Hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩarất lớn không chỉ với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, mà còn làđiều kiện không thể thiếu được của một xã hội văn minh, công bằng và
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu khóa luận 6
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 9
1.2.1 Cơ sở ban hành 9
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
1.2.2.1 Pháp luật điều chỉnh nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
1.2.2.2 Pháp luật điều chỉnh chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1.2.2.3 Pháp luật điều chỉnh trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 15
1.2.2.4 Pháp luật điều chỉnh quá trình giao kết hợp đồng 15
1.2.2.5 Pháp luật điều chỉnh địa điểm giao kết hợp đồng 18
1.2.2.6 Pháp luật điều chỉnh thời gian giao kết hợp đồng 18
1.2.2.7 Pháp luật điều chỉnh hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 18
i
Trang 21.2.2.8 Pháp luật điều chỉnh nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 20
1.3 Yêu cầu pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 22
1.3.1 Yêu cầu tự do kinh doanh 22
1.3.3 Yêu cầu tôn trọng quyền sở hữu 23
1.3.4 Yêu cầu tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 24
1.3.5 Yêu cầu tự nguyện 25
1.3.6 Yêu cầu cùng có lợi 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTICS VIỆT NAM 26
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam 26
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam 26
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam 27
2.1.2.1 Nhân tố kinh tế 27
2.1.2.2 Nhân tố con người 27
2.1.2.3 Nhân tố kỹ thuật 28
2.1.2.4 Các nhân tố khác 28
2.2 Thực trạng các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 28
2.2.1 Thực trạng trong quy định về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 28
2.2.2 Thực trạng trong quy định về quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 29
ii
Trang 32.3 Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam 32
2.4 Các kết luận và phát hiện nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINE LOGISTICS VIỆT NAM 37
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 37
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam 39
3.2.1 Về phía nhà nước 39
3.2.2 Về phía Công ty 42
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 43
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
iii
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, em đã có cơ hội thực tập tai: Công ty
cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam Em xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ, nhânviên trong công ty đã tạo điều kiện để em thực tập, hoàn thành tốt nhất có thể khóaluận tốt nghiệp của mình
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế- Luật, Khoa
và Nhà trường đã tạo điều kiện để em có cơ hội thực tập, nghiên cứu chuyên sâu.Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn tới cô giáo Nguyễn Kim Thanh đã định hướng, giúp
đỡ, hỗ trợ em rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện và cho đến khi hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp
Tuy vậy, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chếnên khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo để em có cơ hội bổsung, hoàn thiện kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt cho công việc thực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
iv
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài khóa luận
Ngày nay, cùng với sự vươn mình trỗi dậy của mình trên con đường hội nhậpnền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được những bước tiến đángmừng kể từ sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tếWTO Sự hội nhập này đã, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những
cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.Song đứng trước thời cơ, vận hội này cũng đặt ra không ít những thách thức cho cácdoanh nghiệp bởi họ đang phải cạnh tranh gay gắt với nhau và với các doanh nghiệpnước ngoài Với mỗi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển thì ngoài việc phải luôntìm cách nghiên cứu phát triển và cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thay đổinhanh chóng trên thị trường, còn phải có những sách lược, chiến lược tiếp cận,tuyên truyền tới khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất Hơn nữa, đốivới các doanh nghiệp, để làm tốt những điều đó cần phải luôn thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật đối với các doanh nghiệp đã được ban hành Vấn đề pháp lý trởthành mối quan tâm hàng đầu, luôn là một trong những vấn đề cốt lõi, tồn tại và gắnliền với doanh nghiệp kể từ khi thành lập, trong quá trình hoạt động cho đến khidoanh nghiệp đó phá sản hoặc giải thể
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ mua bán hànghóa ngày càng phát triển Cùng với sự phát triển đó, một nền kinh tế mở ra dựa trên
sự thiết lập nền tảng pháp lý là quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mạivới phương thức hình thành chủ yếu là hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bánhàng hóa Mặc dù hoạt động mua bán hàng hóa nằm trong hoạt động thương mạinhưng nó vẫn mang nét riêng thể hiện sự khác biệt của hoạt động mua bán hàng hóavới hoạt động khác Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng mang những nétđặc trưng riêng để phân biệt với các loại hợp đồng khác Các quan hệ trong hợpđồng mua bán hàng hóa trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn Theo pháp luật ViệtNam trước đây, hợp đồng mua bán chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh kinh tế Hiệnnay, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa là Luật Thương mại 2005,
Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan Pháp luật về hợp
Trang 6đồng mua bán hàng hóa với sứ mệnh là nền tảng pháp lý của mọi sự thỏa thuận tựnguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quan hệ hợp đồng mua bánhàng hóa bình đẳng, an toàn, cùng có lợi cho các bên tham gia quan hệ hợp đồngvới mục đích đạt được lợi nhuận tối đa; đã trở thành động lực trực tiếp của các bêntham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Trong điều kiện như vậy, pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa có tầm quan trọng lớn về nhiều mặt, nhiều khíacạnh khác nhau Pháp luật Việt Nam đang sửa đổi bổ sung và ngày càng hoàn thiệnhơn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa để phù hợp với sự phát triển của thếgiới, nhất là khi cánh cửa tự do thương mại của Việt Nam đang ngày càng được mởrộng Thiếu sót lớn nhất của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam là có sự trùnglặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ Ở nước ta hiện nay, những quy định về hợpđồng được quy định ở rất nhiều văn bản Ngoài văn bản quy định chung như Bộ luậtDân sự, thì trong từng lĩnh vực cụ thể, việc ký kết và thực hiện hợp đồng còn chịu
sự chi phối của các văn bản mang tính chuyên ngành dưới những hình thức khácnhau như: Luật Thương mại, Luật thuế, Luật đầu tư,…
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiên, những tài liệu
về hợp đồng được xuất bản ở nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, vấn đề pháp lý
về hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn là một vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều Bêncạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa lại là công cụ đắc lực cho các công ty trongquá trình kinh doanh của chính bản thân họ Hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩarất lớn không chỉ với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, mà còn làđiều kiện không thể thiếu được của một xã hội văn minh, công bằng và nhân đạo.Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp cụ thểnhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơntrong quá trình hợp tác với bạn hàng trong giai đoạn hiện nay
Sau quá trình thực tập tại công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, emnhận thấy hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những lĩnh vực hoạt động pháttriển nhất tại công ty và cũng là lĩnh vực có những vấn đề pháp lý trong giao kết cáchợp đồng kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói
Trang 7riêng Việc áp dụng pháp luật về hợp đồng đối với hợp đồng mua bán hang hóachưa thật sự đầy đủ, chặt chẽ và đúng đắn dẫn đến các tranh chấp phát sinh nhưhàng hóa bị giao không đúng với hàng hóa ký kết trong hợp đồng, khách hàngkhông chịu thanh toán, công ty thanh toán nhưng không nhận được hàng, ….Đây làminh chứng chứng minh cho các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên chưathật sự chặt chẽ, không quy định chế tài xử lý vi phạm khi một trong các bên viphạm hợp đồng nên khi xảy ra tranh chấp công ty còn khá bị động trong việc giảiquyết tranh chấp Điều này khiến cho công ty phải chịu tổn thất về vật chất, tiềncũng như uy tín đối với những đối tác khác.
Qua những tranh chấp phát sinh trong quan hệ mua bán hàng hóa trên thị trường nóichung và công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam nói riêng, em nhận thấyrằng những quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là một công cụkhông thể thiếu Nội dung các quy định pháp luật giúp cho các bên nắm được quyềnlợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia ký kết hợp đồng Các quy phạm pháp luậtgiúp cho các điều khoản trong hợp đồng chặt chẽ, chính xác và mang tính pháp lýcao Hợp đồng mua bán hàng hóa lúc này chính là sự thống nhất và ràng buộc cácchủ thể chặt chẽ nhất, giúp cho các bên thuận lợi trong quá trình hợp tác kinh doanhhay có bất cứ tranh chấp nào xảy ra giữa các bên Buộc các bên tham gia hoạt độngmua bán hàng hóa phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
Trước những vấn đề đặt ra như vậy, em quyết định lựa chọn vấn đề “ Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần Vinalines Logistic Việt Nam” để nghiên cứu Hi vọng rằng với những nghiên
cứu này sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề bất cập về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa tại công ty
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đối với các công trình nghiên cứu về pháp luật mua bán hàng hóa nói chung và
pháp luật về việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa từ trước đến nay đã đượcđào sâu, nghiên cứu khá kỹ Trong lĩnh vực này, có các công trình nghiên cứu như:
Trang 8- Tháng 1/2012, Bộ Công thương phối hợp với Trung tâm WTO - VCCI đãhoàn thành việc nghiên cứu khả năng Việt Nam tham gia Công ước Viên 1980 từgóc độ của Nhà nước Theo quy trình quy định, Bộ Công thương tiến hành côngkhai kết quả nghiên cứu và lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về việc này Kết quả
nghiên cứu được tổng hợp trong “ Báo cáo nghiên cứu khả năng gia nhập công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa” Bài nghiên cứu đã đưa ra những cái
nhìn tổng quan, dựa trên việc phân tích và so sánh vấn đề nội dung của công ướcviên 1980 và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam để từ
đó đưa ra những ý kiến về lợi ích cũng như những lưu ý của Việt Nam khi tham giacông ước viên này Công ước Viên đóng vai trò là một khung pháp lý hiện đại, côngbằng và an toàn để giúp doanh nghiệp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và giải quyết tranh chấp phát sinh, từ đó có điều kiện cạnh tranh công bằng hơntrên trường quốc tế
- “Thống nhất pháp luật hợp đồng ở Việt Nam”, tác giả Đinh Mai Hương,
đã được Nhà xuất bản Tư pháp Hà nội xuất bản thành sách năm 2005 trong việc tìmhiểu về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam,
- “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung,
nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009 đã nghiên cứu một cách toàn diện vàđầy đủ về pháp luật về các loại hợp đồng trong thương mại, trong đó có hợp đồngmua bán hàng hóa
- “ Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại” của tác giả Đặng Văn
Được, Nhà xuất bản lao động – xã hội 2006 đã phân tích, hướng dẫn chi tiết về việc
áp dụng pháp luật trong hợp đồng thương mại
Các nghiên cứu nói trên đã tập trung tìm hiểu về vấn đề pháp luật giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa và những bất cập trong việc giao kết hợp đồng muabán hàng hóa đang gặp phải, đưa ra định hướng cho sự phát triển của các doanhnghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung Nhằm góp phần hạn chếnhững thiếu sót này, khóa luận sẽ nghiên cứu một cách cụ thể về pháp luật giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa và liên hệ với thực tiễn thi hành vấn đề này tại công ty
Cổ phần Vinalines Logictics Việt Nam để từ đó giúp công ty tìm ra những nguyên
Trang 9nhân, giải pháp khắc phục những tồn đọng, góp phần làm cho công ty hoạt độnghiệu quả hơn, trở thành đơn vị thực hiện tốt trong vấn đề này.
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
- Phân tích khái niệm, đặc trưng và phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
- Nghiên cứu về thực trạng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty
Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm
- Đánh giá thực trạng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty Cổ
phần Vinalines Logistics Việt Nam
- Đưa ra các quan điểm hoàn thiện pháp luật đối với việc thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa tại công ty
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao tínhkhả thi của pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tạicông ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp hoànthiện vấn đề pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, giúp công ty hoạt độnghiệu quả hơn trong quá trình kinh doanh của mình
* Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài:
Xuất phát từ những vấn đề bất cập cũng như những thiếu sót của các doanhnghiệp trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đề tài nhằm đưa ranhững đánh giá khách quan để từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra nhữngkiến nghị nhằm hạn chế những thiếu sót đó, góp phần xây dựng hệ thống pháp lý tạicông ty nói chung và vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng
* Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về thời gian: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về giao kết hợp đồng muabán hàng hóa tại Luật Thương mại 2005 kể từ khi được ban hành cho đến nay
Trang 10Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ thực trạng giao kết hợp đồng muabán hàng hóa tại công ty Cổ phần thương mại Ban Mai Xanh, từ đó đưa ra nhữngđịnh hướng góp phần hoàn thiện vấn đề này đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khóa luận nêu ra giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy định của pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật thương mại 2005 và Công ướcviên 1980
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn
đề lý luận và pháp lý liên quan đến các qui định về pháp luật hợp đồng mua bánhàng hóa Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, như:phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháplogic….Dưới đây là các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiêncứu đề tài:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thậpđược, người viết phân tích đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa và thực trạng áp dụng chúng trong giao kết hợp đồng muabán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại Ban Mai Xanh Từ những kết quả đãphân tích, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra được bản chất, quyluật vận động của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và đề xuất giải pháphoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
- Phương pháp thống kê để thấy được số lượng hợp đồng mua bán hàng hóaCông ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam được ký kết Từ đó, dựa vào số liệuthống kê được đánh giá tầm quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa tại cáccông ty ở Việt Nam hiện nay
Trang 11- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn nhằm nắm bắt được những khókhăn, vướng mắc của cơ quan quản lý trong quá trình thực tiễn áp dụng các quyđịnh về hợp đồng mua bán h àng hóa
6 Kết cấu khóa luận.
Trên cơ sở lí luận về hợp đồng mua bán hàng hóa và những kết quả thực tiễntrong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty, đề tài này xin đưa ra một số
ý kiến nhằm giúp công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong giao kết loại hợp đồngmua bán hàng hóa Nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa tại công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối
với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty Cổ phần VinalinesLogistics Việt Nam
hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự” (Điều 388, Bộ luật dân sự 2005)
Trang 12Khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi khác” Các hoạt động thương mại này được điều chỉnh bởi các hợp đồng mua bán
hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ…Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạtđộng quan trọng nhất trong kinh doanh thương mại, cơ sở pháp lý để hoạt động muabán hàng hóa này được xác lập đó là hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng cụ thể, mặt khác hợp đồngmua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa Theo quy
định của Luật thương mại năm 2005 tại khoản 8 điều 3 “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”
Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận tiền thanh toán, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng cho người bán”
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng mua bán hàng hoá có vai trò rất quantrọng, điều tiết, điều chỉnh quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ Hợp đồng mua bánhàng hóa nhìn chung cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sảntrong dân sự như:
+ Là hợp đồng ưng thuận: nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa
thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụthuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hànhđộng của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực
Trang 13+ Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì
sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuậndưới dạng khoản tiền thanh toán
+ Là hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng
buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bênkia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hainghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ củabên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanhtoán cho bên bán
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuấtphát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa:
- Thứ nhất, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa: Theo quy định của
luật thương mại 2005, ít nhất một trong các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hànghóa là thương nhân Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợppháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên và có đăng kí kinhdoanh.Thương nhân có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc mang quốc tịch nướcngoài Bên cạnh đó, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa còn là các tổ chức, cánhân khác có các hoạt động liên quan đến thương mại hoặc chủ thể không phải làthương nhân tham gia hợp đồng mua bán không nhằm mục đích lợi nhuận Trong
đó, thương nhân là chủ thể thường xuyên của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao
kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Điều này được quy định cụ thểtại điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 Cũng tại điều 24 Luật thương mại 2005 quy định
về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng mua bán hàng hoá đượcthể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối vớicác loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành vănbản thì phải tuân theo các quy định đó Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt độngthương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được thành lập bằng văn bản, bởi việc
Trang 14giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thứckhác
- Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa Theo Luật thương mại 2005, hàng hóa được định nghĩa “bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; các vật gắn liền với đất đai” (khoản 2 điều 3 Luật thương
mại 2005) Hàng hóa là đối tượng mua bán phải không thuộc danh mục hàng hóacấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước (Nghị định 59/2006/NĐ- CP ngày12/06/2006) Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinhdoanh có điều kiện thì phải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua báncác loại hàng đó
- Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hoá thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ mua bán Bên bán thì có nghĩa vụ giao hàng và nhận tiền còn bênmua thì có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền Những điều khoản cơ bản của một hợpđồng mua bán hàng hóa bao gồm: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phươngthức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Cơ sở ban hành
Với đặc trưng của nền kinh tế thị trường, mua - bán là phương thức chủ yếucủa quá trình lưu thông từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng Người trao đổi hànghóa có quyền tự do lựa chọn trên thị trường ở ba mặt: tự do lựa chọn nội dung traođổi, mua bán; tự do lựa chọn đối tác và tự do lựa chọn giá cả theo phương hướngthuận mua vừa bán Hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện thường xuyên,liên tục và rộng khắp trên cơ sở một kết cấu hạ tầng cần thiết để hoạt động mua bánhàng hóa diễn ra được thuận lợi, an toàn với một hệ thống thị trường ngày càng pháttriển đa dạng, mạnh mẽ: Các đối tác hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều theođuổi lợi ích của mình; lợi ích cá nhân trở thành động lực trực tiếp cho sự phát triểnkinh tế và tự do cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường, đồng thời là
Trang 15động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế - xã hôi Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hếtnhững giao dịch nhằm thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ,nghiên cứu đều liên quan đến việc thiết lập quan hệ hợp đồng – một thoả thuậnràng buộc về mặt pháp lý thì có thể khẳng định rằng, những điều kiện ra đời của nềnsản xuất hàng hoá cũng chính là những điều kiện ra đời của hợp đồng.
Thêm vào đó, ở nước ta, kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộcđổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữuphát triển bình đẳng có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa,trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình, các đơn vị kinh tế thuộc mọithành phần kinh tế đều phải dựa vào các quan hệ hợp đồng Để thực hiện chức năngcủa mình, Nhà nước luôn chú ý đến việc điều chỉnh vấn đề pháp lý các hoạt độngkinh tế của các đơn vị kinh tế, trong đó việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng muabán hàng hóa là một nội dung hết sức quan trọng
Trước sự vận hành của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường thì việcđổi mới cơ chế quản lý kinh tế là cần thiết và hợp lý Vì thế, Nhà nước đã ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hànghóa nói riêng nhằm mục đưa hoạt động mua bán hàng hóa đi đúng hướng; các chủthể trong quan hệ mua bán được tự do nhưng trong khuôn khổ pháp luật, thúc đẩykinh tế; đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước dễ dạng quản lý hoạt động mua bánhàng hóa của các chủ thể trong nền kinh tế
Cơ sở ban hành các pháp luật hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hànghóa nói riêng cũng chính là cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa
Trang 161.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.2.1 Pháp luật điều chỉnh nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xãhội: BLDS quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điềukiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu tinh thần.Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủthể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch, hợp đồng nào, nếu muốn Tuynhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ýchí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước Hay nói cáchkhác, sự tự do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ,giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội
và trật tự công cộng Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thànhphương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chungcủa xã hội Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chungcủa toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cánhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng thành phươngtiện bóc lột Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ý tớiquyền, lợi ích của người khác và của toàn xã hội Tự do của mỗi chủ thể khôngđược trái pháp luật và đạo đức xã hội Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội đượcquy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí củacác chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủthể nói chung
+ Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng:Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không
ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình, đồng thời thể hiện bảnchất của quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng.Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình
Trang 17đẳng với nhau, không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần
xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệdân sự Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng mua bánhàng hóa chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện.Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng mua bán hàng hóa đượcgiao kết khi thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể.Tuy nhiên trên thực tế, việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí
tự nguyện của các bên là một công việc hoàn toàn không đơn giản Như đã biết, ýchí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí rabên ngoài của chủ thể Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mua bánhàng hóa đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng mua bánhàng hóa đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện Nói cách khác, việc giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng mua bánhàng hóa phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng củacác bên chủ thể tham gia hợp đồng Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cảnhững hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đedoạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực,ngay thẳng khi giao kết và do đó bị vô hiệu
1.2.2.2 Pháp luật điều chỉnh chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, do đó điều kiện bắtbuộc phải có để thiết lập nên một hợp đồng mua bán hàng hóa đó là điều kiện chủthể
Căn cứ theo các quy định của LTM 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thểđược giao kết giữa các bên: Thương nhân với thương nhân hay thương nhân với cánhân không phải là thương nhân Như vậy, một bên chủ thể trong hợp đồng muabán hàng hóa bắt buộc phải là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân hoặckhông là thương nhân
Chủ thể là thương nhân
Trang 18Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005, thương nhân bao gồm tổ chứckinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Trong đó, các tổ chức kinh tế được thànhlập hợp pháp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công
ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần Sau khi đăng
ký kinh doanh, các tổ chức kinh tế trở thành thương nhân và có quyền tham gia giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích, nhu cầu kinh doanh.Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, mỗi bên phải cử ra một đại diện hợp phápcủa mình để tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Có thể chia thương nhân thành hai nhóm là thương nhân có tư cách phápnhân và thương nhân không có tư cách pháp nhân Trong đó:
Thương nhân có tư cách pháp nhân bao gồm:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: người đại diện theo pháp luật của công
ty TNHH hai thành viên trở lên là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc(Tổng giám đốc) theo quy định cụ thể tại Điều lệ công ty
Công ty TNHH một thành viên: Người đại diện theo pháp luật của công tyTNHH một thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặcGiám đốc (Tổng giám đốc) theo quy định tại Điều lệ công ty
Công ty cổ phần: Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trịhoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quy định tại Điều lệ công ty
Công ty hợp danh: Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là cácthành viên hợp danh theo quy định tại Điều lệ công ty
Thương nhân không có tư cách pháp nhân bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tưnhân là chủ doanh nghiệp tư nhân Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuêngười khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng
Trang 19trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp với người được thuê làm giám đốc và theo quyđịnh của pháp luật.
Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh: Người đại diện theo pháp luật là người đứng tên trong Giấy đăng
ký kinh doanh
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầupháp nhân theo điều lệ của pháp nhân hay quyết định của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền (căn cứ theo khoản 4 Điều 141 BLDS 2005) Căn cứ để xác định ngườiđại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là Điều lệ công ty, Giấy chứngnhận đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh Căn cứ để xác định đại diện theo phápluật của cá nhân là Giấy đăng ký kinh doanh
Thương nhân có thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thông quangười đại diện theo pháp luật, đồng thời cũng có thể tham gia giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa thông qua người đại diện theo ủy quyền
Căn cứ theo các quy định của BLDS 2005, nếu người đại diện theo pháp luậtkhông tham gia giao kết hợp đồng được có thể uỷ quyền cho người khác thay mìnhgiao kết hợp đồng Người này được xác định hay còn được gọi là người đại diệntheo ủy quyền
Căn cứ theo Điều 143 BLDS 2005 quy định: “1 Cá nhân, người đại diện theopháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giaodịch dân sự 2.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể làngười đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sựphải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập.”
Có hai hình thức ủy quyền:
- Ủy quyền thương xuyên: Là loại hình ủy quyền diễn ra trong một thờigian dài nhằm ký kết nhiều giao dịch, nhiều hợp đồng Việc ủy quyền thường xuyên
Trang 20có thể được ghi nhận trong Điều lệ, quy chế hoặc quy định do thương nhân banhành.
- Ủy quyền vụ việc: Là loại hình ủy quyền diễn ra trong một thời gian ngắnnhằm ký kết một hoặc một số hợp đồng cụ thể
Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền
và không được uỷ quyền lại cho người khác
Ngoài ra, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhânViệt Nam hay có thể là thương nhân nước ngoài
Chủ thể không phải là thương nhân
Căn cứ vào mục đích sinh lợi, trong rất nhiều trường hợp, tổ chức, cá nhânkhông phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa khi họ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
Khác với bên là chủ thể là thương nhân, bên chủ thể không phải là thươngnhân có thể là mọi chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhânhoặc không có tư cách pháp nhân hay cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác, không hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và liên tục
1.2.2.3 Pháp luật điều chỉnh trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình mà trong đó cácbên chủ thể bảy tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thoả thuậntrong việc cùng nhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ đối với nhau Thực chất,
đó là quá trình mà hai bên “mặc cả” với nhau về những điều khoản trong nội dungcủa hợp đồng mua bán hàng hóa Quá trình này diễn ra thông qua hai giai đoạn:
Trang 21Thứ nhất: Bên đề nghị đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hànghóa.
Thứ hai: Bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa và đi đến giao kết hợp đồng
1.2.2.4 Pháp luật điều chỉnh quá trình giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Như đã biết, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc thể hiện rõ
ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đốivới bên đã được xác định cụ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa
Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc một bên biểu
lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốntham gia giao kết với người đó một hợp đồng mua bán hàng hóa
Việc đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiệnbằng nhiều cách thức khác nhau như:
Thứ nhất: Người đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể gặp trựctiếp người được đề nghị trao đổi, thỏa thuận và trực tiếp đưa ra lời đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ hai: Người đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể gửi lời
đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tới người được đề nghị thông qua cácphương tiện điện tử như qua mạng internet, fax hay bằng việc chuyển, gửi công văn,giấy tờ qua đường bưu điện,
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực: Căn cứ theo Điều 391 BLDS 2005, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng cóhiệu lực được xác định là thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có
Trang 22hiệu lực do bên đề nghị ấn định Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kếthợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.
Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đượcxác định như sau:
Thứ nhất: Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cánhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân
Thứ hai: Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bênđược đề nghị
Thứ ba: Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông quacác phương thức khác
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 392 BLDS 2005, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thayđổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặcrút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị
Thứ hai: Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợpbên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đóphát sinh
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là
đề nghị mới
Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 393 BLDS 2005, trong trường hợp bên đề nghị giao kếthợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thìphải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được
Trang 23đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghịgiao kết hợp đồng.
Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 394 Bộ luật dân sự 2005, đề nghị giao kết hợp đồng chấmdứt trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
Thứ hai: Hết thời hạn trả lời chấp nhận
Thứ ba: Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực.Thứ tư: Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực
Thứ năm: Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trongthời hạn chờ bên được đề nghị trả lời
Sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa do bên được đềnghị đề xuất:
Căn cứ theo Điều 395 BLDS 2005, khi bên được đề nghị đã chấp nhận giaokết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đãđưa ra một lời đề nghị giao kết mới
Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực chất là việc bên được
đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hànhgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với bên đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa đó
Trang 24 Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 397 BLDS 2005, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lờithì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nếubên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấpnhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý dokhách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thôngbáo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lờingay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điệnthoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấpnhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời
Rút lại thông báo trả lời chấp nhận:
Căn cứ theo Điều 400 BLDS 2005, bên được đề nghị giao kết hợp đồng cóthể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trướchoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
1.2.2.5 Pháp luật điều chỉnh địa điểm giao kết hợp đồng
Căn cứ theo Điều 403 Bộ luật dân sự 2005, địa điểm giao kết hợp đồng dân
sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồngdân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kếthợp đồng
1.2.2.6 Pháp luật điều chỉnh thời gian giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng là một vấn đề quan trọng trong pháp luật hợp đồng bởi nógiúp ta xác định được khi nào hợp đồng được xác lập Là một hợp đồng cụ thể trong
số các hợp đồng cơ bản của hợp đồng thương mại, do đó, hợp đồng mua bán hàng
Trang 25hóa cũng tuân theo những quy định của BLDS 2005 về vấn đề thời điểm giao kết hợpđồng.
Căn cứ theo Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Hợp đồng dân sự đượcgiao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết; hợp đồngdân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đềnghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết; thờiđiểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dungcủa hợp đồng và thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên saucùng ký vào văn bản
1.2.2.7 Pháp luật điều chỉnh hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Tự do thỏa thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kếthợp đồng Điều này có nghĩa, các bên được tự do lựa chọn hình thức phù hợp khi giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, tự do lựa chọn trong khuôn khổ pháp luậtcho phép
Về nguyên tắc, hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải phù hợpvới hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa LTM 2005 không quy định hình thứcgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, song có thể dựa vào quy định của LTM 2005
về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa để xác định hình thức giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 LTM 2005 quy định, hình thức của hợp đồngmua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằnghành vi cụ thể Do đó, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lậpdưới ba hình thức: lời nói, văn bản hoặc hành vi
Đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằng hình thức lờinói (hay còn gọi là hình thức miệng), các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng Giao
Trang 26kết hợp đồng dưới hình thức này rất thuận tiện, nhanh chóng và thường áp dụng chonhững trường hợp mà các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đãquen biết và có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mua bán hànghóa ngay sau khi giao kết sẽ thực hiện và chấm dứt ngay Hình thức này có giá trịpháp lý không dễ xảy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Đối với giao kết hợp đồng được xác lập bằng hình thức văn bản, các bên khitham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ ghi nhận nội dung giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa bằng một văn bản chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bảncủa hợp đồng và có chữ ký xác nhận của các bên Hình thức này tạo ra chứng cứpháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng Thông thường theo hình thức này,hợp đồng được lập thành nhiều bản mỗi bên giữ một bản làm bằng chứng chứngminh quyền của mỗi bên Căn cứ vào văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên
dễ dàng xác định được quyền và nghĩ vụ Đặc biệt, các bên còn dễ dàng thực hiệnquyền yêu cầu của mình đối với bên kia Hình thức này thường được áp dụng trongcác quan hệ mua bán hàng hóa mà việc thực hiện hợp đồng không cùng lúc với việcgiao kết, các giao dịch mua bán hàng hóa quan trọng, có giá trị lớn hay các hợpđồng mua bán hàng hóa có độ nhạy cảm cao
Ngoài hai hình thức nói trên, hợp đồng mua bán hàng hóa còn có thể đượcgiao kết bằng một hình thức khác đó là hình thức hành vi Theo đó, hợp đồng muabán hàng hóa sẽ được giao kết miễn các hành vi đó chứa đựng những thông tin màcác bên trong quan hệ mua bán hàng hóa đó hiểu và thực hiện trên thực tế Giốngvới hình thức miệng, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hình thứchành vi có giá trị pháp lý không cao, dễ xảy ra tranh chấp
1.2.2.8 Pháp luật điều chỉnh nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chính là nội dung hợp đồngmua bán hàng hóa Do đó, các quy định pháp luật về nội dung hợp đồng mua bánhàng hóa cũng chính là các quy định pháp luật về nội dung giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa
Trang 27Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản do các bên thỏa thuận, thểhiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Do đó, nội dung của hợp đồngmua bán hàng hóa có thể hiểu là tổng hợp các điều khoản do các bên thỏa thuận, cácđiều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồngmua bán hàng hóa.
Căn cứ theo Điều 402 BLDS 2005 quy định nội dung của hợp đồng: “Tuỳtheo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1 Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặckhông được làm
2 Số lượng, chất lượng
3 Giá, phương thức thanh toán
4 Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
5 Quyền, nghĩa vụ của các bên
Trang 28Các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể chia rathành ba loại:
Loại thứ nhất: Điều khoản cơ bản
Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu và là những điều khoảnkhông thể thiếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Nếu không thỏa thuận được cácđiều khoản này thì hợp đồng mua bán hàng hóa không thể giao kết được Điềukhoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luậtquy định Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng,giá cả, địa điểm Có những điều khoản đương nhiên là điều khoản cơ bản, vìkhông thoả thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng Bên cạnh đó cũng cónhững điều khoản vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cầnphải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoảnnày cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giao kết
Loại thứ hai: Điều khoản thông thường
Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luật quy địnhtrước Nếu khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên không thoả thuậnnhững điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và đượcthực hiện như pháp luật đã quy định Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoảnthông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng Để giảm bớtnhững công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cácbên có thể không cần thoả thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng nhữngđiều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điềukhoản đó Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của phápluật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng1
Loại thứ ba: Điều khoản tùy nghi
Ngoài những điều khoản phải thoả thuận vì tính chất của hợp đồng và nhữngđiều khoản mà pháp luật đã quy định trước, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng