1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế độ pháp lý về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty tnhh một thành viên và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh mtv bca thăng long

48 598 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 92,62 KB

Nội dung

Đơn giản bởi saukhi chuyển đổi thì cơ chế hoạt động của công ty TNHH một thành viên không có sựthay đổi đáng kể so với CTNN, kể cả về quản lý tài sản, sản xuất kinh doanh, quản lý lao độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Chuyên ngành: Luật kinh doanh

Tên đề tài: Chế độ pháp lý về chuyển đổi công ty nhà nước

thành công ty TNHH một thành viên và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH MTV BCA Thăng Long

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường

Hà Nội 2013

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 4

I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 6

1 Khái quát chung 6

a) Khái niệm và vai trò của công ty nhà nước 6

a1 Khái niệm 6

a2 Vai trò 7

b) Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH MTV, so sánh với đặc điểm của CTNN 8

b1 Khái niệm 8

b2 Đặc điểm và so sánh với CTNN 9

2 Tính tất yếu và ý nghĩa của việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV 16

2.1 Cơ sở lý luận 16

2.2 Cơ sở thực tiễn 16

2.3 Ý nghĩa 17

II CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY THĂNG LONG 19

1 Đối tượng và điều kiện chuyển đổi 21

2 Trình tự và thủ tục chuyển đổi 23

2.1 Chuẩn bị chuyển đổi 24

2.2 Xây dựng đề án chuyển đổi (khoản 4, 5 Điều 9 Nghị định 25/2010/NĐ-CP) .25

2.3 Thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án chuyển đổi 28

2.4 Bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu và các chức danh quản lý, điều hành công ty (khoản 7 Điều 9 Nghị định 25/2010/NĐ-CP) 28

2.5 Quyết định chuyển đổi 29

3 Tổ chức, quản lý và hoạt động sau chuyển đổi 30

a) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh sau chuyển đổi 30

Trang 3

b) Phân công, phân cấp, thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở

hữu nhà nước 32

c) Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh sau chuyển đổi 35

III MỘT SỐ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ GIẢI PHÁP 40

1 Về chủ sở hữu của công ty 40

2 Trách nhiệm khi để xảy ra thất thoát vốn 42

3 Đảm bảo sự đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật 43

4 Vướng mắc về mô hình tổ chức bộ máy của công ty 43

5 Xây dựng và duy trì cơ chế giám sát, kiểm soát 44

KẾT LUẬN 46

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung và các công ty nhà nước (CTNN)nói riêng là một hiện tượng phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nướctrên thế giới Vai trò thiết yếu của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế là không thểphủ nhận Tuy nhiên, cho đến nay, CTNN của các nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước XHCN, đều tồn tại một vấn đề nổi bật, đó chính là sự không rạch ròi về người

sở hữu, khó làm ràng buộc trách nhiệm kinh doanh gắn với nó là sự không rànhmạch, khó thực hiện; lấy giám sát và can thiệp về hành chính thay cho sự ràng buộc

về kinh tế Ở Việt nam đây cũng chính là vấn đề nổi cộm của các CTNN.Điều này

là nguồn gốc của nhiều điểm bất cập, hạn chế trong cơ chế kinh doanh của các công

ty này.Muốn giải quyết được tình trạng đó, yêu cầu đặt ra hàng đầu là phải tách rờiquyền sở hữu với quyền kinh doanh Hạt nhân để thực hiện được yêu cầu đó chính

là “công ty hóa” chuyển đổi CTNN thành các loại hình doanh nghiệp thuộc sự điềuchỉnh của LDN năm 2005 Trong đó, có công ty TNHH một thành viên đã đượcNhà nước quan tâm xây dựng

Thêm vào đó, khi Việt Nam ngày càng mở cửa hội nhập vào các “sân chơichung” của khu vực và quốc tế thì việc “nhập gia tùy tục” là một yêu cầu bắt buộc.Các thành viên, trong đó có Việt Nam, buộc phải thực hiện các cam kết của mìnhmột cách có lộ trình và phải báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện của tiến trình

đó nhằm mục đích dần dỡ bỏ các rào cản, tạo lập môi trường pháp lý công bằng,bình đẳng và minh bạch cho các thành phần kinh tế

Sau quá trình chuyển đổi này tất cả các DNNN sẽ được chuyển đổi thành công ty

cổ phần hoặc công ty TNHH và Luật DNNN cũng chấm dứt sự tồn tại và giá trịpháp lý của nó, mô hình CTNN (gồm Tổng CTNN và CTNN độc lập) không còntồn tại nữa Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn sựtồn tại của khái niệm DNNN.DNNN sẽ vẫn tồn tại, tên gọi DNNN sẽ vẫn còn như

nó đã từng có, chỉ có các mô hình tổ chức pháp lý doanh nghiệp dưới hình thứcCTNN là không còn nữa.Các DNNN lúc này sẽ không còn hoạt động theo một luậtriêng mà phải hòa cùng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kháctrong một môi trường pháp lý bình đẳng, với mô hình tổ chức, quản trị công tygiống nhau Điều khác biệt giữa chúng chỉ là vấn đề cơ cấu sở hữu công ty (ngoàitrừ mối quan hệ chủ quản hành chính)

Trang 5

Có thể nói chuyển đổi CTNN thành công ty TNHH một thành viên xuất phát từ

cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan và có tính tất yếu Đến thời điểmnày việc chuyển đổi tại các doanh nghiệp gần như đã hoàn tất nhưng vấn đề cầnquan tâm hiện nay không phải là tiến độ, kế hoạch, số lượng đơn vị chuyển đổi mà

là làm thế nào để việc chuyển đổi doanh nghiệp không chỉ là hình thức, làm thế nào

để các DNNN thực sự mạnh hơn sau chuyển đổi, đặc biệt là trong bối cảnh hiện naykhi vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế đang nóng hơn bao giờ hết Trên thực tế, việcchuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên tuy khiến doanh nghiệpđược chủ động hơn trong đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng lại chưa thực

sự mang lại đột phá, không tạo hiệu ứng tích cực như trường hợp cổ phần hóa màchỉ là chuyển đổi về hình thức, chưa thay đổi nhiều về nội dung Đơn giản bởi saukhi chuyển đổi thì cơ chế hoạt động của công ty TNHH một thành viên không có sựthay đổi đáng kể so với CTNN, kể cả về quản lý tài sản, sản xuất kinh doanh, quản

lý lao động, đơn giá tiền lương,…

Bằng việc nhìn nhận lại toàn bộ chặng đường chuyển đổi của Công ty TNHHMTV BCA Thăng Long như một ví dụ cụ thể của quá trình chuyển đổi các CTNNthành công ty TNHH một thành viên ở nước ta, bài chuyên đề mong muốn đónggóp những nhận xét và phân tích về những thành quả đã đạt được và cả những mặthạn chế còn tồn tại sau chuyển đổi của công ty, từ đó nhằm đưa ra những giải phápgiúp công ty nói riêng và các công ty TNHH một thành viên khác thuộc sở hữu Nhànước nói chung hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản

lý công ty

Trang 6

I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

1 Khái quát chung

a) Khái niệm và vai trò của công ty nhà nước

a1 Khái niệm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm

2003, công ty nhà nước (CTNN) được định nghĩa là “doanh nghiệp do Nhà nước sở

hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này.” Như vậy, CTNN có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, CTNN là một hình thức tổ chức của DNNN.Nói cách khác, nội hàm

của khái niệm CTNN hẹp hơn nội hàm của DNNN.Theo Điều 1 Luật DNNN năm

2003, DNNN có thể được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn.Tiếp đó CTNN lại có thể được tổ chức dưới hìnhthức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước (khoản 1 Điều 3 LuậtDNNN)

Thứ hai, CTNN là tổ chức kinh tế của Nhà nước, là một trong những cơ sở kinh

tế của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện cùng lúc cả hai chức năng kinh tế vàmục tiêu, nhiệm vụ xã hội Các mục tiêu, nhiệm vụ xã hội thay đổi tùy theo hoàncảnh lịch sử khác nhau mà Nhà nước sẽ giao mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.Tuy nhiên,thông thường chức năng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xã hội của CTNN vẫn luônđược đặt lên trên hết Nhà nước sẽ thông qua CTNN để tác động đến nền kinh tếtheo hướng có lợi phục vụ cho các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhànước

Thứ ba, CTNN do Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn, thành lập, tổ chức quản lý hoạt

động sản xuất kinh doanh và công ích Phần vốn Nhà nước đầu tư từ ngân sách hoặc

có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản trong CTNN là tài sản của Nhà nước.Tuy nhiên, Nhà nước là một thiết chế, vì vậy giao cho nhiều cơ quan khác nhauthực hiện quyền sở hữu của CTNN đã dẫn tới hậu quả là tạo ra một khối lượngkhổng lồ các CTNN và một cơ chế chồng chéo, đặc biệt là sự lẫn lộn giữa quản trịdoanh nghiệp và quản lý hành chính, kìm hãm sự phát triển doanh nghiệp, gây thấtthoát, lãng phí vốn của Nhà nước

Trang 7

Thứ tư, CTNN là một pháp nhân, có tư cách pháp lý độc lập, với cơ cấu tổ chức

chặt chẽ.CTNN tiến hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng tài sản hiện

có, do vậy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cần sớm được xác định và mở rộngcho CTNN

a2 Vai trò

Tùy từng quốc gia và hoàn cảnh lịch sử mà vị trí và vai trò của CTNN sẽ đượcxác định khác nhau.Tại Việt Nam, bắt nguồn từ quan điểm của Đảng, Nhà nước vàthực tiễn phát triển kinh tế nước ta, CTNN luôn đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội Điều này được thể hiện trong các bảnHiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay luôn ghi nhận vai trò chủ đạo của kinh tếnhà nước, trong đó bao gồm cả CTNN Mặc dù hiện nay trong quá trình sửa đổiHiến pháp 1992, sự nhấn mạnh vai trò của thành phần kinh tế nhà nước đang đượcxem xét loại bỏ nhằm đề cao yếu tố kinh tế thị trường nhưng vai trò của các doanhnghiệp nhà nước vẫn là không thể phủ nhận và không thể thiếu các doanh nghiệpnày trong nền kinh tế

Cụ thể, CTNN có những vai trò quan trọng sau:

Một là, CTNN là một trong những công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để

Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm rõ lực lượng nòng cốt để hướng nềnkinh tế phát triển theo định hướng XHCN Đây không chỉ là vai trò kinh tế mà còn

là vai trò chính trị đặc biệt quan trọng của DNNN nói chung và CTNN nói riêng

Hai là, CTNN là một trong những bảo đảm cho điều kiện phát triển, những cân

đối lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân như cân đối cung cầu, cán cân thanh toánquốc tế, thu chi ngân sách…

Ba là, hệ thống CTNN góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của

cơ chế thị trường CTNN được thành lập nhằm đầu tư vào những ngành, những lĩnhvực, địa bàn thiết yếu nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư,không thể đầu tư hoặc không đủ khả năng tham gia như việc đầu tư làm đường xá,cầu cống, đầu tư, phát triển tại các vùng sâu, địa bàn khó khăn…

Bốn là, CTNN là lực lượng xung kích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo

sự tuân thủ pháp luật, đi đầu và góp phần đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học– công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Năm là, CTNN góp phần quan trọng trong việc tích lũy, đóng góp ngân sách nhà

nước

Trang 8

Sáu là, CTNN góp phần không nhỏ trong việc đảm nhận những trách nhiệm xã

hội như: giải quyết việc làm cho người lao động; nhất là các nhóm xã hội dễ bị tổnthương; phát triển những vùng khó khăn, kém phát triển; cung cấp dịch vụ bảo đảmcác mục tiêu xã hội.v.v

Bảy là, hiện này các DNNN nói chung và CTNN nói riêng luôn được Nhà nước

dành cho những nguồn lực lớn để sử dụng như những yếu tố mang tính hạt nhân,nòng cốt trong việc liên doanh, liên kết làm đối trọng trong cạnh tranh trên thịtrường trong và ngoài nước Qua đó, vừa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vừabào đảm định hướng XHCN cho nền kinh tế

Trong trường hợp của Công ty Thăng Long trước chuyển đổi, là một công ty anninh, công ty có vai trò chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các trang thiết bị, phươngtiện kỹ thuật phục vụ công tác của ngành an ninh như nhập khẩu súng, đạn choTổng cục cảnh sát, cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy… Công ty được BộCông an giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ sản xuất,kinh doanh theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Công an giao

b) Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH MTV, so sánh với đặc điểm của CTNN

b1 Khái niệm

Công ty TNHH một thành viên ra đời là kết quả pháp lí đặc biệt của quá trìnhphát triển của công ty TNHH, khi toàn bộ tài sản của công ty TNHH nhiều thànhviên đã chuyển vào tay một thành viên duy nhất (như có thành viên chết hoặc rakhỏi công ty) và công ty vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả Trong nhữngtrường hợp như vậy, pháp luật nhiều nước vẫn cho phép công ty này tiếp tục hoạtđộng mà không phải chuyển hình thức hay giải thể công ty.Sau này, trong quá trìnhhoạt động thương mại, công ty TNHH một thành viên đã được thừa nhận bằng conđường thành lập mới và không ngừng được khuyến khích phát triển

Trong hệ thống pháp luật của Đức, Anh, Mỹ thừa nhận loại hình công ty TNHHmột thành viên Tuy nhiên, một số nước như Ý, Tây Ban Nha, các nước Nam Mỹlại không cho phép thành lập loại hình doanh nghiệp này, họ cho rằng bản chất củadoanh nghiệp một thành viên là doanh nghiệp cá thể chịu trách nhiệm vô hạn chứkhông phải là công ty

Ở Việt Nam, công ty TNHH một thành viên mới được thừa nhận tại Luật doanhnghiệp năm 1999.Ban đầu, do một số yếu tố chủ quan của cơ quan lập pháp, Luật

Trang 9

doanh nghiệp 1999 mới chỉ thừa nhận công ty TNHH một thành viên do tổ chứclàm chủ sở hữu Chỉ đến khi sau 6 năm thực thi gặp phải nhiều bất cập, việc thừanhận công ty TNHH có thể do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu mới đượcghi nhận tại Luật doanh nghiệp năm 2005 Theo đó, khoản 1 Điều 63 Luật doanh

nghiệp 2005 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh

nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”

b2 Đặc điểm và so sánh với CTNN

Theo Điều 7 và khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định 25/2010 ngày 19/3/2010 về chuyểnđổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chứcquản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu,các CTNN thuộc các đối tượng sau sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH mộtthành viên khi đáp ứng đủ các điều kiện:

“Điều 7 Đối tượng chuyển đổi

1 Công ty nhà nước độc lập.

2 Công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty mẹ).

3 Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước.

4 Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;

5 Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

Điều 8 Điều kiện chuyển đổi

1 Các doanh nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này được tổ chức lại, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 7 Nghị định này thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trang 10

Công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước và các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ, thông tin của tổng công ty, tập đoàn mà tổng công ty, tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính Trường hợp không còn vốn nhà nước thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung vốn nhà nước; nếu không được bổ sung vốn thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 80 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ (dự kiến) của công ty không thấp hơn vốn pháp định.

2 Đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này, ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có thể tách thành đơn vị hạch toán độc lập;

b) Việc chuyển đổi đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ.”

Việc chọn công ty TNHH một thành viên chứ không phải công ty cổ phần haymột loại hình công ty khác để làm mô hình để chuyển đổi các CTNN thuộc các đốitượng trên xuất phát từ những ưu thế của công ty TNHH một thành viên.Nhữngcông ty thuộc nhóm các đối tượng chuyển đổi nêu trên là những công ty đang hoạtđộng trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn cần sự điều tiết và quản lý của Nhà nướcnhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, do đó, chỉ có công ty TNHH mới có các đặc điểmphù hợp với các yêu cầu đó:

Đặc điểm Công ty TNHH MTV (theo

Luật doanh nghiệp 2005)

Công ty nhà nước (theo Luật

DNNN 2003)

Chủ sở hữu - Có thể do một tổ chức hoặc

một cá nhân làm chủ sở hữu(khoản 1 Điều 63 Luật doanhnghiệp 2005)

- Nếu một cá nhân làm chủ sởhữu thì cá nhân đó sẽ trực tiếpthực hiện các quyền và nghĩa

- Nhà nước là chủ sở hữu công

ty nhà nước

- Chính phủ thống nhất tổ chứcthực hiện quyền, nghĩa vụ củachủ sở hữu đối với công ty nhà

Trang 11

vụ của chủ sở hữu theo quyđịnh của pháp luật Nếu một tổchức là chủ sở hữu thì chủ sởhữu đó sẽ phải bổ nhiệm mộthoặc một số người đại diệntheo ủy quyền với nhiệm kỳkhông quá 5 năm để thực hiệnquyền và nghĩa vụ của chủ sởhữu.

- Chủ sở hữu có quyền thay thếngười đại diện bất cứ khi nào

(khoản 2 Điều 3 Luật doanhnghiệp 2005

nước (Điều 62 Luật doanhnghiệp nhà nước) Ngoài ra, một

số chủ thể khác cũng có thể thựchiện một số quyền và nghĩa vụcủa chủ sở hữu đối với CTNNkhi được ủy quyền như các bộquản lý ngành liên quan Vì Nhànước chỉ là một thiết chế nêncần có một chủ thể làm đại diệnchủ sở hữu tại CTNN Ở cácCTNN có Hội đồng quản trị thìHội đồng quản trị là đại diệntrực tiếp chủ sở hữu tại CTNN

đó và đại diện chủ sở hữu đốivới công ty do mình đầu tư toàn

bộ vốn điều lệ Còn tại cácCTNN không có Hội đồng quảntrị thì Bộ quản lý ngành, Ủy bannhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ

sở hữu theo quy định của LuậtDNNN 2003

- Người quyết định thành lậpcông ty có quyền miễn nhiệm,thay thế đại diện chủ sở hữu

Tóm lại, đặc điểm khác biệt quan trọng về chủ sở hữu giữa công tyTNHH một thành viên và CTNN là công ty TNHH một thành viênchỉ có một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu đối với nó, thay vìnhiều cơ quan, tổ chức cùng thực hiện chức năng đại diện chủ sởhữu như ở CTNN

Tư cách pháp

nhân

Công ty TNHH một thành viên

có tư cách pháp nhân kể từngày được Cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh

Công ty nhà nước có tư cáchpháp nhân kể từ ngày được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh (khoản 2 Điều 10 Luật

Trang 12

(khoản 2 Điều 63 Luật doanhnghiệp 2005)

ty trong phạm vi số vốn điều lệcủa công ty

- CTNN có nghĩa vụ “chịu

trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số tài sản của công ty.”(khoản 1 Điều 14 Luật DNNN 2003).

- Người đại diện chủ sở hữu nhànước chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi

số vốn của Nhà nước đầu tư tạicông ty

Sau khi được chuyển sang công ty TNHH một thành viên, nghĩa

vụ của ông chủ nhà nước về tài sản sẽ chỉ giới hạn trong phạm vivốn điều lệ của doanh nghiệp Đây là cơ sở pháp lý cần thiết đểchấm dứt tình trạng dựa dẫm, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhànước đối với DNNN cũng như đối tác làm ăn của họ; buộc DNNNphải tồn tại và phát triển bằng chính khả năng của mình

Huy động vốn Không được phát hành cổ

phiếu nhưng được phát hànhtrái phiếu, vay vốn từ các tổchức tín dụng, ngân hàng,người lao động… theo quyđịnh của pháp luật

Huy động vốn để kinh doanhdưới hình thức phát hành tráiphiếu, tín phiếu, kỳ phiếu côngty; vay vốn của tổ chức ngânhàng, tín dụng và các tổ chức tàichính khác, của cá nhân, tổ chứcngoài công ty; vay vốn củangười lao động và các hình thứchuy động vốn khác theo quyđịnh của pháp luật

Mặc dù được quy định khá nhiều các hình thức huy động vốnnhưng các CTNN trước kia vẫn chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngânsách nhà nước hoặc vốn vay từ các tổ chức tín dụng dưới sự bảolãnh của Nhà nước Điều này tạo ra tư duy sử dụng “tiền chùa”, sử

Trang 13

dụng vốn không hiệu quả, kết quả kinh doanh yếu kém, khó thuhút được các nguồn vốn đầu từ khác, lãng phí ngân sách nhà nước.

Do đó, sau khi chuyển đổi, các DNNN sẽ buộc phải kinh doanhhiệu quả hơn (như đã phân tích ở phạm vi chịu trách nhiệm nêutrên), từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khác đổ vốn vào cácDNNN, tạo động lực phát triển mới cho khối doanh nghiệp này

Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu quản lý công ty

TNHH một thành viên là tổchức: chủ sở hữu công ty bổnhiệm một hoặc một số ngườiđại diện theo ủy quyền vớinhiệm kỳ không quá 5 năm đểthực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình theo quy định củaLuật doanh nghiệp và pháp luật

có liên quan:

+ Trường hợp có ít nhất 2người được bổ nhiệm làm đạidiện theo ủy quyền thì cơ cấu

tổ chức quản lý của công ty baogồm: Hội đồng thành viên,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

và Kiểm soát viên; trongtrường hợp này Hội đồng thànhviên bao gồm tất cả người đạidiện theo ủy quyền

+ Trường hợp có một ngườiđược bổ nhiệm làm người đạidiện theo ủy quyền thì người

đó làm Chủ tịch công ty; trongtrường hợp này cơ cấu tổ chứcquản lý của công ty bao gồmChủ tịch công ty, Giám đốchoặc Tổng giám đốc và Kiếm

- Công ty nhà nước được tổchức quản lý theo mô hình cóhoặc không có Hội đồng quảntrị Các tổng công ty nhà nước,công ty nhà nước độc lập sauđây có Hội đồng quản trị:

+ Tổng công ty do Nhà nướcquyết định đầu tư và thành lập;+ Tổng công ty đầu tư và kinhdoanh vốn nhà nước;

+ Công ty nhà nước độc lập cóquy mô vốn lớn giữ quyền chiphối doanh nghiệp khác

- Công ty nhà nước không cóHội đồng quản trị có cơ cấuquản lý gồm Giám đốc, các Phógiám đốc, kế toán trưởng và bộmáy giúp việc

- Cơ cấu quản lý của tổng công

ty nhà nước, công ty nhà nướcđộc lập có Hội đồng quản trị baogồm Hội đồng quản trị, Bankiểm soát, Tổng giám đốc, cácPhó tổng giám đốc, kế toántrưởng và bộ máy giúp việc

Trang 14

soát viên.

- Cơ cấu tổ chức quản lý công

ty TNHH một thành viên là cánhân:

+ Công ty TNHH một thànhviên là cá nhân có Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc Chủ sở hữu công tyđồng thời là Chủ tịch công ty

+ Chủ tịch công ty có thể kiêmnhiệm hoặc thuê người kháclàm Giám đốc hoặc Tổng giámđốc

Điểm khác biệt lớn nhất giữa cơ cấu tổ chức của CTNN và công tyTNHH một thành viên là ở chức danh Kiểm soát viên Trong cáccông ty TNHH một thành viên là tổ chức, đặc biệt khi tổ chức đó

là Nhà nước, thì Kiểm soát viên có ý nghĩa vô cùng quan trọngnhưng pháp luật lại đang bỏ ngỏ nhiều lỗ hổng trong các quy địnhđối với Kiểm soát viên

số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc

cá nhân khác; trường hợp rútmột phần hoặc toàn bộ vốn đãgóp ra khỏi công ty dưới hìnhthức khác thì phải liên đới chịutrách nhiệm về các khoản nợ vànghĩa vụ tài sản khác của côngty

- Chủ sở hữu công ty khôngđược rút lợi nhuận khi công tykhông thanh toán đủ các khoản

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác

Chủ sở hữu không phải chịu hạnchế gì ngoài các nghĩa vụ đãđược quy định

Trang 15

ty, quyền quyết định các dự án đầu tư hay bán tài sản có giá trịtrên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.

Chính vì công ty TNHH một thành viên mang những đặc điểm như vậy nên việcchuyển đổi CTNN sang công ty TNHH một thành viên chính là thực hiện tổng thểcác biện pháp nhằm tạo môi trường và điều kiện để các CTNN chuyển đổi có cácđặc điểm đó Đây sẽ là một quá trình thực hiện gồm những nội dung theo một trình

tự thủ tục nhất định, trong đó không chỉ bao gồm những thủ tục hành chính – pháp

lý mà còn gồm cả các bước chuyển về nội dung kinh tế, chuyển về tổ chức quản lýnội bộ bên trong công ty và xác định lại cá nhân hay tổ chức làm chủ sở hữu công

ty, chuyển đổi cơ chế, chính sách, quan hệ của chủ sở hữu với công ty để chuyểnCTNN sang công ty TNHH một thành viên với các đặc điểm nêu trên

Công ty Thăng Long trước khi được chuyển đổi là một công ty nhà nước độc lập

do Bộ Công an làm đại diện chủ sở hữu, được tổ chức theo mô hình không có Hộiđồng quản trị, hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp trang thiết bị phục vụngành an ninh Đây là hoạt động thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ vốn 100%, do

đó, theo khoản 1 Điều 7 và điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày19/3/2010, công ty Thăng Long thuộc đối tượng phải chuyển đổi thành công tyTNHH một thành viên Ngày 26/5/2011 Bộ Công an đã có quyết định chuyển Công

ty Thăng Long thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làmchủ sở hữu theo đúng quy định tại Nghị định 25 Tính đến nay đã gần 2 năm kể từkhi được chuyển đổi, xét về mặt pháp lý, Công ty Thăng Long đã hoàn tất các thủtục để chuyển từ CTNN thành công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp 2005 Tuy nhiên, về mặt cơ cấu tổ chức, quản lý trong doanh nghiệpvẫn chậm được hoàn thiện

Trang 16

2 Tính tất yếu và ý nghĩa của việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV

2.1 Cơ sở lý luận

DNNN đã tồn tại phổ biến từ lâu trong nền kinh tế nước ta và luôn giữ vai tròchủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong thời kỳ tồn tại cơ chế kế hoạchhóa tập trung Chuyển sang cơ chế thị trường, việc làm thế nào để các CTNN vốnhình thành trong nền kinh tế kế hoạch trước kia có thể tiếp tục tồn tại và phát triển

đã trở thành một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết Tuy vậy, mãi tới năm 1995,mới có những nỗ lực đầu tiên để “công ty hóa” về mặt ý niệm đối với DNNN.Cụthể là, Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 và sau này là Luật doanh nghiệp nhà nước

2003 đã được ban hành Bước sang thời kỳ mới này, kinh tế ngoài quốc doanh trongnước phát triển mạnh mẽ, các CTNN mất dần vị trí độc quyền trong các ngành nghềlĩnh vực Các CTNN lúc này không những phải đương đầu với các thành phần kinh

tế khác trong nước mà còn phải đương đầu cạnh tranh với hàng hóa và kỹ thuậtnước ngoài Cải cách CTNN trong bối cảnh đó được coi là khâu trung tâm để xâydựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước Do đó, Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều chủ trương, biện pháptíchcực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của CTNN Nhưng các CTNN vẫn còn tồntại những mặt hạn chế yếu kém nhất định như: quy mô nhỏ, cơ cấu còn nhiều bấthợp lý, chưa tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạchậu; quản lý còn yếu kém; chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuấtkinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với sự hỗ trợ ưu đãi củaNhà nước; v.v

2.2 Cơ sở thực tiễn

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những điều chỉnh với khối CTNN cho phù hợpvới nền kinh tế thị trường và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng trong cơchế kinh tế thị trường thì sự chuyển biến như vậy là chưa đủ.Với sự phát triển củathành phần kinh tế ngoài quốc doanh, của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Namthì CTNN đã gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế của nó.Đặt ra việc chuyển đổiCTNN sẽ tìm ra giải pháp mới cho vấn đề sản xuất kinh doanh của CTNN Từ đó,giúp nó hoạt động hiệu quả hơn, khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nềnkinh tế hướng tới xây dựng nó theo mô hình kinh tế hiện đại là hết sức cần thiết

Trang 17

Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC, ASEM, WTO, đó là cơ hội lớntrong một “sân chơi” rộng mở hơn nhưng đi cùng với đó cũng là thách thức trongviệc thực hiện thể chế kinh tế của nước ta Đặc biệt đối với WTO, để có thể tậndụng được hết những điều kiện thuận lợi khi đã trở thành thành viên của WTO, ViệtNam cần phải hiểu các nguyên tắc, thủ tục gia nhập WTO, cũng như những thuậnlợi và khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình gia nhập của mình, để từ

đó đưa ra những đối sách thích hợp Một trong những yêu cầu quan trọng là ViệtNam phải đẩy mạnh cải cách hệ thống pháp luật và đổi mới quản lý Nhà nước bằngpháp luật, với nền kinh tế theo hướng minh bạch, bình đẳng Trong đó, có vấn đề vềchuyển đổi khối CTNN

Mặc dù, các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, trong đó có WTO khôngquy định việc điều chỉnh cơ cấu, phạm vi CTNN đối với các thành viên gia nhập,nhưng việc tạo ra một môi trường công bằng trong sản xuất và kinh doanh cho xínghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân là một trong những vấn đề mà WTO vàcác thành viên hết sức quan tâm

Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) quy định:

“Các quốc gia phải cam kết rằng nếu muốn thành lập DNNN, cho dù đặt ở đâu, hay trao cho bất cứ doanh nghiệp nào những ưu đãi dù là hình thức hay thực tế thì các doanh nghiệp đó trong các hoạt động mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu phải ứng xử phù hợp với các nguyên tắc không phân biệt đối xử được thỏa thuận này quy định với các biện pháp của Chính phủ áp dụng với các nhà xuất nhập khẩu tư nhân”.Quy định này cho thấy, yêu cầu đối với các nước gia nhập WTO là phải đảm

bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các DNNN vàcông ty tư nhân, giữa các CTNN với các công ty nước ngoài trong hoạt động kinhdoanh Ngoài ra, các thành viên còn phải cam kết giảm dần vai trò của các DNNN,còn đối với một số lĩnh vực cần phải giữ lại sự độc quyền của Nhà nước thì phải xácđịnh lộ trình bãi bỏ và phải thông báo với các thành viên WTO Có thể thấy, đâychính là một trong các yêu cầu khách quan của việc chuyển đổi từ mô hình DNNNnói chung hay CTNN nói riêng

Do đó, việc cải cách kinh tế là yêu cầu bắt buộc Trong đó, yêu cầu cải cách toàndiện khối CTNN cả về cơ cấu và cơ chế quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranhtrước hết là trong nước và cao hơn là trên trường quốc tế

Trang 18

2.3 Ý nghĩa

Việc chuyển đổi các công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên (TNHH) tuy không mang tính đột phá như cổ phần hóa, nhưng là cầnthiết và có ý nghĩa nhất định:

Một là, với việc chuyển đổi doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn thành

công ty TNHH một thành viên, bên cạnh mục tiêu để thực hiện thống nhất một LuậtDoanh nghiệp, còn nhằm mục đích đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, tạo

sự bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác Đây là quá trình “công ty hóa”các CTNN, tạo vị thế “công ty” cho CTNN – có địa vị pháp lý của một pháp nhânkinh tế, có tài sản độc lập với cá nhân và tổ chức khác, kể cả với Nhà nước, cóquyền nhân danh công ty tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, tách bạchhoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các CTNN

Hai là, việc chuyển đổi sang Luật Doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập

kinh tế quốc tế, tạo mặt bằng pháp lý với các thành phần kinh tế khác, thực hiệncam kết WTO là Nhà nước thực hiện các quyền chủ sở hữu tương tự như các chủdoanh nghiệp hay cổ đông khác không phải Nhà nước

Ba là, việc chuyển đổi các CTNN góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của

CTNN, từ đó đưa hệ thống DNNN chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo

vệ lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia trong hoạt động kinh tế đốingoại Do tính chất trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp, nghĩa vụ của ông chủnhà nước về tài sản sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để chấm dứt tình trạng dựa dẫm, trông chờ vào sựbảo hộ của Nhà nước đối với DNNN cũng như đối tác làm ăn của họ; buộc DNNNphải tồn tại và phát triển bằng chính khả năng của mình Điều đó đồng nghĩa vớiviệc các tổ chức tín dụng khi xem xét cho DNNN vay vốn, họ phải cân nhắc kỹ hiệuquả đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, vì sẽ không còn cơ hội được Chính phủ

“cứu” nếu người vay không trả được nợ Cũng vậy, các đối tác làm ăn với DNNNcũng phải thận trọng như với các thành phần kinh tế khác

Bốn là, việc chuyển đổi còn giúp những DNNN không còn khả năng tồn tại có

thể dễ dàng xin phá sản, do vấn đề công nợ chỉ được giải quyết trong phạm vi vốnđiều lệ của doanh nghiệp Đây là cơ hội để giải tỏa tình trạng “chết mà không thểchôn” tồn tại bấy lâu nay ở nhiều DNNN đã phá sản, do bế tắc trong vấn đề giảiquyết công nợ

Trang 19

II CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY THĂNG LONG

Quá trình chuyển đổi CTNN thành công ty TNHH một thành viên ở nước ta cóthể được chia thành 2 giai đoạn chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm phápluật khác nhau đáp ứng tình hình cụ thể của quá trình chuyển đổi:

- Giai đoạn thứ nhất: việc chuyển đổi các CTNN bắt đầu được thực hiện từ khiLuật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2006) và phải kết thúc muộnnhất vào 30/6/2010 (Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005).Trong giai đoạn này việcchuyển đổi chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu nhưLuật DNNN 2003, Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 95/2006/NĐ-CP ngày8/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi DNN thành công ty TNHH một thành viên,Thông tư số 25/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính vềhướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi CTNN thành CTTNHH một thành viên.Ngoài ra, theo Điều 167 Luật doanh nghiệp 2005 các doanh nghiệp nhà nước trựctiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh(như công ty Thăng Long) sẽ được tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định củaLuật doanh nghiệp 2005 và quy định riêng của Chính phủ Tuy nhiên, kết thúc thờihạn này cả nước mới có gần 4000 doanh nghiệp được cổ phần hóa; Nhà nước cònnắm giữ 100% vốn ở 1.206 doanh nghiệp, trong đó đã chuyển đổi khoảng hơn 900doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên Số còn lại 300 doanh nghiệp,hoặc sẽ được tiếp tục cổ phần hóa theo kế hoạch trong năm 2010, hoặc sẽ đượcchuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên trong tháng 7/2010, số không đủđiều kiện chuyển đổi sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ để chuyển thành CTCP hoặc công tyTNHH hai thành viên trở lên, nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thìtiến hành bán hoặc cho phá sản mà không cấp bổ sung vốn.Trong giai đoạn này,Công ty Thăng Long cũng chưa tiến hành chuyển đổi thành CTTNHH một thànhviên

- Giai đoạn hai: Để tạo khung pháp lý và cơ chế thúc đẩy chuyển đổi các công tynhà nước còn lại, chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô lớn và các nông – lâm trườngquốc doanh trước ngày 1-7-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số25/2010/NĐ-CP ngày 19-3-2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty

Trang 20

TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu

Một số điểm mới đáng lưu ý của Nghị định số 25/2010/NĐ-CP gồm:

 Đơn giản hóa trình tự, thủ tục chuyển đổi Chỉ những doanh nghiệp màNhà nước giữ 100% vốn thì thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục Nhữngdoanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng tạm chuyển thành công tyTNHH một thành viên sau đó tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần thìkhông phải lập phương án và thực hiện xử lý tài sản, tài chính, sắp xếp lạilao động, sử dụng đất Doanh nghiệp là công ty nông nghiệp, công ty lâmnghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh thì đất rừng vàcác tài sản trên đất rừng được chuyển giao nguyên trạng sang công tyTNHH một thành viên

 Bổ sung một số quy định về tổ chức quản lý phù hợp với đặc thù sở hữunhà nước Trong đó, lưu ý bảo đảm sự quản lý, giám sát của chủ sở hữunhà nước đối với công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹthuộc nhóm công ty mẹ – công ty con nắm giữ các ngành kinh tế quantrọng

 Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) công ty mẹ của tập đoàn kinh tế,tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập không kiêm Tổng Giámđốc Đối với công ty mẹ thuộc tổng công ty do bộ, ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định thành lập thì chủ sở hữu quyết định việc kiêm hay khôngkiêm giữa Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc Cán bộ lãnh đạo trong bộmáy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khôngkiêm nhiệm làm thành viên HĐTV Thành viên HĐTV không làm cácchức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên

 Tăng cường vai trò của kiểm soát viên Kiểm soát viên không đồng thờigiữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quanđến người quản lý, điều hành doanh nghiệp; có quyền sử dụng con dấucủa công ty để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật và điều lệ công ty quyđịnh đối với kiểm soát viên

 Ràng buộc trách nhiệm của các chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệpbằng cơ chế tiền lương và tiền thưởng

Trang 21

 Khi công ty mẹ tập đoàn kinh tế chuyển sang công ty TNHH một thànhviên, thì vẫn kế thừa các quy định tương thích của Nghị định số 101/2009/NĐ-CP để tổ chức, hoạt động và quản lý đối với các tập đoàn kinh tế.Cũng trong giai đoạn sau này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số104/2010/NĐ-CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt độngcủa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trựctiếp phục vụ quốc phòng, an ninh Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong quá trình

tổ chức lại bộ máy quản lý và hoạt động tại công ty Thăng Long sau chuyển đổi Bài chuyên đề lấy đối tượng nghiên cứu là quá trình chuyển đổi tại công tyThăng Long, một công ty nhà nước độc lập, sang công ty TNHH một thành viênBCA Thăng Long, do đó các chế độ pháp lý dưới đây sẽ chỉ xem xét đối với loạihình công ty nhà nước độc lập mà không đề cập đến các loại hình khác

1 Đối tượng và điều kiện chuyển đổi

Theo Điều 7 Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ vềchuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản

lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghịđịnh 25/2010/NĐ-CP) quy định:

“Điều 7 Đối tượng chuyển đổi

1 Công ty nhà nước độc lập.

2 Công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty mẹ).

3 Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước.

4 Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;

5 Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.”

Không phải toàn bộ các CTNN đều có thể chuyển đổi thành công ty TNHH mộtthành viên, mà chỉ những CTNN thuộc nhóm các đối tượng trên và đáp ứng cácđiều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 25/2010/NĐ-CP mới được phép chuyểnđổi

Trang 22

“Điều 8 Điều kiện chuyển đổi

1 Các doanh nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này được tổ chức lại, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 7 Nghị định này thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước và các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ, thông tin của tổng công ty, tập đoàn mà tổng công ty, tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính Trường hợp không còn vốn nhà nước thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung vốn nhà nước; nếu không được bổ sung vốn thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 80 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ (dự kiến) của công ty không thấp hơn vốn pháp định.

2 Đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này, ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có thể tách thành đơn vị hạch toán độc lập;

b) Việc chuyển đổi đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ.

3 Doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa triển khai thực hiện cổ phần hóa hoặc đang thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần nhưng dự kiến đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền.

Doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này sau khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sở dĩ pháp luật quy định chỉ có các CTNN hoạt động độc lập, hoạt động kinhdoanh thuộc danh mục Nhà nước cần củng cố, phát triển, duy trì 100% sở hữu được

Trang 23

chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên là vì các công ty hoạt động côngích do còn được Nhà nước giao kế hoạch, được hỗ trợ bù đắp các chi phí nên không

đủ điều kiện “trách nhiệm hữu hạn” của một công ty TNHH một thành viên cũngnhư chế độ TNHH của chủ sở hữu công ty, vì vậy không thể trở thành đối tượngđược chuyển đổi

Đối với những công ty mà Nhà nước không nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, phápluật không cho phép các công ty này được quyền chuyển đổi thành công ty TNHHmột thành viên bởi đặc tính của công ty đó khi chuyển đổi thành công ty TNHHmột thành viên là vẫn không thay đổi bản chất sở hữu mà chỉ thay đổi về hình thứcpháp lý Vì vậy, việc quy định những đối tượng chuyển đổi chỉ bao gồm nhữngCTNN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là hợp lý

Điều đó đồng nghĩa với việc các CTNN thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh,cho thuê, giải thể, phá sản và các CTNN nằm trong kế hoạch cổ phẩn hóa không thể

là đối tượng được chuyển đổi Vì các CTNN này thuộc diện chuyển đổi quyền sởhữu Điều đó làm mất đi bản chất của việc chuyển đổi từ hình thức CTNN sangcông ty TNHH một thành viên Tuy nhiên, trong Nghị định 25/2010/NĐ-CP có quyđịnh các CTNN nằm trong kế hoạch cổ phần hóa nhưng đến ngày 1/7/2010 vẫnchưa hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần cũng phải “tạm thời”chuyển thành công ty TNHH một thành viên rồi sau đó sẽ tiếp tục chuyển thànhcông ty cổ phần theo lộ trình, đó là nhằm mục đích đối phó với cam kết đã ký khigia nhập WTO

2 Trình tự và thủ tục chuyển đổi

Về hình thức, chuyển đổi chỉ là sự thay đổi về loại hình công ty Nhưng về thựcchất, sự thay đổi đó lại dẫn đến hàng loạt sự thay đổi bên trong của CTNN như:thay đổi cơ cấu phòng ban, vị trí, chức danh quản lý, thay đổi cơ cấu vốn, tài sảntrong công ty… Vì vậy, để đảm bảo được hiệu quả của công việc chuyển đổi, quátrình chuyển đổi nhất thiết phải được thực hiện một cách khoa học, tuần tự theo mộttrình tự, thủ tục chặt chẽ và hợp lý

Trình tự chuyển đổi CTNN thành công ty TNHH một thành viên được quy định

rõ tại chương II Nghị định 25/2010/NĐ-CP Theo các khoản đã được quy định tạiĐiều 9 của Nghị định này có thể chia quá trình chuyển đổi thành 5 bước như sau:

- Chuẩn bị chuyển đổi

- Xây dựng đề án chuyển đổi

Trang 24

- Thẩm định, phê duyệt phương án chuyển đổi và triển khai thực hiện

- Bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu và các chức danh quản

lý, điều hành công ty

- Quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh

2.1 Chuẩn bị chuyển đổi

Đây là khâu đầu tiên của quá trình chuyển đổi.Công tác chuẩn bị tốt sẽ là cơ sở,điều kiện để tiến hành tốt quá trình chuyển đổi Việc chuẩn bị chuyển đổi gồm cácbước sau:

- Bước thứ nhất: lập kế hoạch chuyển đổi, lộ trình chuyển đổi

Kế hoạch chuyển đổi được xây dựng dựa vào Đề án tổng thể sắp xếp doanhnghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Thẩm quyềnquyết định chuyển đổi đã được quy định tại Điều 11 Nghị định 25/2010/NĐ-CP:

“Điều 11 Thẩm quyền quyết định chuyển đổi

1 Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng quyết định

lộ trình và chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

2 Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lộ trình và chuyển đổi doanh nghiệp do mình quyết định thành lập và các công ty thành viên tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

3 Hội đồng quản trị công ty mẹ, tổng công ty nhà nước quyết định lộ trình

và chuyển đổi đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này.”

- Bước thứ hai: Thông báo về kế hoạch và lộ trình chuyển đổi (khoản 1 Điều 9)Sau khi đã có danh sách và kế hoạch chuyển đổi, cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh cần tiến hành thông báo cho các công ty về kế hoạch, quyền và trách nhiệmcủa công ty trong việc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên

- Bước thứ ba: Thành lập ban chuyển đổi CTNN thành công ty TNHH một thànhviên (gọi là Ban chuyển đổi)

Mục đích của việc thành lập ban chuyển đổi là để có một cơ quan giúp Giám đốcthực hiện các công việc chuyển đổi Thành phần gồm:Trưởng ban là Chủ tịch Hộiđồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty; ủy viên thường trực là Kếtoán trưởng; ủy viên Ban chuyển đổi doanh nghiệp có thể gồm Chủ tịch Công đoàn

cơ sở, các trưởng phòng hoặc ban; đổi mới và phát triển doanh nghiệp, kế hoạch,

Ngày đăng: 31/08/2014, 05:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w