1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi

13 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Mã số:……… Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi Tác g

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Mã số:………

Tên sáng kiến:

Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hương

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Phượng

Chức vụ: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

Bình Xuyên, tháng 2 năm 2020

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a) Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

- Ngày tháng năm sinh: 15/09/1989 Nam, nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng

- Chức danh: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Kim Hương

c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi.

- Lĩnh vực áp dụng: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 4 tuổi trong trường mầm non

- Mô tả sáng kiến:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như qua thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ, tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm cho mình và đưa ra một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 tuổi như sau:

Giải pháp 1: Khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động.

Trang 3

Xuất phát từ việc mỗi khi đến lớp các bạn lớp tôi hay tự nhiện nói về

ý tưởng ngây ngô và đáng yêu của các bạn Từ đó, tôi muốn đưa ra một giải pháp mang tính tâm lý nghĩa là khuyến khích trẻ

Trong tất cả những trẻ trong lớp, sẽ có bạn mạnh dạn cũng có trẻ nhút nhát, khép mình, nhưng tất cả đều cần có sự khuyến khích

Nắm bắt được đặc điểm tâm lí của từng bạn, tôi sẽ đưa ra được phương pháp giáo dục phù hợp hiệu quả

Đầu tiên, tôi sẽ đưa những trẻ nhút nhát và những trẻ mạnh dạn vào một nhóm Mục đích là khuyến khích các bé trầm hơn nói lên ý kiến của bản thân, các bạn mạnh dạn sẽ có ý kiến để làm tăng sự hứng thú và kích khích sự tham gia của các bạn trong nhóm

Tiếp theo, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động nhóm bằng cách hãy

để từng bạn được đóng một vai trò quan trọng trong nhóm: Phân công mỗi bạn một việc và hỏi ý kiến của các bạn trong nhóm trước khi đưa ra một quyết định nào đó Khuyến khích, các bé nói lên sở thích, mong muốn của bản thân Sau đó tôi sẽ hướng trẻ tham gia nhóm theo sở thích, phù hợp với khả năng của từng trẻ, từ đó, kích thích trẻ tham gia học tập trong các hoạt động đạt kết quả tốt như: nhóm trẻ thích múa, nhóm trẻ thích vẽ, nhóm trẻ thích làm kỹ năng…

Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc: Trò chuyện về chủ đề và nội dung

chơi ở các góc, tôi sẽ hỏi ý thích của trẻ như: Con thích chơi ở góc nào? Hay: Con sẽ làm gì? Chơi gì ở góc đó? Sau khi trò chuyện xong sẽ mời trẻ về các góc mà các con thích để chơi Trong khi trẻ chơi sẽ đến và trò chuyện khuyến khích trẻ như: Khen trẻ, tuyên dương với nhóm bạn, từ đó trẻ sẽ tự tin thể hiện đồng thời kích thích sự học tập của trẻ

Trang 4

Hướng dẫn các bé vỗ tay sau khi bạn mình đưa ra ý kiến Đó cũng là điều động viên khuyến khích trẻ rất tốt về tinh thần, thúc đẩy trẻ mạnh dạn

tự tin hơn, cũng như phát huy hết khả năng của trẻ

Chính từ việc được động viên và khuyến khích trẻ như vậy, trẻ sẽ hòa đồng và tự tin thể hiện trước tập thể và các bạn

Giải pháp 2: Hướng dẫn, trau dồi kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm.

Để cho trẻ làm việc nhóm, phải làm cho trẻ cảm thấy làm việc nhóm

là niềm vui, mang lại nhiều lợi ích Điều này cần hướng dẫn, trau dồi kỹ năng cần thiết trong làm việc nhóm để làm việc hiệu quả

Khi hướng dẫn các bé không bao giờ được nói từ “Sai”, mà hãy dùng từ “Chưa đúng” Hướng dẫn các bé tôn trọng và bổ sung thêm ý kiến

cho bạn Chỉ 1 chi tiết nhỏ cũng là điểm nhấn để giúp các bé thể hiện bản thân

Tiếp theo, để trau dồi tốt kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ thì người giáo viên cần:

+ Làm tốt việc quan sát, việc ghi chép để đưa ra được cách đúng nhất

về nhóm trẻ và từng trẻ

+ Thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động nhóm như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi và lao động, cho trẻ tham gia các trò chơi tập thể Tạo cơ hội để cho trẻ được nói nhiều với nhóm bạn Từ đó, tạo cho trẻ có nhiều sự tương tác, hợp tác giữa các trẻ với nhau và giữa các nhóm với nhau

+ Tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi tham gia hoạt động nhóm

Trang 5

+ Trong các giờ hoạt động học sẽ chia trẻ học theo nhóm để trẻ được phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, từ đó trẻ sẽ biết nhiệm vụ của từng nhóm là gì và người nhóm trưởng sẽ làm công việc gì

Ví dụ như: Trong giờ khám phá khoa học tìm hiểu về các loại hoa cô

sẽ chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát một loại hoa và cử nhóm trưởng lên nói về các đặc điểm loại hoa của nhóm mình Sau đó, mời các nhóm nhận xét và cuối cùng cô giáo là người chốt lại vấn đề

Sau khi trẻ được trau dồi các kỹ năng tương tác với bạn, sẽ củng cố kiến thức và kỹ năng cho trẻ rất tốt trong suốt quá trình học tập và phát triển

Giải pháp 3: Thực hành giáo dục trải nghiệm.

Sau khi khuyến khích sự tham gia, hướng dẫn các kỹ năng, hãy để các bé được trải nghiệm nhiều hơn trong các hoạt động

Có thể dùng các từ: “Cùng nhau”, “Nhóm của các con”, “Chung sức” hay “Thi đua” để nói với các con khi muốn các con phát huy tối đa

khả năng làm việc nhóm

Xây dựng các hoạt động thi đua giữa các nhóm, hãy tạo môi trường thi đua cho các bé để cho các nhóm có động lực cố gắng hoàn thành Bên cạnh đó, phải chú ý tới việc nhận xét tuyên dương các nhóm tốt, khuyến khích các nhóm có sự cố gắng Bởi lẽ, trẻ 4-5 tuổi các bé đã ý thức được khả năng bản thân nên các bé muốn đều là những người chiến thắng

Trang 6

Ví dụ: Tôi có thể cho trẻ tham gia giao lưu trò chơi vận động như:

kéo co, ném bóng vào rổ, hay các trò chơi học tập như: tìm đồ dùng của nhóm mình… để củng cố sự đoàn kết cho các bé

Trong các công việc thường ngày ở lớp như: giờ ăn, giờ chơi, giờ lao động và học tập, tôi luôn tổ chức cho các con làm việc theo nhóm

Ví dụ: Khi trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên, tôi sẽ phân nhóm trẻ

lau lá cây, nhóm trẻ tưới cây, nhóm trẻ gieo hạt các bạn trong nhóm sẽ biết phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của đội mình

Cho trẻ trải nghiệm thực tế, sẽ để lại ấn tượng tốt nhất cho trẻ về kỹ năng cũng như kiến thức cần đạt với trẻ Thông qua đó sẽ thúc đẩy việc học của trẻ, tăng mức độ tương tác giữa các trẻ với nhau, giữa các nhóm trẻ với nhau Trẻ còn được hình thành những phẩm chất cần thiết như tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm - những kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này Từ đó giúp trẻ trở nên mạnh mẽ, năng động, tự chủ

và tích cực hơn

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi” có khả năng áp dụng

rộng rãi cho cô và các bé tại các trường mầm non

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:

Có những sáng kiến khi áp dụng thấy rõ lợi ích về kinh tế, nhưng với

sáng kiến “Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi”

thì lợi ích mà nó mang lại là vô giá, mang ý nghĩa sâu sắc: Phát huy trí tuệ

và tăng hiệu quả; Tạo dựng mối quan hệ và tăng tính sáng tạo Khi áp dụng sáng kiến này đã giúp trẻ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, sự tương tác

Trang 7

giữa các thành viên trong nhóm, nhằm thúc đẩy công việc và phát triển tiềm năng của các thành viên với những kinh nghiệm, kỹ năng được chia

sẻ

Đây là một trong những kỹ năng giúp trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp

và thể hiện bản thân trước tập thể Trẻ có tính kỉ luật hơn Trẻ có kỹ năng làm việc cùng nhau, hợp tác phối hợp, tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau, giữa các nhóm với các nhóm Trẻ sẽ học được các kĩ năng của nhau Trẻ hình thành tư duy và kỹ năng giao tiếp một cách rõ ràng, mạch lạc

Tôi đã áp dụng thử nghiệm sáng kiến này với 31 trẻ trong lớp tôi giảng dạy Sau khi thực hiện các giải pháp trên cùng với sự ủng hộ và giúp

đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu và học sinh lớp tôi thì đạt được kết quả như sau:

BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

+ Tổng số trẻ được đánh giá tại lớp mẫu giáo 4 tuổi A: 31 trẻ

T

T

Nội dung

đánh giá

Kết quả trước khi

áp dụng sáng kiến

Kết quả sau khi

áp dụng sáng kiến

So sánh kết quả thực hiện

Không đạt Tăng Giảm S

L

L

L

L

Trang 8

Trẻ có kỹ

năng làm

việc nhóm

20 64,

5

11 35,

5

2

Hứng thú

khi được

tham gia các

hoạt động

3 Trẻ mạnh

dạn, tự tin

Qua số liệu trên cho thấy: Tôi thấy các bạn trong lớp tôi rất hứng thú

tham gia hoạt động, các bé tự tin, mạnh dạn và hứng thú hơn trong các hoạt động tập thể Đặc biết, các con có kỹ năng làm việc nhóm, phát triển trí tuệ, tư duy của trẻ

d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

* Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Các trang thiết bị cần thiết: Môi trường trang trí trong và ngoài lớp đầy đủ đồ dùng cá nhân phục vụ cho trẻ

- Các trò chơi và các dụng cụ, đồ chơi đa dạng, phong phú để cho trẻ tham gia học tập và tham gia vào các trò chơi

- Các giá kệ của lớp vừa tầm với của trẻ

* Điều kiện về giáo viên và học sinh:

- Giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, linh hoạt sáng tạo

Trang 9

- Giáo viên có kiến thức, có phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ

- Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non

Các biện pháp “rèn kỹ năng làm việc nhóm” đang trở thành một xu

thế, cũng như một kỹ năng cần thiết Vì vậy, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ ngay từ nhỏ là rất quan trọng Với các biện pháp trên sẽ giúp cho trẻ em có kỹ năng, sự tự tin thể hiện trước tập thể và đóng góp cho công việc chung

đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức

- Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại

các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi của các trường trường Mầm non

- Sáng kiến đã được áp dụng tại khối lớp 4-5 tuổi trong trường Mầm

non Hoa Phượng năm học 2019- 2020

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và

công nhận sáng kiến “Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi” Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,

đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn

Bá Hiến, ngày 6 tháng 02 năm 2020

Tác giả sáng kiến

Trang 10

Nguyễn Thị Kim Hương

PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO

TẠO

TRƯỜNG MN HOA

PHƯỢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Xuyên, ngày 06 tháng 02 năm 2020

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Ông (bà): Nguyễn Thị Kim Hương

- Ngày tháng năm sinh: 15-09/1989 Giới tính: Nữ

Trang 11

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng

- Chức danh: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Nguyễn Thị Kim Hương

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi.

- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục

Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến

- Tôi tên là: Dương thị Hà

- Chức vụ: Hiệu trưởng

Thay mặt trường mầm non Hoa Phượng nhận xét, đánh giá như sau:

1.Đối tượng được công nhận sáng kiến:

- Giải pháp tác nghiệp: Một số giải pháp rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4-5 tuổi

2 Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:

a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo Vì:

- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;

- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;

- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện

Trang 12

b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:

- Mang lại hiệu quả kinh tế:

Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho giáo viên từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của trẻ

- Mang lại lợi ích xã hội:

Nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ Tạo cho trẻ có kỹ năng làm việc nhóm trong quá trình học tập và vui chơi

c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến có thể áp dụng cho các đơn vị trường mầm non trong việc học tập và vui chơi của trẻ

3 Kiến nghị đề xuất:

- Đề nghị công nhận SKKN cấp huyện

- Trường đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến cấp huyện

Xin trân trọng cảm ơn./.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký ghi rõ họ và tên)

Dương Thị Hà

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w