân và đặc biệt rất thích HĐN.

Những trẻ khá thì kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thì vẫn cần tới sự trợ giúp của giáo viên.

- Đa số trẻ khảo sát trước thực nghiệm đều ở MĐ trung bình (ĐC là 26.7%, TN là 40%) Những trẻ này khi tham gia HĐN thường bỏ dở công việc mặc dù lúc đầu trẻ tham gia rất nhiệt tình, cố gắng hoàn thành công việc của nhóm. Nhưng khi có tác nhân gây rối trẻ bị mất tập trung và chạy đi ra chỗ khác. Ví dụ bạn Hoàng Hải trong khi chăm sóc cây thì có bạn Tùng mang ra một món đồ chơi, Hoàng Hải thấy vậy liền bỏ chiếc bình tưới và chạy vào với bạn Tùng. Để lại công việc cho các bạn còn lại.

- Số trẻ ở MĐ kém vẫn còn nhiều (TN là 33.3%, ĐC là 26.7%). Khi quan sát thì thấy những trẻ này rất ít HĐN, thường chơi một mình. Trẻ không biết cách thiết lập mục đích nhóm, vì trẻ thường HĐ một mình nên các kỹ

năng về giao tiếp, thỏa thuận của trẻ rất kém. Và kỹ năng đánh giá kết quả thì không trẻ nào biết đánh giá.

- MĐ yếu, trẻ mất thời gian khá lâu để thiết lập nhóm, sự phân công công việc trong nhóm còn gặp nhiều khó khăn vì có rất nhiều trẻ đưa ra ý kiến nhưng không có trẻ nào chấp nhận ý kiến của bạn. Số trẻ trong MĐ này còn khá cao (TN là 13.3, ĐC là 33.3).

Bảng 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí) Nhóm

trẻ

Số trẻ Tiêu chí Kết quả

chung (X )

TC 1 TC 2 TC 3 TC 4

TN 15 0.74 1.33 1.6 1 4.67 0.51

ĐC 15 0.67 1.33 2.2 0.67 4.87 0.52

Bảng 3.2 cho thấy mức độ hình thành KNLVN của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau và đều còn thấp, tập trung chủ yếu ở mức trung bình ( Nhóm TN được 4.67 điểm và nhóm ĐC được 4 87 điểm). So sánh điểm trung bình cộng có sự chênh lệch rất ít. Độ lệch chuẩn giữa hai nhúm chờnh lệch khụng đỏng kể (ĐC= 0.52, TN = 0.51). Để thấy rừ hơn kết quả khảo sát trước TN, luận văn thể hiện kết quả khảo sát qua biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi TTN (Theo tiêu chí) Khi so sánh hình thành KNLVN của trẻ ở cả 2 nhóm TN và đối chứng ở các tiêu chí có thể thấy:

- Có nhiều trẻ không biết thiết lập nhóm theo mục đích (TC 1). Đây là một trong những tiêu chí thấp nhất (TN là 0.74 điểm / 2.5 điểm và ĐC là 0.67 điểm trên 2.5 điểm). Trẻ bước đầu đã biết tập hợp các bạn trong nhóm lại nhưng không đưa được ra yêu cầu nhiệm vụ của nhóm. Trẻ làm qua loa, đại khai, không chú ý vào nhiệm vụ của nhóm, trẻ tự làm một mình hoặc rủ bạn tham gia hoạt động không liên quan.

- Thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm (TC 2) nhìn chung là tương đương nhau ( TN và ĐC là 1.33 điểm/ 2.5 điểm). Mức độ biểu hiện này cũng không cao, trẻ chấp nhận công việc của nhóm giao một cách thụ động, không biết cách trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. Do vậy việc tìm nguyên vật liệu, đồ dùng, gặp khó khăn.

- Việc trẻ biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ và giải quyết mâu thuẫn phát sinh giữa các trẻ với nhau (TC 3) đạt điểm cao nhất trong cách tiêu chí so với điểm tối đa trẻ cần đạt được ( TN là 1.6 điểm/ 2.5 điểm và ĐC là 2.2 điểm / 2.5 điểm). Trẻ thực hiện công việc cùng với bạn, trẻ sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, cũng tranh luận với bàn về điều gì đó trẻ gặp phải, trẻ có các

cử chỉ điệu bộ miêu tả hoạt động . Tuy nhiên mối liên kết giữa trẻ với các thành viên trong nhóm không bền vững, biểu hiện chỉ diễn ra một lúc sau đó không tích cực. Trẻ cần nhờ tới gợi ý, hướng giải quyết từ phía giáo viên.

- Đánh giá đúng kết quả làm việc nhóm (TC 4) của trẻ thấp ( TN là 1 điểm/ 2.5 điểm và ĐC là 0.67 điểm/ 2.5 điểm). Trẻ có quan tâm tới kết quả nhưng đỏnh giỏ hoạt động một cỏch chung chung, khụng rừ ràng và khụng kiểm tra lại kết quả.

Qua quá trình thực nghiệm khảo sát tôi nhận thấy rằng KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi giữa hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhau quá lớn. hầu hết trẻ có biểu hiện ở mức độ trung bình, yếu. Trẻ không mấy hứng thú với GTN, thái độ của trẻ trong nhóm chưa tích cực với hoạt động dẫn đến hiệu quả công việc của trẻ còn kém. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ không mấy hứng thú với công việc của nhóm như GTN bố trí không gây cho trẻ hứng thú, tò mò. Không có nhiều hoạt động trong góc, chủ yếu trẻ chỉ chăm sóc cây. Giáo viên không hướng dẫn cho trẻ cách hoạt động nhóm mà để trẻ tự chơi với nhau, môi trường không được quan tâm, … dẫn đến việc trẻ LVN rất khó khăn, chưa biết cùng nhau phối hợp hoạt động. Do vậy đòi hỏi giáo viên cần có những biện pháp thích hợp nhằm hình thành KNLVN cho trẻ 4 – 5 tuổi ở GTN.

* Kiểm định độ tin cậy về kết quả trước TN của hai nhóm

Để kiểm định độ tin cậy về mức độ hình thành kĩ năng của trẻ ở hai nhóm trước TN. Chúng tôi sử dụng công thức (1), T = 0.75.

Dùng bảng Student với α = 0,05 để tìm Ta. Nếu T >Ta thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa, còn nếu T ≤ Ta thì sự khác nhau giữa hai nhóm không có ý nghĩa.

Với α = 0,05 ta có Tα = 2,086 . Như vậy T < Tα nên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

* Nhận xét: Như vậy, với T= 0.75, Tα = 2,086, với mức ý nghĩa 0.05, kiểm định trên cho ta kết luận rằng phương sai của 2 nhóm ĐC và TN trước TN là bằng nhau. Hay nói cách khác, sự khác biệt giữa hai nhóm TN và ĐC không có nghĩa. Điều này giúp chúng ta đi đến kết luận: mức độ hình thành KNLVN của hai nhóm TN và ĐC trước TN là tương đồng nhau.

3.4.2 Mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 – 5 tuổi trong GTN sau TN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w