So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 trong GTN của nhóm ĐC trước và sau TN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 102 - 106)

TUỔI TRONG GểC THIấN NHIấN

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.4. So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4- 5 trong GTN của nhóm ĐC trước và sau TN

Bảng 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Tính %)

Nhó m trẻ

Số trẻ

Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ %

TTN 15 1 6.7 2 13.3 4 26.7 5 33.3 3 20

STN 15 1 6.7 3 20 5 33.3 3 20 3 20

Biểu đồ 3.7 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Tính %)

Nhìn vào bảng 3.8 và biểu đồ 3.8 cho thấy: đã có sự thay đổi mức độ hình thành KNLVN của trẻ nhóm TĐC và SĐC, tuy nhiên mức độ thay

đổi không nhiều. Mặc dù số trẻ đạt ở mức, khá, trung bình đã tăng lên nhưng số trẻ đạt ở mức độ yếu vẫn chiếm số lượng đáng kể.

- Ở MĐ tốt trẻ lớp ĐC trước và sau thực nghiệm không có sự thay đổi nào đều bằng 6.7%. SĐC không có thêm trẻ nào đạt ở MĐ tốt cho thấy trẻ chưa cố gắng, tích cực tham gia LVN. Qua quan sát vẫn thì trẻ nào đạt kỹ năng tốt thì vẫn đạt kỹ năng tốt.

- Sự chênh lệch giữa lớp ĐC trước và sau thực nghiệm ở MĐ khá có tăng lên từ 13.3% lên 20%. STN thì số trẻ đạt ở MĐ khá đã tăng lên, trẻ đã biết cách phối hợp với bạn trong HĐ, khi có mâu thuẫn TTN trẻ cần nhờ tới giáo viên giúp đỡ nhưng STN thì trẻ đã có cố gắng hơn là tự mình giải quyết nhưng vẫn đề vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

- Trẻ ở MĐ trung bình cũng tăng lên 6.7% (TTN là 26.7% và STN là 33.3%). Đây là những trẻ từ MĐ yếu đã có sự thay đổi chút ít về kỹ năng giao tiếp và thảo luận với bạn trong nhóm. Trẻ đã chủ động thảo luận và không chấp nhận công việc một cách thụ động nữa. Bạn Hà My lúc đầu rất ngại giao tiếp, thường chỉ HĐ riêng, bạn nào nói cũng nghe và làm theo. Nhưng sau một thời gian quan sát thì bạn đã chủ động hơn, mạnh dạn giao tiếp với bạn trong nhóm về cách sử dụng đồ dùng và công việc của nhóm.

- Số trẻ ở MĐ yếu thì giảm đi 13.3% (TTN là 33.3% và STN là 20%).

MĐ yếu của trẻ giảm đi tuy nhiên số trẻ ở trong nhóm này vẫn còn nhiều và cần phải có biện pháp để giúp trẻ tiến bộ hơn.

- Ở MĐ kém thì số trẻ không thay đổi và đều bằng 6.7%. Đây là trẻ không chịu hợp tác LVN, khi có mâu thuẫn thường hay cáu gắt, la hét. Gây mất trật tự và làm ảnh hưởng tới không khí làm việc của nhóm.

Bảng 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí)

Nhóm Số trẻ Tiêu chí Kết quả

trẻ chung (X )

TC 1 TC 2 TC 3 TC 4 

TTN 15 0.67 1.33 2.2 0.67 4.87 0.52

STN 15 0.69 1.42 1.78 1.18 5.07 1.78

Biểu đồ 3.8 So sánh mức độ hình thành KNLVN của trẻ 4 - 5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (Theo tiêu chí)

- Mức độ trẻ biết thiết lập nhóm theo mục đích ở lớp ĐC trước và sau TN không có sự thay đổi đáng kể nào (TTN là 0.67 điểm/ 2.5 điểm và STN là 0.69 điểm/ 2.5 điểm). Trẻ không mấy hứng thú với LVN, do đó trẻ không biết các tập hợp nhóm và phân công công viêc trong nhóm.

- Tiêu chí 2, thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm ở lớp TTN và lớp STN cũng không có sự chênh lệch mấy (TTN là 1.33điểm/2.5 điểm và STN là 1.42 điểm/ 2.5 điểm). Nhóm TTN chỉ biết chấp nhận công việc nhóm giao một cách thụ động và sau một thời gian khá lâu thì trẻ vẫn chưa chủ động thỏa thuận với bạn về công việc. Đôi khi trẻ vẫn cần sự gợi ý giúp đỡ của cô.

- Việc trẻ biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ và giải quyết mâu thuẫn phát sinh giữa các trẻ với nhau ở lớp (TC 3) (TTN là 2.2 điểm/ 2.5 điểm và STN là 1.78 điểm / 2.5 điểm). Kỹ năng của trẻ ở tiêu chí này đã bị giảm xuống, trẻ từ biết cách phối hợp, kiềm chế cảm xúc, chú ý lắng nghe thì STN việc trẻ phối hợp với bạn trong HĐ đôi khi bị gián đoạn,

trẻ bị các yếu tố bên ngoài tác động, nên thường bỏ công việc của nhóm lại.

Phải mất một thời gian khá lâu trẻ mới quay về HĐ của nhóm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hoàn thành công việc.

- Mức độ đánh giá đúng kết quả làm việc nhóm (TC 4) của trẻ có tăng (TTN là 0.67 điểm/ 2.5 điểm và STNlà 1.78 điểm/ 2.5 điểm). Trẻ vẫn biết cách đánh giá nhưng đánh giá cả hoạt động thì trẻ vẫn chưa thể làm được.

Có sự chuyển biến là tất yếu bởi sau thời gian vốn kinh nghiệm sống của trẻ tăng lên, cùng với quá trình phát triển về thể chất, tâm lý.

Trong các hoạt động trẻ biết tự kiềm chế bản thân, tuân theo những quy định chung. Nhưng bên cạnh đó, do không có cơ hội thực hành, trải nghiệm nhiều nên xu hướng những trẻ có tố chất nhanh nhẹn tích cực sẽ phát triển nhanh còn những trẻ nhút nhát sẽ càng lùi xa, ngại thể hiện.

Như vậy, KNLVN sẽ khó hình thành đối với những trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn không chênh lệch nhiều (STN = 1.78 ; TTN =0.52).

* Kiểm định độ tin cậy về kết quả nhóm ĐC trước và sau TN

Ta có T = 0,337< Tα = 2,086. Như vậy T< Tα nên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

* Nhận xét: Với T = 0,337, Tα = 2,086 với mức ý nghĩa 0,05, kiểm định trên cho ta kết luận rằng phương sai của nhóm ĐC trước và sau TN là bằng nhau, điều này cho thấy sự khác biệt về điểm trung bình trước TN và sau TN của nhóm ĐC là không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRONG GÓC THIÊN NHIÊN (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w