Xây dựng và duy trì cơ chế giám sát, kiểm soát

Một phần của tài liệu chế độ pháp lý về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty tnhh một thành viên và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh mtv bca thăng long (Trang 41 - 45)

III. MỘT SỐ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ

5. Xây dựng và duy trì cơ chế giám sát, kiểm soát

Các vấn đề quản trị nói chung và vấn đề về kiểm soát viên nói riêng trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức cần phải được hướng dẫn chi tiết để làm minh bạch các vấn đề về quản trị, đảm bảo được lợi ích của công ty và lợi ích của chủ sở hữu không bị xâm hại. Luật Doanh nghiệp phải tách bạch ba quyền quản lý, điều hành và kiểm soát trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và có sự giám sát kiểm tra. Nếu Luật Doanh nghiệp vẫn để ngỏ trường hợp ba quyền quản lý, điều hành và kiểm soát có thể rơi vào tay một cá nhân (vừa làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, kiểm soát viên) thì tài sản của chủ sở hữu rất dễ dàng bị thất thoát. Một vấn đề Luật Doanh nghiệp cũng sửa đổi quy định đó là khi biểu quyết thông qua các giao dịch tư lợi thì người có lợi ích liên quan đến giao dịch đó phải bị loại trừ quyền biểu quyết.Nếu không lỗ hổng này là một cơ hội cho những kẻ trục lợi rút ruột công ty.

Thêm vào đó, lựa chọn, bổ nhiệm kiểm soát viên là vấn đề mới, chưa từng có tiền lệ trong công ty nhà nước. Do đó, cần xem xét các căn cứ và dựa vào các yêu cầu sau đây để bổ nhiệm kiểm soát viên:

- Tiêu chuẩn và điều kiện quy định đối với kiểm soát viên tại Điều 71 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty cần chặt chẽ hơn, đặc biệt là về độ tuổi.

- Bảo đảm kiểm soát viên không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan đến người quản lý, điều hành doanh nghiệp; cũng không nên là người lao động để tránh việc bị phụ thuộc vào Tổng giám đốc (Giám đốc), mất đi tính độc lập của kiểm soát viên.

- Kiểm soát viên phải là người của chủ sở hữu, phục vụ lợi ích của chủ sở hữu, do đó, về nguyên tắc kiểm soát viên phải do chủ sở hữu trả lương, thưởng theo kết quả và hiệu quả giám sát, kiểm soát.

- Về chế độ tiền lương cho kiểm soát viên, cần tránh tư duy hành chính hóa, cấp bậc hóa, căn cứ vào cấp bổ nhiệm để xếp lương và thang, bảng lương, mà coi kiểm soát viên là người thực thi nhiệm vụ của chủ sở hữu giao, dựa vào hiệu quả giám sát, kiểm soát để quyết định mức lương.

- Để kiểm soát viên có thể hoạt động, phát huy vai trò giám sát, kiểm soát doanh nghiệp, cần khẩn trương ban hành quy chế hoạt động của kiểm soát viên, kể cả đối với trường hợp có 1 kiểm soát viên hay 2 hoặc 3 kiểm soát viên.

KẾT LUẬN

Đã gần 7 năm kể từ khi Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực và cũng là từng ấy thời gian cho để các CTNN thực hiện việc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Quá trình đó không chỉ đơn giản là “khoác cho CTNN một tấm áo mới” nhằm đối phó với điều kiện gia nhập WTO mà đó là cơ hội để cải tổ toàn bộ hoạt động, tổ chức của CTNN, giúp khối doanh nghiệp này đóng góp hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Về tổng thể, những nội dung pháp lý cơ bản của việc chuyển đổi này thể hiện ở những điểm sau:

- Thứ nhất, đó là việc thay đổi mô hình tổ chức pháp lý doanh nghiệp gắn với việc thay tên đổi họ theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.

- Thứ hai, thay đổi về mô hình tổ chức, quản trị công ty.

- Thứ ba, về mối quan hệ và quyền của chủ sở hữu đối với công ty.

Nhìn chung đến thời điểm này việc chuyển đổi mô hình tổ chức pháp lý đã hoàn tất nhưng đó mới chỉ là một nửa của vấn đề. Đổi mới, sắp xếp CTNN phải luôn đi bằng hai chân: một là, chuyển đổi mô hình tổ chức pháp lý doanh nghiệp (trong đó bao gồm cả đổi mới quản trị nội bộ doanh nghiệp theo quy định của LDN 2005); hai là, phải chuyển đổi cơ chế quản lý, giám sát của Nhà nước (chủ sở hữu) đối với CTNN. Nếu hai việc này chúng ta không cùng làm một lúc thì chưa thể đem lại hiệu quả thiết thực và toàn diện được.

Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều bất ổn, các đề án tái cơ cấu, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công đang được đặt ra, thiết nghĩ Nhà nước cần tiến hành đồng bộ một cuộc “đại phẫu” đối với khu vực kinh tế nhà nước, một mặt hoàn thiện các quy định về đầu tư công, mặt khác đưa quá trình chuyển đổi các DNNN đi đến cái đích thực chất, không còn chỉ là “bình mới, rượu cũ” như hiện nay. Điều đó sẽ góp phần tạo động lực rất lớn để nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế đi lên.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Luật doanh nghiệp năm 2005

2. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003

3. Nghị định 25/2010 ngày 19/3/2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

4. Nghị định 95/2006/NĐ-CP về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. (đã hết hiệu lực thi hành)

5. Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

6. Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. 7. Nghị định 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 quy định về áp dụng luật cán

bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.

8. Quyết định 1790/QĐ-BCA về việc chuyển Công ty Thăng Long thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. 9. Quyết định 5290/QĐ-BCA về việc công nhận Công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên BCA – Thăng Long, Bộ Công an là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

10. Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy điều hành quản lý sản xuất và tài chính, tài sản của công ty Thăng Long. (bản quy chế cũ trước khi chuyển đổi)

11. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên BCA –Thăng Long thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật.

12.Chuyển đổi công ty nhà nước sang công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên- TẠP CHÍ CỘNG SẢN ĐIỆN TỬ SỐ 16 (208) NĂM 2010 - TS. TRẦN TIẾN CƯỜNG – Trưởng Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

13. Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi mô hình: Làm sao để không chỉ là “thay tên, đổi họ”? – http://www.baomoi.com/Hang-loat-doanh- nghiep-nha-nuoc-chuyen-doi-mo-hinh-Lam-sao-de-khong-chi-la-thay-ten- doi-ho/45/4480548.epi

14.Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- LG. VŨ XUÂN TIỀN – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam

15.Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty theo luật doanh nghiệp 2005 có phải là "Bình mới, Rượu cũ"? - PGS. TS. ĐINH DŨNG SỸ – Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.

Một phần của tài liệu chế độ pháp lý về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty tnhh một thành viên và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh mtv bca thăng long (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w