Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngânhàng nói chung và HĐTD ngân hàng nói riêng ở n
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận
Ngày nay, cùng với sự vươn mình trỗi dậy của mình trên con đường hội nhậpnền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được những bước tiến đángmừng kể từ sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tếWTO Sự hội nhập này đã, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những
cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.Song đứng trước thời cơ, vận hội này cũng đặt ra không ít những thách thức cho cácdoanh nghiệp bởi họ đang phải cạnh tranh gay gắt với nhau và với các doanh nghiệpnước ngoài Ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm chịu nhiều ảnhhưởng nhất
Trong các hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống manglại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhữngrủi ro vô cùng to lớn, thậm chí có thể gây sụp đổ hệ thống ngân hàng tác độngnghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn
ra sâu rộng ở Việt Nam thì nguy cơ rủi ro tín dụng ngày càng cao Hơn nữa, cuộckhủng hoảng tín dụng ở Mỹ, một số nước Châu Âu, Nhật Bản là một bài học đắtgiá cho Việt Nam trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi
ro Điều đó đã và đang đặt ra cho chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiệnhơn nữa pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về HĐTD nói riêng đặc biệt
về thực hiện, giao kết HĐTD nói riêng vẫn còn nhiều bất cập
Trang 2Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hàigiữa quy phạm pháp luật quốc gia với các quy phạm pháp luật quốc tế, giữa quyđịnh của pháp luật về HĐTD ngân hàng với các cam kết WTO về ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những ngânhàng quốc doanh đứng đầu cả nước về quy mô với mạng lưới mạng lưới chi nhánhtrải đều khắp đất nước cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng,trong đó có BIDV chi nhánh Phủ Diễn Tuy mới thành lập được 10 năm còn gặp rấtnhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nhưng BIDV Phủ Diễn đã cố gắngvượt qua và đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển củangân hàng TMCP Đầut tư và phát triển Việt Nam, của tỉnh Nghệ An và của toànnền kinh tế
Trước những vấn đề đặt ra như vậy, em quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” để nghiên cứu Hi vọng rằng với
những nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề bất cập trong việc giaokết và thực hiện hợp đồng tín dụng
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngânhàng nói chung và HĐTD ngân hàng nói riêng ở những khía cạnh khác nhau như:
- “Bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng và những vướng mắc khi tín dụng hợp đồng bảo đảm” – Phạm Văn Đàm – Nhà nước và Pháp luật Viện Nhà nước và
Pháp luật – Số 24/2013 Bài viết tập trung chủ yếu vào các biện pháp bảo đảm thựchiện HĐTD ở các ngân hàng thương mại như cầm cố, thế chấp Bên cạnh đó, bàiviết còn nêu lên một số vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật khi sử dụngcác biện pháp bảo đảm cho HĐTD
- “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng” – Hoàng Quỳnh Chi – Kiểm sát Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, số 4/2002 Bài viết đã đề cập đến nhũng quy định củapháp luật về chủ thể, đối tượng, vấn đề giao kết và thực hiện HĐTD, thời hiệu khởikiện vụ án kinh tế về tranh chấp HĐTD của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Trang 3- “Các biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng” – Phạm
Văn Đàm – Dân chủ và Pháp luật Bộ Tư pháp, số 11/2011 Bài viết trình bày kháiniệm, bản chất và đặc điểm sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm thựchiện HĐTD Đối với các khoản tiền vay bằng tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: tổ chức, đoàn thể chínhtrị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình có thể bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đìnhnghèo vay một khoản tiền nhỏ tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng để sản xuất,kinh doanh, làm dịch vụ
- “Vận dụng quy định của pháp luật về lãi suất để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án” – Lương Khải An – Tạp chí Kiểm sát, số
12/2012 Bài viết chỉ ra việc vận dụng các quy định về lãi suất quá hạn, lãi suất chậmthi hành án vẫn còn những quan điểm khác nhau; bên cạnh đó, hướng dẫn của ngànhNgân hàng còn chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấptrên; các cơ quan liên ngành cũng chưa kịp thời phối kết hợp để cùng giải quyết vướngmắc nên việc giải quyểt tranh chấp còn thiếu thống nhất, chưa thỏa đáng
- “Bàn về chủ thể của luật dân sự qua quy định về bảo hiểm tiền gửi của cá nhân ở các tổ chức tín dụng” – Đinh Dũng Sỹ – Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
02/2005 Tác giả đã nêu lên cái nhìn tổng quát về các chủ thể được quy định cònchung chung, chưa rõ ràng trong Bộ luật dân sự 2005 gây ra không ít khó khăn,phức tạp trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các cá nhân ởcác tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã đi sâu phân tích thực trạngvấn đề pháp lý về bảo đảm thực hiện HĐTD và những bất cập đang gặp phải, đưa rađịnh hướng cho sự phát triển của các ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế ViệtNam nói chung Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ nghiên cứu hoạt động tíndụng ở một số khía cạnh, lĩnh vực pháp lý, biện pháp bảo đảm mà chưa luận giảimột cách đầy đủ có hệ thống pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD Chính vìvậy, trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình khoa học đi trứơc, tác giả sẽtiến hành nghiên cứu và phát triển những kiến thức chắt lọc được về vấn đề giao kết
và thực hiện HĐTD trong đề tài nghiên cứu của mình
Trang 43 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Hoạt động của các tổ chức tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế quốc dân, có tác động đến tất cả các ngành trong nền kinh tế, nó giúpquá trình lưu thông vốn được diễn ra thuận lợi hơn, đẩy mạng sản xuất HĐTDngoài việc mang lại những lợi ích tích cực cho các chủ thể tham gia mà còn tạo điềukiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội Xuất phát từ tầm quan trọng củaHĐTD ở Việt Nam và thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam
nên em lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” với
mong muốn được tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về giao kết và thựchiện HĐTD, thực tiễn thực hiện các HĐTD tại các tổ chức tín dụng là ngân hàngthương mại cổ phần Từ những nghiên cứu hết sức khách quan sẽ đưa ra một sốquan điểm cá nhân về phương hướng sửa đổi cũng như đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh HĐTD tại BIDV Phủ Diễn Bài khóa luận chỉtập trung nghiên cứu về chủ thể, vấn đề giao kết và thực hiện HĐTD và đánh giáthực tiễn thực hiện HĐTD tại BIDV chi nhánh Phủ Diễn
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành về giao kết và thực hiện HĐTD, cụ thể là thực tiễn áp dụng pháp luật về giaokết và thực hiện HĐTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chinhánh Phủ Diễn
Đồng thời, qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật pháp luật điều chỉnhHĐTD, đề tài sẽ chỉ ra một số vấn đề bất cập còn tồn đọng Từ đó, tác giả đề xuấtmột số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiệnHĐTD, nâng cao hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng pháp luật về hoạt độngtín dụng vào thực tiễn tại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Thứ nhất là, nghiên cứu được một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơbản pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD
Trang 5Thứ hai là, phân tích được thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng phápluật về giao kết và thực hiện HĐTD ở nước ta hiện nay, đặc biệt là tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn.
Thứ ba là, đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý vềgiao kết và thực hiện HĐTD đối để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ởnước ta nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánhPhủ Diễn nói riêng
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về HĐTD ngân hàng có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội dungphức tạp, bao hàm nhiều lĩnh vực pháp luật như dân sự, hành chính, hình sự… Do
đó, để nghiên cứu một cách toàn diện thì đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu rất nhiều kiếnthức có liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau Vì vậy, với việc nghiên cứu dừnglại ở mức đề tài khóa luận tốt nghiệp cấp trường, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nộidung nghiên cứu là pháp luật về HĐTD với hai nội dung chính là giao kết và thựchiện HĐTD tại ngân hàng
Về thời gian: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về giao kết và thực hiệnHĐTD trên cơ sơ pháp luật từ năm 2010 đến nay và nghiên cứu việc thực hiện hoạtđộng tín dụng tại Ngân hàng, cụ thể là: Bộ luật dân sự 2015, Luật các TCTD 2010
và một số văn bản quy phạm pháp luật khác Tuy Bộ luật dân sự 2015 chưa có hiệulực tại thời điểm hiện tại nhưng tác giả đã sử dụng nó cho khóa luận để bài viết cótính cập nhật, phục vụ cho mục đích nghiên cứu học thuật phù hợp hơn
Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ thực trạng thực hiện HĐTD tạiBIDV chi nhánh Phủ Diễn, từ đó đưa ra những định hướng góp phần hoàn thiện vấn
đề này đối với các ngân hàng tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, tác giả dựa trên cơ sởphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đểtìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tế áp dụng Bài luận văn sửdụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như:
Trang 6- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
cơ bản về hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nhằm nắm bắt được những khókhăn, vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực tiễn hoạt động giao kết
và thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chinhánh Phủ Diễn
Sự kết hợp các phương pháp định tính là nền tảng cho cái nhìn khách quannhất, đồng thời sẽ có những nhận xét, đánh giá xác thực và đề ra những phươnghướng hoàn thiện có tính khả thi
Ngoài ra, việc thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu được cung cấp bởiđơn vị thực tập – BIDV chi nhánh Phủ Diễn cũng góp phần hoàn thành và làm rõhơn mục đích nghiên cứu Thêm nữa để có cái nhìn toàn diện, khách quan, đa chiềuhơn về vấn đề nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu thông qua sách báo,tạp chí và internet
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kếtcấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng tín dụng và thực tiễn
thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện
hợp đồng tín dụng
Trang 7CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng
1.1.1 Định nghĩa hợp đồng tín dụng
Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luậtViệt Nam, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằmđáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường đều liên quan đến hợp đồng Chính vìvậy, các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 liên quan đến hợp đồng dân sự nóichung chiếm một phần không nhỏ Mục đích của pháp luật về hợp đồng nhằm bảo
vệ quyền tự do ý chí của các bên
Hợp đồng hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên vềmột vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt cácquyền hay nghĩa vụ của các bên đó Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về
hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau.” (Điều
385, Bộ luật dân sự 2015)
Tín dụng là một từ Hán-Việt có nghĩa gốc là “tin dùng” sử dụng với sự tínnhiệm, dần dần từ này được sử dụng với nghĩa là giao vốn, tài sản trên cơ sở của sựtín nhiệm Về bản chất, tín dụng là quan hệ kinh tế trong đó một chủ thể thỏa thuận
đẻ các chủ thể khác được sử dụng một số vốn của mình (dưới hình thức tiền tệ hoặchàng hóa) trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả dựa trên
Từ đó ta có thể hiểu khái niệm “Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng vănbản giữa TCTD (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằmxác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo
Trang 8đó TCTD (bên cho vay) chuyển giao một khoản vốn tiền tệ cho khách hàng (bênvay) sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện khách hàng sẽ hoàn trảkhoản tiền đó (tiền gốc) và lãi vay sau một thời gian nhất định”.
Trong quan hệ tín dụng, trước khi giải ngân thì thế mạnh hoàn toàn thuộc vềTCTD và TCTD là người quyết định có hay không cho vay Dấu ấn vẫn đang hiệnhữu trong Luật các TCTD năm 2010 để chỉ quá trình chuẩn bị giao kết hợp đồng, đó
là những cụm từ “cấp tín dụng” và “xét duyệt cấp tín dụng” hay là “yêu cầu kháchhàng cung cấp tài liệu chứng minh” tính khả thi của phương án vay vốn và khả năngtrả nợ Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện hợp đồng, tức là sau khi TCTD giải ngân,thì xu thế lại hoàn toàn đảo ngược Khi ấy, bên vay là người nắm vai trò chủ độngtrong việc trả nợ Mặc dù TCTD có khá nhiều quyền chi phối theo quy định củapháp luật về HĐTD, nhưng vẫn trở thành bên thụ động
Hợp đồng tín dụng có vai trò không nhỏ trong nền kinh tế lẫn hệ thống ngânhàng, vì thế việc xây dựng chế định pháp lý chặt chẽ cho HĐTD là vấn đề khôngchỉ ở Việt Nam mà còn được nhiều nước quan tâm
1.1.2.1 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng mang khá đầy đủ bản chất của hợp đồng vay tài sản theoquy định tại điều 463 BLDS 2015 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa cácbên, theo đó bên vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải trả chobên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chi trả lãi nếu có thỏathuận hoặc pháp luật có quy định” Ngoài ra, HĐTD còn có một số đặc trưng riêngbiệt sau:
Thứ nhất là, một bên chủ thể của HĐTD luôn là TCTD.
TCTD muốn thực hiện hoạt động cho vay phải hội đủ các điều kiện về thànhlập, vốn pháp định, có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y và có đại diệnhợp pháp khi tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật Những điềukiện trên đây không những góp phần hạn chế, loại trừ những TCTD không đủ tiêuchuẩn kinh doanh trên thị trường tài chính mà còn góp phần lành mạnh hóa cácquan hệ tín dụng Ngoài ra, khi TCTD hội đủ các điều kiện trên sẽ góp phần bảo vệlợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, là căn cứ để các thẩm phán, các trọng tài viên tiếnhành thẩm định và đánh giá vấn đề hiệu lực của HĐTD
Trang 9Để thực hiện hoạt động cho vay, TCTD phải tiến hành ký kết hợp đồng nhằmxác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên Trong HĐTD, TCTD luôn tham gia ký kếtvới tư cách là chủ thể cho vay nhằm phân phối lại nguồn vốn đã huy động từ tổchức và cá nhân khác trong xã hội Với tư cách là chủ thể cho vay, TCTD phải thẩmđịnh được phương án vay vốn, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay Điều này là
vô cùng cần thiết vì nó có khả nẳng hoàn trả nợ vay của bên đi vay Các TCTDtham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng chủ yếu để thực hiện chức năng kinhdoanh tiền tệ vào mục tiêu lợi nhuận, trừ trường hợp các TCTD chính sách thựchiện hoạt động tín dụng vì mục đích xã hội là chính
Thứ hai là, HĐTD phải luôn được ký kết dưới hình thức văn bản.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay, vì vậy,
để cho vay lại ngân hàng phải có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn tín dụng của mình
Để thực hiện điều này thì quyền và nghĩa vụ của các bên (TCTD và bên đi vay) phải cụthể Pháp luật quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng phảithỏa thuận bằng văn bản các quyền và nghĩa vụ của mình Thực ra quy định này nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên Bởi vì HĐTD là cơ sở pháp lý cho việcgiải quyết tranh các chấp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
HĐTD được ký kết dưới các hình thức pháp lý là văn bản bao gồm cả vănbản viết và văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu Ngôn ngữ, văn phạm khisoạn thảo HĐTD phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, dứt khoát, đầy đủ Dù HĐTD
ký kết dưới hình thức nào trên đây đều có giá trị pháp lý ngang nhau và đều là chứng cứtrong quá trình giao dịch (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 11, 12, 13Luật Giao dịch điện tử năm 2005) Và tại Điều 17 quy định về HĐTD tại Quyết định1627/2001/QĐ-NHNN ban hành về quy chế cho vay giữa TCTD đối với khách hàng cóhiệu lực ngày 01 tháng 02 năm 2002 cũng nêu rõ “Việc cho vay của TCTD và kháchhàng vay phải được lập thành HĐTD” Thông qua những quy định trên cho thấy HĐTDphải đáp ứng về quy định về hình thức là hợp đồng phải lập thành văn bản, đây là mộttrong những điều kiện có hiệu lực của HĐTD
Thường HĐTD là hợp đồng mẫu do các tổ chức tín dụng soạn thảo dựa trênquy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng Các điềukhoản cụ thể trong HĐTD phải đảm bảo xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên
Trang 10cho vay và bên đi vay Khi các bên thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ củamình trong hợp đồng thì các bên phải thực hiện đúng các điều mà mình đã cam kết.Nếu một trong hai bên vi phạm cam kết gây thiệt hại cho bên kia, họ phải có tráchnhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì HĐTD là
cơ sở để quy trách nhiệm cho các bên
Thứ ba là, đối tượng của HĐTD là vốn tiền tệ.
Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ.Đối tượng này có thể tồn tại ở vật hiện hữu là tiền mặt hoặc bút tệ Đây là đặc điểmrất quan trọng trong quan hệ cho vay đối với ngân hàng Chính đặc điểm này đãgiúp cho hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của TCTD và trởthanh một hình thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường Từ vốn tiền tệ,bên đi vay họ có thể thỏa mãn bất kì nhu cầu nào của họ kể cả số lượng vốn vay vàmục đích vay vốn Cũng cần lưu ý rằng, bên cho vay là công ty cho thuê tài chínhnhưng đối tượng của nó là tài sản thì đây chính là quan hệ cho thuê tài chính (chứkhông phải là hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật) và các bên phải kýhợp đồng thuê mua tài chính Như vậy, yếu tố đối tượng vốn tiền tệ là một đặc điểmkhông thể thiếu được của HĐTD
Thứ tư là, HĐTD luôn nhằm mục đích sinh lợi.
Tính chất sinh lợi của HĐTD luôn được biểu hiện qua tỷ số chênh lệch giữalãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của TCTD Lãi suất cho vay luôn cao hơnlãi suất huy động vốn và sự chênh lệch này luôn phụ thuộc vào cung cầu về vốn trênthị trường tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, hiện nay mức lãi suất trong HĐTDngân hàng do các bên thỏa thuận Ngân hàng hoạt động theo các quy định của Luậtcác tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan nên mục đích tìmkiếm lợi nhuận không chỉ là điều tất yếu mà còn là động lực giúp TCTD duy trì hoạtđộng kinh doanh của mình Khách hàng càng nhiều, hợp đồng càng tăng thì lợinhuận của TCTD càng sinh sôi, phát triển Vì vậy, vận mệnh của TCTD luôn gắnvới khả năng tạo ra giá trị thặng dư của đồng tiền thông qua việc huy động vốn và
kí kết HĐTD Trong trường hợp này, trừ trường hợp các ngân hàng chính sách thựchiện hoạt động tín dụng vì mục đích xã hội là chính
Trang 11Thứ năm là, HĐTD có độ rủi ro cao.
Tính rủi ro của HĐTD xuất phát từ đặc thù của nó, theo đó bên cho vay chỉ
có thể nhận lại được số tiền đã cho vay cùng lãi suất sau một khoảng thời gian nhấtđịnh, thời gian càng dài thì độ rủi ro càng lớn
Ngoài ra, nó còn thể hiện ở chỗ rủi ro của HĐTD mang tính dây chuyền.Việc không thu hồi vốn vay của TCTD không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh của ngân hàng mà còn cả lợi ích của người gửi tiền Bởi lẽ, khác với các hợpđồng cho vay thông thường, bên cho vay dùng tiền thuộc sở hữu của mình để chovay thì trong HĐTD các ngân hàng chủ yếu dùng tiền từ nguồn vốn huy động từ các
tổ chức, cá nhân Do đó, nếu khoản cho vay không thu hồi được vốn, ngân hàng sẽ
có nguy cơ mất khả năng chi trả cho người gửi, đe dọa đến sự sống còn của ngânhàng, tác động dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế
Thứ sáu là, HĐTD là hợp đồng ưng thuận.
Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng là điểm mốc thời gianlàm phát sinh quyền đồng thời cũng là cơ sở để phân định nghĩa vụ của các bên khi
có tiền vay hoặc rủi ro xảy ra Thông thường các bên trong HĐTD sẽ ghi rõ thờigian mà hợp đồng có hiệu lực, trong trường hợp này nó là hợp đồng ưng thuận vàchúng ta không có gì để bàn luận về thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của HĐTDngân hàng HĐTD có thể được công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏathuận của các bên Trong HĐTD cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối ứng Cụthể là, TCTD có nghĩa vụ giải ngân theo đúng thỏa thuận, được quyền giám sát việc
sử dụng vốn vay của khách hàng, quyền yêu cầu khách hàng trả tiền đúng thờihạn… Bên khách hàng có quyền yêu cầu TCTD giải ngân như đã cam kết, có nghĩa
vụ sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn
1.1.2.2 Phân loại hợp đồng tín dụng
Với tính cách là hình thức của quan hệ tín dụng, tương ứng với mỗi loại tíndụng là một hình thức của HĐTD Đối với HĐTD ngân hàng, tùy theo từng tiêu chí
mà HĐTD ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau
Căn cứ vào thời hạn vay vốn có:
- HĐTD ngắn hạn: là loại hợp đồng được ký kết giữa TCTD và khách hàng
mà có thời hạn vay vốn dưới một năm
Trang 12- HĐTD trung hạn: là loại hợp đồng được ký kết giữa TCTD và khách hàng
mà có thời hạn vay vốn từ 12 tháng đến 60 tháng (khoản 2 Điều 8 Quyết định1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay)
- HĐTD dài hạn: là loại hợp đồng được ký kết giữa TCTD và khách hàng mà
có thời hạn vay vốn trên 60 tháng nhưng thời hạn này không được quá thời hạn hoạtdộng còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhânViệt Nam và nước ngoài
Căn cứ vào mục đích vay vốn có:
- HĐTD có mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ: là loại hợp đồng theo đóbên đi vay vốn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thường cógiá trị lớn
- Hợp đồng có mục đích tiêu dùng, học tập: là loại HĐTD trong đó vốn đượcvay nhằm giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hoặc mục đích học tập vàthường có giá tị nhỏ
Căn cứ vào mức độ đảm bảo khoản vay có:
- HĐTD có bảo đảm bằng tài sản: là loại hợp đồng mà trong đó các khoảnvay được đảm bảo bằng tài sản của bên đi vay hoặc tài sản của bên thứ ba trả nợthay Trên thực tế thì phần lớn các hợp đồng tồn tại dưới dạng này bởi lẽ bảo toànvốn vay là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của TCTD
- HĐTD không có bảo đảm bằng tài sản: là loại hợp dồng tín dụng mà trong
đó các khoản vay của khách hàng không được đảm bảo trả nợ bằng bất kỳ một tàisản nào hoặc bất kỳ một sự bảo đảm trả nợ nào của bên thứ ba
Với sự phát triển của nền kinh tế thì trường, với xu thế hội nhập quốc tế thìHĐTD ngân hàng có thể sẽ còn được chia làm nhiều loại khác nhau Do đó, sự phânloại HĐTD ngân hàng trên chỉ mang tính tương đối
1.2 Cơ sở pháp lý và nội dung của pháp luật điều chỉnh HĐTD
1.2.1 Cơ sở pháp lý
Ý nghĩa thực tiễn pháp luật điều chỉnh HĐTD
Ngân hàng được coi là một trong những đơn vị quan trọng nhất trong hệthống các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta là thànhviên của rất nhiều các tổ chức kinh tế thế giới, yêu cầu cần thay đổi để bắt kịp với
Trang 13các nước trong cùng khối cộng đồng là vô cùng quan trọng Để làm được điều đó thìnguồn tài chính của ta cần phải đủ mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của các thành phầnkinh tế cũng như tiến triển theo đúng định hướng của Nhà nước Nền kinh tế khôngngừng phát triển, các khối doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ như trước đây hoạtđộng có phần không linh hoạt theo xu hướng chung, tất yếu trở thành một gánhnặng cho toàn ngành Vì thế mà cổ phần hóa các tập đoàn Nhà nước, khuyến khíchcác tổ chức tư nhân hoạt động là một trong số những phương án hữu hiệu mà Nhànước ta đang thực hiện Nhằm phối hợp nhịp nhàng giữa nguồn cung và cầu vốn thìđiều kiện cần là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của
hệ thống tài chính quốc gia cần được hoàn thiện và thực sự là bước tạo đà cho cáckhối ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là các văn bản điều chỉnh những quan hệ củacác tổ chức tín dụng, nhất là các Ngân hàng thương mại cổ phần Mọi hoạt động của
tổ chức tín dụng đều có thể gây ra ảnh hưởng tới toàn thể nền kinh tế-xã hội Do đó
mà quá trình quản lý các hoạt dộng tín dụng của tổ chức đó được Nhà nước ta đặcbiệt quan tâm chú trọng Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảmbảo khối ngành có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ ngành kinh tế quốc dân được hoạtđộng theo đúng nguồn lực mà nó có, đồng thời định hướng cho sự phát triển củachính các tổ chức tín dụng
Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam vẫn là mộthoạt động còn tương đối mới, thị trường còn rất nhiều tiềm năng Để hỗ trợ, đảmbảo tính công bằng, tăng tính cạnh tranh, tạo tính cạnh tranh cho ngành thì điều cầnthiết là phải có khung pháp lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra.Không chỉ dừng lại ở hiện tại hoạt động của khối ngành mũi nhọn trong nền kinh tếkhông ngừng thay đổi và lớn mạnh đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện những quy địnhcủa pháp luật để ngành thực sự có được sự hỗ trợ tốt nhất trong tiến trình hội nhập
và phát triển
Nguồn luật điều chỉnh HĐTD
HĐTD là một loại hợp đồng đặc thù không chỉ mang đặc trưng của hợp đồngdân sự nói chung mà nội dung của nó còn phải phù hợp với những quy định về chovay tài sản Những quy định của pháp luật điều chỉnh HĐTD được thể hiện cụ thể
và chi tiết trong các văn bản pháp luật sau:
Trang 14Thứ nhất là, Bộ luật Dân sự 2015 được coi là luật gốc quy định các vấn đề
chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệhợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tựchịu trách nhiệm Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng trong BLDS năm
2015, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luậtchuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mốiquan hệ trong lĩnh vực đó, ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoátrong Luật thương mại, hợp đồng bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm
Thứ hai là, Luật các TCTD năm 2010 quy định về việc thành lập, tổ chức,
hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể TCTD; việc thành lập, tổ chức,hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
Ngoài BLDS 2015 và Luật các TCTD 2010, các văn bản pháp luật hướngdẫn thi hành HĐTD còn có:
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định về Chế độtài chính đối với TCTD, chi nhành ngân hàng nước ngoài
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạtđộng của Công ty Quản lý tài sản của TCTD
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định về Chế độtài chính đối với TCTD, chi nhành ngân hàng nước ngoài
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạtđộng của Công ty Quản lý tài sản của TCTD
1.2.2 Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng
1.2.2.1 Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng
Thứ nhất là, quy định của pháp luật về chủ thể của HĐTD
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đề nghị giao kết HĐTD
Bên nhận đề nghị giao kết HĐTD luôn là TCTD, được thành lập và hoạtđộng theo Luật các TCTD 2010 và các pháp luật liên quan, có chức năng hoạt động,
Trang 15kinh doanh tín dụng, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội Mức vốn pháp địnhcủa các TCTD như sau:
- Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 3000 tỷ đồng
- Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5000 tỷ đồng
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng
- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng
(Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mụcmức vốn pháp định đối với các TCTD thành lập và hoạt động tại Việt Nam củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25/11/2013)
Bên nhận đề nghị giao kết có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệuchứng minh dự án, phương án vay vốn khả thi, khả năng tài chính của mình vàngười bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; từ chối yêu cầu vay vốn của kháchhàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn; dự án, phương án vay vốn không cóhiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủnguồn vốn để cho vay; kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả
nợ của khách hàng; chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạnkhi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm HĐTD; khởi kiệnkhách hàng vi phạm HĐTD hoặc khởi kiện bên thứ ba cầm cố, thế chấp, bảo lãnhtheo quy định của pháp luật; khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếucác bên không có thoả thuận khác thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiềnvay theo sự thoả thuận trong HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theoquy định của pháp luật hoặc yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố, thếchấp, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn; miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định củangân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ theo quy định; mua bán nợ, đảo nợ,khoanh nợ, xoá nợ và cơ cấu lại nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn củaNHNN Việt Nam
Bên nhận đề nghị giao kết HĐTD có nghĩa vụ giải ngân cho bên vay theođúng thoả thuận trong HĐTD; thực hiện đúng các thoả thuận trong HĐTD; lưu giữ
hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật Trong số các nghĩa vụ của bên
Trang 16cho vay, thì nghĩa vụ giải ngân là quan trọng nhất Nếu nghĩa vụ này không đượcthực hiện, thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ khác của hai bên.
Quyền và nghĩa vụ của bên đề nghị giao kết HĐTD
Bên đề nghị giao kết (bên đi vay) bao gồm 3 nhóm khách hàng:
- Pháp nhân: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữuhạn(01 thành viên; từ 02-50 thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác
- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân
- Cả pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Bên đề nghị giao kết hợp đồng (bên đi vay) phải thỏa mãn các điều kiện liênquan đến năng lực chủ thể, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán khoản vay
Về điều kiện năng lực chủ thể:
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam phải có nănglực pháp luật dân sự; cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực phápluật và năng lực hành vi dân sự; đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, thành viên hợpdanh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước màpháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài
đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các vănbản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định
Về điều kiện mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp:
Về nguyên tắc, bên vay vốn được sử dụng vốn vay vào bất kỳ mục đích nào,nếu không bị pháp luật cấm Tuy nhiên, có những trường hợp không bị pháp luậtcấm, như việc vay vốn để trả nợ ngân hàng khác hoặc trả nợ chính ngân hàng vay,nhưng lại rất khó được chấp nhận, vì nó được coi như một hoạt động đảo nợ Trướcđây, việc đảo nợ bị cấm, sau đó được quy định trong Luật các TCTD 2010 là “Việcđảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ” (khoản 2 Điều 95) Tuy nhiên
từ năm 1997 đến nay, vẫn không có văn bản nào của Chính phủ hay NHNN giảithích về nội dung này
Trang 17Đối với vay vốn dân sự hoặc thương mại thông thường, thì hầu như bên chovay không quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay, trong khi đối với HĐTD thì lại
là một trong điều kiện quan trọng nhất
Trong cả thời hạn vay vốn, nếu bên vay sử dụng vốn vay không đúng mụcđích đã thỏa thuận, thì ngân hàng lập tức được quyền chấm dứt hợp đồng, phạt viphạm và thu hồi nợ trước hạn Đó luôn là quy định của pháp luật, cũng đồng thời làđiều quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong nghiệp vụ xét duyệt và quản lý cáckhoản vay Để bảo đảm được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và việc trả nợđúng hạn, ngân hàng được quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay vàtrả nợ Đây cũng là điều hầu như không xuất hiện trong các hợp đồng vay vốn trongcác quan hệ giữa cá nhân và các doanh nghiệp
Để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ của bênvay, Luật các TCTD 2010 quy định, ngân hàng có trách nhiệm và có quyền kiểmtra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của bên vay (khoản 3Điều 94)
Về điều kiện khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
- Cơ sở xác định khả năng tài chính: báo cáo tài chính có kiểm toán, vốn tự có
- Trách nhiệm cung cấp các thông tin về tình hình và năng lực tài chính.Bên đề nghị giao kết có quyền từ chối các yêu cầu của ngân hàng khôngđúng với các thoả thuận trong HĐTD; khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm HĐTD củangân hàng theo quy định của pháp luật
Bên đề nghị giao kết có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin,tài liệu liên quan đến việc vay vốn đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác vàhợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng; sử dụng tiền vay đúngmục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong HĐTD và các cam kếtkhác với ngân hàng; trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong HĐTD; chịutrách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả
nợ và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong HĐTD Trong số cácnghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọng nhất Nghĩa vụ này chỉ đượcmiễn trừ nếu bên cho vay đồng ý, còn lại thì sẽ không bao giờ được miễn trừ, kể cảxảy ra tình trạng bất khả kháng
Trang 18Thứ hai là, nguyên tắc giao kết hợp đồng gồm đề nghị giao kết HĐTD và chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD
Đầu tiên, đề nghị giao kết HĐTD là việc một bên biểu hiện ý chí của mìnhtrước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kếtvới người đó một HĐTD Bên đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồngmột cách cụ thể và rõ ràng Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằngnhiều cách khác nhau Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đềnghị trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại Ngoài ra, đề nghị giaokết còn có hể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưuđiện Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau:
- Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị
- Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điềukiện đó đã đến
Ngoài ra, đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được
đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận
Tiếp theo, chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD là việc bên được đề nghị nhậnlời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị Vềnguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có giao kết hợp đồng haykhông Trong những trường hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cânnhắc, suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trảlời trong thời hạn đó Nếu sau thời hạn nói trên, bên đực đề nghị mới trả lời về vệcchấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mớicủa bên chậm trả lời Nếu việc trả lời được chuyển qua đường bưu điện thì ngày gửi
đi theo dấu của bưu điện được coi là thời điểm trả lời Căn cứ vào thời điểm đó đểbên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định.Người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chỉchấp nhận một phần trong nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận giao kết hợp đồngnhưng không đồng ý với nội dung mà bên đề nghị đưa ra Nghĩa là trong nhũngtrường hợp này, người được đề nghị muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà người
đề nghị đưa ra Vì vậy, họ sẽ trở thành người đề nghị mới và người đã đề nghị trước
đó lại trở thành người được đề nghị Người đề nghị mới cũng chịu sự ràng buộc của
Trang 19mình về những nội dung đã đề nghị Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đếnkhi nào các bên thống nhất thỏa thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợpđồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết HĐTD.
1.2.2.2 Nội dung pháp luật về thực hiện HĐTD
Về thực hiện lãi suất trong HĐTD
Lãi suất trong HĐTD là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền
đã vay tính theo đơn vị thời gian Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặcnăm do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định
Lãi suất được áp dụng trong HĐTD theo hai phương thức cơ bản là lãi suất
cố định và lãi suất thay đổi (hay còn được gọi là lãi suất thả nổi) Nếu các bên thoảthuận áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay,bất kể lãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống Nếu các bên thoả thuận ápdụng lãi suất thay đổi thì sẽ điều chỉnh lãi suất lên, xuống dựa vào lãi suất thịtrường Tuy nhiên với tình hình nền kinh tế lạm phát như hiện nay, chỉ số tiều dùngthường lên xuống thất thường, lãi suất ngân hàng thường bị động trước những biếnđổi ấy Vì vậy, hầu hết các TCTD đều áp dụng quy định một lãi suất biến đổi theotừng thời kỳ Trong thời gian vừa qua, trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế,nhu cầu vốn cũng theo đó mà càng tăng lên Các TCTD thường tiến hành hàng loạtcác biện pháp để thu hút vốn Từ đó diễn ra cuộc chạy đua tăng lãi suất huy độngvốn giữa các TCTD, đặc biệt là giữa các ngân hàng thương mại
BLDS 2015 quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không đượcvượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (khoản 1 Điều 468) Trường hợp ngân hàngcho vay từ trên 20%/năm lãi suất cơ bản của khoản là vi phạm điều cấm của phápluật Nếu tranh chấp đưa ra Toà án xét xử, thì phần lãi suất vượt quá 20%/năm lãisuất cơ bản sẽ không được công nhận Ngoài ra, thì chưa có chế tài xử lý đối vớiloại vi phạm này Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10-12-2004 của Chính phủ
về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng không
có quy định về việc xử phát đối với việc cho vay vượt quá trần lãi suất
Về thực hiện HĐTD khi có thỏa thuận phạt vi phạm
Trang 20Vi phạm HĐTD là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng
cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong HĐTD và phải thỏa mãncác điều kiện:
- Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia HĐTD
- Trái với các điều khoản đã cam kết trong HĐTD
- Bên thực hiện hành vi có 1 lỗi xác định là cố ý hoặc vô ý
- Hành vi đó xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của bên đối ước hoặc quyền vàlợi ích chung của toàn xã hội hoặc của tổ chức, cá nhân khác
Qua đó có thể hiểu là vi phạm HĐTD chỉ được đạt ra khi các bên có sự thỏathuận Tùy thuộc vào mức độ hậu quả thực tế xảy ra mà có 2 loại trách nhiệm pháp
lý phát sinh khi có việc vi phạm HĐTD:
- Trách nhiệm nộp phạt vi phạm HĐTD: nhằm để nâng cao tính kỷ luật hợpđồng nên không cần phải chứng minh có thiệt hại vật chất xảy ra Loại trách nhiệmnày do các bên thỏa thuận hoặc áp dụng theo quy định pháp luật
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTD: được áp dụng khi cóthiệt hại vật chất thực tế và xác định được chứng minh bởi bên bị vi phạm Số tiềnbồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận hoặc thông qua phán quyết của cơ quantài phán có thẩm quyền
Về thực hiện HĐTD trong trường hợp có bảo đảm tiền vay
Hiện nay có các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp bằng tài sản củakhách hàng vay hoặc bằng tài sản của bên thứ ba, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, tín chấp.Trong đó, cầm cố, thế chấp là biện pháp hay được áp dụng Các ngân hàng thườngmuốn doanh nghiệp vay vốn dùng chính tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp củamình để bảo đảm cho khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng Các tài sản nàyphải thoả mãn những điều kiện nhất định như phải có tính thanh khoản, pháp luậtcho phép chuyển nhượng, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm và thườngkhông bị tranh chấp khi đưa ra làm bảo đảm Đối với cầm cố, bên bảo đảm phảichuyển giao tài sản cho ngân hàng cho vay, đối với thế chấp bên bảo đảm chỉchuyển giao các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó Tuy nhiên, trên thực tếmột số tài sản chỉ có thể là đối tượng của thế chấp như: nhà, đất đai, tàu biển, tàu
Trang 21đánh cá, tàu bay, một số tài sản chỉ có thể là đối tượng của cầm cố như thẻ tiết kiệm,
cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác
Trong số các điều kiện đối với tài sản bảo đảm, đặc biệt cần lưu ý kháchhàng phải có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó Đối với tài sản có giá trịlớn, có thể đưa ra bảo đảm cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau, tuynhiên trong trường hợp này, các bên nhận bảo đảm (các TCTD) phải đăng ký giaodịch bảo đảm và phải cử ra một TCTD làm đầu mối giữ các giấy tờ chứng nhậnquyền sở hữu tài sản bảo đảm nói trên
Về xử lý tài sản bảo đảm
Hiện nay có hai phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau: do các bên thoảthuận và bán đấu giá Việc thoả thuận của các bên cũng có thể xảy ra theo các cáchthức (tự bán, hoặc uỷ quyền cho người thứ ba bán), bên bảo đảm nhận chính tài sảnbảo đảm, bên bảo đảm nhận tiền hoặc tài sản (trường hợp thế chấp quyền đòi nợ);phương thức khác do các bên thỏa thuận Vấn đề là sự thoả thuận của các bên đượcxác định tại thời điểm nào: thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm hay thời điểm xử lýtài sản bảo đảm? Trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ trả nợ vàphương thức xử lý tài sản được thoả thuận khác nhau thì vấn đề lại trở nên phức tạp
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay bảo
hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Điều kiện của tài sản dụng để bảo đảmnày là: tài sản phải thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay,bên bảo lãnh và tài sản phải được phép giao dịch
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ
vốn vay được hiển là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởimột phần hoặc toàn bộ khoản vay của TCTD Tức là tài sản này sẽ được hình thànhtrong tương lai, theo đó tài sản này thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểmnghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết
1.3 Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh HĐTD
1.3.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nguyên tắc này biểu hiện rõ ràng quyền tự do dân chủ mà nhà nước trao chocông dân Pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các chủ thể, đồng thời nâng
Trang 22cao ý thức của người dân trong bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trênthực tế còn tồn tại nhiều trường hợp vì lợi nhuận mà các TCTD “lách luật” đồng ýcho vay đối với các doanh nghiệp không thỏa mãn các điều kiện vay vốn (Các điềukiện quy định tại điều 7 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng).
1.3.2 Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng
Có thể nói các nguyên tắc trên đã phản ánh đúng đắn bản chất quan hệ hợpđồng trong cơ chế thị trường, trong đó là các quan hệ tự nguyện, có sự thỏa thuận về
ý chí trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ xuất phát từ nhu cầu nội tại của các chủ thểtham gia thị trường Tuy nhiên, ý nghĩa pháp lý của các nguyên tắc này dường nhưkhông được bảo đảm trong hoạt động vay vốn hiện nay Với bối cảnh nền kinh tếphát triển “quá nóng”, biến động thất thường, lợi dụng tình trạng nhu cầu vốn của
cá doanh nghiệp lớn, các TCTD thường cho vay vốn lãi suất cao hơn quy định đến 3– 4% Để hợp thức hóa phần chênh lệch này, các TCTD quy định hàng loạt các loạiphí như: phí quản lý tài sản bảo đảm, phí kiểm tra tài sản, phí quản lý hạn mức Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào cấm việc thu phí của các TCTD,
mà chỉ có các công văn nhắc nhở của ngân hàng nhà nước trong những thời kỳ phảithực hiện đúng trần lãi suất cho vay Dù được coi là phí nhưng đó là chi phí liênquan đến khoản vay làm gia tăng lãi suất Nếu không vay thì không có vốn sản xuấtkinh doanh, vay thì doanh nghiệp phải chịu chi phí đội lên mà không thể hạch toán
để tính thuế Như vậy, ý nghĩa ban đầu của nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng đãkhông còn nguyên vẹn
1.3.3 Nguyên tắc thực hiện đúng và thực hiện trên tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên.
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải chấp hành đúng, đầy đủ và trung thựccác điều khoản đã cam kết trong HĐTD; đồng thời cho phép mỗi bên có quyền yêucầu bên kia thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ Các bên phải thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ HĐTD Nó đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽvới nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ Các bên hợp tác với nhau để tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh những điều khoản củaHĐTD, để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm lợi ích cho các bên trong quan hệ nghĩa vụ.Nếu thấy HĐTD có thể bị vi phạm phải kịp thời thông báo cho nhau biết để hạn chế
Trang 23thiệt hại có thể xảy ra hoặc khi đã có vi phạm hợp đồng, phải tìm mọi cách để hạnchế thiệt hại Nếu bên nào có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngănchặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại.
1.3.4 Nguyên tắc đảm bảo sự an toàn cho vốn vay cho tổ chức tín dụng
Khi tham gia quan hệ hợp đồng các bên phải trực tiếp chịu trách nhiệm tàisản với nhau Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờnguời khác bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng Nguyên tắcnày có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan
hệ hợp đồng
Vốn vay phải luôn được giá trị vật tư, hàng hóa tương đương làm bảo đảmdựa trên cơ sở yêu cầu của quy luật lưu thông và trong phạm vi của cả nền kinh tếtrong từng thời điểm cụ thể, khối luợng tiền tệ trong lưu thông phải tương ứng vớigiá trị khối lựợng hàng hóa trong lưu thông Nó đòi hỏi khi vay vốn tổ chức tíndụng, phải có một khối luợng vật tư, hàng hóa tương đương thuộc sở hữu của kháchhàng để làm bảo đảm bảo cho vốn vay Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụngphải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD tránh tìnhtrạng đầu tư sai mục đích, thất thoát và lãng phí vốn
Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau về mặt pháp lý Họ vừahợp tác với nhau, vừa cạnh tranh Hoạt động trong môi trường vừa thuận lợi vừakhắc nghiệt đó, tất yếu xảy ra hiện tượng là có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệuquả, phát triển mạnh, đồng thời cũng sẽ có những doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn tớiphá sản Để thực hiện nguyên tắc tránh rủi ro, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ hồ sơkhách hàng vay vốn, bao gồm khả năng tài chính, tình hình sản xuất- kinh doanh đểhạn chế đến mức tối thiểu mọi rủi ro đối với các nguồn vốn cho vay Do kinh doanh tíndụng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất vì vậy để phòngngừa và hạn chế rủi ro, hoạt động tín dụng phải thực hiện nguyên tắc tránh rủi ro
1.3.5 Nguyên tắc kiểm soát cơ chế lạm dụng, đảm bảo lợi ích cho bên yếu thế
Thực hiện vai trò trung gian của mình, TCTD vừa là người đi vay, vừa làngười cho vay Với tư cách là người đi vay, TCTD tham gia vào các quan hệ pháp
Trang 24luật với những người cho vay TCTD có trách nhiệm trả tiền cho người gửi Với tưcách là người cho vay, TCTD là người có quyền quyết định cho người khác vay vàyêu cầu người đi vay hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi Ở loại quan hệ này, TCTDthực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, vừa phải bảo đảm thu đủ tiền gốc đãcho vay vừa phải bảo đảm thu đủ tiền lãi vay Đây là nguyên tắc áp dụng cho cảngân hàng và người đi vay Nguyên tắc này vừa là cơ sở để tổ chức tín dụng tiếnhành hoạt động kinh doanh vừa là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành hạch toánkinh tế trong hoạt động của mình Nguyên tắc này buộc TCTD và các doanh nghiệphoạt động có hiệu quả hơn trong cơ chế khắc nghiệt của thị trường Việc thực hiệnnguyên tắc này tạo cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay và lợi nhuận;nguyên tắc này buộc người đi vay phải cân nhắc và hạch toán nguồn vốn vay ra saocho việc sử dụng nguồn vốn đó thực sự có hiệu quả, đáp ứng được mục đích vay vốn
Trang 25CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỦ DIỄN
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng
2.1.1 Tổng quan tình hình về hợp đồng tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng đang ngày càng phát triển và có thể nói
là phát triển rất nhanh Hiện tại, có rất nhiều ngân hàng lớn mạnh mà trước đây lànhững tập đoàn kinh tế, tập đoàn bảo hiểm Điều này chứng tỏ hoạt động ngân hàngthực chất là hoạt động kinh doanh và hoạt động này mang lại lợi nhuận rất cao
Mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đưa ra không phải là hợp đồng mẫutheo quy định tại Điều 405 BLDS 2015, mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quátrình đàm phán ký kết hợp đồng Bên vay hoàn toàn có thể thoả thuận với ngânhàng thay đổi bất kỳ nội dung nào Tuy nhiên, trên thực tế thì bên vay thường phảichấp nhận những điều khoản thiên về ràng buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợihơn cho ngân hàng
So với hợp đồng thương mại, HĐTD thường có điểm khác là thườngrất nhiều văn bản có các yếu tố như một hợp đồng, ví dụ: đơn đề nghị vay vốn,HĐTD, khế ước nhận nợ (giấy nhận nợ)… Chẳng hạn trong đơn đề nghị vay vốn cónhiều nội dung cơ bản của HĐTD như số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãisuất vay và cam kết của bên vay Trường hợp ngân hàng ký chấp thuận những nộidung đó, thì hoàn toàn có thể thay thế cho một bản HĐTD Tương tự, khế ước nhận
nợ cũng thường liệt kê lại một cách đầy đủ những điểm chủ yếu của HĐTD, nêntrong nhiều trường hợp cũng đồng nghĩa với một HĐTD Do HĐTD được làm kỹnhư vậy, nên rất ít khi xảy ra tranh chấp về chính HĐTD, mà thường là tranh chấpliên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ Theo quy định của pháp luật, thìchỉ có HĐTD Nhưng vừa do truyền thống, vừa do yêu cầu thực tế, nên bên cạnhHĐTD, các ngân hàng thường đưa ra thêm một loại văn bản nữa là khế ước nhận
nợ, là một loại giấy nhận nợ Khế ước nhận nợ thường cũng đủ các yếu tố chủ yếucủa HĐTD
Trang 26Trong thực tế, nhiều ngân hàng ký HĐTD mẫu với bên vay, trong đóxác định các nguyên tắc chung và các nội dung thoả thuận sơ bộ về việc cho vaymột số vốn nhất định khi hai bên vay đáp ứng được đầy đủ những điều kiện vay vốntheo quy định của pháp luật cũng như của ngân hàng cho vay HĐTD mẫu là căn cứ
để ngân hàng và bên vay tiếp tục ký các HĐTD cụ thể Khi ấy, HĐTD cụ thể có thểkhông cần nhắc lại những thoả thuận chung như quyền, nghĩa vụ của các bên chẳnghạn
Các bên thường sử dụng HĐTD mẫu trong trường hợp bên vay cónhiều tài sản bảo đảm đưa vào ngân hàng để vay vốn nhiều lần và diễn ra trong mộtthời gian dài Khi đó hợp đồng bảo đảm tiền vay được thiết lập để bảo đảm choHĐTD mẫu, thay vì cứ mỗi HĐTD lại phải ký một hợp đồng bảo đảm tiền vay, vừamất chủ động trong giao dịch vay vốn, vừa tốn kém chi phí định giá, công chứng,đăng ký thế chấp lại
HĐTD hạn mức là HĐTD cụ thể nhưng có thêm điều khoản cho phépbên vay rút vốn và trả nợ nhiều lần, miễn là bảo đảm dư nợ vay trong mọi thời điểmkhông quá mức tiền vay cao nhất mà hai bên đã thoả thuận Mỗi lần vay vốn, bênvay chỉ cần ký khế ước nhận nợ thay vì phải ký nhiều HĐTD với những điều kiệntương tự nhau
Hiện nay, số lượng tranh chấp phát sinh từ HĐTD còn khá cao so vớicác loại tranh chấp hợp đồng khác được giải quyết tại tòa Việc tranh chấp HĐTDnày xuất phát một phần từ sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp phát của các bên,một phần cũng xuất phát từ các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện HĐTD
Theo thống kê tại Tòa kinh tế, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An thì số
vụ tranh chấp liên quan đến HĐTD được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm như sau:
Bảng 1: Số vụ án liên quan đến hợp đồng tín dụng
011
2012
2013
2014
2015
Vụ được thụ
lí
Trang 27Như số liệu thống kê trên thì số vụ tranh chấp liên quan đến HĐTDgiữa ngân hàng và khách hàng vay có chiều hướng gia tăng Sự gia tăng này mộtmặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay Tuy nhiên, việc thống kê đấycũng chưa đầy đủ, trong thực tế các tổ chức tín dụng và khách hàng không đưa vụviệc tranh chấp ra tòa mà tự thương lượng giải quyết nhằm giảm chi phí và thời giankiện tụng vừa giữ được mối quan hệ tốt với nhau.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng 2.1.2.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân, nội tại các ngân hàng, liên quanđến sự phát triển của Ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng trung
và dài hạn, bao gồm: công tác thẩm định dự án đầu tư, chính sách tín dụng, công tác
tổ chức Ngân hàng, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ tín dụng, lãi suất chovay, sản phẩm dịch vụ tín dụng, hoạt động marketing tiếp thị, kiểm tra kiểm soát vàtrang thiết bị
Công tác thẩm định dự án đầu tư: việc thẩm định nhằm rút ra những
kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra khiquyết định cho vay hay từ chối cho vay Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động tín dụng của các Ngân hàng, nếu việc thẩm định được thực hiện một cáchnghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chínhxác, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cho Ngân hàng
Chính sách tín dụng: là đường lối chủ trương đảm bảo cho hoạt động
tín dụng được thực hiện một cách tốt nhất, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thànhbại của một Ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, từ đó sẽ manglại lợi nhuận cho Ngân hàng
Đội ngũ cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành
bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng thương mạinói chung Đội ngũ cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, cónăng lực, có sự hiểu biết rộng về môi trường kinh tế - xã hội, pháp luật, ngoạingữ… thì sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng
Trang 28cũng như hoạt động tín dụng nói chung, góp phần vào sự phát triển ổn định và bềnvững của các Ngân hàng.
Lãi suất cho vay: Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả
của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thờigian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng sốtiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất
là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình nhưchi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuấtkinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào Ngân hàng Vì thế, hoạt động tín dụngtrung và dài hạn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi mức quy định lãi suất cho vay của cácNgân hàng, các Ngân hàng cần phải đưa ra một mức lãi suất thích hợp để có thể hấpdẫn và thu hút khách hàng của mình
Sản phẩm, dịch vụ tín dụng: Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, sản
phẩm dịch vụ giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các Ngân hàng và
có sự tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn Các Ngân hàngcần phải không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phát triển các sản phẩm dịch
vụ của mình theo chiều sâu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng, mang lại nhiều tiện ích và an toàn cho khách hàng, đồng thời có thể nâng caonăng lực cạnh tranh của mình trên thị trường
Quy trình tín dụng: là những trình tự, giai đoạn, các bước, công việc
cần làm theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xinvay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Hiệu quảhoạt động tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra quy trình tín dụng đảm bảo tính logickhoa học và thực hiện, phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình
Hoạt động marketing, tiếp thị của Ngân hàng: Hiện nay, Marketing
đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nói chung và cácNgân hàng thương mại nói riêng Hoạt động marketing giữ một vai trò quan trọngtrong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đếnvới khách hàng Hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng chịu tác động rất nhiều từhoạt động marketing tiếp thị, thông qua các chương trình khuyến mại, các chươngtrình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giảm lãi suất, tặng quà nhân ngày lễ…của các
Trang 29Ngân hàng sẽ nhận được sự quan tâm chú ý của khách hàng và thu hút họ đến giaodịch nhiều hơn.
Khả năng thu thập và xử lý thông tin: thông tin là yếu tố sống còn
trong nền kinh tế thị trường, trong cạnh tranh ai nắm được thông tin trước là người
có khả năng dành chiến thắng lớn hơn, với Ngân hàng thông tin tín dụng hết sức cầnthiết là cơ sở để xem xét, quyết định cho vay hay không cho vay và để theo dõi,quản ký các khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả đối vớikhoản vốn cho vay Thông tin tín dụng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,thông tin càng đầy đủ, chính xác kịp thời và toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi rocàng cao, chất lượng tín dụng càng cao
Kiểm soát nội bộ: thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo Ngân hàng nắm
được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi khó khăn trongviệc thực hiện các quy định, nội quy, chính sách, thủ tục tín dụng từ đó giúp lãnhđạo có đường lối, chủ trương phù hợp nhằm giải quyết những vướng mắc, khókhăn, phát huy những thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động Hoạt động tín dụngphụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thờiphát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiệnhoạt động tín dụng
2.1.2.2 Các nhân tố bên ngoài
Về môi trường pháp lý
Các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị định, chínhsách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái củaNgân hàng nhà nước Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tíndụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại Các quy định về luật Ngân hàng,các quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước, quyđịnh về tỷ giá hối đoái, quy định về giao kết và thực hiện HĐTD buộc các Ngânhàng thương mại phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định, điều này đã ảnhhưởng rất nhiều đến hoạt động của các Ngân hàng
Hiện nay, việc quản lý của nhà nước, quản lý kinh doanh của Ngânhàng nhà nước đối với các Ngân hàng cấp dưới, các Ngân hàng cổ phần còn chưachặt chẽ, đầy đủ đúng với chức năng Ngân hàng của các Ngân hàng Ngân hàng nhà
Trang 30nước chủ yếu chỉ quản lý bằng mệnh lệnh, văn bản cứng nhắc vừa không cụ thể vừakhông nắm được tình hình và hỗ trợ cho Ngân hàng cấp dưới.
Về môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: các chính sách, cơ chếquản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạmphát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, thu nhập… các yếu tố này không những cóvai trò định hướng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp
Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăngtrưởng kinh tế Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuậnlợi, nhu cầu tiêu dùng tăng là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộngsản xuất, do đó nhu cầu tín dụng tăng cao, Ngân hàng dễ dàng cho vay Trái lại nềnkinh tế trì truệ, lạm phát, thất nghiệp cao, đầu tư không mang hiệu quả, nhu cầu vốnkhông có, hoạt động tín dụng gặp khó khăn, vốn của Ngân hàng nằm trong tìnhtrạng đóng băng không cho vay được, điều này có thể làm cho các Ngân hàng bịphá sản
Hoạt động tín dụng ngân hàng còn chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh
tế thế giới Khi thị trường thế giới biến động mạnh, đặc biệt là thị trường xuất nhậpkhẩu làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, các doanh nghiệp kinh doanhkhông bán được hàng, thua lỗ, ảnh hưởng đến công tác trả nợ Ngân hàng
Về môi trường cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là tất yếu, trên bìnhdiện xã hội cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển.Các yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh bao gồm: các loại sản phẩm dịch vụ, hệthống phân phối, marketing tiếp thị, giá thành, tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực…
Hiện nay, hoạt động của các Ngân hàng nói chung, cũng như hoạtđộng tín dụng nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt và khắc nghiệt Sựxuất hiện của hàng loạt các Ngân hàng với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ ngày càng
đa dạng và phong phú đã làm cho hoạt động của ngành Ngân hàng ngày càng trởnên hấp dẫn và quyết liệt Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng củacác Ngân hàng, nó đòi hỏi các Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng
Trang 31hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường các nguồn lực nội tại… nhằm
có thể cạnh tranh tốt và phát triển bền vững
Các yếu tố từ phía khách hàng
Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế
là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Trong quá trình thực hiện kinh doanh, donăng lực quản lý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được nhưmong muốn, dẫn đến thua lỗ, không trả nợ đúng hạn cho Ngân 3hàng Việc này ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đúng với phương ánkinh doanh đã đề ra Nhiều khách hàng dùng tiền vay đầu tư vào những kế hoạchsản xuất có rủi ro cao, sử dụng vốn của Ngân hàng để vui chơi, dùng vốn vào đầu tưtài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả nợ được cho Ngân hàng.Trong nhiều trường hợp, một số khách hàng do sử dụng vốn sai mục đích, khônghiệu quả đã bỏ trốn vì không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng
Vốn, khả năng tài chính của khách hàng: đây là một yếu tố ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động tín dụng, đưa đến quyết định cho vay của các Ngân hàng.Khách hàng có nguồn vốn, khả năng tài chính tốt là điều kiện để mở rộng sản xuấtkinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi nhuận và cóthể thanh toán các khoản vay cho Ngân hàng
Khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc
và quy định cho vay, thế chấp Ngân hàng Hiện nay nhu cầu vay vốn trung và dàihạn của cá nhân và các doanh nghiệp là rất cao, tuy nhiên nhiều khách hàng đãkhông đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện về quy định cho vay, thế chấp của cácNgân hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau Điều này đã ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm cho hoạt động tín dụng của các Ngânhàng trở nên kém hiệu quả
Tư cách, đạo đức người vay: Tư cách đạo đức xét trên phương diện ýmuốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếmđoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ranhững rủi ro không nhỏ cho các Ngân hàng