1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh hỗ trợ kỹ thương lê và vũ

81 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 787,5 KB

Nội dung

II.Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 1.Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên nhằm thoả mãn những nhucầu v

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta sau nhiều năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh

tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có nhiều thành tựu đángchú ý Nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp luôn phải

nỗ lực không ngừng để tồn tại và đứng vững Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhậpWTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới Nhiều doanh nghiệp bắt kịp đượcvới cơ chế làm ăn phát đạt và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp không thích ứng được với cơ chế này, sảnxuất kinh doanh thua lỗ và dẫn đến bị giải thể, phá sản

Chính vì vậy, các công ty cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạncho mình để tồn tại và phát triển Sự sáng tạo và đổi mới trong cơ cấu tổ chứcdoanh nghiệp và chiến lược kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng trong quátrình hội nhập và giao lưu quốc tế của mỗi doanh nghiệp Nắm bắt được tình hìnhthực tế đó, công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ đã không ngừng cố gắng khắcphục những tồn tại đang có để có thể phát triển hơn nữa Sau 6 năm hoạt động,công ty đã xây dựng được thương hiệu và tạo uy tín tốt trên thị trường

Hoạt động mua bán hàng hoá trong nước đã trở thành lĩnh vực kinh doanhchủ đạo và đem lại nguồn doanh thu lớn cho công ty Tuy nhiên, để hoạt động muabán hàng hoá của công ty đi vào chiều sâu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu,tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạnchế những tổn hại kinh tế không đáng có

Do tính chất có sẵn của tài liệu cũng như tầm quan trọng của hoạt động mua

bán hàng hoá đối với công ty, em đã chọn đề tài “Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ” để tìm hiểu và nghiên cứu Qua việc lựa chọn đề tài này,

em muốn tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hànghóa và thực tiễn áp dụng tại công ty Từ đó, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đềxuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng muabán hàng hóa, đồng thời em cũng đưa ra một số đề xuất giúp Công ty nâng cao hiệu

Trang 2

quả trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Kết cấu đềtài gồm có 3 chương :

Chương 1 : Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

Chương 2 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá tạicông ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng muabán hàng hóa và nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóatại công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Thủy vàcác anh chị các phòng ban công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ đã giúp đỡ tậntình để em có thể hoàn thành bản chuyên đề này

Do sự hạn chế về thời gian và trình độ kiến thức của tác giả nên bài viếtkhông thể tránh khỏi sai sót Em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô đểchuyên đề hoàn thiện hơn

Trang 4

CHƯƠNG I : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA

I.Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá

1.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ chonhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa cácchủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh chủ yếu bởi hai vănbản pháp luật quan trọng là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 Hoạtđộng mua bán hàng hoá có thể được xem là một dạng cụ thể của hoạt động mua bántài sản Theo quy định của Điều 428 BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sản thì:Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa

vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản vàtrả tiền cho bên bán Theo điều 163 Bộ luật Dân sự thì tài sản bao gồm : vật, tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản

Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hànghóa mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hoá Mua bán hàng hóađược định nghĩa theo Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005 là hoạt động thươngmại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa chobên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhậnhàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận Hàng hóa theo quy định của LuậtThương mại 2005 có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trongtương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thôngthương mại Từ hai định nghĩa trên có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa theoquy định của Luật Thương mại 2005 là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tàisản

Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng “ Hợp đồng mua bán hànghoá là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho

Trang 5

bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng vàtrả tiền cho bên bántheo thời hạn, số lượng và phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”.

2.Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá

Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng mua bán hàng hoá có vai trò rất quantrọng Trước hết, loại hợp đồng này có vai trò điều tiết, điều chỉnh quá trình lưuthông hàng hóa, tiền tệ Bên cạnh đó, nó còn thể hiện quyền tự định đoạt của cácbên chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, ghi nhận sự thể hiện ý chí thốngnhất của các bên về những điều kiện của quan hệ hợp đồng Khi hợp đồng đặt racác biện pháp bảo đảm thì nó có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các bên trongquan hệ nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục hậu quả do việc không thựchiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ gây ra

Hợp đồng mua bán hàng hoá có bản chất chung của hợp đồng đó là sự thoảthuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ muabán Có thể xem xét hợp đồng mua bán hàng hoá trong mối liên hệ với hợp đồngmua bán tài sản trong dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái chung và cáiriêng Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hoá, hợp đồngmua bán hàng hoá có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mạicủa hàng hoá Đó là :

- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa Theo Luật thương mại 2005, hànghóa được định nghĩa “bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thànhtrong tương lai; các vật gắn liền với đất đai” (khoản 2 điều 3 Luật thương mại2005) Hàng hóa là đối tượng mua bán phải không thuộc danh mục hàng hóa cấmkinh doanh theo quy định của Nhà nước (Nghị định 59/2006/NĐ- CP ngày12/06/2006) Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinhdoanh có điều kiện thì phải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua báncác loại hàng đó

- Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hay bằngvăn bản do các bên thỏa thuận, do pháp luật quy định hay được xác lập bằng mộthành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật qui địnhphải được lập thành văn bàn thì phải tuân theo các qui định đó

Trang 6

- Về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hoá thể hiện quyền và nghĩa vụ củacác bên trong quan hệ mua bán Bên bán thì có nghĩa vụ giao hàng và nhận tiền cònbên mua thì có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền Những điều khoản cơ bản của mộthợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả,phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.

- Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân.Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng

có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Hoạt động của bên chủthể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệmua bán hàng hoá phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn ápdụng Luật Thương mại

3.Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá

Ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến đã có các bộ luật như Bộ hình thư(triều Lí), bộ Quốc triều thống chế (triều Trần), Bộ quốc triều hình luật (triều Lê),

Bộ Hoàng Việt luật lệ (triều Nguyễn) Tuy nhiên, pháp luật thương mại hầu nhưkhông được biết đến trong các Bộ luật nước ta thời kỳ này Điều đó có thể lý giải là

vì kinh doanh thương mại lúc bấy giờ còn yếu kém và chưa phát triển

Sau đó, khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp,Nhà nước ta đã lần lượt ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệphát sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình, đó là : Điều lệtạm thời “Hợp đồng kinh doanh”số 735/TTg năm 1956, Điều lệ tạm thời về chế độhợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 04/TTg ngày 4/1/1960, Điều lệ vềchế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54/CP của Hội đồng chínhphủ ngày 10/3/1975 Tuy nhiên, do có sự hạn chế về nhận thức và điều kiện kinh tế

xã hội nên pháp luật hợp đồng kinh tế khi đó là công cụ pháp lý của việc thực hiện

kế hoạch của Nhà nước, hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệmang tính chất tổ chức, kế hoạch

Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã không mang lại được hiệu quả kinh tếcao, do vậy Đại hội VI tháng 12/1986 của Đảng đã quyết định chuyển nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà

Trang 7

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hội đồng nhà nước lần lượt thông qua cácvăn bản pháp lý mới là: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày25/9/1989, Nghị định số17/HĐBT ngày 16/1/1990, Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 và nhiều vănbản hướng dẫn khác Sau đó, Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995 ,Luật thương mại ngày 10/5/1997 Sự ra đời của các văn bản này một phần nào đó

đã giải quyết được những bức xúc trên tuy nhiên những qui định còn chồng chéomâu thuẫn, mập mờ, chất lượng văn bản còn chưa cao Các văn bản này do đượcban hành ở những hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau, đã không thể có được sựthống nhất về phương pháp tiếp cận cũng như nội dung quy phạm Do đó đã gây rahậu quả bất lợi về nhiều mặt, cả thể chế, thiết chế và thực tiễn hoạt động của các cơquan Nhà nước có liên quan, làm kìm hãm, trì trệ các hoạt động kinh doanh của cácchủ thể Những bất cập đó đã dẫn đến một yêu cầu cấp bách phải xây dựng lại cácquy định về hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam Để giải quyết vấn đề này,đồng thời để đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, Bộ luật dân sự 2005 và Luật thươngmại 2005 ra đời với những quy định thống nhất đã đánh dấu bước phát triển mớicủa hợp đồng Hiện nay, các văn bản điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa chủyếu là hai văn bản này Các quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt độngmua bán hàng hoá bao gồm các văn bản sau:

- Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lựcthực hiện ngày 01/01/2006

- Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thực hiện ngày 01/01/2006

- Luật Thương mại thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thực hiệnngày 01/01/2006

- Luật Dầu khí số 20/1993/QH9 được Quốc hội thông qua ngày 06 tháng 7năm 1993 ;Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí

1993 được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật số 19/2000/QH10sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Dầu khí số 10/2008/QH12 được Quốc hộithông qua ngày 03-06-2008

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày

03 tháng 12 năm 2004 …

- Và hệ thống các văn bản khác có liên quan như:

+ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy địnhchi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh

Trang 8

+ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luậtthương mại về hoạt động mua bán hàng hóa.

Về nguyên tắc áp dụng, theo quy định tại Điều 4 Luật Thương mại 2005 thìnguyên tắc áp dụng quy định như sau: Hoạt động thương mại phải tuân theo LTM

và pháp luật có liên quan; hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luậtkhác thì áp dụng quy định của luật đó; hoạt động thương mại không được quy địnhtrong LTM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS

II.Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

1.Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên nhằm thoả mãn những nhucầu về vật chất, văn hoá tinh thần của mỗi bên và phải hướng tới lợi ích chung củatoàn xã hội Ngoài ra các bên còn phải thể hiện việc chấp hành pháp luật, thể hiệntinh thần tôn trọng truyền thống đạo đức xã hội của trong quá trình thực hiện cácgiao dịch dân sự Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên có liên quanphải tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng dân sự và nhữngnguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại

1.1.Theo Điều 389_ Bộ luật dân sự 2005, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau:

a.Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp đồng Theo nguyêntắc này thì các bên đủ tư cách chủ thể có quyền tự do quyết định việc giao kết hợpđồng theo ý muốn chủ quan và vì lợi ích của chính họ Các bên chủ thể có quyền tự

do lựa chọn việc giao kết với ai, với nội dung như thế nào, hình thức ra sao Mọicam kết thoả thuận hợp pháp đều được nhà nước bảo hộ,và khi không có sự tựnguyện của các bên có thể bị tuyên bố vô hiệu Tuy nhiên, sự tự do đó không đượctrái với pháp luật và đạo đức xã hội Khi đó thì hợp đồng giao kết mới được phápluật thừa nhận và bảo vệ

Đạo đức xã hội là những trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục hìnhthành từ một cơ sở kinh tế nhất định và đã được cộng đồng thừa nhận Với cơ sởkinh tế và chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam thì hành vi được xem là khôngtrái đạo đức xã hội nếu nó luôn đảm bảo được rằng “giữ gìn bản sắc dân tộc, tôntrọng và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tươngthân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo

Trang 9

đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” (Điều 8BLDS).

Tôn trọng pháp luật có nghĩa là chủ thể tham gia hợp đồng ngoài việc phảitôn trọng nghĩa vụ đã cam kết trong lĩnh vực pháp lý đó còn phải tôn trọng và tuânthủ những qui định chung của pháp luật Tuy rằng quan hệ hợp đồng xác lập trên cơ

sở tự nguyện nhưng các bên không thể tiến hành tuỳ tiện mà phải thực hiện trongmột khuôn khổ một giới hạn nhất định, luôn luôn phải “ Tôn trọng lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (Điều 10BLDS)

b.Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Theo nguyên tắc này các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợpđồng và bảo đảm nội dung của quan hệ đó Hợp đồng phải thể hiện được sự tươngứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên Các bên khi giao kếtkhông được đe dọa, cưỡng ép bên kia giao kết hợp đồng với mình mà không theo ýchí của họ Nếu phát hiện hợp đồng được giao kết mà bị đe dọa, cưỡng ép, lừa dối

để giao kết thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu

Bên cạnh đó, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng các bên phảithể hiện rõ thái độ trung thực và ngay thẳng Trung thực và ngay thẳng có nghĩa làcác phải nói rõ cho nhau biết về tình trạng và đặc tính của đối tượng, không đượclừa dối nhau, nếu che dấu khuyết tật của đối tượng hợp đồng nhằm mục đích tư lợi

mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường

Ngoài ra, các bên phải có tinh thần hợp tác lẫn nhau Trong quá trình thựchiện hợp đồng, các bên tương trợ, giúp đỡ và thông tin cho nhau để đáp ứng nhucầu và bảo đảm lợi ích cho các bên Theo nguyên tắc này, các bên phải luôn quantâm đến nhau, tạo điều kiện giúp nhau khắc phục khó khăn trong quá trình thựchiện nghĩa vụ hợp đồng Hơn nữa, nguyên tắc này đòi hỏi cả hai bên phải cùngnhau tìm và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế khi có thiệt hạixảy ra Nếu bên nào có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bịcoi là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại

1.2.Luật thương mại 2005 qui định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại từ Điều 10 đến Điều 15

Trang 10

a.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng (Điều 10)

Quyền bình đẳng thể hiện ở chỗ mọi cá nhân, pháp nhân, tổ chức đều đượchoạt động thương mại trong khuôn khổ pháp lý chung và được Nhà nước bảo

hộ, không có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể khác nhau

b.Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá (Điều 11)

Trong quá trình giao kết hợp đồng các bên cần hoàn toàn tự nguyện, khôngbên nào thực hiện hành vi áp đặt cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào Nguyên tắcnày được tuân thủ theo tinh thần chung của BLDS

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức được tự do lựa chọn đối tác, hình thức, xáclập quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như việc tự thoả thuận cơ quan có thẩmquyền giải quyết tranh chấp phát sinh Việc thoả thuận này luôn được pháp luật bảođảm nếu nó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội

c.Nguyên tắc áp dụng thói quen trong thương mại(Điều 12)

Thói quen là qui tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành được hìnhthành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bênthừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch

Các bên được mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mạiđược thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không tráivới qui định của pháp luật, trừ trường hợp có thoả thuận khác

d.Nguyên tắc áp dụng tập quán trong thương mại (Điều 13)

Các bên trong hợp đồng có quyền áp dụng tập quán thương mại nếu tậpquán đó không trái với các nguyên tắc của Luật thương mại và Bộ luật dân sự 2005.Việc áp dụng tập quán thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt độngthương mại, đặc biệt trường hợp các bên trong giao dịch hợp đồng không có thoảthuận hoặc thoả thuận không đầy đủ các điều khoản cụ thể của hợp đồng, pháp luậtkhông có qui định và giữa các bên không có thói quen đã được thiết lập

e.Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Điều 14)

Nguyên tắc này quy định rằng khi thương nhân thực hiện hoạt động thươngmại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và

Trang 11

dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của cácthông tin đó đồng thời thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu tráchnhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.Như vậy nguyên tắc này nhằm nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm và tính trung thực,ngay thẳng của người bán trong hoạt động kinh doanh; bảo vệ quyền lợi chính đángcủa người tiêu dùng; làm trong sáng môi trường kinh doanh.

f.Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu (Điều 15)

Theo khoản 5 điều 3 Luật thương mại 2005 thì thông điệp dữ liệu là thôngtin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử Các thông điệp dữliệu được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương như một văn bản nếu đáp ứngđược các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui định của pháp luật Như vậynguyên tắc này có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc thiết lập các qui định vềhình thức của hợp đồng thương mại, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về các giao dịchthương mại

2.Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hoá được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu làthương nhân, ngoài ra nó còn được thiết lập giữa thương nhân và các tổ chức, cánhân không phải là thương nhân Ta có thể phân chủ thể tham gia hợp đồng muabán hàng hoá thành các loại sau:

2.1.Chủ thể là thương nhân

Theo Điều 1 khoản 6 Luật thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổchức, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kýkinh doanh” Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nướcngoài Theo Điều 16 khoản 1 Luật thương mại 2005 “Thương nhân nước ngoài làthương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nướcngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận” Thương nhân có quyền hoạtđộng thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theocác phương thức mà pháp luật không cấm Thương nhân có thể là cá nhân, phápnhân hoặc chủ thể khác

a.Thương nhân là cá nhân

Hợp đồng mua bán hàng hoá được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể làthương nhân Thương nhân là cá nhân sẽ bao gồm: Cá nhân kinh doanh; doanh

Trang 12

nghiệp tư nhân Trong quá trình tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, các

cá nhân tự mình tham gia vào hoạt động này do đó họ sẽ phải chịu mọi trách nhiệm

về hành vi thương mại của mình, vì vậy những người dưới đây không được côngnhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá :

- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành

vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Pháp luật qui định nhữngngười này không được công nhận là chủ thể hợp pháp của hợp đồng mua bán hànghoá vì họ không đủ khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình để thamgia vào những giao dịch thương mại

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hànhhình phạt tù

- Người đang trong thời gian bị toà án tước quyền hành nghề vì các tội buônlậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng hoá, kinh doanh tráiphép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội theo qui định của pháp luật

b.Thương nhân là tổ chức

Không phải tất cả những tổ chức là pháp nhân đều có thể trở thành thươngnhân mà chỉ có những pháp nhân nào là tổ chức kinh tế được thành lập để hoạtđộng thương mại mới trở thành thương nhân Có thể hiểu tổ chức kinh tế trước hếtphải là tổ chức có tư cách pháp nhân trong quá trình hoạt động thương mại và hoạtđộng một cách thường xuyên và độc lập Theo Điều 84_ Bộ luật dân sự 2005 thìmột tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Đượcthành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổchức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vàoquan hệ pháp luật một cách độc lập Do đó, các thương nhân là tổ chức có thể làcông ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp nhànước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủđiều kiện theo qui định của pháp luật

2.2.Chủ thể không phải là thương nhân

Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thươngnhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá khi họ giao kếtvới thương nhân Nghĩa là một bên của hợp đồng là cá nhân tổ chức hoạt độngthương mại độc lập thường xuyên còn bên kia là các chủ thể không cần các điềukiện nói trên Khác với bên là thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể

Trang 13

là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham gia giao kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hoá theo qui định của pháp luật Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổchức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, cũng có thể là hộ giađình, tổ hợp tác và không hoạt động thương mại thường xuyên như một nghề Vàhoạt động của bên chủ thể này phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựachọn áp dụng luật thương mại (Điều 1 khoản 3_ Luật thương mại 2005).

3.Nội dung và hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

3.1.Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá là tất cả các điều khoản do haibên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồngtheo qui định của pháp luật Bởi vì trong Luật thương mại 2005 không có điềukhoản nào qui định về nội dung bắt buộc cần có trong hợp đồng mua bán hàng hoánên ta xem xét theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, tuỳ theo từng loại hợpđồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

a.Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá

Hợp đồng mua bán sẽ không thể hình thành được nếu thiếu điều khoản vềđối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá được xác địnhthông qua tên gọi của hàng hoá Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên có thểghi rõ tên hàng bằng tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học… để tránh có

sự sai lệch về đối tượng của hợp đồng

b.Số lượng, chất lượng hàng hóa

Điều khoản về số lượng hàng hoá xác định về mặt lượng đối với đối tượngcủa hợp đồng Việc giao đúng số lượng là nghĩa vụ của bên bán Do vậy nếu bênbán không giao đúng số lượng thì bên mua có quyền áp dụng các biện pháp bảođảm để hợp đồng có thể được thực hiện

Điều khoản về chất lượng hàng hoá xác định chất lượng đối với đối tượngcủa hợp đồng Chất lượng của hàng hoá giúp xác định chính xác đối tượng của hợpđồng, như tác dụng, công suất hiệu quả, qui cách, tính năng, kích thước…

c.Giá, phương thức thanh toán

Giá cả được các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng Nếu không ghi cụthể giá thì phải xác định rõ phương thức xác định giá để bên mua thuận lợi trongviệc thanh toán

Trang 14

Phương thức thanh toán là cách thức mà bên mua và bên bán thoả thuận,theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bán tiền hàng đã mua theo một phươngthức nhất định.

d.Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoànthành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng, đúng địa điểm đã thoảthuận trong hợp đồng

Địa điểm giao hàng là nơi các bên tiến hành giao nhận hàng hoá

e.Quyền, nghĩa vụ của các bên

Do hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng song vụ nên quyền và nghĩa

vụ của các bên là tương ứng với nhau, thường được các bên thoả thuận phù hợp vớinguyên tắc của Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2005 Theo đó, bên bán cócác nghĩa vụ chính là : Đảm bảo quyền sở hữu hàng hoá, giao hàng đúng thời hạn,giao hàng đúng địa điểm, kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng, giao hàng đúngđối tượng, số lượng và chất lượng, giao hàng kèm theo chứng từ (nếu có), bảo hànhhàng hoá (nếu có) Các nghĩa vụ này tương ứng với quyền cơ bản của bên mua.Nghĩa vụ cơ bản của bên mua là : Nhận hàng, thanh toán tiền hàng, tương ứng vớiquyền cơ bản của bên bán

f.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Là các biện pháp chế tài mà cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặcbên bị vi phạm áp dụng đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hànghoá bao gồm : Buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệthại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng;các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản củapháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quánthương mại quốc tế

g.Phạt vi phạm hợp đồng

Điều khoản này thỏa thuận về vấn đề bên mua và bên bán có những quyền

và nghĩa vụ gì khi có sự vi phạm hợp đồng; trong trường hợp đó thì mức phạt vàbồi thường hợp đồng sẽ thực hiện như thế nào; khi xảy ra tranh chấp thì sẽ đượcgiải quyết ở đâu

Trang 15

Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc phải có nội dung chủ yếu của hợp đồng

mà chỉ quy định những điều khoản này để cho các bên tham khảo và thỏa thuận đưavào trong hợp đồng Quy định này nhằm tôn trọng ý chí, sự tự nguyện của đôi bêntrong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng

3.2 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hình thức của hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định người bán và ngườimua đã tham gia vào hợp đồng mua bán, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của cácbên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự của bên vi phạm Theo điều 24của Luật Thương mại thì hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằnglời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể

a.Hình thức bằng lời nói

Đây là hình thức theo đó các bên giao kết hợp đồng chỉ thỏa thuận với nhaubằng lời nói về nội dung cơ bản của hợp đồng Hình thức này có thuận lợi ở điểm làviệc giao kết hợp đồng nhanh chóng Tuy nhiên nó lại có điểm bất lợi là khi xảy ratranh chấp thì các bên sẽ khó khăn trong việc tìm chứng cứ thể hiện những thỏathuận trong hợp đồng với nhau Do đó, hình thức này thường được áp dụng trongtrường hợp các bên có sự tin tưởng lẫn nhau, hợp đồng được thực hiện và chấm dứtngay sau đó hoặc giá trị hợp đồng không lớn

b.Hình thức bằng văn bản

Trong văn bản này các bên ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và saukhi được soạn thảo thì các bên cùng ký tên xác nhận vào văn bản Khi xảy ra tranhchấp, hình thức hợp đồng bằng văn bản sẽ tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn sovới hình thức lời nói Do đó, hình thức văn bản thường được sử dụng rộng rãi hơn

c.Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể

Trang 16

Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể là hình thức mà các bên thể hiện sự

thỏa thuận của mình bằng việc thực hiện một hành vi cụ thể theo qui ước địnhtrước Đó là việc bên bán giao hàng, bên mua thanh toán mà không cần một văn bảnnào hay một thỏa thuận bằng miệng nào Đây là hình thức đơn giản nhất trong giaodịch hợp đồng Hợp đồng có thể được xác lập thông qua hình thức này mà khôngnhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết

4.Phương thức và trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

4.1.Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng phương thức trựctiếp hoặc phương thức gián tiếp

a.Phương thức giao kết trực tiếp

Phương thức giao kết này được thực hiện như sau: các bên trực tiếp gặpnhau, cùng bàn bạc, thương lượng để đi đến thống nhất về nội dung của hợp đồng

và cùng ký tên vào văn bản của hợp đồng (nếu hình thức hợp đồng là văn bản)

b.Phương thức giao kết gián tiếp

Theo phương thức này thì các bên không trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thảo luận

mà trao đổi với nhau thông qua các tài liệu giao dịch như: công văn, điện báo, đơnđặt hàng, fax, thông điệp dữ liệu điện tử khác…trong đó ghi rõ nội dung công việccần giao dịch

4.2 Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

a Đề nghị giao kết hợp đồng

Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, đề nghị giao kết hợp đồng chính làchào hàng Điều 390 quy định “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý địnhgiao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên

đã được xác định cụ thể” Như vậy, một đề nghị giao kết hợp đồng là văn bản cónội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá, được chuyển cho một hoặcnhiều nguời nhất định, có giá trị trong một thời gian nhất định Những nội dung của

đề nghị giao kết hợp đồng gồm đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán…và phải

rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hiểu được mong muốn giaokết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng Khi đó bên đề nghị giao kết hợpđồng phải chịu sự ràng buộc bởi những nội dung đã đề nghị và không được thay đổi

Trang 17

nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý Như vậy, trách nhiệm của bên đề nghịbắt đầu từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đi cho bên được đềnghị đến hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng.

b Chấp nhận giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghịchuyển cho bên đề nghị về việc chấp thuận tất cả các nội dung đã nêu trong đề nghịgiao kết hợp đồng Như vậy, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi

đó là hành vi mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hoá

Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thông báo chấp nhận

đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì đó được coi như là đề nghị mới của bênchậm trả lời Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì

lý do khách quan, mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thìthông báo chấp nhận giao kết này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trảlời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng

có điều kiện sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung của đề nghị thì hành vi đóđược coi là từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới Nộidung của đề nghị giao kết hợp đồng được sửa đổi, bổ sung có thể là điều kiện vềgiá, thanh toán, chất lượng, số lượng, địa điểm thời gian giao hàng…

c Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán được quy định khác nhau phụ thuộcvào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng Dựa theo quy định của Bộ luậtdân sự 2005, tại Điều 404, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa theo các trường hợp sau:

- Nếu hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm giao kếthợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản

- Hợp đồng giao kết gián tiếp bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng

là khi bên chào hàng nhận được trả lời chấp nhận chào hàng vô điều kiện

- Nếu hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng

là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng

Ngoài ra, khoản 2 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 còn quy định sự im lặngcủa bên nhận chào hàng cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể được coi là căn

cứ xác định hợp đồng được giao kết nếu như có thỏa thuận im lặng là sự chấp nhậngiao kết hợp đồng

Trang 18

III Một số vấn đề pháp lý về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

1.Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết và đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện pháp luật quy định thì hợp đồng phải được thực hiện và các điều khoảncủa hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá là việc bên bán và bên mua tiến hànhcác nghĩa vụ mà mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng cácquyền tương ứng của bên kia theo như nội dung đã thỏa thuận cam kết trong hợpđồng

2.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá

2.1.Nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng

Ý nghĩa của nguyên tắc này là các bên phải thực hiện đầy đủ, đúng cácnghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng về đối tượng, thời hạn, địa điểm, các phươngthức giao nhận và thanh toán Nếu thực hiện không đúng, đủ làm ảnh hưởng đếnbên cùng cam kết thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Nguyên tắc này giúp nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nhữngnghĩa vụ đã cam kết Do vậy, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo hiệuquả cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, thông suốt nhất làtrong điều kiện kinh tế thị trường

2.2.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và

có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

Nguyên tắc này xuyên suốt quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, cũngnhư giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Theo đó, các bên có nghĩa

vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ

và nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đồng Các bên có trách nhiệm cùng nhaukhắc phục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồngnhư luôn thông tin cho nhau về tiến độ thực hiện , những khó khăn, vướng mắctrong quá trình thực hiện Và ngay cả khi giải quyết tranh chấp cũng phải bàn bạc

để có thể ngăn chặn và giảm bớt thiệt hại có thểxảy ra cho các bên, từ đó tìm rahướng giải quyết tối ưu nhất, có lợi nhất cho các bên

Trang 19

2.3.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng vì lợi ích riêng các bên nhưngcũng phải hướng tới lợi ích của Nhà nước và lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội nóichung Chính vì thế, trật tự pháp luật sẽ luôn được củng cố và lợi ích của các bênđược bảo vệ và không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác

Ngoài ra, đôi bên khi thực hiện hợp đồng không được xâm phạm lợi ích hợppháp của người khác tức là lợi ích hợp pháp của bên thứ ba Nguyên tắc này thểhiện ở chỗ bên bán có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu tài sản của bên bán cho bênmua là không bị người thứ ba tranh chấp

3.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Việc xác lập và thực hiện các hợp đồng trước hết là dựa vào sự tự giác củacác bên nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịch đều cóthiện chí trong việc thực hiện hợp đồng một cách nghiêm chỉnh Do vậy trong hợpđồng thường có điều khoản thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đểđảm bảo độ tin cậy cho các bên đồng thời giúp các bên có trách nhiệm thực hiệncác nghĩa vụ của hợp đồng Theo Điều 318 BLDS, các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, kýquỹ, bảo lãnh, tín chấp Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, không ápdụng biện pháp bảo đảm bằng ký cược hay biện pháp bảo đảm bằng tín chấp Bởi vì

ký cược là biện pháp để bảo đảm trả lại tài sản thuê trong hợp đồng cho thuê tài sản,còn tín chấp là biện pháp mà do Tổ chức chính trị xã hội đứng ra bảo đảm cho hộgia đình nghèo vay tiền tại Ngân hàng hoặc Tổ chức tín dụng

3.1.Cầm cố tài sản

Theo quy định tại Điều 326 BLDS năm 2005 thì cầm cố tài sản là việc traođộng sản thuộc quyền sở hữu của mình cho phía bên kia trong quan hệ hợp đồng, đểgiữ gìn làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng đã được kýkết Việc cầm cố phải được lập thành văn bản riêng, có xác nhận của cơ quan côngchứng hay cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trong trường hợp mà không

có cơ quan công chứng) Người thực hiện việc giữ vật bị cầm cố phải bảo đảm giữnguyên giá trị của vật đó, không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho ngườikhác trong thời gian văn bản cầm cố có hiệu lực

Trang 20

3.2.Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mìnhbảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.Tài sản có thể là động sản,bất động sản hay giá trị tài sản khác Hình thức thế chấp tài sản phải được lập thànhvăn bản hay ghi trong hợp đồng chính, phải có xác nhận của cơ quan công chứnghoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Trong thời hạn văn bản thế chấp

có hiệu lực người thế chấp tài sản có nghĩa vụ phải bảo đảm giữ nguyên giá trị củatài sản thế chấp; không được chuyển dịch sở hữu hay tự động chuyển giao tài sản

đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp đó có hiệu lực Bên cạnh đó,nếu bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì sẽ phải trả lại giấy tờ về tàisản thế chấp đó cho bên thế chấp khi chấm dứt thế chấp

3.3.Đặt cọc

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, đượcđịnh nghĩa tại Điều 358 BLDS năm 2005 ‘Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kiamột khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tàisản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dânsự” Khi tiến hành đặt cọc thì phải lập thành văn bản ghi rõ các vấn đề như đốitượng, giá trị bằng tiền hay tài sản đặt cọc, thời hạn đặt cọc trong văn bản Trongtrường hợp, hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lạicho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từchối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhậnđặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thìphải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tàisản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

3.4.Ký quỹ

Theo khoản 1 Điều 360 BLDS thì ký quỹ cũng là một biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ đối với các bên, nó được thực hiện thông qua ngân hàng – nơinhận tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho một bên trong hợp đồng Ngânhàng sẽ được bên có quyền yêu cầu thanh toán hay bồi thường thiệt hại (sau khi đãtrừ đi chi phí dịch vụ ngân hàng) do bên có nghĩa vụ gây ra khi không thực hiện haythực hiện không đúng nghĩa vụ

Trang 21

3.5.Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bênnhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh),nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ Tài sản bảo lãnh phải ngang bằng hoặc lớn hơn giá trị phần nghĩa vụđược cam kết thực hiện Ngoài sự xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước thìphải có thêm sự chứng thực của cơ quan ngân hàng, nơi người bảo lãnh mở tàikhoản hay thực hiện các giao dịch khác chứng nhận về mức giá trị tài sản, hay vềkhoản tiền có trong tài khoản đưa ra bảo lãnh mới chính thức công nhận có sự bảolãnh tài sản cho người có nghĩa vụ tài sản trong hợp đồng Việc xử lý, hủy bỏ haychấm dứt việc bảo lãnh được quy định tại các Điều 369, 370 và 371 BLDS 2005

4.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng vô hiệu, biện pháp xử lý

4.1.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo Điều 405 BLDS quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệulực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác Như vậy, trong nhiều trường hợp thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồngkhông trùng hợp với thời điểm giao kết hợp đồng

Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, hợp đồng được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng

theo quy định của pháp luật Hợp đồng được giao kết phải đảm bảo sự thỏa thuậncủa các bên phù hợp với ý chí của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của cácbên đồng thời không xâm hại những lợi ích hợp pháp của các bên khác được phápluật bảo vệ

Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lực chủ

thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Ngoài ra, các bên tham gia ký kết cònphải có thẩm quyền ký kết Đại diện của các bên ký kết phải là đại diện hợp pháp

Có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của

pháp luật, không trái đạo đức xã hội Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bịcấm kinh doanh theo quy định của pháp luật

Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo Điều 24 LTM năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời

Trang 22

nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mà pháp luậtquy định phải được thiết lập bằng văn bản thì phải Khi không tuân thủ các điềukiện trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa bị vô hiệu.

4.2.Hợp đồng vô hiệu và biện pháp xử lý

Những hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu khi nó trái với quy định của pháp luậthoặc không đủ những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Hợp đồng bị vô hiệu theohai loại là hợp đồng vô hiệu toàn bộ, hợp đồng vô hiệu từng phần

a.Hợp đồng vô hiệu toàn bộ

Một hợp đồng mua bán hàng hoá bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trườnghợp sau : Khi vi phạm vào các điều cám của pháp luật, trái với đạo đức xã hội ; khihợp đồng được giao kết một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặcnhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba; khi hình thức của hợp đồng khôngtuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật

b.Hợp đồng vô hiệu từng phần

Hợp đồng vô hiệu từng phần trong các trường hợp sau : Khi hợp đồng được

ký kết bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự; khi hợp đồng được ký kết do bị nhầm lẫn ; khi mộtbên chủ thể tham gia xác lập hợp đồng do bị lừa dối, đe doạ ; khi người xác lập hợpđồng đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập vào thời điểm không nhận thứcđược hành vi của mình

Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bênkhôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu khônghoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền Bên có lỗi gây thiệt hại phảibồi thường

5.Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

5.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi mà các bên vi phạm nhữngđiều quy định đã được thỏa thuận và những quy định pháp luật theo điều 320 củaLuật Thương mại năm 2005

Chế định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng có vai trò bảo đảm, củng cố kỷ

luật hợp đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật về hợp đồng, tăng cường ý thức trách

Trang 23

nhiệm của các bên trong việc thực hiện cam kết: Khi các bên tự nguyện giao kếthợp đồng thì họ sẽ bị ràng buộc bởi chính những cam kết đó, ngay cả khi một bênkhông có lợi ích phát sinh; những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ hợp đồng đều bị đe dọa phải gánh chịu các biện pháp trách nhiệmhợp đồng; việc áp dụng trách nhiệm hợp đồng với các chế tài như buộc thực hiệnhợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại… chính là những biện pháp bảo hộpháp lý đảm bảo , củng cố kỷ luật hợp đồng.

5.2.Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

a.Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá là việc các chủ thể trong hợpđồng thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bánhàng hoá nói riêng và qui định trong hợp đồng nói chung

Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên không chỉ phải thựchiện nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng, mà còn phải thực hiện những nghĩa vụtheo qui định của pháp luật Vì vậy khi xem xét có hành vi vi phạm hợp đồng haykhông, cần phải căn cứ vào hợp đồng và các qui định của pháp luật

b.Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra

Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị viphạm phải gánh chịu như hàng hoá mất mát, hư hỏng…Thiệt hại vật chất thực tế do

vi phạm hợp đồng mua bán gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tàibồi thường thiệt hại

c Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tếđược xác định khihành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối quan hệ nội tại tấtyếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra làkết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng Trên thực tế, một hành vi vi phạmhợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại cũng có thểđược sinh ra do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng

d Có lỗi của bên vi phạm

Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đốivới tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng Lỗi được hiểu là trạng tháitâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả củahành vi đó

Trang 24

5.3 Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng

a Buộc thực hiện hợp đồng

Buộc thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực

hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện vàbên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Bên vi phạm có thể gia hạn một thời gianhợp lý để bến vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

b.Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiềnphạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợpmiễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 Phạt vi phạm chỉxảy ra nếu có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng Mức phạt đối với vi phạmnghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuậntrong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,trừ trường hợp quy định tại Điều 266 Luật Thương mại 2005 là do kết quả giámđịnh sai

c.Buộc bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành

vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm, nhằm khôi phục, bù đắp những lợiích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng mua bán Nó chỉ được áp dụng nếu

có những căn cứ theo qui định tại Điều 303 Lụât thương mại 2005:Có hành vi viphạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trựctiếp gây ra thiệt hại

Về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vậtchất cho bên bị vi phạm; tuy nhiên các khoản thiệt hại đòi bồi thường phải nằmtrong phạm vi được pháp luật qui định

d.Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là chế tài được quy định tại Điều 308 LTM

2005 ‘tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiệnnghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạmngừng thực hiện hợp đồng

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Trang 25

Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 309 LTM2005) là việc bên vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và khi hợp đồng bịtạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310 LTM 2005) xét về bản chất,

đó là hành vi đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của một bên khi bên kia viphạm hợp đồng Điều kiện để một bên có quyền áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng làkhi một bên đã vi phạm hợp đồng Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng

bị chấm dứt hiệu lực từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo đình chỉ của bên

bị vi phạm Do vậy, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; bên đãthực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên bị vi phạm bồi thường thiệt hại

Các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền ký kết, quyền hủy bỏ hợp đồng

mà họ đã ký kết Theo pháp luật quy định tại Điều 388 BLDS 2005 thì thỏa thuậnhủy bỏ hợp đồng cũng là hợp đồng Đó là sự thỏa thuận của các bên về việc chấmdứt quyền, nghĩa vụ Như vậy, hủy bỏ hợp đồng đòi hỏi một phần của hợp đồngcũng là quyền của bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏathuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hay một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợpđồng

5.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, có nhiều trường hợp không phảichịu các hình thức chế tài mà pháp luật quy định Đó là khi thuộc một trong cáctrường hợp các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Theo Điều 294LTM 2005, ngoài các trường hợp miễn trách mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng,bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán còn được miễn trách trong các trường hợpsau: Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn dolỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kếthợp đồng

6 Giải quyết tranh chấp và hình thức xử lý

6.1.Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Khi xảy ra tranh chấp, phương thức đầu tiên mà các bên thường hay lựachọn nhất là thương lượng Phương thức này thể hiện được bản chất của giao kếthợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên Nó cũng là phương thức nhanh gọn và đảm

Trang 26

bảo lợi ích của các bên được hài hòa hơn Thương lượng có thể được tiến hành độclập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án.

Đối với thương lượng độc lập: Nghĩa vụ của các bên phải tiến hành trongquá trình thương lượng được quy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp

Do đó các bên phải tiến hành như là một điều khoản trong hợp đồng Kết quảthương lượng được coi như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bên phảiđảm bảo được sự tự nguyện trong thỏa thuận theo quy định của pháp luật Tuynhiên đối với phương thức này thì kết quả thỏa thuận khó được thi hành trong thực

tế nên không có lợi cho bên thắng kiện

Đối với thương lượng được tiến hành theo thủ tục trọng tài hoặc Tòa án thìtheo yêu cầu của các bên, trọng tài viên, thẩm phán có thể ra văn bản công nhận kếtquả thỏa thuận của các bên sau quá trình thương lượng Văn bản này có giá trị nhưmột quyết định của Trọng tài hay Tòa án

6.2.Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Hòa giải là quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó

có hòa giải viên là người thứ ba làm trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận.Với phương thức này, các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và

có thể tiếp tục giữ vững mối quan hệ trong kinh doanh; hạn chế tối đa sự hao phíthời gian và tiền của vào việc giải quyết tranh chấp nếu nó được tiến hành theo thủtục tố tụng trọng tài hoặc tòa án; ngoài ra, nó không phải là quá trình tố tụng côngkhai nên đảm bảo giữ vững được các bí mật trong thương mại mà các bên khôngmuốn cho người ngoài biết Giữ vững uy tín và danh dự cho các bên Do bản chấtcủa hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận nên kết quả thỏa thuận không có tính chấtbắt buộc thi hành cao như giải quyết tại Trung tâm trọng tài hay Tòa án

6.3.Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Những ưu điểm của phương thức này có thể được kể đến đó là: Đỡ tốn kém

về thời gian bởi đây là phương thức giải quyết nhanh gọn và quyết định của trọngtài là chung thẩm nên không dây dưa kiện đi kiện lại, trừ các trường hợp thỏa thuậntrọng tài vô hiệu và cần được giải quyết tại Tòa án Và nó cũng đảm bảo tính kháchquan, trung lập của trọng tài Phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành cao bởi

nó được Tòa án công nhận và cho thi hành qua một thủ tục tư pháp Thứ ba, cáctrọng tài viên thường là những chuyên gia hàng đầu của hầu hết các ngành trọng

Trang 27

yếu Trình độ các trọng tài viên thường là tiến sĩ, nếu thấp cũng là cao học Ngoài raphương thức này cũng đảm bảo bí quyết kinh doanh của các bên vì nó không phải

là phương thức giải quyết công khai như giải quyết tại Tòa án Tuy nhiên đây lại làphương thức chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, có thể do trình độ hiểu biếtpháp luật chưa cao nên khi giao kết hợp đồng không thoả thuận điều khoản trọng tàihay tâm lý e ngại và lo sợ phải tiếp cận với phương thức giải quyết mới mà chỉ giữthói quen đưa tranh chấp ra toà án

Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và được giải quyết tại Trung tâm trọngtài thì phải có đủ các điều kiện sau:

+ Tranh chấp phải phát sinh từ hoạt động thương mại thương mại Các hoạtđộng thương mại được liệt kê ở Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài năm 2003

+ Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có Thỏa thuận trọng tài Nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài mà khi xảy ra tranh chấp lại cóthỏa thuận trọng tài thì cũng được áp dụng hình thức này, tuy nhiên phải thỏa thuậngiải quyết tại trọng tài trước khi các bên khởi kiện lên trung tâm trọng tài

+ Người ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực ký kết theo quy định của

+ Bên ký kết thỏa thuận trọng tài không bị lừa dối, bị đe dọa

+ Thỏa thuận trọng tài phải quy định rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng

tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, nếu không quy định rõ thì sau đó phải

có thỏa thuận bổ sung

+ Thỏa thuận trọng tài phải được lập theo hình thức do pháp luật quy định:

“Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản Thỏa thuận trọng tài thông quathư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chícủa các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tàibằng văn bản”

Trang 28

6.4.Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Tòa án là cơ quan chủ yếu giải quyết các tranh chấp, bất đồng không nhữngchỉ trong hoạt động kinh doanh thương mại mà còn các lĩnh vực khác trong đờisống xã hội Tuy nhiên đối với từng lĩnh vực thì có một tòa chuyên trách cho lĩnhvực đó giải quyết Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại thì tòa kinh tế sẽ chịutrách nhiệm giải quyết Những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩmquyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 29 – Bộ Luật tố tụng dân sự

2004 Để được giải quyết theo phương thức này thì không nhất thiết các bên phảithỏa thuận trước đó sẽ giải quyết tại Tòa án Khi có tranh chấp xảy ra, nguyên đơn

có quyền khởi kiện ra Tòa án nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏathuận trọng tài vô hiệu

Với phương thức giải quyết này ta có thể thấy được những ưu điểm đó làphán quyết của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành cao Tuy nhiên phương pháp nàylại là phương pháp giải quyết công khai nên bất lợi cho các bên, đặc biệt là nhữnglĩnh vực kinh doanh cần phải giữ bí mật cho bí quyết kinh doanh của mình Ngoài

ra, khi đã giải quyết được tranh chấp thì các bên khó có thể giữ được mối quan hệtrong kinh doanh như trước đây đã từng có

Mỗi phương thức giải quyết đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy khi ký hợpđồng các bên nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có lợi nhấtcho các bên và đảm bảo sự công bằng, bình đẳng sau khi giải quyết tranh chấp

Trang 29

CHƯƠNG II : THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ KỸ

THƯƠNG LÊ VÀ VŨI.Giới thiệu chung về công ty TNHH Hỗ Trợ Kỹ Thương Lê và Vũ

1.Lịch sử hình thành của công ty

Một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phát triển của nền kinh tếnước ta trong thời đại ngày nay là đã khơi dậy được tiềm năng của các thành phầnkinh tế thông qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Trong đó, kinh tế

tư nhân đóng vai trò hết sức quan trọng Kinh tế tư nhân ra đời khẳng định vai tròđặc biệt của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế Việt Nam Sựthành công rất lớn của các doanh nghiệp cùng xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoákhiến cho việc thành lập các công ty trách nhiêm hữu hạn là xu thế tất yếu Năm

2004, công ty trách nhiệm hữu hạn hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ ra đời Công ty có:

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0102011165 đăng ký lần đầungày 16/1/2004, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 14 tháng 7 năm 2008

- Tên giao dịch là : Le & Vu promotionfortrading & Technologycompanylimited

-Tên viết tắt là : L&V promotion Co.,LTD

-Địa chỉ trụ sở chính là : 43A Liên Trì, phường Trần Hưng Đạo, quận HoànKiếm, thành phố Hà nội

mỹ nghệ như : gốm, sứ, mây, tre đan, lụa…

Trang 30

2.Quá trình phát triển của công ty

Sau khi được thành lập, công ty đã nhanh chóng mở rộng và phát triển,đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu nhiều mặt hàng khác nhau

Trong những năm qua, hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽđồng thời vừa mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu vừa đặt ra những thách thức mới do sự cạnh tranh ngày càng gaygắt và quyết liệt trên thị trường thế giới Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là mộttrong những hoạt động đem về cho đất nước nhiều ngoại tệ nhất Mặc dù hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu nhưng thực tế kim ngạchxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta còn quá nhỏ bé so với nhu cầu trênthị trường thế giới Nguyên nhân do thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp ViệtNam còn nhỏ bé, hầu như các doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến mở rộng thị trườngxuất khẩu mà chưa đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều sâu Trong những năm tới, nhucầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thế giới còn có xu hướng tăng nhiềuhơn nữa Trước tình hình đó việc phát triển thị trường đối với các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng Thị phần càng lớn thì khối lượngsản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng lớn, sẽ làm tăng lợi nhuận và vị thế cạnhtranh cho doanh nghiệp Đối với công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ, thịtrường xuất khẩu chủ yếu là nước Mỹ, sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu là các sảnphẩm thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, mây, tre đan…

Ngoài ra, công ty còn tích cực khai thác thị trường trong nước bằng việcnhập khẩu một số mặt hàng công nghệ cao như máy tính, máy in, nguyên nhiên liệu

để bán cho thị trường trong nước Khi Việt Nam còn là một nước nông nghiệp lạchậu, có nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật thì tiếp cận những công nghệ

và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài là con đường nhanh nhất để tiến hành côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để làm được điều này thì nhập khẩu đóng gópmột vai trò vô cùng quan trọng Nhập khẩu cho phép tranh thủ được các tiến bộkhoa kọc kỹ thuật, công nghệ của thế giới Trước bối cảnh đó,công ty đã bị đặt rathách thức là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất vớithời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao Do vậy, các sản phẩm được công tylựa chọn để nhập khẩu và kinh doanh ở trong nước đều là những sản phẩm côngnghệ cao và có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như : máy tính Dell, dầu côngnghiệp Chesterton

Trang 31

Năm 2004, công ty thành lập với số vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng Việt Nam,kinh doanh trong 16 lĩnh vực khác nhau.

Năm 2006, Công ty trở thành đại lý độc quyền của Chesterton Mỹ tại miềnbắc Chesterton Mỹ là nhà sản suất hàng đầu thế giới về các giải pháp kỹ thuật sửdụng công nghệ và vật liệu tiên tiến nhất, tuân theo những quy định nghiêm ngặtbảo vệ môi trường và người sử dụng Dầu bôi trơn Chesterton có chất lượng cao,vừa có khả năng làm sạch vừa bôi trơn, thẩm thấu nhanh tẩy sạch cặn dầu mỡ, chịuđược môi trường ẩm, chống oxy hóa, chống ăn mòn Sản phẩm Chesterton đã đượcchứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001/14001 và các tiêu chuẩn quốc phòng của MỹMIL - C- 23411Avà MIL- A – 907D

Sau 4 năm xây dựng và phát triển, năm 2008, công ty đã tăng vốn điều lệlên 36 tỷ đồng Việt Nam và mở rộng thêm 5 ngành nghề kinh doanh nữa

Cùng với sự gia tăng vốn điều lệ và số ngành nghề kinh doanh, công ty đãđạt được những thành công mới về doanh thu và lợi nhuận Những đóng góp củacông ty đã được Nhà nước ghi nhận và khen thưởng, bao gồm :

 Bằng khen của Bộ Tài Chính

 Bằng khen của Bộ Thương mại

 Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội

 Bằng khen, giấy khen của cục thuế Hà Nội

3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ là công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên Do vây, cơ cấu tổ chức được quy định trong điều lệ công tyđều tuân theo Luật doanh nghiệp.Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty nhưsau :

Trang 32

Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Nguồn : Phòng hành chính công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ

Cụ thể công việc được mô tả theo chức danh như sau :

- Hội đồng thành viên :

Gồm 2 thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Các vấn đềquan trọng của công ty đều được hội đồng thành viên đưa ra phương pháp giảiquyết như các vấn đề về chiến lược phát triển và các kế hoạch kinh doanh hằng nămcủa công ty, vấn đề về tăng, giảm vốn điều lệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

- Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời là Giám đốc của công ty:

+ Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịutrách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ củamình Ông là ng ười triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên, thay mặtHội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; tổ chức thực hiện

Trang 33

các quyết định của Hội đồng thành viên; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạtđộng kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh vàphương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; ký kết hợpđồng nhân danh công ty

-Phó giám đốc :

+ Phụ trách kế toán, Tài chính: Có trách nhiệm xây dựng và đảm bảo thựchiện các nguyên tắc về kế toán, tài chính trong công ty theo đúng quy định của phápluật, quy định của công ty ; quản lý tài chính, các thông tin về tài chính, tính toángiá cả, hàng hóa; trình ban giám đốc quyết toán liên quan đến kinh doanh của côngty; đảm bảo thực hiện thu, chi, thanh toán chính xác, đúng nguyên tắc tài chính củacông ty ; đảm bảo kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, các khoản chi phí của công tyđúng, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm

+ Phụ trách hành chính : Chuẩn hóa các giấy tờ, biểu mẫu hành chính, quytrình làm việc, hướng dẫn các nhân viên trong công ty về các quy định và thủ tụchành chính ; xây dựng và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về hành chính như: cácquy định về giờ giấc làm việc, về sử dụng tài sản trong công ty, an toàn vệ sinh laođộng, phòng chống cháy nổ; tổ chức quản lý, theo dõi, bảo quản các tài liệu, côngvăn, giấy tờ, tài sản công ty theo đúng quy định của công ty ; quản lý về nhân sự,quản lý giám sát việc soạn thảo, thương thảo hợp đồng, hướng dẫn các bộ phận liênquan, hoàn thiện các hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng

+ Phụ trách kinh doanh : Giám sát việc gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, đốitác, chỉ đạo thực thi, trình ban giám đốc hồ sơ, chứng từ, làm thủ tục liên quan đếnxuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

-Trợ lý giám đốc :

+ Về kế hoạch công tác, đây là người có trách nhiệm trình ban giám đốc kếhoạch làm việc tuần, dự án của công ty dựa trên các quyết định phân công côngviệc của ban giám đốc, kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc cá nhân ; giám sát, nhắcnhở các nhóm, cá nhân làm việc theo đúng kế hoạch, theo đúng quy trình và nguyêntắc làm việc của công ty

+ Về quản lý kinh doanh thì cần thiết lập các buổi làm việc với khách33ang, đối tác tạo quan hệ và quan hệ sau bán hàng ; hỗ trợ các nhóm trong việc

Trang 34

triển khai thực hiện kế hoạch ; soạn thảo các hợp đồng nguyên tắc, công văn, tờtrình, đề xuất.

+ Về quản lý nhân sự : Ông tìm kiếm ứng viên tuyển dụng, thống kê hồ sơ,

sơ lược lựa chọn ứng viên trình giám đốc phỏng vấn và đề xuất tuyển dụng nhânviên (nếu cần)

- Chuyên viên kỹ thuật

+ Trong quá trình làm việc với khách hàng cần : Tìm hiểu các thông tin về

kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật khách hàng đang gặp phải; nắm được các nguyênnhân gây ra vấn đề, sự cố về kỹ thuật của khách hàng; chịu trách nhiệm tư vấnkhách hàng; có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ và chính xác cácthông tin, thông số kỹ thuật, giám sát, theo dõi quá trình sử dụng sản phẩm củakhách hàng ; giữ quan hệ, dự báo đơn đặt hàng tiếp theo của khách hàng

+ Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật: Đọc, dịch tài liệu để tạo cơ sở dữ liệu, xây dựng

hệ thống dữ liệu ứng dụng cho công ty

- Nhân viên bán hàng kỹ thuật :

+ Chịu trách nhiệm chính về những vấn đề kỹ thuật của công ty : Quản trịmạng nội bộ, website, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin của công ty; đề xuất

và lên phương án mua sắm, thay thế nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin trongcông ty; cập nhật quét virus, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính của công ty;kiểm tra thông số kỹ thuật của hàng hoá nhập về; hướng dẫn và tư vấn về kỹ thuậtcho khách hàng: Đề xuất cấu hình, lựa chọn thiết bị; cài đặt, lắp đặt triển khai hệthống, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng; sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng hỗ trợ

kỹ thuật sau bán hàng

+ Ngoài ra, các nhân viên này còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bánhàng: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; cập nhật thông tin về thị trường, giá cả sosánh để đề xuất điều chỉnh giá; quản lý các đối tác bán hàng của công ty, các kháchhàng cũ và thường xuyên; tìm kiếm đối tác, khách hàng ; đề xuất phương án nhậphàng

- Nhân viên kinh doanh :

+ Đây là những nhân viên sẽ trình ban giám đốc kế hoạch, phương án kinhdoanh; xây dựng, đề xuất kế hoạch kinh doanh: hàng hóa đầu vào; khách hàng, thị

Trang 35

trường đầu ra ; triển khai kế hoạch kinh doanh đã được ban giám đốc phê duyệt;cập nhật thông tin thị trường, giá cả hàng hóa; đề xuất danh mục hàng hóa nhập, giábán hanghóa, điều chỉnh giá bán hàng (nều cần thiết).

+ Quản lý, mở rộng khách hàng, thị trường: Quản lý các khách hàng cũ,khách hàng thường xuyên, khách hàng mới của công ty; tìm kiếm khách hàng,côngtác tiếp thị mở rộng các đại lý, đối tác bán hàng cho công ty; tìm kiếm hợp đồng, dự

án mới; thống kê đơn đặt hàng, khách hàng, cập nhật báo giá

- Nhân viên kế toán – hành chính :

+ Thực hiện công tác kế toán bao gồm kê khai thuế hàngtháng; làm chứng

từ hàng tháng; nộp các khoản thuế, phí theo yêu cầu nhà nước; quản lý hoá đơn bánhàng; báo cáo giám đốc tình hình thu chi quỹ hàng tháng; theo dõi công nợ kháchhàng; thực hiện thu chi, thanh quyết toán, tạm ứng; quản lý hàng hóa: tình hìnhnhập, xuất, tồn hàng hoá

+ Thực hiện công tác hành chính bao gồm quản lý hồ sơ, tài liệu: sắp xếp,lưu giữ tài liệu, giấy tờ, công văn, hợp đồng gốc; mua sắm văn phòng phẩm, thiết bịcần thiết phục vụ công việc công ty; hướng dẫn các nhân viên về quy định, thủ tụchành chính công ty; quản lý tài sản, thiết bị, đồ dung; tổ chức, sắp xếp cuộc họp,sinh hoạt chung công ty; đảm bảo vệ sinh, an toàn trong công ty

Với sự quan tâm giúp đỡ từ ban giám đốc và các đồng nghiệp, nói chung cácthành viên của công ty trong thời gian qua đã tích cực đóng góp công sức và thựchiện tốt công việc của mình Tuy nhiên, để hoạt động của công ty đi vào quy củ vàđúng pháp luật, ban giám đốc đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau mà một khíacạnh được quan tâm nhiều nhất là vấn đề về khía cạnh pháp lý của công ty

4.Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của công ty

Theo giấy phép kinh doanh số 0102011165 được cấp ngày 16 tháng 1 năm

2004 thì công ty có vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng Việt Nam với 16 ngành nghề kinhdoanh là :

- Đại lý kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông ;

- Tư vấn và cung cấp phần mềm tin học và các dịch vụ tin học ;

- Thiết kế Website ;

- Nghiên cứu, khảo sát thông tin thị trường ;

Trang 36

- Xúc tiến, môi giới thương mại ;

- Buôn bán, gia công hàng thủ công mỹ nghệ ;

- Mua bán đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình, điện tử, tin học , viễnthông, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu ngành công nghiệp, nông nghiệp,xây dựng, giao thông vận tại, in

- Tư vấn giáo dục, đầu tư, tài chính, quản lý kinh doanh, quản lý hànhchính- tổng hợp;

- Kinh doanh bất động sản;

- Lập dự án đầu tư;

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực : công nghiệp, nôngnghiệp, xây dựng, tin học viễn thông ;

- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch;

- Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo

- Quảng cáo thương mại;

- In và các dịch vụ liên quan đến in;

- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;

Do nhu cầu phát triển của công ty, ngày 14 tháng 7 năm 2008, công ty đăng

ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần 2 với số vốn là 36 tỷ đồng Việt Nam,số ngànhnghề kinh doanh được tăng lên là 5 Cụ thể, các ngành nghề được mở rộng là

- Mua bán thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính, thiết bịngoại vi xử lý như máy in, photocopy, két sắt, vật tư ngành in);

- Mua bán thiết bị nghiên cứu khoa học, thí nghiệm;

- Vận tải hành khách bằng xe ôtô (trừ xe taxi, xe buýt) ;

- Thiết kế hệ thống máy tính (thiết kế, tạo lập trang chủ internet, thiết kế

hệ thống máy tính tích hợp với phần mềm và với các công nghệ truyền thông) ;

- Các hoạt động khác liên quan đến máy tính

5.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ được thành lập và kinh doanhvới chức năng chính chủ yếu là mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Công ty vẫnluôn luôn cố gắng để không ngừng phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm đáp ứngnhững điều kiện cần thiết của nền kinh tế thị trường, đem lại hiệu quả kinh doanh

Trang 37

giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển Sau đây là bảng tổng kết doanh thu vàlợi nhuận sau thuế kể từ khi thành lập công ty :

Trang 38

Bảng 1.Bảng tổng kết doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty.

Đơn vị tính VNĐ

Năm

Doanh thu 678.128.632 883.154.427 1.203.209.591 1.673.062.936 2.439.827.680 3.690.483.349

Lợi nhuận sau thuế 150.125.641 203.183.690 288.784.978 417.785.227 629.351.666 959.446.148

Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty

Trang 39

Trong điều kiện cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có một chiến lược riêng đểtìm kiếm lợi nhuận, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tìm cách quản lý và đẩy mạnhdoanh thu, nhằm đạt mức lợi nhuận tối đa Giải pháp tăng doanh thu luôn là mộtyếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Thành tích đạt được qua cácnăm của công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ là khi doanh thu của doanhnghiệp tăng thì lợi nhuận sau thuế cũng tăng Sự tăng trưởng các chỉ tiêu trên là dogiá tăng, nhu cầu của thị trường tăng và nhờ công ty đã có kế hoạch bán hàng cụ thểtrong từng thời kỳ.

Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty chủ yếu xuất khẩu các mặthàng thủ công mỹ nghệ như : gốm, sứ, mây, tre đan, lụa…sang thị trường Mỹ nêndoanh thu và lợi nhuận so với những năm tiếp theo là không lớn Đến năm 2006,đặc biệt là 2007 do đối tượng mua bán trong các hợp đồng của công ty chủ yếu làmáy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu hàng công nghiệp nên chi phí về vốnhàng bán cũng như doanh thu của công ty là rất lớn Doanh thu hay còn gọi là thunhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấplao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp, là một trong những chỉ tiêu xác định lời lỗ sauquá trình sản xuất kinh doanh Doanh thu lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệpphù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng về giá trị sử dụng, chất lượng và giá

cả Biểu đồ về doanh thu của công ty được trình bày như sau :

Biểu đồ1.Biểu đồ về doanh thu của công ty.

Đơn vị tính Triệu VNĐ

Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty

Trang 40

Trong cơ chế thị trường, kinh doanh gắn trực tiếp với mục tiêu lợi nhuận.Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hànghoá dịch vụ, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt độngcủa doanh nghiệp Nó có tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp Mụcđích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tiêu thụ thật nhiều sản phẩmđảm bảo chất lượng với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất chodoanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng doanh nghiệp,cải thiện đời sống nhân viên,góp phần cho đất nước Sự tăng trưởng về lợi nhuận là thành công của mỗi công ty.Biểu đồ về tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê

& Vũ được trình bày như sau :

Biểu đồ 2: Biểu đồ về tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty.

Đơn vị tính Triệu VNĐ

Nguồn : Báo cáo tài chính của công tyNhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu và lợi nhuận trong các năm của công tyđều tăng Có được thành quả như vậy là do sự nỗ lực hoàn thành công việc rất lớncủa toàn bộ nhân viên Việc mở rộng các lĩnh vực ngành nghề, đa dạng hóa sảnphẩm và tăng thêm vốn điều lệ vào năm 2008 đã đem lại những thành công lớn.Hiện nay công ty có rất nhiều đối tác đáng tin cậy như : Công ty Toyota Việt Nam,công ty cổ phần Media Mart Việt Nam, công ty cổ phần Pico Plaza, công ty tráchnhiệm hữu hạn Yamaha Motor Việt Nam-Chi nhánh nội bài, công ty cổ phần đầu tưxây lắp dầu khí Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn Piagio Việt Nam, công ty

Ngày đăng: 18/02/2014, 22:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật Thương mại 2005 Khác
3. Luật Doanh nghiệp 2005 Khác
4. Luật chất lượng hàng hoá 2007 Khác
5. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của chính phủ quy định chi tiết về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh Khác
6. Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về mua bán hàng hoá.II. Giáo trình và sách tham khảo Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty - chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh hỗ trợ kỹ thương lê và vũ
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty (Trang 32)
Bảng 1.Bảng tổng kết doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty. - chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh hỗ trợ kỹ thương lê và vũ
Bảng 1. Bảng tổng kết doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty (Trang 37)
Bảng 2. Bảng tổng kết đánh giá doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hoá. - chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh hỗ trợ kỹ thương lê và vũ
Bảng 2. Bảng tổng kết đánh giá doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hoá (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w