Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 73 - 80)

TRONG GểC THIấN NHIấN

2.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong góc thiên nhiên

2.2.3 Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN

a. Mục đích

- Tạo cơ hội cho trẻ chủ động, độc lập hoạt động - Đáp ứng nhu cầu, mong muốn của trẻ

- Khuyến khích trẻ quan tâm, giúp đỡ , chia sẻ lẫn nhau trong quá trình lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ.

b. Ý nghĩa

Khi trẻ có kỹ năng tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ chung cho nhóm thì trẻ sẽ nố lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ hơn là nhiệm vụ đó do người khác đặt ra. Vì vậy, khi trẻ có các kỹ năng này thì trẻ thường cố gắng hết sức mình, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của nhóm một cách tốt nhất.

c. Cách tiến hành

Để giúp khuyến khích trẻ có thể tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ theo nhu cầu hứng thú của chúng tôi tiến hành như sau:

- Thay đổi môi trường kích thích sự tò mò khám phá cái mới cho trẻ:

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi rất thích cái mới lạ, hấp dẫn sinh động, còn những cái quen thuộc, lặp đi lặp lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán cho nên trong quá trình cho trẻ hoạt động tại GTN cần phải lựa chọn, thay đổi môi trường cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn luôn có sự thay đổi để cuốn sự chú ý của trẻ, kích thích sự tò mò khám phá cái mới cho trẻ.

Khi nhóm trẻ khám phá một đối tượng cô đưa ra tình huống có vấn đề, những hình thức sinh động.

Vi dụ: Hôm nay cô có chuẩn bị một số cây hoa nhưng lại không có chậu để trồng và cô có mang tới lớp chúng mình rất nhiều các chai lọ nhựa.

Theo các con chúng ta có lên sử dụng các chai lọ nhựa này làm thành những chiếc chậu hoa không? Nhưng nếu để nguyên như thế này thì những chiếc chậu hoa của chúng ta không được đẹp cho lắm, vậy theo các con chúng ta cần trang trí những chiếc chậu này như thế nào? Ở đây cô đã chuẩn bị các đồ dùng cần thiết rồi đấy, các con có thể rủ thêm 3, 4 bạn làm cùng với mình.

Ngoài ra giáo viên có thể tạo không gian mới cho trẻ hoạt động. Cũng ở GTN giáo viên thay đổi vị trí các chậu cây, tráo đổi các khu vực hoạt động nước, cát với nhau, kệ để dồ dùng được chuyển sang góc khác. Tuy nhiên vẫn đảm bảo các vật liệu, đồ dùng cho trẻ đẹp, đảm bảo không gian đẹp, hài hòa, ngăn nắp, thuận tiện cho trẻ.

- Tổ chức cho trẻ quan sát môi trường HĐ kết hợp đàm thoại nhằm khơi gợi ý tưởng về lựa chọn nhiệm vụ HĐN cho trẻ: Khi đến giờ hoạt động GTN, giáo viên sẽ cho trẻ ra quan sát góc và đàm thoại với trẻ xem hôm nay ở góc có gì đặc biệt không. Ngoài việc cho trẻ quan sát thì việc đàm thoại giữa cô và trẻ còn giúp trẻ hiểu thêm về môi trường, kiến thức của trẻ được củng

cố, mở rộng và chính xác hơn, ghi nhớ lâu hơn, sự chú ý chủ định cũng sâu hơn. Từ đó sẽ khơi gợi ở trẻ những ý tưởng sáng tạo cho trẻ khi lựa chọn nhiệm vụ nào đó. Vừa quan sát cộng với trò chuyện giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm và những kiến thức liên quan đến việc khám phá

Ví dụ: Mấy hôm nay thời tiết thay đổi, mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, không biết các cây cảnh trong góc TN cảm thấy thế nào? Các cây cảnh không tự chăm sóc được nên rất cần sự giúp đỡ của các bạn nhỏ. Các con hãy vào GTN và quan sát xem cây cần gì thì chăm sóc cây cho nó tươi tốt nhé.

Các con có thể rủ 2-3 bạn cùng quan sát 1 cây.

Khi trẻ đã quan sát GTN mà muốn thu hút sự quan tâm, chú ý, tạo ra được sự quan tâm hứng thú của trẻ đôi với hoạt động nào đó giáo viên đưa ra các câu hỏi đàm thoại, đưa ra vấn đề mà trẻ chưa biết, chưa trả lời được, chưa giải quyết được, đẻ kích thích nhu cầu lựa chọn hoạt động, nhiệm vụ của nhóm trẻ.

Ví dụ: Về chủ đề con vật nuôi giáo viên có thể yêu cầu trẻ quan sát con gà và hỏi trẻ những thông tin cơ bản mà trẻ đã được học trong giờ tìm hiểu con gà như “con vật này có tên là gì?”, “ con gà có mấy chân”, “chúng sống ở đâu”, “ Con gà ăn gì”, … trẻ sẽ dùng trí nhớ của mình để trả lời những gì mà mình biết. Từ những câu hỏi đơn giản gợi ý cho nhóm trẻ hoạt động sẽ tự lựa chọn nhiệm vụ cho nhóm của mình.

- Quan sát hoạt động của trẻ để có sự hỗ trợ khi cần thiết và vẫn đảm bảo tính tự chủ của trẻ trong HĐN: Trong khi trẻ hoạt động tại GTN giáo viên là người quan sát để sẵn sàng có mặt trợ giúp khi trẻ cần và để phát hiện ra khả năng của trẻ. Tuy nhiên việc hỗ trợ vẫn lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên không làm thay hộ trẻ mà chỉ là người gợi ý cho trẻ mà thôi. Giáo viên có thể động viên, khuyến khích trẻ dể trẻ có thêm niềm tin, động lực để làm việc.

Nếu cô giáo thấy trẻ có khó khăn mà chạy vào giúp trẻ, làm hộ trẻ thì như thế không những hại trẻ mà còn hình thành ở trẻ tính ỷ lại, sợ khó khăn và điều này không tốt cho trẻ khi bước vào cuộc sống sau này.

Ví dụ: Giáo viên quan sát thấy trẻ muốn bê một chậu nước từ chỗ này sang chỗ khác mà trẻ không thể nào bê được. Người giáo viên không chạy lại bê giúp trẻ ngay mà có thể đi lại chỗ trẻ và nói với trẻ con có thể nói “Cô nghĩ nếu con có thêm một bạn nữa thì con bê sẽ dễ dàng hơn đấy”.

- Một số cách khuyến khích, hỗ trợ trẻ giúp trẻ tự lựa chọn hoạt động nhóm và tự thực hiện hoạt động nhiệm vụ của mình.

+ Lựa chọn nhiệm vụ chung: Tại GTN trẻ được thực hiện hàng ngày, các công việc có thể được lặp đi lặp lại giúp trẻ có thời gian để rèn luyện các kỹ năng. Giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn, tổ chức môi trường còn trẻ sẽ là người tự lựa chọn nhiệm vụ chung cho nhóm, tự thảo luận kết quả nhóm cần đạt được là gì. Cũng có một số trường hợp giáo viên sẽ gợi ý một số nhiệm vụ cụ thể nếu muốn nhóm trẻ đó hình thành một kỹ năng nào đấy.

Ví dụ: Tuần đầu tiên trẻ tìm hiểu về động vật, giáo viên sẽ gợi ý một số nhiệm vụ trẻ có thể làm như chăm sóc vật nuôi, vệ sinh chuồng cho con vật đó. Sang tuần sau giáo viên sẽ để nhóm trẻ đó tự lựa chọn nhiệm vụ nào mà trẻ cảm thấy thích nhất, hứng thú nhất. Vì chỉ khi nào trẻ hứng thú với hoạt động đó thì mọi hoạt động của trẻ diễn ra sẽ một cách say mê nhất, trẻ sẽ làm chủ hoạt động của mình.

+ Sử dụng hình ảnh: Trẻ rất thích các hình ảnh đẹp và lạ mắt, giáo viên có thể sử dụng một số mẫu hoạt động gợi ý để trẻ thực hiện. Ví dụ: Tại khu vực chăm sóc cây nên đưa hình ảnh các bạn nhỏ đang tưới cây, tại khu vực chăm sóc động vật thì giáo viên gắn ảnh bạn nhỏ đang cho cá ăn, … Mặt khác hình ảnh cũng đánh dấu vị trí hoạt động của từng khu vực.

+ Lựa chọn bạn: Trẻ là người tự chọn bạn mà trẻ thích, người trẻ muốn hợp tác nhóm, làm việc cùng. Giáo viên sẽ gợi ý cho trẻ những hoạt động nào nên lựa chọn số lượng người trong nhiệm vụ này là bao nhiêu bạn, công việc này thì cần những kỹ năng nào. Trẻ sẽ tự quan sát lớp, tự mời bạn vào nhóm

của mình bằng những cách khác nhau mà trẻ có thể nghĩ ra được. Giáo viên sẽ không áp đặt các trẻ phải vào chung một nhóm. Mặc dù giáo viên là người có quyền to nhất nhưng không có nghĩa buộc một nhóm trẻ phải chơi với nhau vì như vậy trẻ sẽ cảm thấy ko thoải mái, từ đó sẽ dẫn đến nhiều cuộc xung đột xảy ra và kết quả làm việc nhóm không cao.

Ví dụ: Công việc chăm sóc cây, lau lá một mình trẻ cũng có thể làm việc được những số lượng cây, lá rất nhiều, một mình trẻ làm sẽ không hết việc, có khi sẽ có cây bị sót ko được chăm sóc cẩn thận. Giáo viên có thể gợi ý cho trẻ tìm thêm 2 hoặc 3 bạn nữa cùng làm việc. Như vậy sẽ đảm bảo hơn các cây sẽ cùng được chăm sóc và hình thành KNLVN.

+ Phân công công việc: Khi trẻ đã tìm được nhóm cho mình, trẻ sẽ tự thảo luận nhóm và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

Giáo viên sẽ đứng và quan sát trẻ làm việc. Trong trường hợp trẻ không biết nhiệm vụ của hoạt động đó là bao gồm những gì thì giáo viên sẽ đưa các một số gợi ý về hoạt động cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đó. Trẻ sẽ dựa vào đó để phân công công việc cho các bạn trong nhóm. Giáo viên tuyệt đối không được chỉ định các công việc cho các thành viên trong nhóm trẻ. Vì có những trẻ thích công việc này nhưng cũng có trẻ không thích. Trẻ sẽ dựa vào gợi ý của cô để nghĩ thêm các công việc cần thiết để có thể hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Ví dụ: Trẻ chọn nhiệm vụ là “gieo hạt” nhưng trẻ không biết gieo hạt gồm những công việc nào và bắt đầu từ đâu. Giáo viên sẽ hỗ trợ trẻ bằng cách đưa ra một hoặc 2 công việc cần trang trí GTN như: Muốn gieo được hạt thì các con có nghĩ là chúng ta cần phải có hạt không? Và hạt đó sẽ được gieo ở đâu? Ai sẽ là người gieo hạt? ….

+ Chuẩn bị môi trường: Đa số ở hầu hết tất cả các trường, giáo viên luôn luôn là người chuẩn bị trước môi trường cho trẻ, trẻ chỉ việc hoạt động

và làm việc tại đó. Đôi khi trẻ không hiểu được công việc chuẩn bị môi trường có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Nhiều trẻ không biết tôn trọng môi trường cũng như tôn trọng người khác. Ngoài việc giáo viên luôn là người đóng vai trò tổ chức, chuẩn bị môi trường nhưng giáo viên có thể mời trẻ cùng tham gia hoạt động chuẩn bị moi trường cùng với mình. Bởi việc đơn giản nhất khi trẻ cùng chuẩn bị môi trường trẻ sẽ nhận thấy được vai trò quan trọng của trẻ trong lớp. Trẻ sẽ hứng thú hơn với những gì trẻ tự tay chuẩn bị, mặt khác trẻ sẽ tôn trọng đùng và sư dụng các dụng cụ một cách cẩn thận, giữa gìn hơn.

Ví dụ: Giáo viên có thể nhờ trẻ, phụ huynh chuẩn bị những châu cây để trang trí GTN, bổ sung thêm cây vào GTN thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Khi trẻ mang cây đến lớp và tự tay chăm sóc cho cây đó trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn rất nhiều việc cô mang cây đến và chuẩn bị, sắp đặt sẵn.

+ Kỹ năng làm việc chung: Giáo viên là người quan sát trẻ làm việc cùng nhau, hướng dẫn trẻ các kỹ năng làm việc chung trong một nhóm như: thỏa thuận các vấn đề, thỏa thuận công việc, trao đổi ý kiến, chủ động làm việc, học hỏi kinh nghiệm của bạn biết rồi, chia sẻ, giúp đỡ những bạn chưa biết.

Ví dụ: Khi trẻ cùng thực hiện một công việc chung là trồng cây, một trẻ rất thích việc đào đất mà không muốn cho các bạn khác đào cùng. Một bạn chạy lại và khoe với cô “Bạn Tùng không cho bọn con đào đất cùng” giáo viên có thể gợi ý cho trẻ “Con đã nói chuyện với bạn Tùng chưa?”, nếu trẻ bảo rồi và cho trẻ nhắc lại câu trẻ đã nói với bạn. Cô nghe và xem câu nói của trẻ đã thuyết phục chưa, nếu chưa cô có thể đưa ra một số câu gợi ý để trẻ có thể sử dụng như “Tùng ơi cậu có thể dạy mình cách đào đất không?”, “Tớ thấy công việc múc nước cũng khá hay cậu có muốn làm thử không?”… Giáo viên tuyệt không áp đặt trẻ làm việc theo ý muốn của mình. Trẻ sẽ làm việc trên tinh thần tự nguyện, không ai có thể ép buộc trẻ.

+ Xử lý tình huống xung đột: Trong khi trẻ HĐN việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa các trẻ không thể tránh khỏi. Vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, tính cách khác nhau. Khi các trẻ xảy ra xung đột với nhau là các cô hãy để các con tự thu xếp và giải quyết. Điều này không đồng nghĩa với việc bỏ lơ và để các con thích làm gì thì làm mà cô nên quan sát suốt quá trình giải quyết xung đột, để kịp thời can thiệp khi thấy có sự bất công xảy ra. Giáo viên cho trẻ có một khoảng thời gian để thỏa thuận, trao đổi để đưa ra cách giải quyết xung đột. Tuyệt nhiên không được chạy lại làm quan tòa giải quyết giúp trẻ và hỏi những câu như điều tra trẻ như là: “ ai làm gì con”, “tại sao lại cãi nhau?”,.. những câu hỏi đó sẽ làm trẻ càng cảm thấy sợ hãi. Nếu trẻ tự giải quyết được thì thôi, còn nếu trẻ không giải quyết được mà có khi còn đánh nhau thì giáo viên cần can thiệp ngay, tách các bạn ra, mỗi bạn ngồi một chỗ và chờ trẻ bình tĩnh lại, suy nghĩ về những hành động mà bản thân trẻ đã làm và sau đó bắt đầu đàm thoại. Giáo viên sẽ không hỏi ngay vào vấn đề mà nên hỏi trẻ “ Bây giờ trong người con cảm thấy như thế nào?”, “ Có chuyện gì với cỏc con vậy”. Như vậy, trẻ sẽ núi rừ mọi chuyện đó xảy ra, giỏo viờn giải thớch, giảng giải cho trẻ hiểu rừ vẫn đề.

+ Tổ chức đàm thoại: Giáo viên trò chuyện, đàm thoại với trẻ thông qua các buổi sinh hoạt lớp vào cuối ngày hoặc cuối tuần. Hỏi trẻ các câu hỏi như “Con thích làm hoạt động nào? Tại sao? Con thấy mình còn có thể thực hiện nhiệm vụ nào nữa …”.

d. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên cần bao quát, quan sát trẻ tốt

- Trẻ phải được giáo viên hướng dẫn cách lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm

- Cho trẻ có thời gian để lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ LVN

- Cần quan tâm tới tới hứng thú và sở thích riêng của trẻ để đưa ra các nhiệm vụ khác nhau phù hợp với trẻ.

2.2.4 Biện pháp 4: Kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w