1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ và văn học có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời: ngôn ngữ là phương tiện để sáng tác văn chương, các tác phẩm văn học lại trở thành mảnh đất để nghiên cứu về ngôn ngữ. Những lý luận ngôn ngữ được đưa vào nghiên cứu văn học phần nào định hướng cho sự phân tích, cảm nhận có tính khoa học, chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học lại giúp cho những nhà ngôn ngữ học có điều kiện tìm hiểu đối tượng của mình trong một đời sống lạ kỳ: đời sống nghệ thuật. Nhìn nhận ngôn ngữ trong hoàn cảnh đặc biệt ấy không những làm sáng tỏ những hình thức đã có mà còn giúp phát hiện ra những quy luật khó có thể tìm thấy khi nghiên cứu ngôn ngữ đời thường. Chính vì vậy, hiện nay hướng nghiên cứu liên ngành giữa ngôn ngữ và văn học ngày càng phát triển. Nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ trong văn học có thể được tiến hành theo nhiều khuynh hướng khác nhau, một hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sự quan tâm là nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm tự sự nhưng lại được viết bằng thơ, được chuyển thể từ một tác phẩm văn học nước ngoài (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc), nhưng đã được Nguyễn Du thổi vào đó cái hồn của dân tộc Việt, và nó đã trở thành một tác phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chất dân tộc của tác phẩm được thể hiện ngay trong ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng sáng tác. Ngôn ngữ thơ Nôm đã được Nguyễn Du sử dụng một cách điêu luyện đưa ông trở thành bậc thầy trong sử dụng ngôn từ. Truyện Kiều là một ngữ liệu quan trọng để các nhà ngôn ngữ nghiên cứu và khái quát về các hiện tượng ngôn ngữ. Một trong những đặc sắc trong sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm là sử dụng những động từ cảm nghĩ để xây dựng nhân vật. Để tìm hiểu đặc điểm của từ loại này trong hệ thống từ loại tiếng việt và đặc sắc riêng của Nguyễn Du trong cách sử dụng chúng, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót).
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN THỊ HẰNG
( Tác giả luận văn)
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁP, NGỮ DỤNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ
CẢM NGHĨ TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU (biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Lương
HÀ NỘI, 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kếtquả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kì công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Thị người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn này
Lương-Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổNgôn ngữ, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lý sau đại học- trườngĐại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thànhluận văn này
Hà Nội, ngày 30/8/2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
Trang 4MỤC LỤC NGUYỄN THỊ HẰNG 1
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁP,
1 NGỮ DỤNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ
1 CẢM NGHĨ TRONG TRUYỆN KIỀU
1 CỦA NGUYỄN DU
1 (BIẾT, NGHĨ, NHỚ, THẤY, THƯƠNG, TIẾC, TƯỞNG, XÓT)
1
HÀ NỘI, 2014 1 LỜI CAM ĐOAN 2
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ và văn học có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời: ngônngữ là phương tiện để sáng tác văn chương, các tác phẩm văn học lại trởthành mảnh đất để nghiên cứu về ngôn ngữ Những lý luận ngôn ngữ đượcđưa vào nghiên cứu văn học phần nào định hướng cho sự phân tích, cảm nhận
có tính khoa học, chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn Việc nghiên cứu ngôn ngữtrong tác phẩm văn học lại giúp cho những nhà ngôn ngữ học có điều kiện tìmhiểu đối tượng của mình trong một đời sống lạ kỳ: đời sống nghệ thuật Nhìnnhận ngôn ngữ trong hoàn cảnh đặc biệt ấy không những làm sáng tỏ nhữnghình thức đã có mà còn giúp phát hiện ra những quy luật khó có thể tìm thấykhi nghiên cứu ngôn ngữ đời thường Chính vì vậy, hiện nay hướng nghiêncứu liên ngành giữa ngôn ngữ và văn học ngày càng phát triển Nghiên cứucác hiện tượng ngôn ngữ trong văn học có thể được tiến hành theo nhiềukhuynh hướng khác nhau, một hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sựquan tâm là nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm tự sự nhưng lại được viết
bằng thơ, được chuyển thể từ một tác phẩm văn học nước ngoài (Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc), nhưng đã được Nguyễn
Du thổi vào đó cái hồn của dân tộc Việt, và nó đã trở thành một tác phẩmmang đậm đà bản sắc dân tộc Chất dân tộc của tác phẩm được thể hiện ngaytrong ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng sáng tác Ngôn ngữ thơ Nôm đã đượcNguyễn Du sử dụng một cách điêu luyện đưa ông trở thành bậc thầy trong sử
dụng ngôn từ Truyện Kiều là một ngữ liệu quan trọng để các nhà ngôn ngữ
nghiên cứu và khái quát về các hiện tượng ngôn ngữ Một trong những đặcsắc trong sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm là sử dụng những động từ cảm nghĩ
để xây dựng nhân vật Để tìm hiểu đặc điểm của từ loại này trong hệ thống từ
Trang 6loại tiếng việt và đặc sắc riêng của Nguyễn Du trong cách sử dụng chúng,
chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết,
nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót).
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu về động từ
Từ loại động từ là một vấn đề trọng yếu của hầu hết các công trìnhnghiên cứu ngữ pháp Chúng ta đã biết đến rất nhiều công trình tiêu biểu củacác nhà nghiên cứu như: Bùi Đức Tịnh (1952), Phan Khôi (1955), NguyễnKim Thản (1963, 1977), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân Ninh (1978), ĐỗHữu Châu (1981), Đinh Văn Đức (1986), Nguyễn Anh Quế (1988), DiệpQuang Ban (2005, 2010), Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương (2010)…
Nguyễn Kim Thản trong [34, 97] đã khẳng định rằng: “Trong câu động
từ gần như là trung tâm của các mối quan hệ của các từ, nó không những có quan hệ tường thuật với từ chỉ chủ thể mà còn có quan hệ chính - phụ với những từ chỉ đối tượng, chỉ hoàn cảnh, trạng thái… đặt sau nó”
Nhận định này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của động từ trongtiếng Việt nói chung, trong quá trình tạo lập câu nói riêng Trong công trìnhnghiên cứu này, Nguyễn Kim Thản tập trung trình bày 5 vấn đề về động từ:
- Địa vị của động từ trong hệ thống các loại từ tiếng Việt
- Cấu tạo của động từ tiếng Việt
- Hư từ của động từ tiếng Việt
- Phân loại động từ tiếng Việt
- Cách biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ tiếng Việt
Diệp Quang Ban cho rằng: “Về đại thể động từ được xếp vào số các thực
từ, thực ra không phải tất cả các động từ đều là thực từ Mức độ thực/ hư của lớp động từ khá phức tạp, có khi phụ thuộc vào trường hợp sử dụng cụ thể.
Trang 7Theo các tiêu chuẩn định loại, động từ có ý nghĩa quá trình hiểu rộng (bao gồm quá trình động, quá trình tĩnh, quá trình quan hệ), được dùng làm tên gọi các quá trình đó Động từ tiếng Việt không biến hình nên khả năng kết hợp của chúng rất phức tạp”
Dựa vào mặt ngữ pháp, tác giả chia động từ thành:
- Trợ động từ
- Động từ tình thái
- Động từ- thực từ (động từ từ vựng tính) với những lớp con:
+ Động từ chuyển tác/ động từ không chuyển tác
+ Động từ chi phối hai thực thể
Trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị
Lương cũng dành sự chú ý tới hệ thống từ loại tiếng Việt, đi vào trình bày vềtừng từ loại trong hệ thống, tất nhiên có động từ Bên cạnh việc chỉ ra đặctrưng cơ bản, cách phân chia động từ theo hai tiêu chí: khả năng dùng độc lập
và sự chi phối đối với các thành tố phụ đi sau, hai tác giả còn đưa ra cáchphân loại theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng tức phân loại theo các đặctrưng động/ tĩnh, chủ ý/ không chủ ý [38, 35- 41] Ngoài ra, giáo trình cũngkhẳng định mặc dù có sự gần gũi giữa động từ và tính từ tuy nhiên không thểxếp chúng vào cùng một loại như quan điểm của một số nhà nghiên cứu bởi
giữa chúng vẫn có những khác biệt rất rõ: “Tuy động từ và tính từ trong tiếng
Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt… Giáo trình này, một mặt chỉ ra sự gần gũi của động từ và tính từ trong tiếng Việt,
Trang 8mặt khác vẫn thừa nhận sự khác biệt của chúng, và xem xét chúng như những
từ loại riêng biệt.” (tr34).
Cùng chung quan điểm trên, Đinh Văn Đức khẳng định: “Chủ trương
dùng khái niệm “vị từ” (một “siêu” tập hợp bao gồm cả động từ và tính từ truyền thống) là có lý một khi chỉ nhấn mạnh vào khả năng làm vị ngữ trực tiếp của động từ và tính từ trong ngôn ngữ này (tức tiếng Việt, tiếng Hán) Tuy nhiên, từ loại không phải là những phạm trù hình thành chỉ trên chức vụ thành phần câu… Xét trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thì bản chất ý nghĩa của động từ và tính từ là hai phạm trù khác nhau” [14, 154-
Lê Biên nhận định “động từ là một từ loại tích cực về khả năng tạo từ,
làm tăng vốn từ, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Việt” [5,
70] Như phần đông quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả cũng chiađộng từ tiếng Việt thành hai lớp là động từ độc lập và động từ không độc lập,trong mỗi lớp còn có nhiều lớp con
2.2 Lịch sử nghiên cứu về động từ cảm nghĩ
Dù cách thức phân chia của các nhà nghiên cứu có khác nhau song về cơbản các tiểu loại động từ trong hệ thống động từ vẫn không thay đổi, chúngchỉ được biểu hiện dưới các tên gọi khác nhau mà thôi Động từ cảm nghĩ làmột trong rất nhiều các lớp con của động từ
Trang 9Tên gọi động từ cảm nghĩ có trong [41, 102] Các tác giả chia ra một lớp
động từ là động từ chỉ những hoạt động như nghĩ ngợi, nhận biết, thụ cảm… nói
gọn là động từ cảm nghĩ Đó là các động từ như: lo, nghĩ, tin, yêu, nghi ngờ…
Thực chất lớp động từ này thường được ghép cùng với động từ nói năng
thành động từ cảm nghĩ - nói năng Đây là quan niệm của phần đông các nhà
nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản trong [34], Lê Biên trong [5], Đinh VănĐức trong [14]…
Ngoài ra, động từ cảm nghĩ còn được Hoàng Tuệ [40, 257] gọi là trạng
vị từ A2 Theo Lê Biên [5, 80], động từ này còn có tên động từ chỉ trạng thái tâm lý hay là động từ nửa tác động Diệp Quang Ban [4, 504] thì cho đây là động từ chỉ hiện tượng tâm lý Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lương [38, 40]
xếp động từ cảm nghĩ vào trong nhóm các động từ chỉ hoạt động cảm giác,
tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng
Nhìn chung việc nghiên cứu động từ cảm nghĩ còn rất hạn chế Đa phầncác tác giả mới dừng lại ở việc sơ lược một số đặc điểm cơ bản của lớp động
từ này, đưa ra một vài động từ điển hình chứ chưa có sự chuyên sâu như một
số lớp động từ khác
Một số khóa luận, luận văn có tập trung tìm hiểu một số động từ cảmnghĩ tiêu biểu như:
- Bùi Văn Sáng, Tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhóm
động từ chỉ cảm nghĩ (nghĩ, đoán, tưởng, tin, e), Luận văn thạc sĩ
ĐHSPHN, 2002
- Nguyễn Thị Cẩm Nhi, Tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ (nghi, nghi ngờ, ngờ, ngỡ, sợ), Khóa luận tốt
nghiệp ĐHSPHN, 2004
Nhằm nghiên cứu động từ cảm nghĩ với tư cách là một phạm trù động từđộc lập, có những đặc tính riêng về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, chúng tôi
Trang 10lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết, nghĩ,
nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót).
2.3 Lịch sử nghiên cứu về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Việc nghiên cứu, sưu tập di sản văn học của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và nhận được sự quan tâm của rấtnhiều nhà nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình viết về Nguyễn Du và các
tác phẩm văn học của ông, đặc biệt là Truyện Kiều, tiêu biểu là công trình của
các tác giả: Đào Duy Anh (1943, 1988), Trương Chính (1965), Nguyễn Lộc(1976), Hoài Thanh (1943), Đinh Gia Trinh (1944), Đặng Thai Mai (1955),Đặng Thanh Lê (1979), Trần Đình Sử (1995)…
Đào Duy Anh [1] đã tập trung đi sâu làm sáng rõ những vấn đề trong tư
tưởng của Nguyễn Du: thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại, nội dungtình thương của ông với những kiếp tài hoa bạc mệnh và những người cùng khổ.Tác giả sử dụng rất nhiều nguồn dữ liệu về tác giả (dòng họ, gia đình, hành
trạng…), thời thế, nguồn gốc tác phẩm để soi sáng Truyện Kiều từ nhiều phía.
Lê Đình Ký tập trung tìm hiểu phương pháp sáng tác của Nguyễn Du vớinhiều kiến giải thú vị Tác giả cũng đưa ra nhiều kiến giải thú vị khi đề cậpđến lý tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Du qua nhân vật Thúy Kiều [19]
Phan Ngọc đã sử dụng cách thức “thao tác luận” để định lượng nhữngcống hiến và thành công mới mẻ của Nguyễn Du: phương pháp tự sự kịch
trong tác phẩm, Truyện Kiều- tiểu thuyết phân tích tâm lý hiện đại- phân tích
tâm lý tàn nhẫn…[25]
Trần Đình Sử đặt Truyện Kiều dưới những phạm trù của thi pháp học
hiện đại như cái nhìn nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệthuật… để xem xét, từ đó phát hiện nhiều điểm mới mẻ, thú vị trong cái nhìnnghệ thuật về con người, cuộc đời của Nguyễn Du [33]
Trang 11Đinh Gia Trinh trong [39], đăng liên tiếp 8 số trên báo Thanh Nghị với
lập luận sắc bén, chặt chẽ và thuyết phục đã bác bỏ mọi luận điểm phê phán
Kiều, phủ nhận giá trị Truyện Kiều của Nguyễn Bách Khoa trong bài viết
cùng tên Trên cơ sở đó, Đinh Gia Trinh vừa bênh vực cho Kiều, khẳng định
vẻ đẹp nhân phẩm của Kiều vừa làm sáng rõ những giá trị của Truyện Kiều
cùng tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du
Nhằm mục đích chiêu tuyết cho Thúy Kiều, Lưu Trọng Lư khẳng định:
“Kiều là hình ảnh rất linh hoạt, rất hoàn hảo của vũ trụ, rất phong phú, rất
dồi dào, rất đẹp đẽ… Ở trong Kiều, cái gì cũng vượt quá bực tầm thường; từ cái nhan sắc, chí đến cái tài đức, cái tính tình… Ta phải công nhận rằng Kiều
là một đóa hoa quý do bao nhiêu cái hay, cái đẹp ở trong luân lý cũ kết tinh lại” [23]
Các tác giả Trần Trọng Kim [18], Cao Huy Đỉnh [12], Hoàng Ngọc Hiến[17] đã chú trọng tìm hiểu quan niệm, triết lý nhân sinh của Nguyễn Du thể hiệnqua tác phẩm này Là một nhà nho, chịu ảnh hưởng Nho gia nhưng Nguyễn Ducũng thấm nhuần đạo Phật, hai tư tưởng này được biểu hiện rất rõ trong tácphẩm để từ đó nêu bật tinh thần nhân văn cao cả của đại thi hào dân tộc
Nguyễn Thạch Giang [15], La Sơn Nguyễn Hữu Sơn [32] đặt Truyện
Kiều trong sự đối sánh với nguyên mẫu của Thanh Tâm Tài Nhân trên rất
nhiều phương diện: cốt truyện, thể loại, bố cục, nhân vật… từ đó khẳng định
sự vượt trội hơn hẳn của tác phẩm và tài năng bậc thầy của Nguyễn Du
Trên đây, luận văn chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu nghiên cứu
về Nguyễn Du và Truyện Kiều Trên thực tế còn rất nhiều những công trình
lớn, nhỏ khác mà trong khuôn khổ luận văn không thể đề cập hết được
Truyện Kiều đã được quan tâm nghiên cứu trên rất nhiều phương diện khác
nhau, với việc tìm hiểu Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của
nhóm động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (biết, nghĩ,
Trang 12nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót) tác giả hi vọng có thể góp thêm một tiếng
nói ngợi ca giá trị cao đẹp của thi phẩm này cũng như khẳng định tài năngnghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích tìm hiểu các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ
pháp, ngữ dụng của nhóm động từ chỉ cảm nghĩ (biết, nghĩ, nhớ, thấy,
thương, tiếc, tưởng, xót) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết: từ loại, động từ, động từ cảm nghĩ
- Thu thập ngữ liệu, khảo sát, thống kê các động từ cảm nghĩ trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tiến hành phân tích để rút ra đặc điểm, vai trò của các động từ cảm nghĩ
trong việc biểu đạt giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều Cụ thể :
+ Xác định đặc điểm cấu tạo, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp
của các động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều.
+Tìm hiểu nghĩa của động từ cảm nghĩ qua các tham thể của động từ
cảm nghĩ trong Truyện Kiều.
+Tìm hiểu ý nghĩa của các động từ cảm nghĩ trong những trường hợp
sử dụng cụ thể và vai trò trong xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu 8 động từ cảm nghĩ có tần số xuất hiện
cao nhất trong Truyện Kiều (biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót)
nhìn từ lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Luận văn tiến hành khảo sát các động từ chỉ cảm nghĩ trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du (dựa theo bản của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ hiệu
thảo), NXB Đồng Nai, 2001
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tíchđối tượng, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chungnhư thu thập ngữ liệu, khảo sát, phân loại ngữ liệu… luận văn chủ yếu sửdụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích dựa vào ngữ cảnh để phân tích ngữ nghĩa,chức năng của các động từ cảm nghĩ thu thập được
- Phương pháp miêu tả để trình bày quá trình khảo sát, phân tích đốitượng và kết quả nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lí luận
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ramột vấn đề lý thuyết mới mà chỉ mong muốn làm sáng tỏ vai trò của động từcảm nghĩ đối với một văn bản cụ thể
6.2 Về mặt thực tiễn
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn gợi một hướng tiếpcận cho giáo viên và học sinh khi tìm hiểu một tác phẩm văn học: vận dụngcác kiến thức ngôn ngữ học để đọc - hiểu một tác phẩm văn học theo hướngtích hợp
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương với những nộidung chính như sau:
Trang 14- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ
cảm nghĩ: biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót trong Truyện Kiều.
- Chương 3: Đặc điểm ngữ dụng của nhóm động từ chỉ cảm nghĩ: biết,
nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót trong Truyện Kiều.
- Ngoài ra, luận văn còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương đầu của luận văn sẽ tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết chung, liênquan trực tiếp đến đề tài: lý thuyết về động từ và động từ cảm nghĩ (kháiniệm, đặc trưng, phân loại) và lý thuyết ba bình diện (kết học, nghĩa học,dụng học) Đây chính là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu về đặc điểm ngữ
nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng của nhóm động từ cảm nghĩ (biết, nghĩ, nhớ,
thấy, thương, tiếc, tưởng, xót) trong Truyện Kiều ở các chương sau.
1.1 Khái quát về động từ và động từ cảm nghĩ
1.1.1 Động từ
Như đã khẳng định, Động từ là một vấn đề ngôn ngữ được rất nhiều tácgiả nghiên cứu như Hoàng Tuệ [40], Nguyễn Kim Thản [34], Hoàng TrọngPhiến [29], Lê Biên [5], Diệp Quang Ban [4], Bùi Minh Toán và Nguyễn ThịLương [38], Đinh Văn Đức [14], Qua tìm hiểu các quan điểm nghiên cứucủa các tác giả đó luận văn có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về động
từ như sau:
* Về khái niệm:
Động từ là một trong ba từ loại quan trọng bậc nhất trong hệ thống từ
loại tiếng Việt, thuộc nhóm thực từ Động từ “chỉ ra đặc trưng vận động của
tất cả những gì biểu đạt bằng danh từ (phạm trù thực thể) với tất cả sự đa dạng và các mối liên hệ khách quan của nó” [14, 131].
Trang 16+ Có thể là trạng thái, cảm nghĩ như: yêu, mong, nhớ, lo, nghĩ…
+ Có thể là quá trình biến đổi như: trở thành, trở nên, thành…
+ Quá trình vận động, di chuyển như: đi, vào, ra, bay, nhảy…
+ Vận động ban phát như: biếu, tặng, cho, gửi…
- Về khả năng kết hợp:
+ Thành tố phụ trước động từ: là các phó từ chỉ phạm vi đối chiếu của
vận động, hoạt động: cũng, đều, cứ…; chỉ sự tiếp diễn của hoạt động: còn,
vẫn, vẫn còn….; chỉ về thời - thể của vận động, quá trình: sắp, đang, sẽ, đã, vừa, mới…; chỉ ý nghĩa phủ định: chưa, không, chẳng…; chỉ ý nghĩa khuyên
can, ngăn cấm như: hãy, đừng, chớ….; chỉ về mức độ của trạng thái, hoạt động như: rất, hơi, khí…
Cần lưu ý là khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ là đặc trưng ngữ
pháp tiêu biểu của động từ
VD:
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
(Ca dao)
- Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
(Ca dao) + Thành tố phụ sau động từ: có thể là thực từ cũng có thể là hư từ, cótính chất cú pháp rất đa dạng, có thể thuộc về các từ loại khác nhau Về cấutạo, các thành tố phụ có thể là từ, ngữ hoặc một cụm chủ- vị
- Chức vụ cú pháp của động từ trong câu:
+ Chức năng phổ biến, thường trực và tiêu biểu nhất của hoạt động từ
trong cấu trúc câu đơn là làm vị ngữ trực tiếp, độc lập
VD:
Trang 17Chim/ bay
C V+ Động từ làm chủ ngữ Khả năng này của động từ ít xuất hiện và cấu
trúc câu thường có từ là
VD:
Học tập tốt là nhiệm vụ của học sinh.
Lao động là vinh quang
Cô ấy viết cây bút mới mua
Bộ quần áo mới mua chưa mặc lần nào đâu.
* Về phân loại:
Đến nay tồn tại rất nhiều quan điểm trong việc phân chia các tiểu loạitrong nội bộ động từ, tuy nhiên có một quan điểm nhận được sự đồng tình củanhiều nhà nghiên cứu như Lê Biên trong [5], Diệp Quang Ban trong [2], BùiMinh Toán và Nguyễn Thị Lương trong [38]…, đó là phân chia động từ thànhhai mảng: những động từ độc lập và những động từ không độc lập
- Động từ độc lập: là những động từ tự thân đã có nghĩa Chúng có thể
dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu [5, 76].
+ Các tiểu loại động từ trong mảng động từ độc lập: động từ tác động:
cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng…; động từ mang
nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, đền, mượn, đòi, chiếm,
Trang 18cướp đoạt, thu…; động từ cảm nghĩ nói năng: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, lo, sợ, yêu, ghét, hi vọng, căm giận, tin tưởng…; động từ chỉ vận động
di chuyển: ra, vào, sang, tới, đến…; động từ tồn tại: có, còn, nảy sinh, nở,
mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt…
- Động từ không độc lập: là những động từ thường không dùng một
mình để làm thành phần câu, mà phải dùng với một từ khác (có cả động từ khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ [38, 36].
+ Các tiểu loại động từ trong mảng động từ không độc lập: nhóm động
từ chỉ ý nghĩa quan hệ (động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm; động từ chỉ
quan hệ quá trình, biến hóa: trở nên, thành, trở thành, hóa thành…; động từ chỉ quan hệ đối chiếu so sánh: như, giống, khác, tựa…), nhóm động từ tình thái (chỉ sự cần thiết và khả năng: nên, cần, phải, cần phải, có thể, không
thể…; chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, dám, nỡ, quyết…; mong, muốn, ước, ước muốn….; chỉ sự chịu đựng, tiếp thụ: bị, được, phải…).
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của từ loại động từ Đây là cơ sở đểtìm hiểu về động từ cảm nghĩ
1.1.2 Động từ cảm nghĩ
1.1.2.1 Quan điểm của các nhà nghiên cứu
Động từ cảm nghĩ với tư cách là một phạm trù độc lập hầu như chưađược nghiên cứu, mà hầu hết các nhà nghiên cứu thường xếp chúng vàochung với các động từ khác thành một tiểu loại Dựa vào đặc trưng của loạiđộng từ này có thể gọi chúng là động từ cảm nghĩ hay động từ chỉ cảm nghĩ
- Nguyễn Kim Thản xếp chung động từ cảm nghĩ vào với các động từnói năng Theo tác giả, lớp động từ này biểu thị hoạt động của trí não, của các
cơ quan cảm giác và ngôn ngữ
Tác giả trình bày một số nét về đặc điểm ngữ pháp của loại động từ nàynhư sau:
Trang 19+ Đòi hỏi có bổ ngữ do một cụm từ tường thuật đảm nhiệm biểu thị nộidung của những cảm giác, tình cảm, suy nghĩ mà sự vật phản ánh vào trong ý thứccon người hoặc nội dung lời nói mà người nói muốn diễn đạt [34, 153- 160] VD:
Nó biết mày nói xấu nó đấy.
Tớ mừng hạnh phúc cho cậu.
+ Có thể kết hợp với những liên từ rằng, là, rằng là
VD:
Anh hiểu rằng mọi chuyện sẽ rất khó khăn.
Tôi nghĩ là ngày mai trời sẽ tạnh
- Trong Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên quan niệm:
+ Động từ cảm nghĩ (có bao hàm cả động từ nói năng) là những động
từ chỉ về vận động, quá trình hoạt động thuộc về nhận thức, cảm xúc, trạng
thái tình cảm: hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, lo, sợ, yêu, ghét…
+ Về ngữ pháp: có bổ ngữ đối tượng tác động ở sau Cấu tạo của bổngữ có thể là một từ, một đoản ngữ, một cụm C- V
+ Nét đặc thù của động từ cảm nghĩ: kết hợp được với từ chỉ mức độ
rất, hơi, khá ở trước
+ Sau động từ cảm nghĩ nói năng có thể có chỗ ngắt, khi viết được
đánh dấu bằng từ rằng, là hoặc dấu hai chấm [5, 80]
VD:
Tôi tin rằng nó sẽ thi đỗ.
Tôi biết: anh sẽ đến
- Theo Diệp Quang Ban, các động từ cảm nghĩ có đặc điểm nổi bật là
kết hợp được với hãy, đừng, chớ; với lắm, quá; với rất, hơi, khí [2,
110- 111] VD:
Đừng tin nó.
Mình rất yêu anh ấy.
Trang 20- Bùi Minh Toán xếp động từ cảm nghĩ vào nhóm các động từ chỉ các
hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng [38, 40] VD: biết, nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu…
+ Các động từ này có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau
VD:
Tôi biết cô ấy từ lâu lắm rồi
Tôi thấy nó thay đổi nhiều lắm.
+ Các động từ này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nóinăng Loại thành tố này có cấu tạo là một kết cấu C- V, có thể liên kết với
động từ nhờ các quan hệ từ rằng, là
VD:
Tôi nghĩ là nó đi chép bài của ai đấy.
Anh hứa rằng đưa em đi chơi cơ mà.
1.1.2.2 Một số nhận xét về động từ cảm nghĩ
Qua việc khảo sát quan điểm của các nhà nghiên cứu về động từ cảmnghĩ, tác giả rút ra một số nhận xét về loại động từ này như sau:
- Khái niệm: Động từ cảm nghĩ là những động từ chỉ quá trình hoạt
động, vận động của nhận thức, cảm xúc, trạng thái tình cảm của con người
Trang 21Cậu đừng yêu anh ta.
Em hãy nghĩ về anh nhé!
Kết hợp được với các phó từ mức độ: rất, hơi, khá, lắm, quá… Đặc
điểm này khiến động từ cảm nghĩ gần với tính từ
VD:
Anh rất yêu em.
Cô ấy hơi buồn vì cậu không đến đấy.
- Một số động từ tiêu biểu: nghĩ, biết, thấy, yêu, ghét, vui, buồn, hờn,
giận, hiểu, tin, tin tưởng, lo, thương, kính nể, nể, hy vọng, căm giận, căm ghét, mong, nhớ, sợ, phấn khởi…
- Động từ cảm nghĩ có thể là động từ ngữ vi tham gia biểu thị hành vi
ngôn ngữ Động từ ngữ vi là “những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng
với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn các hành vi ở lời do chúng biểu thị” [10, 97].
Chẳng hạn, với động từ cảm nghĩ nghĩ, khi nói “Tôi nghĩ anh về đi”, người nói phát âm động từ nghĩ và đồng thời thực hiện luôn hành vi ở lời
khuyên Hơn nữa khi phát ngôn này được nói ra, tư cách pháp nhân của cảngười nói và người nghe cũng thay đổi Người nói tự đặt mình vào vị thế caohơn người nghe để đưa ra lời khuyên và có nguy cơ gây tổn hại đến thể diệncủa người nghe và của chính mình, người nghe từ lời khuyên đó có thể phảibắt buộc ra về
Khi động từ phát ngôn là động từ ngữ vi thì không phải lúc nào nó cũng
có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn Austin cho rằng một động
từ ngữ vi muốn thực hiện chức năng ngữ vi phải đáp ứng các yêu cầu sau:trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói Sp1), thời hiện tại(hiện tại phát ngôn), thể chủ động và thức thực thi
Trang 22VD: Xét 2 phát ngôn:
(1)Tôi nghĩ anh là người xấu
(2)Tôi đã nghĩ anh là người xấu
Ở phát ngôn (1), nghĩ được dùng với chức năng ngữ vi:
- Được dùng ở ngôi thứ nhất (chủ thể là tôi)
- Thời hiện tại (tại thời điểm nói, tôi đang giao tiếp với một người nào
đó và nội dung câu chuyện hướng tới đối tượng là anh ta)
- Thể chủ động (tôi trực tiếp đưa ra suy nghĩ của mình)
- Thức thực thi: hiệu lực của động từ nghĩ được thực hiện ngay bằng
một biểu thức phía sau
Ở phát ngôn (2), nghĩ được dùng với thời gian quá khứ nên không cóchức năng ngữ vi mà chỉ có chức năng miêu tả thông thường
Xét theo khả năng có thể hay không thể thực hiện chức năng ngữ vi trongbiểu thức ngữ vi mà có thể chia các động từ cảm nghĩ trong tiếng Việt thành:
- Động từ cảm nghĩ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong
chức năng miêu tả: nghĩ, biết, yêu, nhớ, mong, tin…
- Động từ cảm nghĩ chỉ dùng trong chức năng miêu tả: trách.
1.1.3 Phân biệt động từ cảm nghĩ và động từ nói năng
Đa phần các nhà nghiên cứu đều xếp động từ cảm nghĩ và động từ nóinăng vào cùng một loại Tuy nhiên giữa hai loại động từ này có một số điểmhết sức khác biệt Chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt ấy trên cơ sở xem xét hai
động từ tiêu biểu của hai tiểu loại động từ này: động từ cảm nghĩ: nghĩ, động
từ nói năng: nói
- Khả năng kết hợp với các yếu tố lịch sự:
+ Trong hoạt động cảm nghĩ, tự bản thân mình nghĩ và chỉ mình mớibiết Sau động từ cảm nghĩ chỉ có nội dung cảm nghĩ về một đối tượng nào đó
Trang 23chứ không có đối tượng cùng tham gia suy nghĩ Do đó, động từ cảm nghĩ
không đi kèm các yếu tố lịch sự như: khí không phải, vô cùng…
+ Động từ nói năng thì ngược lại, thường đi cùng các yếu tố lịch sự VD:
Tôi hỏi khí không phải bạn có quan hệ gì với người đó.
Vô cùng cảm ơn anh.
- Khả năng kết hợp với các phó từ cách thức:
+ Động từ cảm nghĩ: không kết hợp với các phó từ cách thức Trong
thực tế không thể nói: ôn tồn nghĩ, dịu dàng nghĩ, dõng dạc nghĩ…
+ Động từ nói năng: thường xuyên kết hợp với các phó từ cách thức:
ôn tồn khuyên bảo, dịu dàng nói, hùng hổ tranh luận…
Những kiến thức về động từ và động từ cảm nghĩ trên đây sẽ được tác
giả vận dụng vào việc tìm hiểu nhóm động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều
(biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót) trên cả ba phương diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng Những nội dung cụ thể chúng tôi sẽ triển khaitrong chương 2 và chương 3
1.2 Lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học
Cú pháp, nghĩa học và dụng học là ba phương diện nghiên cứu câu được
ra đời từ lý thuyết về tín hiệu học của nhà ngôn ngữ nổi tiếng thế giới Pierce.Sau này các tác giả Morris và Smith tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Trongngôn ngữ học cú pháp tương ứng với bình diện kết học
Nghiên cứu ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học của ngôn ngữxuất phát từ ba dạng quan hệ của tín hiệu:
- Kết học: quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu
- Nghĩa học: quan hệ giữa tín hiệu (cái biểu đạt) với cái được biểu đạt
- Dụng học: quan hệ giữa tín hiệu với người sử dụng
Trang 24Trong ngôn ngữ, ba bình diện trên được cụ thể hóa thành: ngữ pháphọc, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học.
1.2.1 Bình diện kết học
Ngữ pháp là những quy tắc, cách thức cấu tạo từ, kết hợp từ, biến đổi từ
để tạo nên các đơn vị lớn hơn (cụm từ, câu) Theo đó bình diện ngữ phápnghiên cứu các quy tắc, cách thức liên kết từ thành cụm từ (cú pháp cụm từ)
và câu (cú pháp câu)
Đối tượng nghiên cứu chính trên bình diện kết học là các phạm trù ngữpháp của câu, các kiểu quan hệ, các phương thức và các dạng thức biểu diễncủa các quan hệ cú pháp
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu câu trên bình diện kết học là làm rõ:
- Những cách thức và quy tắc kết hợp các từ ngữ để tạo câu
- Đặc điểm, chức năng của các thành phần trong câu
- Cấu tạo ngữ pháp của các kiểu câu theo kết cấu chủ- vị (câu đơn, câughép, câu phức, câu đặc biệt) và mô hình cấu trúc của chúng
Bình diện ngữ pháp của các động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều sẽ
được nghiên cứu về những phương diện sau:
- Đặc điểm cấu tạo của các động từ cảm nghĩ
Trang 25- Chức vụ ngữ pháp mà các động từ cảm nghĩ đảm nhiệm trong câu.Chức năng quan trọng và chủ yếu nhất của các động từ cảm nghĩ là làm
vị ngữ trong câu Ngoài ra, các động từ cảm nghĩ có thể đảm nhiệm vai tròlàm các thành phần phụ như: bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, đề ngữ…
1.2.2 Bình diện nghĩa học
Bình diện nghĩa học bao gồm tất cả nội dung tinh thần mà một đơn vịngôn ngữ có thể gợi ra ở người sử dụng tức là ngữ nghĩa học bao gồm cả nộidung miêu tả (nghĩa học) và những nội dung liên cá nhân (dụng học)
Đây là bình diện tạo được tiếng nói chung với mọi ngôn ngữ trên thếgiới Các ngôn ngữ trên thế giới khác nhau về loại hình (phương diện kếthọc), khác nhau trong cách thức sử dụng gắn với vốn văn hóa của mỗi dân tộc(phương diện dụng học) nhưng ở phương diện nghĩa học thì lại khá tươngđồng bởi phương diện này nghiên cứu ngôn ngữ trong quan hệ với thế giớikhách quan mà thế giới khách quan thì giống nhau với tất cả mọi người
Nghĩa học hiểu theo nghĩa hẹp gồm hai mặt:
- Nghĩa biểu hiện: mặt nghĩa phản ánh những hiểu biết của con người
về thế giới (tức phản ánh sự tình)
VD:
Cậu bé làm toán
Sự tình cốt lõi là hành động làm.
Trang 26- Nghĩa logic- ngôn từ: là cách trình bày sự tình thành một nhận định sở
đề (điểm xuất phát) và sở thuyết (nội dung nhận định) Cùng một sự tình cóthể trình bày bằng những cách khác nhau
VD:
Nhà Lan gần trường hơn nhà Hà và Nhà Hà xa trường hơn nhà Lan.
Hiện thực là như nhau nhưng từ ngữ chỉ khoảng cách lại khác nhau.Hiểu theo nghĩa rộng, bình diện ngữ nghĩa gồm:
- Phần nghĩa tường minh: bao gồm nghĩa biểu hiện và nghĩa tình thái+ Nghĩa biểu hiện (như đã trình bày)
+ Nghĩa tình thái: có tình thái của hành động nói (ý định thực hiện hànhđộng nói của người phát) và tình thái của phát ngôn (thái độ của người nói vớiđiều được nói đến trong câu và thái độ của người nói với người nghe)
- Phần nghĩa không tường minh: không được thể hiện qua câu chữ màliên quan đến tình huống sử dụng do vậy phải dựa vào ngữ cảnh mới nhậndiện được Phần nghĩa này thuộc bình diện ngữ dụng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các động từ cảm nghĩ, tức cácđơn vị từ vựng Như vậy, bình diện nghĩa học mà luận văn quan tâm chính lànghĩa của từ Trong nghĩa của từ, có những thành phần ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa biểu vật
- Ý nghĩa biểu niệm
- Ý nghĩa biểu thái
- Ý nghĩa ngữ pháp [7, 103]
Khi nghiên cứu về động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều, ở bình diện
ngữ nghĩa của các động từ cảm nghĩ, chúng tôi sẽ tập trung vào thành phầnnghĩa sự việc (nghĩa miêu tả, nghĩa mệnh đề) Đây là thành phần nghĩa tạonên nội dung thông tin là các vật, việc, hiện tượng gọi chung là sự việc hay sựtình trong thực tế khách quan được phản ánh trong câu
Trang 27Trong luận văn, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về các động từ cảm nghĩtrên bình diện ngữ nghĩa kết hợp với cả bình diện ngữ pháp Động từ cảmnghĩ có khả năng làm thành tố chính trong cụm động từ và cũng là vị tố trongcấu trúc vị tố - tham thể nên nghĩa miêu tả của các động từ cảm nghĩ sẽ đượctìm hiểu khi xem xét khả năng kết hợp của nó.
Trong cấu trúc nghĩa miêu tả, phần nêu quan hệ - vị tố là thành phầnnòng cốt, chi phối các tham thể (về số lượng và vai nghĩa)
Tham thể là các thực thể xung quanh vị từ, tham gia vào cấu trúc đặctrưng (quan hệ - tham thể của sự tình, thường được biểu thị bằng danh từ, cụmdanh từ hoặc các từ ngữ tương đương) Mỗi tham thể sẽ đảm nhiệm những vainghĩa nhất định, có tham thể bắt buộc (diễn tố) và tham thể mở rộng (chu tố)
Các diễn tố là những vai tất yếu được giả định sẵn trong nghĩa từ vựngcủa vị từ
VD: Với vị từ đuổi thì giả định phải có một chủ thể (người tạo ra hành
động đuổi), một tiếp thể (người/vật chịu tác động)
Các chu tố làm thành cảnh trí xung quanh các tham tố: thời gian, khônggian, cách thức, phương tiện…
Động từ cảm nghĩ có khả năng làm vị tố trong cấu trúc vị tố tham thể,khi đó số lượng các tham thể bắt buộc sẽ tùy thuộc vào ý nghĩa cụ thể củatừng động từ
1.2.3 Bình diện dụng học
Thuật ngữ “dụng học” được Ch W Morris đưa ra vào cuối những năm
30 của thế kỷ XX để gọi tên của một kí hiệu học Quan niệm của các nhànghiên cứu về dụng học rất đa dạng và không nhất quán:
Theo “Từ điển bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học”, dụng học
được hiểu là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ vớingữ cảnh xã hội, đặc biệt là những ý nghĩa của phát ngôn trong các tình huống
Trang 28A.G.Smith nhận xét: “Kết học nghiên cứu mối quan hệ giữa các tín
hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa các tín hiệu với sự vật và dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu và người dùng” [ 10]
Hiểu một cách đơn giản nhất, dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữatín hiệu với người sử dụng
Dụng học nghiên cứu ý định khi nói, niềm tin theo một kế hoạch nênphải xác định được: thông tin đó là gì, thông tin đó được nói ra với mục đíchgì? Người nói có thể qua thông tin đó mà thực hiện hàng loạt các mục đíchkhác nhau Như vậy giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng có mối liên hệ chặt chẽkhông thể tách rời
Nếu các bộ môn ngôn ngữ học truyền thống (ngữ âm - âm vị học, từvựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học) nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái tĩnhthì ngữ dụng nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái động, trong hoạt động hànhchức Do vậy, xem xét các đơn vị ngôn ngữ trên bình diện ngữ dụng cần gắnliền với các nhân tố giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào quá trình giao tiếp, gồmngười phát (Sp1) và người nhận (Sp2) Giữa các nhận vật giao tiếp tồn tại quan
hệ liên cá nhân được xác định theo 2 trục: trục quyền uy và trục thân cận
- Nội dung giao tiếp: là hiện thực được đưa vào cuộc giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp: bao gồm hoàn cảnh rộng và hoàn cảnh hẹp
+ Hoàn cảnh rộng: là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội chung của cảcộng đồng
+ Hoàn cảnh hẹp: là không gian, thời gian cụ thể của cuộc giao tiếp
- Mục đích giao tiếp: là ý định mà các nhân vật giao tiếp đặt ra vàhướng tới
Trang 29- Phương tiện giao tiếp: là hệ thống ngôn ngữ và phương thức sử dụngcác phương tiện ngôn ngữ đó trong quá trình giao tiếp Ngoài ra còn có cácphương tiện phi ngôn ngữ: ánh mắt, cử chỉ, nét mặt…
Khi đi vào nghiên cứu các động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều trên
bình diện ngữ dụng, chúng tôi có vận dụng tới các nhân tố giao tiếp này đểxem xét nghĩa trong sử dụng của các động từ cảm nghĩ (trong sự so sánh với
Từ điển) cũng như vai trò của chúng trong việc xây dựng các nhân vật
Trang 30TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, luận văn đi vào trình bày một số vấn đề lí thuyết làm cơ sở
lí luận cho luận văn như sau:
- Động từ là một trong ba từ loại quan trọng nhất của tiếng Việt, thuộclớp thực từ Động từ mang những đặc trưng đối lập với danh từ, có thể đảmnhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, quan trọng nhất là tạo nòng cốt câu
- Động từ cảm nghĩ là một tiểu loại thuộc nhóm động từ độc lập
+ Khái niệm: Động từ cảm nghĩ là những động từ chỉ quá trình hoạt
động, vận động của nhận thức, cảm xúc, trạng thái tình cảm của con người
+ Đặc điểm: có bổ ngữ chỉ nội dung cảm nghĩ ở phía sau, có khả năngkết hợp với phó từ mệnh lệnh và phó từ mức độ
+ Động từ cảm nghĩ có thể là động từ ngữ vi tham gia biểu thị hành vingôn ngữ
+ Mặc dù hay được xếp chung với động từ nói năng nhưng thực chất hailoại động từ này có rất nhiều điểm khác biệt
- Ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học luôn được đề cập và chútrọng khi tìm hiểu về ngôn ngữ Kết học nghiên cứu mối quan hệ giữa các tínhiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật còn dụng họcnghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng
Trang 31CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM
ĐỘNG TỪ CHỈ CẢM NGHĨ: biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót
TRONG TRUYỆN KIỀU
Nhóm động từ: biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót khi xem xét
trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa có nhiều điểm tương đồng với nhau Vìvậy, nếu xét riêng từng động từ sẽ dẫn đến sự trùng lặp trên nhiều phươngdiện Để vừa đảm bảo sự khái quát, sự cụ thể chi tiết mà không bị trùng lặp,luận văn sẽ tìm hiểu đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ nàytrên cơ sở những điểm chung, tương đồng và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng
2.1 Đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ chỉ cảm nghĩ: biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót
Trên bình diện ngữ pháp, người viết sẽ đi sâu làm sáng rõ những vấn đề
về cấu tạo, khả năng kết hợp và chức năng của nhóm động từ cảm nghĩ trên
trong Truyện Kiều.
2.1.1 Cấu tạo
Kết quả khảo sát về động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du cho thấy có một số lượng lớn động từ cảm nghĩ được sử dụng Xem xét
cấu tạo của các động từ cảm nghĩ nói chung, chúng tôi nhìn nhận chúng với
tư cách là từ độc lập và nhận thấy chúng có cấu tạo khá đa dạng, có thể là từđơn, từ ghép, từ láy hoặc là biến thể từ vựng của các từ phức trong lời nói.Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, chỉ xét 8 động từ có tần số xuất hiện
cao nhất là: biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót 8 động từ luận văn
xét có cấu tạo đều là từ đơn, với tần số xuất hiện cao nhất trong tác phẩmnhư sau:
Trang 32Bảng 2.1 Tần số xuất hiện của nhóm động từ
chỉ cảm nghĩ trong Truyện Kiều
+ Biết là động từ cảm nghĩ có tần số xuất hiện cao nhất trong tác phẩm
92 lượt và cả 92 lượt này, biết đều xuất hiện với tư cách từ đơn
VD:
Câu 181- 182:
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Câu 791- 792:
Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung
+ Động từ tiếc có tần số xuất hiện ít nhất trong nhóm 8 động từ: 13 lần
Câu 617- 618:
Đau lòng tử biệt sinh ly
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên
Trang 33Như vậy các động từ cảm nghĩ trong Truyện Kiều có cấu tạo khá đadạng, các động từ luận văn xét đều có cấu tạo là từ đơn.
2.1.2 Khả năng kết hợp
Xem xét khả năng kết hợp của các động từ cảm nghĩ, luận văn đi theohướng lấy cụm từ làm đơn vị nghiên cứu, trong đó động từ cảm nghĩ làmtrung tâm Theo đó, luận văn sẽ tập trung đi vào tìm hiểu về phần trước vàphần sau động từ cảm nghĩ đó Các thành phần này sẽ được quan tâm về cảphương diện ngữ pháp (từ loại, cấu tạo) và phương diện ngữ nghĩa
2.1.2.1 Khả năng kết hợp với phó từ đứng trước
Các động từ cảm nghĩ có khả năng kết hợp khá đa dạng với các loạiphó từ Cụ thể:
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự của hoạt động như cũng, lại, còn… + Biết có khả năng kết hợp với các phó từ còn, cũng, lại tạo thành các tổ hợp còn biết, cũng biết, lại biết
Biết kết hợp với còn 2 lần trong câu 2788, 1398; kết hợp với cũng 1 lần
trong câu 1686; kết hợp với lại 1 lần trong câu 2109
VD:
Câu 1398: Dại rồi còn biết khôn làm sao đây?
Câu 1686: Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng.
Câu 2109: Bấy giờ ai lại biết ai.
+ Nghĩ có khả năng kết hợp với phó từ lại tạo thành tổ hợp lại nghĩ
VD:
Câu 1075: Nghĩ người thôi lại nghĩ mình
+ Nhớ có khả năng kết hợp với còn, cũng, lại tạo thành các tổ hợp còn
nhớ, cũng nhớ, lại nhớ
Nhớ kết hợp với còn 2 lần trong câu 558, 2328; kết hợp với cũng 1 lần
trong câu 2992; kết hợp với lại 1 lần trong câu 2192.
Trang 34Câu 558: Còn về còn nhớ đến người hôm nay
Câu 2192: Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân
Câu 2992: Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây
+ Thương có khả năng kết hợp với lại.
Thương kết hợp với lại 1 lần trong câu 1234.
VD:
Câu 1234: Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
+ Tiếc có thể kết hợp với phó từ lại 1 lần trong câu 462
VD:
Câu 462: Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
+ Tưởng chỉ kết hợp với phó từ còn 2 lần trong câu 1690, 3038
VD:
Câu 1960: Sống thừa còn tưởng đến rày nữa sao?
Câu 3038:Lòng nào còn tưởng có rày nữa không?
Động từ xót, thấy không kết hợp với phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự của
hoạt động
- Phó từ chỉ thời gian: đã, mới, đương (đang), vừa…
+ Biết có khả năng kết hợp với phó từ mới, đã.
Biết kết hợp với phó từ mới 5 lần trong các câu: 214, 587, 1062, 2620,
2277; kết hợp với đã 6 lần trong câu 1442, 2034, 2149, 2203, 2728, 2888.
VD:
Câu 214: Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.
Câu 1442: Từ xưa nàng đã biết thân có rày.
Câu 1169: Còn đương suy trước nghĩ sau
+ Thấy có khả năng kết hợp với các phó từ đã, vừa, mới
Trang 35Thấy kết hợp với đã 8 lần trong các câu: 380, 801, 922, 1086, 1094,
1170, 1388, 2712; kết hợp với vừa 1 lần trong câu 429; kết hợp với mới 1 lần
trong câu 2281
VD:
Câu 301: Tan sương đ ã thấy bóng người.
Câu 429: đến nhà vừa thấy tin nhà.
Câu 2281: Đến bây giờ mới thấy đây.
+ Các động từ nhớ,nghĩ, thương, tiếc, tưởng, xót không kết hợp với các
phó từ thời gian
- Phó từ chỉ mức độ: càng
Chỉ có nghĩ và thương có khả năng kết hợp với phó từ càng Các động từ
biết, tiếc, thấy, xót, nhớ không có khả năng kết hợp này.
+ Nghĩ kết hợp với phó từ càng 3 lần trong câu 1681, 1870, 2868
VD:
Câu 1681: Thương càng nghĩ nghĩ càng đau
Câu 1870: Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Câu 2868: Nỗi nàng càng nghĩ xa gần càng thương.
+Thương kết hợp với càng 3 lần trong câu: 2648, 2809, 868.
Câu 2809: Sinh càng trông thấy càng thương
Câu 2648: Trời làm chi đến lâu ngày càng thương !
Câu 868: Nỗi nàng càng nghĩ xa gần càng thương.
- Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định: chẳng, chửa (chưa), khôn (không),
nào, có.
+ Biết có khả năng kết hợp với chửa, chẳng, khôn, có
Biết kết hợp với chửa 2 lần trong câu 947, 1644; kết hợp với chẳng 5 lần
trong các câu 956, 1158, 1435, 1861, 2925; kết hợp với khôn 1 lần trong câu 1127; kết hợp với có 1 lần trong câu 1174; kết hợp với nào 1 lần trong câu 1240.
Trang 36Câu 1127: Một mình khôn biết làm sao
Câu 947: Lạ tai nghe chửa biết đâu
Câu 956: Ngây thơ chẳng biết có danh phận gì.
Câu 1174: Hãy xem có biết mặt này là ai.
Câu 1240: Những mình nào biết có xuân là gì!
+ Thương có thể kết hợp với có, chẳng
Thương kết hợp với có 1 lần trong câu 1354; kết hợp với chẳng 1 lần
trong câu 1401
VD:
Câu 1354: Lượng trên trông xuống biết lòng có thương?
Câu 1401: Lượng trên quyết chẳng thương tình
+ Tiếc có thể kết hợp với có, chẳng
Tiếc kết hợp có 2 lần trong câu 981, 1355; kết hợp với chẳng 1 lần trong
câu 618
VD:
Câu 618: Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên
Câu 981: Thôi thì thôi có tiếc gì.
+ Thấy có khả năng kết hợp với phó từ nào 5 lần trong các câu 215, 285,
1658, 2729, 2747
VD:
Câu 1658: Tôi đòi tìm đủ nàng nào thấy đâu.
Câu 2729: Trong thuyền nào thấy Đạm Tiên
+ Các động từ nghĩ, tưởng, nhớ, xót không kết hợp với phó từ khẳng
định, phủ định
Trang 37Nhận xét: Các động từ cảm nghĩ có khả năng kết hợp với nhiều loại phó
từ khác nhau Tuy nhiên khả năng kết hợp giữa các động từ là không như
nhau Biết, nghĩ, thương, thấy là những động từ có khả năng kết hợp với các
phó từ đa dạng nhất Các động từ còn lại khả năng kết hợp hạn chế hơn
2.1.2.2 Khả năng kết hợp với thực từ đứng trước
Xét trong phạm vi cụm động từ thì trước các động từ cảm nghĩ thường
có hai dạng thực từ sau:
a Khả năng kết hợp với các động từ không độc lập: được, phải
Đây chính là những động từ tình thái, chúng không trọn vẹn về nghĩa vàthường phải đi kèm với các động từ độc lập Tuy nhiên, xét về mặt ngữ pháp,chúng được coi là trung tâm Các động từ cảm nghĩ được xem là bổ ngữ cho
các động từ này Trong 8 động từ cảm nghĩ: nghĩ, biết, thấy, nhớ, tưởng,
thương, xót, tiếc, qua khảo sát người viết nhận thấy động từ biết kết hợp với
động từ phải 1 lần; động từ thấy kết hợp với động từ được 2 lần; các động từ
cảm nghĩ còn lại không xảy ra khả năng kết hợp này
VD:
- Động từ tình thái chỉ sự cần thiết:
Câu 1202: Làng chơi ta phải biết cho đủ điều
- Động từ tình thái chỉ ý tiếp thụ, chịu đựng:
Câu 2588: Hơi tàn được thấy gốc phần là may.
Câu 2196: Tấn Dương được thấy mây rồng có phen
b Khả năng kết hợp với các tính từ
Trang 38Các tính từ được coi là bổ ngữ cho động từ cảm nghĩ Trong dạng này
chỉ thấy xuất hiện trường hợp tính từ chỉ mức độ: rộng
Khả năng kết hợp của các động từ cảm nghĩ với các tính từ này như sau:
- Kết hợp với các từ chỉ mức độ, qua khảo sát chúng tôi chỉ gặp trường
hợp động từ cảm nghĩ thương
Thương kết hợp với tính từ rộng 2 lần trong câu 2587 và 2197.
VD:
Câu 2587: Rộng thương còn mảnh hồng quần
Câu 2197: Rộng thương cỏ nội hoa hèn.
Tính từ rộng nhấn mạnh mức độ lớn của một trạng thái tâm lý, tình cảm
nào đó Chẳng hạn ở câu 2197, chữ rộng nhấn mạnh sự bao dung, giàu tình
thương của Từ Hải đồng thời thể hiện sự tôn trọng của Kiều với người anhhùng này
Các động từ còn lại không xuất hiện kết hợp với tính từ chỉ mức độ ởphía trước
Nhận xét:
Khả năng kết hợp của các động từ này với thực từ ở đằng trước là rất hạn
chế: chỉ có động từ biết, thấy và thương có khả năng này, các động từ còn lại
không kết hợp với thực từ ở đằng sau
2.1.2.3 Khả năng kết hợp với phó đứng sau
Phó từ đứng làm phần phụ sau cho động từ cảm nghĩ - thành tố chínhkhá hạn chế:
Trang 39Câu 1481: Nghĩ ra thật cũng nên đường
Các động từ biết, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót không kết hợp với loại
phó từ này
- Phó từ chỉ sự tự lực: lấy
Theo khảo sát, chỉ có động từ nghĩ kết hợp 1 lần với loại phó từ này
VD:
Câu 2546: Mặc lòng nghĩ lấy muốn xin bề nào.
Các động từ còn lại không kết hợp với phó từ chỉ sự tự lực
Nhận xét: Khả năng kết hợp của các động từ cảm nghĩ với phó từ đằng
sau rất hạn chế, chỉ có động từ nghĩ và động từ nhớ có khả năng này, các
động từ còn lại không kết hợp với phó từ ở đằng sau
2.1.2.4 Khả năng kết hợp với thực từ đứng sau
- Các động từ cảm nghĩ đòi hỏi trực tiếp sự có mặt của các thực từ đóngvai trò làm phần phụ sau Các thực từ này có thể là danh từ, đại từ, động từ,tính từ hay một cụm từ, một kết cấu C - V với ý nghĩa khái quát chỉ nội dunghoặc đối tượng, hay cách thức thực hiện của hoạt động cảm nghĩ nêu ở độngtừ- thành tố chính
- Khả năng xuất hiện thực từ - phần phụ sau trong cụm động từ có động
từ cảm nghĩ làm trung tâm tùy thuộc vào nội dung, ý nghĩa của từng động từ
và tùy thuộc vào nhiệm vụ phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ Trên thực tế,tham thể làm phần phụ sau của cụm động từ có thể đảm nhận nhiều chức vụ
cú pháp khác nhau Với các động từ cảm nghĩ được xét trong Truyện Kiều,
phần phụ sau là thực từ thường đảm nhận chức năng là bổ ngữ nội dung, bổngữ đối tượng, bổ ngữ trạng thái, bổ ngữ cách thức, bổ ngữ thời gian, bổ ngữmức độ Trong đó, bổ ngữ nội dung và bổ ngữ đối tượng là những bổ ngữ bắtbuộc, xuất hiện trực tiếp do nội dung từ vựng của động từ - thành tố chính đòihỏi Bổ ngữ trạng thái, bổ ngữ cách thức, bổ ngữ thời gian, bổ ngữ mức độ là
Trang 40những bổ ngữ không bắt buộc, xuất hiện không trực tiếp do nội dung từ vựngcủa động từ - thành tố chính quy định Các loại bổ ngữ này có thể không đồngthời xuất hiện sau các động từ cảm nghĩ hoặc không phải động từ cảm nghĩnào cũng có đầy đủ các loại bổ ngữ trên.
a Khả năng kết hợp với danh từ/cụm danh từ
- Tất cả các động từ biết, nghĩ, nhớ, thấy, thương, tiếc, tưởng, xót đều có
phần phụ sau là danh từ/cụm danh từ
- Danh từ/cụm danh từ có thể xuất hiện trực tiếp ngay sau động từ cảm
nghĩ hoặc có thể được nối kết bởi quan hệ từ rằng hoặc tình thái từ thay
VD:
+ Động từ biết:
Câu 836: Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa
Câu 1062: Hỏi ra mới biết (rằng) chàng Sở Khanh.
Câu 1158: Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh.
+ Động từ nghĩ:
Câu 2153: Nghĩ đời mà chán cho đời.
Câu 2943:Nghĩ điều trời thẳm vực sâu.
+ Động từ nhớ:
Câu 2992: Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây.
Câu 1279: Nhớ lời nguyện ước ba sinh.