1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu –chi nhánh sài gòn..doc

77 848 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 473 KB

Nội dung

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu –chi nhánh sài gòn

Trang 1

PHẦN 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬNI.TÍN DỤNG

1.Khái niệm:

Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội

Về phương diện khoa học, có nhiều khái niệm về tín dụng:

 Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ vay mượn và sử dụngvốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay mà trong đó 2 chủthể này sẽ thoả thuận với nhau về thời hạn nợ cũng như mức lãi cụ thể

mà người đi vay phải trả trong một kỳ trả nợ

 Còn hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự huy động điều tiết vốn từnơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trong nềnkinh tế

Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ tiếng Latinh là Creditium có nghĩa làlòng tin và sự tín nhiệm Cụ thể hơn trong quan hệ tín dụng, người cho vaytin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ cả vốn và lãi cho mình đúng hạnnên đem tài sản tiền bạc của mình ra cho người kia vay ( mặc dù ngày naykhi cho vay không hẳn hoàn toàn chỉ dựa vào lòng tin mà còn phải xét đếnnhiều điều kiện khác như mục đích vay, khả năng tài chính, tài sản đảmbảo…)

Hoạt động tín dụng được diễn ra qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn cấp tín dụng: đây là giai đoạn người cho vay chuyển giao

vốn tín dụng cho người đi vay dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiệnvật

Giai đoạn chuyển giao vốn tín dụng: đây là giai đoạn bên đi vay sử

dụng vốn tín dụng vào mục đích kinh doanh, tiêu dùng hoặc các nhucầu giao dịch khác trong nền kinh tế

Giai đoạn hoàn trả tín dụng: đây là giai đoạn hoàn trả vốn gốc và lãi

cho người cho vay khi hết thời hạn vay Tính hoàn trả và có lãi chính làđặc trưng cơ bản của tín dụng

Trang 2

Với các khái niệm khác nhau về tín dụng, dù ở phương thức sản xuấtnào đi nữa, tín dụng bao giờ cũng có 3 đặc điểm sau:

 Tín dụng thể hiện sự chuyển giao vốn dưới hình thức tiền tệhoặc tài sản từ người cho vay sang người đi vay Sự chuyểngiao này thể hiện bằng sự thoả thuận về việc ứng trước tiền vay

 Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời bởi chỉ chuyểngiao quyền sử dụng vốn chứ không làm thay đổi quyền sở hữuvốn của người cho vay

 Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả, cónghĩa là sau một thời gian xác định cụ thể thì bên đi vay phải trảcho bên cho vay một số tiền lớn hơn số tiền vay ban đầu, phầnchênh lệch hơn này gọi là lợi tức tín dụng hay còn được gọi là

“lãi” Lãi chính là giá cả của khoản vay Điều này cho thấy giá trịcủa tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nângcao nhờ lợi tức tín dụng

Từ những phân tích trên cho thấy bản chất tín dụng là hệ thống cácquan hệ kinh tế được hình thành thông qua quan hệ vay mượn giữa người đivay và người cho vay, nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu đáp ứngnhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế

Ở Việt Nam theo luật 02/1997/QH 10 Luật các tổ chức tín dụng, đượcQuốc Hội thông qua ngày 12/12/1997 có quy định như sau :

“Hoạt động tín dụng là việc các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự

có ,nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”

“Cấp tín dụng là việc các tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụngmột khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, và các nghiệp vụ khác…”

Trang 3

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tụcđòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả 3 giai đoạn: dựtrữ, sản xuất, lưu thông Cũng chính vì vậy mà hiện tượng thừa, thiếu vốnluôn xảy ra tại các doanh nghiệp Khi đó, tín dụng sẽ góp phần điều tiết cácnguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hànhliên tục không bị gián đoạn giúp giải quyết nhu cầu về vốn cho nền kinh tếbởi vốn kinh doanh chính là điều kiện và là yếu tố không thể thiếu được trongquá trình sản xuất kinh doanh, quy mô tín dụng càng lớn thì khả năng cungứng vốn cho nền kinh tế càng cao.

Hơn nữa để thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanhnghiệp, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranhthì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đượcđặt ra Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có, vốn do doanh nghiệp tự tíchluỹ thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian Do đó, tín dụng với tư cách lànơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn

bổ sung đầu tư phát triển, thông qua tín dụng cho phép doanh nghiệp rútngắn được thời gian tích luỹ vốn, nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất, vừagóp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế

Hoạt động tín dụng ngày nay phần lớn được tiến hành thông qua các

tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tín dụng Với trình độ chuyên mônhoá hoạt động của các tổ chức này ngày càng mang tính chuyên nghiệp caonên phải có sự lựa chọn cân nhắc thận trọng trước khi cho vay nhằm đảmbảo tín dụng đầu tư đúng địa chỉ, theo đúng định hướng kinh tế đã đề ra, tíndụng tài trợ cho những ngành trọng điểm then chốt góp phần từng bước xâydựng cơ cấu đầu tư hợp lý là điều kiện thúc đẩy kinh tế tăng trưởng pháttriển

Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân công và hợp tác quốc tếngày càng sâu rộng thì quá trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm

vi quốc gia mà hình thành nên các quan hệ tín dụng quốc tế trên cơ sở hợptác có lợi là điều kiện khai thác nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật tiên tiến củanước ngoài Trên cơ sở đó tín dụng còn góp phần phát triển các mối quan hệđối ngoại

Trang 4

2.2.Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả:

Sự vận động của tín dụng luôn gắn liền với sự vận động của tiền tệnhằm phục vụ cho các mối quan hệ vay trả lẫn nhau giữa các chủ thể trongnền kinh tế đồng thời tín dụng cũng tác động tích cực trở lại đối với tiền tệgóp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

Với chức năng tập trung và phân phối những nguồn vốn nhàn rỗi trong

xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông Lượngtiền dôi thừa này nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gâyảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trongquan hê hàng - tiền và ảnh hưởng không tốt đến giá cả Do đó trong nền kinh

tế, tín dụng được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần ổnđịnh tiền tệ

Khi được cho vay, doanh nghiệp sử dụng vốn vay trực tiếp vào quátrình kinh doanh mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, trả lương chocông nhân, tạo ra sản phẩm, bán sản phẩm và thu được tiền để trả nợ ngânhàng Quá trình sử dụng vốn tín dụng gắn liền với quá trình tuần hoàn luânchuyển vốn nhằm thiết lập quan hệ cân đối giữa tiền và hàng, đây chính là

cơ sở giá trị tiền được ổn định Mặt khác, tín dụng còn tạo điều kiện mở rộngthanh toán không dùng tiền mặt Điều này giúp giảm bớt việc sử dụng tiềnmặt trong nền kinh tế và điều tiết tiền trong lưu thông phù hợp với yêu cầukinh tế

Hiện nay cơ chế phát hành tiền và điều tiết tiền của các nước trên thếgiới được tiến hành thông qua con đường tín dụng từ ngân hàng trung ươngqua các ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấpvốn Khối lượng tín dụng tăng trưởng trong nền kinh tế quyết định khối lượngtiền tăng thêm cho nền kinh tế Ngân hàng trung ương thông qua các công

cụ điều tiết vĩ mô như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, thị trường mởtác động đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, làm quyếtđịnh tăng giảm khối lượng tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế từ đó

có tác dụng điều chỉnh tăng giảm khối lượng tiền trong lưu thông

Trang 5

Từ phân tích nêu trên, cho thấy tín dụng đã đóng góp không nhỏ trongviệc ổn định tiền tệ từ đó tạo điều kiện để ổn định giá cả và là tiền đề quantrọng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

2.3.Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển:

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tình trạng có lúc người nàyđang tạm thời thừa tiền và người khác lại tạm thời thiếu vốn diễn ra thườngxuyên và khá phổ biến Tuy nhiên, giữa người thừa tiền muốn cho vay vàngười thiếu vốn muốn đi vay lại không dễ dàng gặp được nhau bởi giữa họkhông có sự trùng hợp về thời gian, về số lượng vốn nên khó có thể tìmđược sự phù hợp cân đối giữa cung và cầu vốn Do đó một số tổ chức tàichính đã ra đời đóng vai trò trung gian kết nối nhu cầu giữa những chủ thểtạm thời thừa và thiếu tiền, nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải giữangười đi vay và người cho vay Và theo dòng thời gian, phù hợp với xuhướng phát triển của nền kinh tế thế giới, các định chế tài chính (financialinstitutions) ngày càng phát triển từ những phường hội tín dụng phát triểnthành những ngân hàng thương mại (commercial bank) trong thời trung cổ

và cho đến ngày nay thì mạng lưới ngân hàng đã có mặt khắp nơi trên toàncầu, cho đến các định chế tài chính phi ngân hàng (non bank financialinstitutions) như: công ty tài chính (financial company), các hiệp hội tiết kiệm

và cho vay (saving and loan associations), các hiệp hội tín dụng (creditunions), các quỹ đầu tư hỗ tương (mutual funds)…Sự tồn tại và phát triểncủa các định chế tài chính là điều kiện dẫn đến sự ra đời, tồn tại và phát triểncủa thị trường tài chính Thị trường tài chính sẽ không hoạt động nếu thiếuvắng các định chế tài chính trung gian Từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay sựphát triển của các định chế tài chính trung gian với tốc độ rất cao và khôngngừng gia tăng quy mô

Thông qua hoạt động tín dụng, nhiều hàng hoá trên thị trường tài chính

đã ra đời như kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu, công trái,các chứng từ có giá khác …Việc mua đi bán lại các chứng từ này làm tăngdoanh số giao dịch trên thị trường tài chính lên đáng kể, và thị trường ngàycàng sôi động, hấp dẫn hơn đã làm cho các sản phẩm của thị trường tàichính ngày càng đa dạng và phong phú hơn Mặt khác, lãi suất tín dụng trên

Trang 6

thị trường là yếu tố quyết định quy mô và điều tiết hoạt động trên thị trườngtài chính Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn đầu tư ở nơi nào, hìnhthức đầu tư nào hợp lý nhằm có thể đạt mức sinh lời cao hơn là lựa chọnhình thức gửi tiền vào ngân hàng và ngược lại những người có nhu cầu vốn

có thể lựa chọn nguồn vốn thích hợp với chi phí thấp nhất Nói tóm lại tíndụng là điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính ra đời và phát triển điều tiếtcung cầu vốn trong nền kinh tế.thị trường tài chính chính là sự phát triểnhoàn thiện, đỉnh cao của các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường

2.4.Tín dụng góp phần ổn định đời sống ,tạo công ăn việc làm và

ổn định trật tự xã hội:

Vai trò này có thể nói là hệ quả tất yếu của các vai trò nêu trên Nềnkinh tế phát triển trong một môi trường tiền tệ ổn định là điều kiện tiền đềphát triển kinh tế, mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh, góp phần tăng tổngsản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, giải quyết công ăn việc làm và tăngthu nhập cho người dân từ đó nâng cao dần đời sống của các thành viêntrong xã hội Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của cácdoanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư như cho vay pháttriển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư liệu sinh hoạt, phục vụ ngườinghèo, quỹ xoá đói giảm nghèo…Ngoài ra nhà nước còn thực hiện nhữngchính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng dân cư Tất cả những việc nàynhằm mục đích cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tạo công ăn việclàm,giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội

3.Chức năng cùa tín dụng :

Trong nền kinh tế hàng hoá ,tín dụng thể hiện 3 chức năng:

3.1.Chức năng tập trung,phân phối lại vốn trên cơ sở có hoàn trả:

Đây là chức năng cơ bản nhất và quan trọng nhất của tín dụng Nhờ

có chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội đượcđiều hoà, vận động từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triểnnền kinh tế

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong

sự vận hành của hệ thống tín dụng Với chức năng này tín dụng được xem

Trang 7

như là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinhtế.

Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp, huy động nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi trong xã hội đáp ứng cung tiền tệ cho nền kinh tế

Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốncho doanh nghiệp, cá nhân, và cho cả ngân sách đáp ứng cầu tiền tệ chonền kinh tế

Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều phải được thựchiện theo nguyên tắc hoàn trả, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất lưuthông hàng hoá dịch vụ Qua đó nó thúc đẩy việc tập trung vốn và việc sửdụng vốn có hiệu quả góp phần đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng của nềnkinh tế trong từng thời kỳ nhất định

3.2.Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội:

Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng

đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Qua quá trìnhhuy động kịp thời những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đưa những nguồnvốn tạm thời đứng yên này vào chu chuyển có nghĩa là tín dụng đã làm tăngnhịp độ vòng quay của đồng tiền, giảm lượng tiền dư thừa nhằm ổn định lưuthông tiền tệ

Mặt khác, để thực hiện quá trình tập trung vốn ngoài hình thức vaymượn trực tiếp thì các chủ thể có nhu cầu về vốn còn phát hành thêm cácchứng từ có giá như: tín phíếu, trái phiếu, kỳ phiếu…mà ở những nước cónền kinh tế phát triển thì các loại chứng từ này được phép lưu thông vàchuyển nhượng trong thời gian có hiệu lực Điều này đã làm đa dạng cácphương tiện thanh toán và tiết kiệm đáng kể lượng tiền mặt cần phải có tronglưu thông

Ngoài ra song song với việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng sẽ là việc mởrộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho sự ra đờicủa bút tệ Điều này làm giảm nhu cầu về lượng tiền mặt trong lưu thôngđồng thời cũng góp phần làm giảm các chi phí có liên quan : chi phí in ấn,vận chuyển ,bảo quản tiền…

3.3.Chức năng kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế:

Trang 8

Chức năng này là chức năng phát sinh, là hệ quả của hai chức năngtrên, thể hiện cụ thể như sau:

Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, thì tíndụng đã góp phần phản ánh được mức độ phát triển của nền kinh tế về cácmặt:khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội là bao nhiêu? Nhu cầu vốn trongthời kỳ như thế nào? Từ đó có cái nhìn tổng quát về các quan hệ cân đối lớntrong nền kinh tế đặc biệt là quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng Chẳng hạnnhư trong tổng nguồn vốn tích luỹ thì kết cấu gồm những khoản nào với khốilượng và sự biến động qua từng thời kỳ là bao nhiêu…Hoặc với nguồn vốndành cho tiêu dùng thì tiêu dùng cho kinh tế phát triển là bao nhiêu, tiêu dùngcho cá nhân là bao nhiêu?

Ngoài ra khi thực hiện hoạt động cho vay (khâu phân phối lại vốn tiềntệ), để đảm bảo tính an toàn cho các nguồn vốn đem cho vay, ngân hàngphải luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị nhằmphát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhànước Bên cạnh đó trên cơ sở thực hiện nguyên tắc cho vay có hoàn trả, tíndụng ngân hàng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng vốn củacác đơn vị có hiệu quả hay không biểu hiện qua việc các đơn vị này có trả nợđầy đủ và đúng hạn hay không?

Với chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, thôngqua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo điều kiện để ngânhàng tăng cường vai trò kiểm soát bằng đồng tiền đối với các đơn vị kinh tế

vì mọi quá trình hình thành và sử dụng vốn của các đơn vị này đều đượcphản ánh và lưu giữ qua số liệu trên tài khoản tiền gửi, từ đó mà ngân hàng

có cái nhìn tổng quát về cấu trúc tài chính của những đơn vị này

Như vậy, với chức năng kiểm soát và phản ánh các hoạt động kinh tế,chức năng phát sinh phụ thuộc vào sự phát triển của 2 chức năng trênnhưng vẫn không kém phần quan trọng đã góp phần giải quyết tình trạng mấtcân đối cục bộ của nền kinh tế với những giải pháp kịp thời từ đó phát huyđược vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước

Với ba chức năng của tín dụng, ta thấy rõ ràng tín dụng cần phải đượcvận dụng như là một đòn bẩy kích thích kinh tế không thể thiếu được trong

Trang 9

quá trình tổ chức quản lý kinh tế-tài chính kiểm soát và thúc đẩy hoạt độngkinh tế quốc dân.

4.Các nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng:

4.1.Chất lượng tín dụng quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng:

Có một câu ngạn ngữ cổ đã cho rằng:”bất kỳ một thằng ngốc nào cũng

có thể cho vay tiền nhưng để thu được nợ thì lại cần một cái đầu thôngminh”

Ngân hàng không kinh doanh cho vay theo hình thức rủi ro mạo hiểm,bởi nếu làm như vậy thì ngân hàng phải trả cho những người gửi tiền một lãisuất cao hơn rất nhiều để có thể đền bù lại khả năng mất mát đối với khoảntiền gởi của họ Nguồn vốn của ngân hàng là những khoản tiền gởi ngắn hạn

mà công chúng đã tín thác cho ngân hàng, do đó loại tiền này không phải làloại tiền mà ngân hàng có thể cho vay hay đầu tư vào cổ phiếu một cáchmạo hiểm

Ngân hàng không thể nào thu được khoản phí đủ để bù lại nhữngkhoản mất mát trong cho vay Nhưng đôi khi trong quá trình cho vay, người

ta rất dễ bỏ qua nguyên tắc về chất lượng tín dụng Tình trạng này cũng nguyhiểm chẳng khác gì một thương gia kinh doanh mà không nghĩ đến lãi

Khi phân tích mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong cho vay, cần phải suy xét kỹ càng về kinh nghiệm quản lý, tiềm năng, các chính sách, khả năng sinh lời, luân chuyển vốn và giá trị thực của doanh nghiệp vay tiền Cán bộ tín dụng phải xem xét và tự đưa ra quyết định rằng nên cho doanh nghiệp được vay bao nhiêu tiền, mục đích thực của khoản vay và cần phải mất bao nhiêu thời gian mới thu hồi được món nợ 4.2.Ngay từ đầu,tất cả khoản cho vay phải có hai phương án trả

nợ tách biệt

Hiển nhiên phương án một là mọi chuyện đều trôi chảy, việc cho vaythành công Chẳng hạn, khi xuất khẩu công ty bán được hàng và thu đượctiền, có lãi và trả nợ được cho ngân hàng Xét trên phương diện cho vay thì

đó là giải pháp hoạt động kinh doanh của công ty sinh lời đủ để họ có thể trả

nợ cho ngân hàng

Trang 10

Phương án thứ hai là dự phòng trường hợp nếu dự án không thànhcông thì doanh nghiệp phải lấy tài sản của họ để trả nợ hay đi vay để trả nợ,bao gồm cả việc sử dụng công cụ vay nợ trên thị trường.

Ngân hàng đôi khi đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận những ràng buộc phithực tế nhằm đảm bảo rằng khoản vay không phá vỡ bất cứ một nguyên tắcthông thường nào của doanh nghiệp Nếu bạn thấy cần phải làm như vậymới cảm thấy yên tâm thì bạn nên đặt câu hỏi “có nên cho vay hay không?”

4.3.Phẩm chất đòi hỏi đối với người vay tiền (chủ doanh nghiệp)

là phải hoàn toàn trung thực :

Nếu ngân hàng còn nghi ngờ sự trung thực, tư cách đạo đức hoặc ýđịnh của người đi vay (doanh nghiệp) thì tốt nhất là không nên tiến hành chovay Vì vậy ngân hàng phải kiểm tra đạo đức nghề nghiệp cũng như cáchthức kinh doanh của người đi vay trước khi đi vào đàm phán Nên nhớ rằngnếu ngân hàng quan hệ với những khách hàng có tư cách dưới mức có thểchấp nhận thì ngân hàng sẽ huỷ hoại danh tiếng của mình và phải chịu thiệthại nhiều hơn mức lợi nhuận mà nhân hàng có thể thu được trong giao dịchcho vay vốn

4.4.Nếu như không hiểu rõ về doanh nghiệp thì đừng quyết định cho vay:

Các ngân hàng thành công thường xác định một cách chính xác cácđiều kiện cho vay phù hợp với các tài sản có mức độ rủi ro khác nhau và họphải chấp nhận những thiệt hại để có thể hiểu được khu vực thị trường mà

họ định tiếp cận Giám đốc một ngân hàng là người sẽ quyết định đối tượngnào được phép vay tiền, hình thức vay, mức vay, thời hạn, cơ chế đảm bảo,

hồ sơ vay vốn…Nhưng quan trọng hơn cả là một giám đốc ngân hàng phảiđịnh hình được các đặc điểm rủi ro và lợi nhuận của mỗi một loại tài sản mạohiểm và nếu cần thiết thì tuyển những chuyên gia có kinh nghiệm trước khitiến hành kinh doanh

Sau cùng, nếu bạn không hiểu về lĩnh vực và ngành mà mình tham giakinh doanh thì làm thế nào bạn có thể đánh giá được rủi ro ?

Hơn nữa, khách hàng sẽ chỉ có được sự kính trọng đối với nhữngngân hàng chịu khó tìm hiểu vị thế của họ

Trang 11

4.5.Mục tiêu của khoản tiền cho vay phải hàm chứa cơ sở việc trả nợ:

Đối với người vay và cả người cho vay, việc có một kế hoạch trả nợđược xác định một cách thực tế và được thoả thuận bằng văn bản vào thờiđiểm thực hiện khoản vay là một yếu tố cần thiết

Đối với các khoản vay công nghiệp và thương mại khi mà hạn mức tíndụng được mở rộng cho mục đích vốn lưu động ngắn hạn thì cần phải cónhững bằng chứng xác thực về nhu cầu mang tính thời vụ hay chu kỳ đối vớimục đích này và khả năng chuyển đổi một cách thường xuyên các khoảnphải thu cũng như hàng tồn kho ra tiền mặt

Việc mỗi ngân hàng cung cấp vốn lưu động ngắn hạn liên tục thôngqua những hạn mức tín dụng được sử dụng một cách cố định nhìn chungkhông thích hợp, chỉ trừ trường hợp công ty vay vốn ở trong tình trạng tàichính hoàn toàn lành mạnh

Tất nhiên, cũng phải công nhận rằng những người đi vay mạnh với khảnăng tiếp cận thị trường cổ phiếu và thị trường nợ có kỳ hạn thường sử dụngcác ngân hàng làm cầu nối cho đến khi thoả mãn được nhu cầu vốn dài hạncủa mình, nhưng người cho vay phải luôn có được bằng chứng xác minhrằng khả năng tiếp cận của công ty đối với những thị trường trên đang đượcduy trì Tương tự nguyên tắc này cũng đúng đối với trường hợp những hạnmức tín dụng được sử dụng để hỗ trợ các thương phiếu, khi mà khả năngtiếp cận không ngừng các thị trường này là một yếu tố sống còn

4.6 Cần phải đánh giá chất lượng quản lý của doanh nghiệp bên cạnh việc đánh giá các báo cáo tài chính :

Chất lượng quản lý được thể hiện trên nhiều phương diện: sự lựachọn mang tính độc đoán hay dân chủ đối với một cung cách thích hợp chongành công nghiệp mà công ty đang hoạt động, sự dễ dàng hay khắt khetrong việc cho phép những người bên ngoài công ty nắm giữ những chức vụquan trọng, phong cách hoạt động của các văn phòng công ty, cách thức tiếnhành đổi mới, danh tiếng trong cạnh tranh Tất nhiên, có rất nhiều cách thức

để người ta có thể thấy được: Liệu những người điều hành của công ty cómột phong cách sống phô trương quá mức hay không? Liệu các nhân viên

Trang 12

có được khuyến khích để sở hữu một phần công ty hay không? Thái độ củanhững nhà quản lý hàng đầu như thế nào? Việc đặt câu hỏi đối với nhữngcông ty khác trong cùng ngành công nghiệp cũng sẽ giúp bạn đánh giá đúnghơn chất lượng quản lý của công ty vay tiền

Nếu nhà quản lý sở hữu toàn bộ hoặc một phần chủ yếu của công ty thì bảnthân điều này cũng không có gì đáng tin cậy Họ có thể làm phá sản công tycủa mình một cách dễ dàng y hệt như một nhà quản lý chuyên nghiệp đi làmthuê có thể làm phá sản một công ty do nhiều cổ đông sở hữu

4.7.Khi khoản vay được bảo đảm bằng thế chấp thì các tài sản thế chấp phải có tính khả mại (khả năng chuyển đổi thành tiền), đồng thời ngân hàng nên có cách nhìn nhận ở góc độ chuyên môn và không thiên

vị đối với những tài sản này.

Khi định giá tài sản thế chấp, nhất thiết phải không có sự xung đột vềquyền lợi nào đối với người định giá Cán bộ tín dụng, với tư cách là ngườicho vay, cần phải nhận thức hết sức tách bạch về sự khác biệt giữa giá trị thịtrường, giá trị thanh lý và giá trị bán bắt buộc Những khác biệt giữa ba giá trịnày đôi khi có thể được xác nhận bằng những biên độ chênh lệch nhất định :Chẳng hạn, các khoản vay phải được đảm bảo bằng 150% giá trị tài sản thếchấp tính theo giá trị thị trường hiện thời

4.8.Việc cho các doanh nghiệp nhỏ vay thì bao giờ cũng rủi ro hơn cho doanh nghiệp lớn vay:

Mặc dù nguyên tắc cho vay được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏcũng tương tự như đối với các doanh nghiệp lớn, nhưng trong doanh nghiệpnhỏ, có ít người quản lý hơn Ở doanh nghiệp lớn, có thể có nhiều người raquyết định và họ là người điều hành những phòng ban hoặc công ty con củachính doanh nghiệp Theo cách thức này, ở một công ty lớn thì có nhiềi cơhội làm việc hơn cho những nhà quản lý giỏi, công tác quản lý nhờ vậy cũng

có chiều sâu hơn, trong khi doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào mộtngười quản lý chính và những cấp dưới trực tiếp của anh ta

Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được

sự nhất quán của các nhân viên đối với mục tiêu của công ty bởi vì người ta

Trang 13

có cảm giác rằng những nỗ lực làm việc dẫn đến sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp mang tính cá nhân nhiều hơn.

Trong các doanh nghiệp nhỏ, nguồn tài chính cũng hạn hẹp hơn Đốivới các doanh nghiệp tư nhân, việc tiếp cận nguồn vốn cổ phần mới từ các

cổ đông là rất hạn hữu Tương tự, thị trường vốn trong nước và quốc tế đềuđòi hỏi những công ty phải có một quy mô tối thiểu nào đó mới có thể huyđộng vốn theo hình thức phát hành cổ phiếu hoặc công cụ nợ Như vậy ởđây thế mạnh trên phương diện quy mô cũng nghiêng về các công ty lớn

4.9 Các ngân hàng địa phương phải là những người cho các doanh nghiệp địa phương vay:

Đây thường là dấu hiệu báo trước nguy cơ rủi ro khi các ngân hàng địaphương lại không phải là người cho các doanh nghiệp địa phương vay.Những ngân hàng địa phương có thể đã biết rõ về khả năng rủi ro thất thoátkhi cho vay đối với những công ty này Tương tự bạn phải hết sức cẩn trọngđối với những công ty đang tìm kiếm một ngân hàng mới bởi lý do họ khôngđược hài lòng với ngân hàng hiện thời của họ Người ta đã từng nói rằngnhững tài khoản mới thường lâm vào tình trạng tồi tệ hơn những tài khoảncũ

4.10 Nếu một khoản vay được bảo lãnh thì phải chắc chắn rằng lợi ích và trách nhiệm của người bảo lãnh cũng tương tự như người đi vay:

Khi một nhà bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh, cán bộ tín dụng chắcchắn dựa trên cam kết của nhà bảo lãnh này đối với việc thu hồi nợ thì bạncũng cần phải cẩn trọng Cán bộ tín dụng cần phải biết rằng người bảo lãnhhoàn toàn nhận thức được trách nhiệm của mình Nhà bảo lãnh cũng sẽ kýhợp đồng nếu như bản thân họ không sẵn sàng cho người được bảo lãnhvay tiền, bởi vì theo nguyên tắc, có thể một ngày nào đó họ buộc phải làmviệc này

4.11 Cần phải biết chắc rằng khoản tiền mà ngân hàng cho vay được doanh nghiệp dùng vào việc gì.

Nếu như cán bộ tín dụng không trực tiếp đến thăm doanh nghiệp thìcán bộ tín dụng không bao giờ cảm nhận được môi trường, phong cách công

Trang 14

ty và những tài sản vô hình khác Thông thường bạn phải mất rất nhiều côngsức trong việc thẩm định lại những gì mà giám đốc doanh nghiệp nói, đặcbiệt là với những doanh nghiệp nhỏ.

4.12.Trước hết phải nghĩ về lợi ích của ngân hàng ,khi các nguyên tắc cho vay bị vi phạm thì rủi ro sẽ tăng lên.

Những nguyên tắc được đề ra trên đây không hẳn là đã hoàn hảonhưng nếu phá vỡ chúng thì lại là một thảm hoạ Nếu như còn phân vân vềviệc cho vay thì tốt nhất là cán bộ tín dụng hãy tự hỏi mình “liệu mình có dámđem tiền riêng của mình ra cho vay hay không?”

II CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TÍN DỤNG:

Việc đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng được các ngân hàngđưa lên hàng đầu Trước khi đồng ý cấp tín dụng, ngân hàng tiến hành mộtquy trình tín dụng để xem xét, đánh giá một cách thận trọng uy tín, năng lựccủa khách hàng, để đảm bảo khách hàng có đủ khả năng trả nợ

Nếu khách hàng được đánh giá là tốt: có phẩm chất trong kinh doanh,

có năng lực tài chính mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quákhứ và có triển vọng phát triển trong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay

Tài sản đảm bảo tín dụng phải có các điều kiện sau:

 Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàngvay vốn

Trang 15

 Tài sản đảm bảo phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng hợppháp.

 Tài sản đảm bảo phải có thị trường tiêu thụ Đây là điều kiện rất cầnthiết để ngân hàng có thể bán hoặc phát mại tài sản khi khách hàngkhông trả được nợ

Loại tài sản đảm bảo: bất động sản, động sản, tài sản đảm bảo hữu hình vàtài sản đảm bảo vô hình

Mức tín dụng được cấp so với tài sản đảm bảo tín dụng phải tuân thủ theo 2nguyên tắc:

 Mức tín dụng phải nhỏ hơn giá thị trường của tài sản đảm bảo

 Phải điều chỉnh tín dụng theo mức giảm giá của tài sản đảm bảo

1.2.Các phương thức đảm bảo đối vật:

1.2.1.Thế chấp:

Khái niệm về thế chấp tài sản:

Theo luật dân sự Việt Nam thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản

là bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình thế chấp cho bên cóquyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trong quan hệ tín dụng thì thế chấp tài sản là việc một đơn vị kinh tếhay các cá nhân đem chứng thư sở hữu gốc hợp pháp về tài sản của mình

để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó để đảm bảo cho nợ vay Khiđến hạn,người đi vay phải trả hết nợ cho ngân hàng để thu hồi tài sản thếchấp,nếu không ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ Thếchấp là phương tiện dịch chuyển quyền lợi về tài sản sang cho chủ nợvớimục đích làm đảm bảo cho món nợ hoặc miễn trừ một nghĩa vụ

Người đi vay được gọi là người thế chấp Hành vi thế chấp đựơc coi làhết hiệu lực khi món nợ đã được thanh toán hoặc nghĩa vụ đã được thựchiện

1.2.2 Cầm cố tài sản:

Khái niệm

Trang 16

Theo luật dân sự thì cầm cố tài sản là việc bên đi vay có nghĩa

vụ chuyển giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình chobên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trong quan hệ tín dụng thì cầm cố là việc bên đi vay chuyểngiao tài sản là động sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho bêncho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Khi đến hạn người đi vay không trả được nợ thì ngân hàng sẽphát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ

2 Đảm bảo đối nhân:

a.Khái niệm:

Đảm bảo đối nhân là sự cam kết của một hoặc nhiều người vềviệc trả nợ cho ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người này khôngtrả được nợ

Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau:

Người đi vay -(1) Ngân hàng -(2) Người bảo lãnh

(1)Hợp đồng tín dụng được ký giữa ngân hàng và người đi vay

(2)Hợp đồng bảo lãnh được ký giữa ngân hàng và người bảo lãnh

Bảo lãnh là một đơn vị hoặc một cá nhân gọi là bên bảo lãnh đứng racam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh )đối với bên có quyền gọi là bên nhận bảo lãnh.Nếu khi đến hạn bên cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,không đầy đủ cácnghĩa vụ ghi trong hợp đồng

Trong quan hệ tín dụng thì bảo lãnh là một đơn vị hay một cá nhândùng tài sản thuộc sở hữu của mình đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn

để người này nhận được một khỏan tín dụng nhất định tại ngân hàng chovay Nếu đến hạn người đi vay không trả được nợ hoặc trả không hết nợcho ngân hàng thì người bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay.Nếu không thìngân hàng sẽ phát mãi tài sản bên bảo lãnh để thu nợ

Ngân hàng được gọi là trái chủ (Creditor) đồng thời là người thụ hưởng củahành vi bảo lãnh

Khách hàng vay vốn là thụ trái,là người được bảo lãnh (debtor)

Trang 17

Người bảo lãnh(Guarantor)là người cam kết trả nợ cho người được bảolãnh.

b.Các loại bảo lãnh:

Căn cứ vào tính chất đảm bảo có 2 loại:

 Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: dành cho các cá nhân và doanhnghiệp có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng thì cóthể ký hợp đồng bảo lãnh mà không cần phải kèm theo tài sản thếchấp hoặc cầm cố

 Bảo lãnh có tài sản đảm bảo: khi người bảo lãnh thiếu các tiêu chuẩn

về uy tín hoặc năng lực tài chính thì để đảm bảo cho cam kết bảo lãnhcần phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố kèm theo.Theo phương thứcbảo lãnh này,trong trường hợp người bảo lãnh cũng không thực hiệnđược nghĩa vụ cam kết,ngân hàng có quyền thu hồi nợ thông qua việcbán tài sản thế chấp hoặc cầm cố theo quy định của pháp luật

III.RỦI RO TÍN DỤNG

1.Khái niệm rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngânhàng,nó xuất hiện khi người đi vay không có khả năng hoàn trả được nợ gốc

và lãi hoặc cả hai

Hoạt động tín dụng là hoạt động tiêu biểu của hầu hết các ngân hàng,hoạt động này đòi hỏi các ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát đượckhả năng trả nợ của khách hàng, ít nhất cũng là dự tính, phán đoán khả năngnày Nhưng không phải bao giờ dự tính này cũng chính xác tuyệt đối và thờigian đi qua khả năng phán đoán lại càng trở nên khó hơn

2 Các loại rủi ro tín dụng

Phân tích rủi ro tín dụng ta có thể thấy một lọat khía cạnh khác nhaucủa rủi ro tín dụng Sau đây là những lọai rủi ro tín dụng theo quan điểmcủa nhà kinh tế họ DONALSON (1989)

2.1 Rủi ro tín dụng thuần túy

Xảy ra khi bên vay không theo đúng thời hạn và điều kiện củakhế ước vay vốn và do vậy gây ra thua lỗ về tài chính cho bên cho vay

Trang 18

Mức độ rủi ro sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ cấu của khỏan vay Rủi ro tíndụng thuần túy sẽ được hạn chế nhờ vào tài sản thế chấp, cầm cố, bảolãnh, hợp đồng giấy tờ đầy đủ và các kỹ thuật cho vay cẩn trọng khác.

2.2 Rủi ro bao tiêu

Do người tạo ra khỏan cho vay chịu trước khi bán lại cho mộtbên khác Rủi ro xuất hiện khi người cho vay thế chấp tạo ra các khỏanvay với ý định bán chúng, nên khi đánh giá tài sản thế chấp cao hoặcthẩm định tín dụng sơ sài do đó khỏan cho vay không đáp ứng đượcyêu cầu của bên thứ ba thì người tạo ra khhỏan vay đó sẽ không thểbán được

2.3 Rủi ro thanh tóan

Sẽ xảy ra nếu một đối tác trong giao dịch không có khả năng kếtthúc giao dịch đó Hay gặp nhất là trường hợp có các khỏan đầu tưthương mại lớn, các bên đối tác thường không thực hiện các cam kếtmua hoặc bán, trong khi đó giá của tài sản đảm bảo cho khỏan vay lạidao động rất nhiều Khi không được thanh tóan thì nhà môi giới hoặcngân hàng có thể bị thua lỗ

2.4 Rủi ro tài liệu

Xuất hiện khi có các tài liệu giấy tờ được chuẩn bị không kỹ Đây

sẽ trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng nếu như nhân viên khôngđược đào tạo đầy đủ về đánh giá mọi yếu tố pháp lý của khỏan vay Do

đó ta có thể sử dụng các lọai tài liệu theo tiêu chuẩn thống nhất để lọai

bỏ rủi ro này

2.5 Rủi ro họat động

Cũng có thể xuất hiện do công tác đào tạo nhân vịên không tốt,làm cho khỏan vay không được hình thành một cách đúng đắn Lọai rủi

ro này thường gặp nhất ở những thời kỳ có những nhu cầu vay vốn lớn,

và càng bị trầm trong hơn do các yếu tố như : Chế độ tín dụng mới làmcác công việc cần thực hiện khi cho vay càng trở nên phức tạp hơn

2.6 Rủi ro chính trị

Trang 19

Có thể liên quan đến rủi ro cho vay ở nước ngòai hoặc đến chế

độ và sự kiểm tra của các ngân hàng thương mại Trước đây các tổchức kinh doanh buôn bán quốc tế đã tranh thủ được sự khác nhau vềchế độ và dẫn đến nhu cầu phải có chế độ theo tiêu chuẩn quốc tế

2.7 Rủi ro sự kiện

Được đưa ra do có những thay đổi bất ngờ ở những lĩnh vực cóthể tác động đến uy tín tín dụng của ngân hàng Những thay đổi này cóthể xảy đến với quyền sở hữu, tới cơ cấu kiểm tra và cơ cấu vốn.Tương tự như vậy, việc mua cổ phần cũng có thể gây ra giảm sút chấtlượng nợ mà người sở hữu nợ phải chịu Có thể thấy là một số lọai rủi

ro có thể kiểm soát được - rủi ro tín dụng thuần túy, rủi ro tài liệu và rủi

ro họat động

3.Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

3.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Do năng lực quản lý yếu kém của ngân hàng : Các cán bộ quản lýcủa ngân hàng yếu kém trong việc vạch ra chính sách tín dụng phù hợpvới ngân hàng và nhu cầu của nền kinh tế cũng như bị hạn chế về khảnăng quản lý các khoản tín dụng, không có năng lực và kinh nghiệm đểphát hiện ra những khoản tín dụng có vấn đề

Ngân hàng cho vay và đầu tư quá liều lĩnh : tập trung vốn cho vay quánhiều đối với một số doanh nghiệp, đối với một số ngành có rủi ro lớnhoặc chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó

Trong kinh doanh để hạn chế và phân tán rủi ro, người ta thườngthực hiện theo nguyên tắc “không đặt tất cả trứng vào một giỏ” nhưngcũng có một điều là ”lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao” Nguyên nhânnày xảy ra là do ngân hàng chú trọng quá nhiều vào việc nâng cao lợi tức

mà quên xem xét kỹ càng tính cân đối giữa hai yếu tố an toàn và hiệuquả Ngân hàng quên rằng cần phát triển chất lượng tín dụng hơn là tăngcường số lượng tín dụng tràn lan.Ngân hàng chỉ nên đặt ra chỉ tiêu lợinhuận cao đối với những khoản cho vay có rủi ro cao khi biết được rủi ro

và đủ sức chấp nhận rủi ro đó, điều này là rất khó vì rủi ro là tiềm ẩn vàkhó đo lường trước được

Trang 20

Do cán bộ tín dụng của ngân hàng yếu kém năng lực nghiệp vụ,khơng

đủ tiêu chuẩn về đạo đức:

 Thiếu khả năng phân tích các báo cáo tài chính, khả năng thâm nhập

kỹ thuật, ngành nghề phụ trách (dù cĩ đủ thơng tin)

 Thiếu sự giám sát về quá trình sử dụng vốn, quá trình hoạt động củangười vay vốn Khơng đủ trình độ chuyên mơn để phân tích rủi ro

 Vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng : đây là vấn đề quan trọng cần sựnhận thức Trường hợp cán bộ tín dụng lơ là khơng làm đúng quy định

và trách nhiệm của mình khi thực hiện một quy trình tín dụng

Để cĩ thể hạn chế rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường sử dụng mơhình điểm số “Z “

Mô hình điểm số “Z” do E I Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của MỸ Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj).

Tầm quan trọng của các trị số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/tồng tài sản”

X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”

X3 = tỷ số “lợi nhuận trướûc thuế và tiền lãi/tổng tài sản”

X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 = tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì người vay có xác xuất vỡ nợ càng thấp Như vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Trang 21

Giả sử một khách hàng tiềm năng có các chỉ số tài chính là X1 = 0,20; X2 = 0; X3 = -0,20; X4 = 0,10; X5 = 2,0 Chỉ số X2 = 0 và chỉ số X3 là một số âm nói lên rằng khách hàng bị thuia lỗ trong kỳ báo cáo; còn chỉ số X4 = 10% nói lên rằng khách hàng có chỉ số “nợ/vốn chủ sở hữu cao” Tuy nhiên, tỷ số “vốn ròng/tổng tài sản” (X1) và tỷ số “doanh thu /tổng tài sản” (X5) lại cao, nên phản ánh khả năng thanh khoản và duy trì doanh số bán hàng là tốt Điểm số Z sẽ là thước đo tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của khách hàng Từ các số liệu đã cho, ta tính được điểm số Z của khách hàng là 1,64.

Theo mô hình điểm số “Z” của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi nào cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.

Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình điểm số tín dụng có những hạn chế sau:

 Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ” và “không vỡ nợ” Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau.

 Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn Tương tự như vậy các biến số (Xj) cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh thường

Trang 22

xuyên không thay đổi Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc lẫn nhau.

 Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khach hàng Ví dụ, yếu tố “danh tiếng”của khách hàng, yếu tố mối “quan hệ truyền thống” giữa khách hàng và ngân hàng, hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh Nhìn chung, các nhân tố này thường không được đề cập trong mô hình ghi điểm tín dụng “Z” Mặt khác, mô hình cho điểm thường sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tài sản tài chính…

Những nguyên nhân trên thường sẽ dẫn đến những sai lầm cĩ tính chất nghiệp vụ:

 Cho vay vượt mức chi trả của khách hàng

 Định kì hạn nợ khơng đúng gây khĩ khăn cho khách hàng trong quátrình sử dụng vốn và chi trả

 Khơng sử dụng các phương thức,hình thức thích hợp để cho vay: vớikhách hàng nào ,trường hợp nào thì sử dụng vốn tín dụng khơng đảmbảo,trường hợp nào dùng tín dụng đảm bảo,trường hợp nào sử dụngtín dụng đối nhân hay đối vật

Ngân hàng thiếu am hiểu về thị trường,thiếu thơng tin: dù cấp tún dụngdưới hình thức nào thì ngân hàng cũng phải nắm một lượng thơng tin nhấtđịnh về khách hành đi vay.Thơng thường rủi ro tín dụng tỷ lệ nghịch vớithơng tin khách hàng.Thơng tin càng chính xác ,càng nhiều sẽ giúp ngânhàng nhận xét và ra quyết định đúng đối với việc cấp tín dụng cho kháchhàng

Thơng tin cĩ thể thu thập:

 Trực tiếp từ ngân hàng

Trang 23

 Từ hồ sơ pháp lý ,báo cáo tài chính,bảng cân đối kế toán …nhữngthông tin này phải được sự phê duyệt của cấp trên hoặc cơ quan kiểmtoán để đảm bảo tính tin cậy cao.

 Thông tin từ các đơn vị bạn hàng, các đối thủ cạnh tranh, hàng xómláng giềng

 Thông tin từ trung tân thông tin tín dụng (CIC), cơ quan tài chính, thuế,các cấp chủ quản…

Nếu không khai thác hết thông tin, nhất là đối với khách hàng mới giaodịch thì khả năng rủi ro rất dễ xảy ra

Do ngân hàng hoạt động trái pháp luật, có hiện tượng tham ô, lừa đảo.Đây là hành vi không nên xuất hiện ở ngân hàng, một tổ chức tài chính trunggian với vai trò là dây thần kinh của nền kinh tế

3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý tức là không đủ nhữngđiều kiện thể nhân, pháp nhân theo quy định của nhà nước, không có nănglực hành vi dân sự

Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích và kém hiệu quả Việc

sử dụng vốn sai mục đích thường xuất phát từ 3 nguồn gốc:

Thứ nhất,do một hoặc một số các nguyên nhân đã trình bày ở trên tạo chất

xúc tác cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.Thí dụ như cho vay vượtkhả năng chi trả của khách hàng , định kỳ hạn nợ quá dài.Yếu tố này làm chokhách hàng sử dụng một phần tiền vay dư ra hoặc chuyển toàn bộ số tiềnvay sang mục đích khác hoặc sau khi hoàn tất chu kỳ sử dụng vốn nhưngchưa đến kỳ trả nợ,khách hàng có thể sử dụng số tiền này vào mục đíchkhác mà ngân hàng không kiểm soát được

Thứ hai,khách hàng chủ động chuyển sang mục đích khác khi nhận được

tiền vay do biến động của thị trường hàng hoá,biến động của điều kiện môitrường tự nhiên- xã hội…và sự chuyển mục đích này có thể có lợi hơn chomục đích kinh doanh nhưng có thể không phù hợp với kỳ hạn nợ.Nếu nhânviên tín dụng không kiểm tra theo dõi có thể dẫn đến rủi ro khi đến kỳ thu nợ

Trang 24

Thứ ba , ngay từ đầu khách hàng đã cố ý lừa đảo ngân hàng về mục đích sử

dụng vốn vay Với những trường hợp này mục đích sử dụng vốn thường rơivào:

 Đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro

 Đầu tư vào lĩnh vực mà bản thân ngân hàng không khuyến khích hoặcđang thoái thác cho vay

 Đầu tư vào lĩnh vực nhà nước nghiêm cấm

Việc sử dụng vốn sai mục đích rất nguy hiểm, rủi ro của khách hàng rấtlớn và đó cũng chính là rủi ro của ngân hàng Mức thiệt hại mang lại tuỳ vàohình thức cấp tín dụng của ngân hàng và thời gian phát hiện việc sử dụngvốn sai mục đích

Vốn tự có của khách hàng trong dự án vay vốn chiếm tỷ trọng thấp,tình hình công nợ không tốt, có nhiều khoản nợ chưa thanh toán, sử dụngvốn ngắn hạn để đầu tư xây dựng cơ bản, kết quả tài chính thấp hoặc thua

lỗ, hàng hoá không tiêu thụ được Chính những nguyên nhân này làm lunglay khả năng trả nợ của khách hàng

Do mối bất hoà trong ban lãnh đạo Nội bộ bất hoà thì sẽ không có sựnhật trí và đồng bộ trong công tác quản lý, thi hành dẫn đến hoạt động kémhiệu quả

3.3.Nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh:

Đây là những nguyên nhân khách quan do thiên nhiên, kinh tế -chínhtrị -xã hội trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

và nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc hiểu biết của ngân hàng và khách hàng.Đây là những biến động bất lợi mà cả ngân hàng lẫn khách hàng đều khôngmong muốn

3.3.1.Môi trường trong nước:

Môi trường tự nhiên :Những biến động bất thường không dự đoán

trước được của thiên nhiên (hạn hán,lũ lụt, động đất…) ảnh hưởngkhá mạnh mẽ đến đời sống của cư dân trong nước và các đơn vị kinh

tế, đây là một trong những nguyên nhân làm chậm lại tốc độ phát triển

Trang 25

của nền kinh tế và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt độngngân hàng.

Môi trường kinh tế: Trong những giai đoạn suy thoái kinh tế, sẽ xuất

hiện hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản, gâymất khả năng trả nợ cho ngân hàng Tình hình lạm phát hay biến động

về tỷ giá đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng

Môi trường pháp luật : Môi trường pháp lý chưa ổn định, lỏng lẻo (cả

tư pháp lẫn hành pháp)sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàngnói riêng và hoạt động của nền kinh tế nói chung Các văn bản, cácquy định của cơ quan pháp lý không thể vận dụng vào thực tiễn củangân hàng

3.3.2 Môi trường quốc tế :

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận củanền kinh tế thế giới Những biến động của nền kinh tế, xã hội trên thế giớiảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của một nước khác

PHẦN 2 :

Trang 26

TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU –

ACB-SG là một đơn vị trực thuộc hạch toán kinh doanh độc lập, có tưcách pháp nhân và có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanhtiền tệ ,dịch vụ theo luật định, chấp hành đúng nghĩa vụ đối với nhà nước,tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng nhưcác quy định của ACB hội sở

ACB-SG trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các hoạt động vềnghiệp vụ ngân hàng và các dịch vụ khác theo phạm vi phân cấp uỷ quyềncủa Tổng giám đốc ACB gồm :

 Hoạt động huy động vốn dưới hình thức tiền gửi từ các tổ chức kinh

tế, cá nhân , hộ gia đình trong nền kinh tế

 Thực hiện cho vay đối với các tổ chức và dân cư trên địa bàn

 Hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ, chi trả kiều hối

Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán trong hệ thống ACB và giữacác ngân hàng khác Thực hiện các dịch vụ trung gian thanh toán mua bánnhà và các dịch vụ hỗ thợ khác cho khách hàng

Trang 27

2.1.3.Nội dung hoạt động:

Chi nhánh ACB_SG là chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần

Á Châu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệtheo pháp lệnh ngân hàng, các quy định của ngân hàng nhà nước, theophạm vi phân cấp, uỷ quyền của Tổng giám đốc ACB, bao gồm các hoạtđộng sau:

- ACB_SG được khai thác nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạncủa các tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế dưới hìnhthức các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn

- Được phép cho vay ngắn hạn và trung hạn đối với các tổ chức và cánhân được phép hoạt động, sản xuất, dịch vụ, thương mại

- Hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ, giao dịch địa ốc, chitrả ngoại hối và dịch vụ

- Tổ chức thực hiện việc thanh toán trong hệ thống ACB và với cácngân hàng khác

- Bên cạnh đó, ACB_SG còn thực hiện các dịch vụ khác như chi hộtiền lương cho các doanh nghiệp, xí nghiệp; dịch vụ chuyển tiềnnhanh; dịch vụ thẻ tín dụng: ACB card, Master card, E-card…các dịch

vụ liên quan đến mua bán bất động sản như Ngân hàng làm trunggian thanh toán tiền mua bán nhà cho khách hàng

- , hoá giá nhà, hợp thức hoá nhà ở và đất ở…

Đặc biệt từ ngày 15/03/2005, ngân hàng Á Châu (ACB) chính thứctăng vốn điều lệ từ 481 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng Như vậy chỉ trong 3 thángđầu năm 2005, số vốn điều lệ tăng hơn 24% Đây là bước tiến quan trongtrong kế hoạch phát triển bền vững và lâu dài mà ACB đang xây dựng Dựkiến đến cuối năm nay ACB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng

2.1.4 Định hướng hoạt động năm 2005.

Năm 2004, tổng tài sản của ACB tăng hơn 44% - tốc độ tăng caonhất từ năm 2000 đến nay, và đạt đến ngưỡng 1 tỷ USD.Tốc độ tăngtrưởng về tổng tài sản là 30% theo kế hoạch 2005 là con số khá cao; yêucầu sự nỗ lực lớn của toàn hệ thống Để đạt được tốc độ tăng trưởng kế

Trang 28

hoạch của tổng tài sản, thì việc huy động vốn, chủ yếu từ các khách hàng

cá nhân, sẽ đóng vai trò quyết định, và tốc độ tăng huy động vốn khôngdưới 31% Các sản phẩm huy động từ khách hàng cá nhân sẽ được cảitiến để thích hợp với từng phân đoạn khách hàng, đồng thời phải có tínhcạnh tranh trong môi trường kinh doanh nhiều thách thức Huy động vốn từcác khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò hỗ trợ cho việc tăng nguồn vốn.Nguồn vốn huy động thông qua thị trường liên ngân hàng cũng sẽ góp phầnkhông nhỏ trong việc tăng thêm nguồn vốn hoạt động

Khi nguồn vốn huy động tăng nhanh thì việc sử dụng vốn hiệu quả và

an toàn là vấn đề then chốt Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2005 sẽ khácao, hơn 41% so với năm 2004, đồng thời vẫn phải đảm bảo tỷ lệ nợ quáhạn không vượt quá 1% Vai trò của hội đồng tín dụng, các ban tín dụng tại

sở giao dịch và các chi nhánh sẽ phải nâng cao hơn Các thành viên trong

cơ quan xét duyệt cần chuyên nghiệp hơn Gần 50% vốn khả dụng sẽ được

sử dụng để tham gia thị trường tiền tệ, gửi tại các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước Đa dạng hoá các sản phẩm ngân quỹ, dự đoán đúng diễn biếnlãi suất của ngoại tệ và nội tệ sẽ góp phần tăng thu nhập Năm 2005 ACB

sẽ đưa vào sử dụng hệ thống ATM tại các chi nhánh lớn, góp phần tăngthêm tiện ích cho khách hàng và giảm bớt lượng khách hàng giao dịch tạiquầy Các hoạt động chuyển tiền kiều hối Western Union, thanh toán quốc

tế và thẻ vẫn là các mảng hoạt động kinh doanh chính để tăng thu dịch vụ

2.2TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH.

2.2.1 Đối tượng cho vay

Theo điều 9, Quy chế cho vay của ACB ban hành ngày 20/02/2002của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu thì :

 Ngân hàng Á Châu cho vay những nhu cầu vốn không thuộc đốitượng quy định tại khoản 2 điều này

 Ngân hàng Á Châu không cho vay các nhu cầu vốn sau đây :

 Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản

mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi

 Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch màpháp luật cấm

Trang 29

 Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà phápluật cấm.

2.2.2 Phương thức cho vay :

ACB thỏa thụân với khách hàng về phương thức cho vay phù hợpvới nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng kiểm tra giám sát việc kháchhàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay sau:

2.2.2.1.Cho vay từng lần

Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầuvay bổ sung vốn lưu động không thường xuyên ( không nằm trong kếhọach tài chính) hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài.Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ACB làm thủ tục vay vốn và ký hợpđồng tín dụng(HĐTD)

Việc rút vốn vay có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần phù hợp vớitiến độ sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng nhưng tổng số tiền củacác lần rút vốn không được vượt quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồngtín dụng Mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký khế ước nhận nợ và kèmtheo bản sao các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu không

có quy định nào khác trong hợp đồng tín dụng)

Vốn vay có thể được rút bằng tiền mặt hoặc chuyển khỏan như đãthỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Trường hợp cho vay để thanh tóan L/C, khách hàng phải ký hợpđồng tín dụng ngay khi đề nghị mở L/C và ACB chỉ ghi nợ cho kháchhàng và tính lãi vay kể từ ngày thực thanh tóan cho nước ngoài

2.2.2.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng

Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầuvay bồ sung vốn lưu động thường xuyên, có vòng quay vốn nhanh vàviệc vay trả diễn ra thường xuyên Theo phương thức này, khách hàngđược ACB cấp một hạn mức tín dụng duy trì trong một khỏan thời giannhất định

Sau khi đã thống nhất về hạn mức tín dụng và thời hạn sử dụng (thờihạn rút vốn) ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng hạnmức

Trang 30

Trong thời hạn rút vốn, khách hàng có thể rút vốn hoặc trả vốn nhiềulần nhưng mức dư nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào cũng phải nhỏ hơnhoặc bằng hạn mức tín dụng đã được cấp.

Mỗi lần rút vốn khách hàng ký khế ước nhận nợ và kèm theo bản saocác tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu không có quy địnhnào khác trong HĐTD hạn mức)

Vốn vay có thể được rút bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản như đã thoảthuận trong HĐTD

Thời hạn cho vay của hợp đồng tín dụng hạn mức :là thời gian kể từngày bên vay rút vốn lần đầu tiên cho đến ngày trả nợ cuối cùng được ghitrên khế ước nhận nợ

HĐTD hạn mức chỉ hết hiệu lực khi khách hàng trả hết vốn và lãi vaycủa tất cả khế ước nhận nợ phát sinh từ HĐTD hạn mức

Để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của khách hàng được ổn định,trước khi hết hạn rút vốn, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kháchhàng và ACB ký HĐTD hạn mức cho kỳ kế tiếp

Trường hợp ACB phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mụcđích và có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ACB có quyền thu hồi trước hạnhạn mức tín dụng đã cấp và tiến hành thu nợ

2.2.2.3.Cho vay theo dự án đầu tư :

Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầuvay bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và các dự án phục vụ nhu cầu đời sống.Tổng nhu cầu vốncủa dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động

Phương thức cho vay này thường có thời hạn cho vay là trung và dàihạn.Thời hạn cho vay thường không vượt quá thời hạn hoạt động của dự

án Thời hạn cho vay bao gồm : thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, khách hàng và ACB ký HĐTD.Theo phương thức này, tài sản hình thành từ vốn vay có thể được xem xétnhư là một phần của tài sản đảm bảo cho khoản vay

Vốn tự có tham gia của khách hàng (tài sản hoặc hiện kim) phải dựavào dự án trước ACB cho vay sau hoặc cùng tham gia theo một tỷ lệ nhấtđịnh

Trang 31

Trong thời hạn rút vốn (nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn ân hạn ) đượcquy định trong HĐTD, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần phù hợp với tiến

độ thực hiện dự án, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không vượt quá

số tiền cho vay ghi trên HĐTD Trường hợp hết thời hạn rút vốn mà kháchhàng vẫn chhưa rút hết vốn, nếu muốn tiếp tục rút vốn thì phải có sự chấpthuận bằng văn bản của ACB

Mỗi lần rút vốn, khách hàng lập khế ước nhận nợ và kèm theo bảnsao các tài liệu thuyết minh về tiến độ thực hiện dự án ( giá trị khối lượngcông trình hoàn thành, các chứng từ chứng minh cho việc mua VLXD, tiềnmua máy móc thiết bị…)

2.2.2.4.Cho vay hợp vốn :

Phương thức cho vay này áp dụng khi :

- Mức cho vay tối đa của ngân hàng Á Châu (đối với một khách hàng)chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của khách hàng đểthực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc

- ACB và một vài tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự

án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó ACB và một tổchức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp Việc cho vay hợp vốn thựchiện theo đúng quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thốngđốc NHNN ban hành và văn bản hướng dẫn cho vay đồng tài trợ củaACB

Trang 32

Khi vay vốn, ACB và khách hàng ký HĐTD thoả thuận lãi tiền vayphải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trongthời hạn cho vay Tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vaykhi trả đủ nợ gốc và lãi (trường hợp tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từvốn vay).

Trường hợp chậm trễ trong việc trả góp ,khách hàng bị phạt chậm trảgóp trên số tiền góp chậm trả theo lãi suất quy định

2.2.2.6.Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng :

Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dựphòng nguồn vốn tín dụng trong một khoản thời gian nhất định nhằm đảmbảo khả năng chủ động về tài chính khi thực hiện dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống

Sau khi hoàn tất thủ tục cần thiết, ACB và khách hàng ký HĐTD hạnmức dự phòng , trong đó ACB cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàngvay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng trong một khoản thời gian nhấtđịnh và khách hàng phải trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng

Trong thời hạn rút vốn được quy định trong HĐTD, nếu khách hàng

có nhu cầu sử dụng vốn thì mỗi lần rút vốn phải lập khế ước nhận nợ vàkèm theo bản sao các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phùhợp với HĐTD đã ký Tổng số tiền các lần rút vốn không được vượt quáhạn mức tín dụng dự phòng ghi trong HĐTD và thời hạn cho vay trong từngkhế ước nhận nợ không được vượt quá thời hạn cho vay quy định trongHĐTD

Trường hợp hết hiệu lực rút vốn mà khách hàng :

- Không có bất kỳ một khoản rút vốn nào thì mặc nhiên khách hàngkhông được rút vốn và HĐTD hết hiệu lực, nếu không có thoả thuậnnào khác với ACB

- Vẫn chưa rút hết vốn, nếu muốn tiếp tục thì phải có sự chấp thuậnbằng văn bản của ACB và HĐTD vẫn còn hiệu lực cho đến khi kháchhàng trả hết nợ gốc và lãi cho ACB

2.2.2.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Trang 33

ACB chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm

vi hạn mức tín dụng thẻ để thanh tốn tiền mua hàng hố, dịch vụ và rúttiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc các điểm ứng tiền mặt

Khi cho vay phát hành hoặc sử dụng thẻ tín dụng, ACB và kháchhàng phải tuân theo các quy định của chính phủ, NHNN về phát hành và sửdụng thẻ tín dụng

2.2.2.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Là việc cho vay mà ACB thoả thuận bằng văn bản chấp thuận chokhách hàng chi vượt số tiền cĩ trên tài khoản thanh tốn của khách hàngphù hợp với các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt độngthanh tốn qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn

2.3 Qui trình xét duyệt cho vay tại ACB – chi nhánh Sài Gịn:

Hoạt động tín dụng là một hoạt động rất đa dạng được phân loại theonhiều hình thức như thời gian, đối tượng, mục đích… Xét về mặt thời gian,thời hạn cho vay thường gắn với chu kỳ luân chuyển vốn hoặc thời gianhồn thành một quy trình kinh doanh của người vay Nghiệp vụ tín dụng làmột nghiệp vụ chứa nhiều rủi ro, do đĩ để giảm thiểu tối đa rủi ro thì tồn

bộ cơng việc tác nghiệp kể từ khi nhận đơn xin vay của doanh nghiệp đếnkhi thu hồi xong nợ được quy định theo một trình tự nhất định gọi là nghiệp

vụ thẩm định xét duyệt cho vay tín dụng Quy trình tín dụng bao gồm:

o Bước 1: LẬP HỒ SƠ KẾ HOẠCH VAY

Khi khách hàng cĩ nhu cầu vay vốn, khách hàng phải liên hệ với Ngânhàng và cho Ngân hàng xem xét giấy tờ nhà, đất cũng như mục đích vaycủa mình, cung cấp thơng tin và các giấy tờ cần thiết chứng minh kháchhàng cĩ đủ điều kiện vay vốn Nếu được Ngân hàng đồng ý thì các nhânviên của bộ phận tiếp xúc khách hàng (Loan CSR) sẽ tiến hành lập hồ sơxin vay và lập giấy hẹn thẩm định cho khách hàng

Về cơ bản, đĩ là những tài liệu liên quan đến tư cách pháp nhân củangười đi vay và giấy tờ nhà (bản sao) Đây là văn bản nhất thiết phải cĩtrong lần giao dịch đầu tiên Ở các lần vay tiếp theo, khách hàng khơng cầnphải trình hồ sơ pháp lý nhưng phải bổ sung các giấy tờ cần thiết liên quanđến những thay đổi như giấy tờ nhà, đất, thay đổi địa chỉ nhà ở, hộ khẩu…

Trang 34

Tùy theo từng loại hình tín dụng cụ thể mà hồ sơ vay vốn sẽ có những giấy

tờ cụ thể

 Đối với pháp nhân:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

 Đối với cá nhân:

- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú hoặc KT3

- Giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận nghề nghiệp, thu nhập hoặc giấytăng lương (nếu có)

- Giấy tờ nhà, đất thế chấp

 Ngoài ra còn có:

- 1 đơn xin vay của Ngân hàng có chữ ký đầu đủ

- Phương án vay và kế họach trả nợ, trong đó nêu rõ mục đích vay, tínhtoán hiệu quả sử dụng vốn vay và kế hoạch trả nợ

- Các loại giấy tờ trên khách hàng phải trình bản gốc để cán bộ tín dụngkiểm tra, đối chiếu với nội dung đã kê khai trong đơn xin vay vốn, xong trảlại cho khách hàng bản gốc, giữ lại bản sao, chưa cần thủ tục công chứng.Khách hàng vay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,hợp pháp vế các tài liệu và nội dung thông tin cung cấp cho Ngân hàng

o Bước 2: THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN VÀ LẬP TỜ TRÌNH

Ở khâu này, cán bộ thẩm định chuyên trách nhiệm thu thập thông tin

từ trực tiếp từ khách hàng, thẩm định lại những thông tin mà khách hàng đãcung cấp trong hồ sơ vay vốn

Các công việc trong quá trình thẩm định hồ sơ là việc khởi đầu quantrọng nhất trong toàn bộ quy trình tín dụng, nếu trong quá trình thẩm địnhkhách hàng có những phương án sản xuất không khả thi thì loại ngay đểtránh rủi ro

Khi thẩm định cần chú ý thẩm định thông tin như:

Trang 35

- Thông tin về nhân thân và tính cư ngụ hợp pháp của khách hàng vay.

- Thông tin về khả năng thu nhập

- Đánh giá về giá trị căn nhà, đất thế chấp

- Thông tin về quy trình vay nợ hiện nay và quá trình trả nợ trong quá khứcủa khách hàng vay tại Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác

- Nhận xét của địa phương về uy tín của người vay

Đối với pháp nhân: Ngân hàng thẩm định thêm về tình hình công nợ(nợ phải thu, nợ phải trả) và tình hình thanh toán công nợ, doanh số hoạtđộng và kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian hoạt động của doanhnghiệp Bên cạnh đó, cần tính toán một số chỉ tiêu định tính phản ánh tìnhhình tài chính của doanh nghiệp và tình hình kinh doanh của khách hàngnhư:

Trên cơ sở các tài liệu và số liệu thực tế thu thập từ hồ sơ kinh tế, hồ

sơ vay vốn và qua các thông tin khác, cán bộ thẩm định sẽ tờ trình thẩmđịnh và chịu trách nhiệm về nội dung trong tờ trình thẩm định của mình Nộidung của tờ trình phải mạch lạc rõ ràng, thể hiện rõ quan điểm, ý kiến củacán bộ thẩm định về hồ sơ vay này có khả thi hay không, xác định mức độrủi ro nếu có để đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro và các biện pháp đảmbảo khác để thu hồi nợ vay an toàn

Trong cuộc họp ban tín dụng, cán bộ thẩm định phụ trách hồ sơ vaytrình toàn bộ giấy tờ liên quan và tờ trình thẩm định có nêu rõ ý kiến củamình về việc khách hàng có đủ khả năng trả nợ hay không, đề xuất mứccho vay, thời gian trả nợ, lãi suất cho vay… cho thư ký phiên họp để trìnhcho trưởng ban tín dụng

o Bước 3: XÉT DUYỆT CHO VAY

Sau khi cán bộ thẩm định trình toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định,ban Giám đốc sẽ tiến hành xem xét có cho vay hay không Khi quyết địnhcho vay, Ngân hàng cần chú ý tới hạn mức cho vay đối với khách hàngkhông vược quá 15% vốn tự có và quỹ dự trữ chủa Ngân hàng và khôngvượt quá 60% tài sản thế chấp do Ngân hàng quy định giá

Nếu khoản vay của Ngân hàng vượt quá phán quyết của Giám đốc chinhánh thì Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định thôngqua hội đồng tín dụng cơ sở và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số

Trang 36

liệu và kết quả thẩm định, gửi tồn bộ lên ACB Hội Sở để tiến hành lại tínhkhả thi và cơ pháp lý của dự án Sau khi Tổng Giám Đốc ra quyết định, Hội

Sở sẽ gửi lại cho chi nhánh để làm thủ tục cơng chứng (nếu Tổng GiámĐốc đồng ý cho vay) hoặc làm biên bản từ chối và trả lại hồ sơ cho kháchhàng (nếu Tổng Giám Đốc từ chối)

o Bước 4: CƠNG CHỨNG VÀ ĐĂNG KÝ

Khi đã hồn tất các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và cơngchứng các giấy tờ liên quan, khách hàng gửi lại cho cán bộ pháp lý để kiểmtra lại tính pháp lý cả về nội dung lẫn hình thức, cả con dấu, chữ ký củanhững người liên quan, ngày tháng và các số liệu phải ăn khớp với nhau,tiến hành hợp đồng tín dụng Sau khi kiểm tra xong nếu đã đúng và đầy đủthì tiến hành chuyển hồ sơ cho bên bộ phận tiếp xúc khách hàng (LoanCSR) để ký hợp đồng tín dụng

o Bước 5: GIẢI NGÂN

Tới đây, nhân viên Loan CSR xem lại tồn bộ hồ sơ lần nữa và tiếnhành giải ngân cho khách hàng Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và các giấy

tờ liên quan để giải ngân một lần hoặc nhiều lần cho khách hàng, trong quátrình giải ngân phải chú ý thời gian cho rút vốn, số tiền rút vốn từng lần phảiphù hợp với tỷ lệ cho vay của Ngân hàng, các lần rút vốn sau cán bộ tínhdụng cần kiểm tra tình hình sử dụng vốn cuả khách hàng để đảm bảo vốnvay được sử dụng đúng mục đích

o Bước 6: KIỂM TRA VIỆC SỬ DỤNG VỐN VAY

Ngân hàng sau khi cho vay phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay vàquá trình trả vốn và lãi của khách hàng nhận tiền cho đến khi thu hồi hếtvốn gốc và lãi cũng như việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợpđồng tín dụng Cụ thể cán bộ tín dụng cần kiểm tra các nội dung:

Trang 37

- Đối chiếu dư nợ cho vay của hợp đồng tín dụng với giá trị hình thành từvốn vay.

- Kiểm tra tình trạng xây dựng dự án, tiến độ thi công, thời gian hoàn công,giá trị thực hiện

- Định kỳ đối chiếu số liệu trên hợp đồng tín dụng với số liệu kế toán và sốliệu của khách hàng xem có đúng không: số tiền cho vay, số tiền trả nợhàng tháng (hàng quý), dư nợ còn lại

Cán bộ tín dụng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại đơn vị khách hàngtheo nội dung phương án và điều khoản hợp đồng đã ký Mỗi lần kiểm tra,cán bộ tín dụng phải lập biên bản kiểm tra và nêu ý kiến về tình trạng cuảkhách hàng tại thời điểm đó, các biên bản kiểm tra phải được lưu trong hồ

sơ vay vốn của khách hàng

Nếu khách hàng có những biểu hiện không tốt như sử dụng vốn vaysai mục đích, tài sản thế chấp bị giảm giá so với thẩm định ban đầu thìNgân hàng có biện pháp xử lý tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng

o Bước 7: THU HỒI NỢ GỐC VÀ LÃI

Trước ngày trả nợ khoảng 10 ngày, Ngân hàng sẽ gửi thư thông báotrước cho khách hàng, nội dung thông báo ghi rõ ngày, số hợp đồng tíndụng, số dư nợ còn lại, số tài khoản… Nợ gốc được hoàn trả theo kỳ hạntrả nợ hàng tháng hoặc hàng quý, ACB có quyền quyết định loại kỳ hạn trả

nợ và thông báo cho bên vay Nếu ACB không thông báo, bên vay phải trả

nợ hàng quý Sau 1 tháng/ 1 quý tương ứng với kỳ hạn hàng tháng/ hàngquý, kể từ ngày nhận tiền vay lần đầu đến khi kết thúc thời gian ân hạn, bênvay phải thực hiện trả nợ gốc, trong trường hợp thay đổi hoặc trong trườnghợp khác, bên vay và ACB có thể ký kết lịch trả nợ riêng và đính kèm theohợp đồng tín dụng

Trường hợp trả nợ trước hạn, các bên phải có thỏa thuận, nếu cácbên thỏa thuận không được mà bên vay vẫn muốn trả nợ trước hạn thi bênvay phải chịu lãi trả trước hạn theo quy chế cho vay của ACB

Đối với kỳ hạn trả góp hàng tháng: sau 1 tháng, kể từ ngày nhận tiền vaylần đầu, tiền lãi được trả hàng tháng Ngày trả lãi vay trùng với ngày bênvay nhận tiền vay lần đầu

Trang 38

Bên vay bằng loại tiền nào thì trả nợ bằng loại tiền đó Các bên cóthể thỏa thuận trả nợ bằng loại tiền khác với loại tiền vay, tỉ giá quy đổi thựchiện trong trường hợp này được thực hiện như sau:

 Khỏan tiền vay bằng đồng Việt Nam, trả nợ bằng ngoạitệ/vàng thì quy đổi theo giá ngoại tệ/ vàng do ACB công

bố tại thời điểm trả nợ

 Khoản tiền vay là ngoại tệ/ vàng, trả nợ bằng đồng ViệtNam thì quy đổi theo giá mua ngoại tệ/ vàng do ACBcông bố tại thời điểm trả nợ

Tiền vay là ngoại tệ, trả nợ bằng loại ngoại tệ khác thì quy đổi theothỏa thuận

Trường hợp ngày phải trả nợ rơi vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ haybất kỳ ngày nào mà ACB không làm việc thì ngày hôm sau sẽ là ngày đếnhạn trả nợ và lãi vẫn tính đến ngày thực trả Việc thu nợ thực hiện theo thứtự: phí/ các khoản phải trả khác, lãi quá hạn, lãi trong hạn, nợ gốc

o Bước 8: GIA HẠN NỢ, ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN NỢ

Trước khi khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ nhưng vì một sốnguyên nhân khách quan ngoài phạm vi quản lý điều hành của khách hàng

mà khách hàng không thể trả nợ theo đúng thời gian trong hợp đồng thìkhách hàng phải liên hệ với Ngân hàng để trình bày và làm giấy đề nghị giahạn nợ hoặc giấy điều chỉnh kỳ hạn nợ để Ngân hàng xem xét cho gia hạn,điều chỉnh kỳ hạn

- Đối với các món nợ quá 10 ngày mà khách hàng không trả nợ và không

có công văn trả lời cho Ngân hàng nguyên nhân việc chậm trả thì ACB sẽchuyển món nợ đó sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất sau:

- Đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà bên vay không trả nợ đúng hạn thì

áp dụng mức lãi suất trong hạn;

- Đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn;

- Sau 30 ngày kể từ ngày ACB thông báo thu hồi nợ trước hạn mà bên vayvẫn không trả đủ nợ vay (bao gồm: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, phí

và các khoản phải trả khác), toàn bộ số dư nợ bị chuyển sang nợ quá hạnvới lãi suất quá hạn tính trên toàn bộ số dư nợ gốc đó Sau khi chuyển nợ

Ngày đăng: 04/10/2012, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Hoạt động huy động vốn dưới hình thức tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân , hộ gia đình trong nền kinh tế. - Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu –chi nhánh sài gòn..doc
o ạt động huy động vốn dưới hình thức tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân , hộ gia đình trong nền kinh tế (Trang 26)
2.6.Thực trạng tình hình huy động vốn của ACB-SG. - Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu –chi nhánh sài gòn..doc
2.6. Thực trạng tình hình huy động vốn của ACB-SG (Trang 52)
Biểu đồ về tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay - Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng á châu –chi nhánh sài gòn..doc
i ểu đồ về tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w