1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tiển áp dụng pháp luật về hợp đồng xây dựng tại công ty tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính

75 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 467,5 KB

Nội dung

 Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng các bên còn thỏa thuận để xác định một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra, thì

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế nước ta, quy mô về chiều rộng

và chiều sâu hoạt động xây dựng nước ta ngày càng mở rộng, thị trường xây dựngtrở lên rất sôi động Những năm gần đây ngành xây dựng nước ta phát triển rấtmạnh và trưởng thành nhanh chóng về trình độ, số lượng, chất lượng, mọi chuyênngành xây dựng Hơn cả, ngành Công nghiệp Tàu thủy , được sự quan tâm của Nhànước ngành Công nghiệp Tàu thủy nước ta đang phát triển và ngày càng lớn mạnh

Trong hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, thực hiện đường lối của Đảng,ngành xây dựng góp phần xứng đáng làm thay đổi bộ mặt đất nước Bằng sự hợptác quốc tế và sự lỗ lực của mình, ngành xây dựng nước ta đã tiếp thu nhiều kinhnghiệm áp dụng nhiều công nghệ mới, trình độ lập quy hoạch, thiết kế kiến trúc vàquản lý xây dựng nâng lên rõ rệt, từng bước phát triển bền vững trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế trong khu vực và ngoài thế giới

Với mục đích, tạo ra một cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho ngành Công nghiệpTàu Thủy, Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hoạt động đầu tư cho ngành Tàu thủythông qua việc ban hành các chính sách phát triển ngành Tàu thủy và hàng loạt cácvăn bản nhằm thống nhất hoạt động đầu tư xây dựng

Trước đầy trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước can thiệp sâuvào các hoạt động kinh tế Hoạt động xây dựng cũng vậy nó bị bó buộc bởi các chỉtiêu pháp lệnh của Nhà nước Chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệpđược độc lập tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư xây dựng cũng

vì thế mà thông thoáng hơn

Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của xã hội, đáp ứng đòi hỏi tiến độthi công, nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm của các bên trong mộtmôi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng phát huy tối đa vai trò tự chủ, tính năngđộng trong sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp Trong lĩnh vực xây dựng thìhọat động tư vấn là họat động cơ bản

Ở nước ta, hoạt động xây dựng đã và đang phát triển rất mạnh tạo ra nhiều

Trang 2

chưa đạt về tiêu chuẩn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước phải chặt trẽ hơn nữa, côngtrình đó có đáp ứng được yêu kỹ thuật cầu đòi hỏi thì đòi hỏi các nhà tư vấn xâydựng phải chuyên nghiệp những yêu cầu đó được ghi nhận trong nội dung của hợpđồng trong hoạt động xây dựng.

Nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề nêu trên, với mong muốn được tìm hiểu sâuhơn về các lĩnh vực của hoạt động xây dựng đặc biệt là họat động tư vấn đầu tư xâydựng và qua quá trình thực tập tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính(V.IBC) Trong báo cáo thực tập chuyên ngành này Em xin phép được nghiên cứu

đề tài “ Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC)”.

Về mặt kết cấu thì đề tài gồm ba Chương:

Chương I: Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng xây dựng;

Chương II: Thực tiển áp dụng pháp luật về hợp đồng xây dựng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính;

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Ngoài ra nội dung nghiên cứu trên đề tài còn có phần lời nói đầu và tài liệu tham khảo

Trang 3

CHƯƠNG 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để xác lập quyền và nghĩa

vụ của các bên tham gia một quan hệ nhất định

Trên cơ sở định nghĩa này, ta thấy rằng trước hết hợp đồng là một hành vipháp lý, hơn thế nữa nó là một hành vi pháp lý đặc biệt: sự thỏa thuận giữa các bên

Hợp đồng là một hành vi pháp lý: Hành vi pháp lý là sự thể hiện ý chí làm

phát sinh các hệ quả pháp lý Mục đích của hợp đồng chính là mục đích củacác bên Mỗi bên đều theo đuổi những mục đích riêng của mình Hợp đồngchính là kết quả của sự dung hòa các lợi ích đối lập nhau

Hành vi pháp lý là một hành vi có ý trí của con người làm phát sinh các hệquả pháp lý Hợp đồng là một loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất vàđược thực hiện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội hành vi pháp lý đơn phương thểhiện ý trí của một người làm phát sinh hệ quả pháp lý, chẳng hạn như hành vi từchối nhận thừa kế, hành vi lập di chúc, hành vi thừa nhận con ngoài giá thú… ở đâycần phân biệt hành vi pháp lý đơn phương với hợp đồng đơn vụ hợp đồng đơn vụ là

sự thống nhất ý trí giữa hai hay nhiều người nhưng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối

Trang 4

với một người trong số họ Mặc dù, trước đây còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưngngày nay người ta đều thống nhất thừa nhận hành vi pháp lý đơn phương là mộtnguồn làm phát sinh nghĩa vụ, chỉ có một lưu ý là hành vi pháp lý đơn phươngkhông làm phát sinh nghĩa vụ đối với người khác Mặt khác, cho dù là đơn phương,người đã đưa ra cam kết không thể rút lại được cam kết đó nữa.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên: Thỏa thuận là sự thống nhất ý chí

phát sinh các hệ quả pháp lý; Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làmphát sinh một hệ quả pháp lý đặc biệt; hợp đồng làm phát sinh hoặc chấm dứtquyền và nghĩa vụ trong các quan hệ nhất định

Căn cứ xác lập hợp đồng: sự tự do ý chí, không có sự ép buộc lừa dối được xáclập trên cơ sở tự nguyện Các quy phạm pháp luật về hợp đồng là sự phản ánh cácquan điểm lý luận về vấn đề này

Bên cạnh đó, nếu chỉ có một bên thể hiện ý trí của mình mà không được bênkía chấp nhận cũng không thể hình thành nên một quan hệ Do đó, chỉ khi nào có sựthể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ trao đổi vật chất mới đượchình thành quan hệ đó được gọi là quan hệ hợp đồng Như vậy cơ sở đầu tiên hìnhthành hợp đồng là sự tự nguyện về ý chí của các bên Tuy nhiên, hợp đồng chỉ cóhiệu lực pháp luật (được nhà nước bảo vệ ) khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí

của nhà nước Các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự “tự

do” ấy phải đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội

và trật tự công cộng Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng trở thành phươngtiện để kẻ giàu bắt lạt kẻ nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung toàn xã hội.Tóm lại; khi ý chí của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước vàđảm bảo sự tự do thỏa thuận thì hợp đồng có hiệu lực như pháp luật đối với các bêngiao kết Nghĩa là từ đó các bên đã tự nhận về mình nghĩa vụ pháp lý nhất định Sựcan thiệp của nhà nước không chỉ là buộc các bên phải giao kết hợp đồng phù hợpvới lợi ích chung và đạo đức xã hội mà còn buộc các bên phải thực hiện hợp đồngđúng với những cam kết mà họ đã thỏa thuận Theo nội dung đã cam kết, dưới sự hỗtrợ của pháp luật, các bên phải thực hiện với nhau các quyền và nghĩa vụ

Trang 5

1.1.1.2 Phân loại hợp đồng.

Trong Bộ Luật Dân sự Điều 406 có định nghĩa một số loại hợp đồng cơ bản.Tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều loại hợp đồng mà chúng ta thường gặp, ta cóthể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân loại hợp đồng như sau:

Dựa vào hình thức của hợp đồng: thì hợp đồng được chia thành hợp đồng

miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng chứng thực, hợp đồng mẫu…

Dựa vào mối liên hệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên: thì hợp đồng chia ra

làm hai loại hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ Hay nóicách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lạivừa có nghĩa vụ Trong hợp đồng này quyền của bên này đối lập tương ứng với

nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Tại Điều 406 của BLDS đã định nghĩa: “hợp

đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”.

Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ màkhông có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phảithực hiện một nghĩa vụ nào

Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đồng: thì hợp đồng được

phân thành hai loại hợp đồng chính và hợp đồng phụ

Tại khoản 3 Điều 406 BLDS quy định: “hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu

lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác” Như vậy, các hợp đồng khi đã tuân thủ

đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định, thì đương nhiên phát sinh hiệu lực

và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm giao kết

Trái lại, “hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”

(khoản 4 Điều 406 BLDS) Trước hết, các hợp đồng phụ muốn có hiệu lực phảituân thủ các điều kiện luật định về chủ thể, về nội dung, về hình thức…Mặt khác,

dù rằng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện nói trên nhưng hợp đồng vẫn không cóhiệu lực nếu hợp đồng chính mà nó phụ thuộc không có hiệu lực

Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể: hợp đồng chia ra

thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù

Trang 6

Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đãthực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng.Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận được

từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào.Đây là hợp đồng

mà tính chất của nó đã vượt ra khỏi quy luật giá trị bởi sự chi phối của yếu tố tìnhcảm

Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng các bên còn thỏa thuận để xác định một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra, thì hợp đồng mới được thực hiện hoặc phải chấm dứt nếu:

Thứ nhất, các sự kiện đó phải mang tính khách quan Yêu cầu này đòi hỏi việc các

sự kiện nói trên có xuất hiên hay không, hoàn toàn nằm ngoài ý chí của chủ thể,đồng thời phải là một tình tiết trong tương lai (chỉ xuất hiện trong khi hợp đồng đãgiao kết)

Thứ hai, điều kiện đó là một công việc phải làm, thì phải là những việc có thề thực

hiện được

Thứ ba, sự kiện mà các bên chủ thể thỏa thuận phải phù hợp với pháp luật và không

trái đạo đực xã hội

Trên đây là sự phân loại hợp đồng dân sự mà trong khi nghiên cứu hợp đồngxây dựng nó có liên quan đến tính chất của từng loại hợp đồng mà ta cần phải quantâm Bên cạnh đó, thì tùy theo lĩnh vực hoạt động và sự thuận lợi trong việc giảiquyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì có các loại hợp đồng như: hợp đồngdân sự và hợp đồng trong kinh doanh…

1.1.2 Chế độ pháp lý về hợp đồng.

1.1.2.1 Giao kết hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc vàtrình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

 Nguyên tắc giao kết hợp đồng Được quy định tại Điều 390 BLDS

- Tự do giao kết hơp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội

Trang 7

Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể khi giao kết hợp đồng để thỏa mãn nhữngnhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, BLDS cho phép mọi chủ thể có

quyền “tự do giao kết hợp đồng” Theo nguyên tắc này, mọi tổ chức, mọi cá nhân

khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng nàonếu họ muốn, mà không ai có quyên ngăn cản Bằng ý chí tự do của mình, các chủthể có quyền giao kết những hợp đồng mà được pháp luật quy định cụ thể cũng nhưnhững hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định Tuy nhiên, sự tự do đó phảinằm trong một khuân khổ nhất định Bên cạnh, việc chú ý đến quyền lợi của mình,các chủ thể phải hướng đến việc bảo đảm quyền lợi của người khác cũng như lợi ích

của toàn xã hội Vì vậy, sự tự do của mỗi chủ thể phải “ không trái pháp luật, đạo

đức xã hội”.

Trong xã xã hội chủ nghĩa, tính cộng đồng và đạo đức xã hội không cho phépcác cá nhân được tự do ý chí tuyệt đối để biến các hợp đồng thành phương tiện bóclột

- Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng

Nguyên tắc này thể hiện bản chất của quy luật giá trị khi thiết lập các quan hệtrao đổi phải bình đẳng không ai được lấy lý do là khác biệt về thành phần xã hội,dân tộc, giới tính, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế… để làm mất đi cái bản chất của hợpđồng là tự nguyện và bình đẳng giao kết Vì thế muốn xem các chủ thể khi tham giagiao kêt có thực hiện đúng nguyên tắc này hay không, cần phải dựa vào sự thốngnhất giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bày tỏ ý chí Ý chí là sự mong muốn chủ quanbên trong của mỗi chủ thể nó phải được bày tỏ ra bên ngoài thông qua một hìnhthức nhất định Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, chúng luôn quan

hệ mật thiết và gắn bó với nhau

Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sựbày tỏ ý chí đó ra bên ngoài và nó được thể hiện rõ trong nội dung của bản hợpđồng mà người đó đã giao kết chỉ khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh kháchquan, trung thực những mong muốn bên trong của các bên giao kết, thì việc giao kết

đó mới được coi là tự nguyện

Trang 8

Như vậy, tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc

đe dọa đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giaokết Và vì thế hợp đồng được coi là vô hiệu

 Trình tự giao kết hợp đồng

Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chívới nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng làm xác lậpvới nhau những quyền và nghĩa vụ đối với nhau Thực chất đó là quá trình mà cácbên mặc cả về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng Quá trình này diễn

ra thông qua hai giai đoạn:

- Đề nghị giao kết hợp đồng

Khi một người muốn thiết lập một quan hệ hợp đồng thì ý muốn đó phải đượcthể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể, nhất định Chỉ có như vậy đối tácmới nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợpđồng Đề nghị khi giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trướcngười khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết vớingười đó một hợp đồng

Thấy được người mà mình muốn giao kết hợp đồng với họ có thể hình dung hợpđồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản hợp đồng mộtcách cụ thể và rõ ràng Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiềucách khác nhau Người đề nghị có thể trực tiếp trao đổi với người được đề nghịhoặc trao đổi thông qua điện thoại… trong những trường hợp này thì thời hạn trả lời

do hai bên ấn định Ngoài ra đề nghị còn có thể thực hiện bằng cách chuyển côngvăn, thư báo bưu điện hay fax, email…

Để đảm bảo quyền lợi cho người được đề nghị Điều 390 BLDS quy định:

“trong trường hợp đề nghị giao kết có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại

giao kết với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”.

Trang 9

Như vậy, lời đề nghị mặc dù nó chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều nó cótính chất ràng buộc đối với người đề nghị Tuy nhiên bên đề nghị vẫn có thể thayđổi hoặc rút lại đề nghị trong những trường hợp sau:

 Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị

 Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điềukiện đó đã đến

- Chấp nhận giao kết hợp đồng

Là việc bên nhận được lời đề nghị và đồng ý tiến hành giao kết hợp đồng vớingười đã đề nghị Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhậngiao kết hay không, trong những trường hợp cần thời gian để cân nhắc thì bên được

đề nghị phải trả lời trong thời gian đó Nếu sau thời gian đó bên được đề nghị mớitrả lời thì khi đó lại xác định là có lời đề nghị mới của bên chậm trả lời

Người đề nghị cũng có thể chấp nhận tất cả nội dung của người đề nghị hoặcthay đổi khi đó lại hình thành một lời đề nghị mới và quá trình này diễn ra cho tớikhi nào các bên thỏa thuận xong và đi đến thống nhất giao kết hợp đồng hoặc hủy

bỏ lời đề nghị

Điều kiện có hiệu lực hợp đồng là điều kiện về chủ thể phải có năng lực hành vi

và thỏa thỏa mãn các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng

1.1.2.2 Thực hiện hợp đồng.

Thực hiện hợp đồng là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham giahợp đồng đều phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Điều 412 BLDS có ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

- Thực hiện hợp đồng, đúng đối tượng, đúng chất lượng, số lượng, chủng loại,thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho cácbên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

- Không xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợiích hợp pháp của người khác

Trang 10

Theo các nguyên tắc này các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoảntrong hợp đồng một cách thật thà ngay thẳng Trung thực trong nghĩa vụ là việc cácbên không lừa dối nhau, thực trạng nghĩa vụ như thế nào thì các bên phải thực hiệnnhư vậy các bên phải cộng tác với nhau nói rõ cho nhau hiểu cặn kẽ về đối tượngthực hiện trong hợp đồng.

 Nội dung thực hiện hợp đồng

Khi thực hiện hợp đồng, các bên tham gia thực hiện hợp đồng phải thực hiệnđúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và cácthỏa thuận khác mà nội dung hợp đồng đã xác định Ngoài ra để điều chỉnh nguy cơkhông thực hiện đúng hợp đồng BLDS đã quy định về các biện pháp buộc thực hiệnhợp đồng như; quyền cầm dữ tài sản đối với bên có quyền, thực hiện hợp đồng cóthỏa thuận về phạt hợp đồng…

1.1.2.3 sửa đổi và chấm dứt hợp đồng.

 Sửa đổi hợp đồng

Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí

tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điềukhoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết

Sau khi sửa đổi các bên thực hiện hợp đồng cũ những phần không sửa đổi;đồng thời cùng nhau giải quyết hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng

Hình thức ghi nhận việc sửa đổi hợp đồng phải phù hợp với hình thức của

hợp đồng đã giao kết đối với những “hợp đồng được thành lập bằng văn bản, được

công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó” Còn các hình thức hợp đồng khác do các bên thỏa

thuận khi sửa đổi

 Chấm dứt hợp đồng

- Khi hợp đồng đã hoàn thành

Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của hợp đồng

và do vậy, mỗi bên đều đáp ứng được quyền và nghĩa vụ của mình thì hợp đồng coinhư đã hoàn thành

Trang 11

- hợp đồng được chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.

Trong những trường hợp có nội dung nào đó không có khả năng thực hiệnhợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây tổn thất lớn về vật chất cho mộthoặc cả hai bên, thì các bên có thể thỏa thuận chấm rứt hợp đồng hợp đồng đã giaokết coi là chấm rứt khi các bên đạt được sự thỏa thuận nói trên

- hợp đồng sẽ chấm dứt khi chủ thể giao kết hợp đồng không còn mà hợpđồng phải do chính chủ thể đó thực hiện

Phải thấy rằng không phải trong mọi trường hợp khi chủ thể của hợp đồngkhông tồn tại thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt Theo căn cứ trên thì chỉ nhữnghợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng các bên thỏathuận là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện hoặc chỉ người có quyền mớiđược hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi chủ thể của hợp đồng không tồntại thì hợp đồng đó chấm dứt

- Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.Hợp đồng có thể chấm dứt theo các căn cứ quy định tài Điều 426 BLDS.Khi có một bên đơn phương vi phạm hợp đồng, thì bên kia có quyền đơn phươngđình chỉ hợp đồng Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thựchiện sẽ chấm dứt Bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ của mình nhưngcác bên phải thanh toán phần hợp đồng đã thực hiện với nhau

- Hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng

Để nâng cao tính kỷ luật trong thực hiện hợp đồng, pháp luật cho phép cácbên trong hợp đồng được thỏa thuận về việc một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếubên kia vi phạm hợp đồng Vì vậy, trong những trường hợp đó thì bên bị vi phạmhợp đồng có quyền đơn phương hủy hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồithường thiệt hại Khi một bên hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từthời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhânh, nếukhông hoàn trả được bằng hiện vật sẽ phải hoàn trả bằng tiền

Trang 12

- Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn vàcác bên có thể thỏa thuận đối tượng hợp đồng khác hoặc bồi thường thiệt hại.

Trong trường hơp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơnchiếc mà do bị mất hoặc tiêu hủy hay vì một lý do nào khác nên vật đó không cònthì hợp đồng đó đương nhiên được chấm dứt vào thời điểm đối tượng của hợp đồngkhông còn Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cáchthay đối tượng thực hiện hợp đồng không còn bằng một đối tượng khác

1.1.2.4 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhằm mục đích ngăn ngừa vàhạn chế vi phạm hợp đồng đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thểtrong thực hiện hợp đồng Chế định trách nhiệm hợp đồng chủ trương áp dụng cácbiện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng dựa trên những căn cứ: có hành

vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quảgiữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế, có lỗi của bên vi phạm và có cácloại trách nhiệm pháp lý sau:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm

nghĩa vụ hợp đồng phải tiến tục thực hiện theo yêu cầu của bên bị vi phạm Hình thức này đặt ra khi có sự vi phạm về các điều khoản của nội dung của hợp đồng được thực hiện không đúng như: số lượng, chất lượng hay các yêu cầu kỹ thuật nào

đó để thực hiện hợp đồng…

Phạt hợp đồng: là hình thức chế tài của hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp

đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có hai căn cứ là: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng và (ii) có lỗi của bên vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại là biện pháp nhằm khôi phục, bù

đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng Do đó, bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng khi có thiệt hại xảy ra dựa trên các căn cứ: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trực tiếp gây

Trang 13

thiệt hại; có lỗi của bên vi phạm (không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm do pháp luật quy định) Khi áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại cần lưu ý mối quan

hệ giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại Các bên có thể thỏa thuận về việc vi phạm chỉ phải nội tiền phạt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc cả hai hình thức này

1.1.2.5 Xử lý tranh chấp hợp đồng.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình em chỉ xem xét những tranh chấp phátsinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại Tức là giữa các tổ chức, các cá nhân

có đăng ký kinh doanh và có mục đích sinh lợi

Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là những thuật ngữ quenthuộc trong đời sống kinh tê xã hội ở các nước trên thế giới Khái niệm này mớiđược sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sựnhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế

Điều 29 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004 cũng đã liệt kê các tranh chấp vềkinh doanh, thương mại thuộc thẩm giải quyết của tòa án gồm có:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,

tổ chức kinh doanh với nhau và đều có lợi nhuận, bao gồm: mua hàng hóa;cung ứng dịch vụ;phân phối; đại diện; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vậnchuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt và đường bộ, đường thủy nộiđịa; đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu

tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyênt giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức với nhau đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên củacông ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợpnhất, chia tách, chuyển đổi hình thức của công ty;

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.Phương thức giải quyết các tranh chấp này trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồntại bốn phương thức giải quyết sau:

Trang 14

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bêntranh chấp cùng bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏtranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bên thứ ba nào.

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ balàm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giảipháp nhằm loại trừ các tranh chấp đã phát sinh

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài thì các bên phải có sự thỏa thuận

về việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài Thỏa thuận đó là một điều khoảnriêng biệt được lập ra khi có phát sinh tranh chấp Các quyết định và phán quyết củatrọng tài có thể được tòa án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tưpháp Có bốn nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Thứ nhất là, tranh chấp bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh

chấp, các bên có thỏa thuận trọng tài Đây là điều kiện tiên quyết của việc giải quyếttranh chấp, là việc khác nhau cơ bản giữa việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài vớiviệc giải quyết tranh chấp tại tòa án

Thứ hai là, nguyên tắc bảo đảm quyền lựa chọn bằng hình thức giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trung tâm trọng tàihoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập để giải quyết tranh chấp

Thứ ba, nguyên tắc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp theo

quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại, đối với các vụ tranh chấp giữa các bên

Trang 15

Việt Nam thì pháp luật giải quyết tranh chấp là pháp luật Việt Nam Đối với các vụtranh chấp có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng do các bên lựa chọn với điềukiện việc lựa chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài cũng như các tập quán thươngmại quốc tế không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Trongtrường hợp mà điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với phápluật quốc gia của Việt Nam thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Thứ tư, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải độc lập, khách

quan, vô tư phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thỏa thuận của các bên

Đối với những tranh chấp xử lý tại tòa án thì các bên có quyền lựa chọnt tòa

án theo khu vực hoặc theo nơi cư trú của nguyên đơn hoặc bị đơn hay nơi xảy ratranh chấp với những tranh chấp phát sinh ở trong nước Ngoài ra, đối với nhữngtranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên phải thỏa thuận về luật áp dụng tại mộtquốc gia nào đó thì theo thủ tục tố tụng của quốc gia đó, thường thì tranh chấp cóyếu tố nước ngoài được áp dụng theo nguyên tắc pháp luật có liên quan gần nhấthoặc ở nước thứ ba nơi xảy ra tranh chấp

1.2 Hợp đồng xây dựng những vấn đề lý luận.

1.2.1 Khái niệm hợp đồng xây dựng.

Hợp đồng trong họat động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quyhoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kếcông trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng côngtrình và các công việc khác trong họat động xây dựng

Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bênnhận thầu để thực hiện một số công việc hay toàn bộ công việc trong hoạt động xâydựng

- Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản:

- Hợp đồng xây dựng là hành vi pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia hợp đồng:

Trang 16

Hợp đồng tư vấn:là hợp đồng được ký giữa các bên giao thầu và Bên nhận

thầu để thực hiện các công việc tư vấn như: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu

tư xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xâydựng; thiết kế xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựngcông trình; thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác cóliên quan đến xây dựng công trình

Hợp đồng thi công xây dựng: được lý giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu

để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việcxây dựng theo thiết kế, dự toán xây dựng công trình

Hợp đồng tổng thầu xây dựng: được ký giữa chủ đầu tư với một nhà thầu

hoặc một liên doanh nhà thầu (gọi chung là tổng thầu) để thực hiện loại công việc,một số loại công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự án đầu tư xây dựng côngtrình, như: thiết kê; thi công; thiết kế và thi công xây dựng công trình; thiết kế cungứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (hợp đồng tổng thầu EPC); lập dự

án, thiết kế cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (hợp đồng chìakháo trao tay)

Hồ sơ hợp đồng bao gồm: hợp đồng và các tài liệu kèm theo của hợp đồng.Các tài liệu kèm theo của hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợpđồng Tùy theo quy mô, tính chất của công việc và hình thức lựa chọn nhà thầu thựchiện, tài liệu kèm theo hợp đồng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nộidung sau:

- Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

- Điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng;

Trang 17

- Đề xuất của nhà thầu;

- Các chỉ dẫn kỹ thuật;

- Các bản vẽ thiết kế;

- Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, các bảng, biểu;

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối với tiền tạm ứng và các bảo lãnhkhác nếu có;

1.2.4 Các hình thức hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Có bốn hình thức hợp đồng trong hoạt động xây dựng: hình thức trọn gói;hình thức theo đơn giá; hình thức theo thời gian và hình thức theo tỷ lệ phần trăm

Hình thức theo đơn giá

Trang 18

Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủđiều kiện xác định chính xác về khối lượng và số lượng.

Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế đã thựchiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được chấp nhận điều chỉnhtheo quy định sau:

- Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởngtrực tiếp đến giá trị hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thờiđiểm chính sách đó có hiệu lực

- Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thựchiện hợp đồng nhưng trong phạm vi cho phép của hồ sơ mời thầu và không do lỗicủa nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm nói trên căn cứ vào đơn giácủa hợp đồng

- Trường hợp đơn giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, thiết bị đã nêu tronghợp đồng mà Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việcthực hiện hợp đồng thì phải báo cáo cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định

- Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồngtheo hợp đồng đã ký và phải thực hiện được người có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh Giá trị điều chỉnh hợp đồng không vượt quá dự toán, tổng dự toán hoặc giágói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt; trường hợp vượt phải được người cóthẩm quyền xem xét, quyết định

- Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mờithầu thì chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán giá trị cáccông việc bổ sung và báo cóa người có thâmt quyền xem xét, quyết định Trườnghợp thỏa thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một góithầu mới và tiến hành lựa chọn lại nhà thầu theo quy định của pháp luật

Hình thức theo thời gian

Hình thức theo thời gian được áp dụng cho các phần công việc nghiên cứuphức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện

Trang 19

Giá hợp đồng là không thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng Giá hợpđồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc có khối lượng của côngviệc Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành cácnghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá trị hợp đồng.

Nhiều bộ phận hợp đồng trong một hợp đồng chung

Trường hợp một hợp đồng gồm một hoặc các hình thức hợp đồng bộ phậnthuộc các hình thức hợp đồng trọn gói; hình thức theo đơn giá; hình thức theo thờigian; hình thức theo tỷ lệ phần trăm thì áp dụng nguyên tắc và cách thức thanh toánđược quy định tại các mục trên

1.2.5 Nội dung của hợp đồng xây dựng.

Nội dung của hợp đồng xây dựng là các công việc phải thực hiện:

- chất lượng và yêu cầu kỹ thuật khác của công việc

- Thời gian và tiến độ thực hiện

- Điều kiện nghiệm thu, bàn giao

- Giá cả, phương thức thanh toán

- Thời hạn bảo hành

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

- Các thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng

- Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng

Trang 20

1.2.5.1 Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật khác của công việc.

Những thỏa thuận về chất lượng sản phẩm, công việc trong hợp đồng xâydựng phải phù hợp với quy định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước(Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN, Tiêu chuẩn ngành: TCN) hoặc tiêu chuẩn chất lượngcủa đơn vị đã đăng ký tại cơ quan tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng theo quy định

về đăng ký chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa Đối với sản phẩm mới đăng ký tiêuchuẩn chất lượng hoặc công việc không thể hiện được bằng các tiêu chuẩn chấtlượng cụ thể thì nhất thiết phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế sự thỏa thuận về chấtlượng sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc

1.2.5.2 Giá cả và phương thức thanh toán.

Các bên có quyền:

- Thỏa thuận về giá và ghi cụ thể vào trong hợp đồng đó;

- Thỏa thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực hiện việc thay đổi giá khi có sựbiến động giá cả thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng

- Thay đổi giá trong quá trình thực hiện hợp đồng

Đối với sản phẩm, vật tư, thiết bị…do cơ quan nhà nước có thẩm quyền củaNhà nước đã quy định giá hoặc khung giá thì giá thỏa thuận trong hợp đồng phảiphù hợp với sự quy định đó Không một bên nào có quyền gò ép giá hoặc nâng giáquá mức quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Phương thức thanh toán tiền trong hợp đồng do các bên thoả thuận nhưngkhông được trái với các quy định hiện hành của pháp luật Nếu trong hợp đồngkhông ghi rõ phương thức thanh toán thì các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuậnđược thì đưa ra trọng tài kinh tế giải quyết

1.2.5.3 Điều kiện nghiệm thu bàn giao

Các bên có quyền thỏa thuận lịch nghiệm thu, bàn giao và phương thức giaonhận sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên

Trang 21

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì địa điểm vàphương thức giao nhận phải theo các quy định của pháp luật đối với từng loại hợpđồng xây dựng.

Nếu trong hợp đồng không thỏa thuận của các bên và không có quy định củapháp luật đối với loại hợp đồng đó, thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giaohàng, bán hàng và trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng

1.2.5.4 Thời hạn bảo hành

Những quy định hiện hành của Nhà nước về bảo hành sản phẩm, hàng hóa,công việc phải tuân thủ theo quy định khi ký kết hợp đồng

Đối với những sản phẩm, hàng hóa công việc chưa có quy định của nhà nước

về bảo hành, các bên được quyền thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng về phạm vi,nội dung và phạm vi bảo hành

Các bên có quyền thỏa thuận những quy định về sửa chữa hoặc sử lý các saisót khi có vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công việc trong thời gian bảohành

Trong thời hạn bảo hành, nếu bên nhận sản phẩm, hàng hóa phát hiện có saisót về chất lượng thì thông báo ngay cho bên kia biết để cùng nhau xác minh Việcxác minh sai sót về chất lượng phải được tiến hành không chậm quá 15 ngày kể từngày nhận được thông báo Việc xác minh phải được lập thành biên bản

Trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu bênnhận thông báo không trả lời thì coi như đã chấp nhận có sai sót

Bên bảo hành có nghĩa vụ phải bảo hành các sai sót về chất lượng Các bên

có quyền thỏa thuận thay thế việc sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hoặc đổi lấysản phẩm mới, hàng hóa khác

Nếu sai sót không được sửa chữa hoặc việc sửa chữa kéo dài dẫn đến việcsản phẩm, hàng hóa không được sử dụng đúng theo mục đích của hợp đồng thì bên

bị vi phạm có quyền đòi phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trườnghợp không thực hiện hợp đồng

Trang 22

Trong thời hạn bảo hành bắt buộc theo quy định của pháp luật nếu xảy rathiệt hại do chất lượng sản phẩm, hàng hóa không đúng theo như thỏa thuận tronghợp đồng thì bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên có quyền ký biên bản

bổ sung những điều mới thỏa thuận vào hợp đồng đã ký Biên bản bổ sung có giá trịpháp lý như hợp đồng đã ký

1.2.6 Đảm bảo và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng xây dựng.

Đảm bảo thực hiện hợp đồng xây dựng

Nhà thầu trúng thầu phải đảm bảo thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng cóhiệu lực trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện:

Giá trị đảm bảo thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu vàtối đa bằng 10% giá trị của hợp đồng; trường hợp để đề phòng rủi ro cao thì giá trị

để đảm bảo thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không được quá 30% giá trịhợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép;

Thời gian có hiệu lực của đảm bảo thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đếnkhi thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có);

Nhà thầu không được nhận lại đảm bảo thực hiên hợp đồng trong trường hợp

từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

- Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khácthuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.Việc thế chấp tài sản phải được làm thành văn bản riêng có sự xác nhận của cơ quan

Trang 23

công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có

cơ quan công chứng ) Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ đảm bảo nguyên giá trịtài sản thế chấp; không được chuyển dịch quyền sở hữu hoặc tự động chuyển giaotài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp còn có hiệu lực.;

- Cầm cố là trao bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùngquan hệ hợp đồng giữ để làm tin và đảm bảo tài sản trong trường hợp vi phạm hợpđồng đã ký kết việc cầm cố phải làm thành văn bản riêng có xác nhận của cơ quancông chứng Người cầm cố có nghĩa vụ phải giữ nguyên giá trị tài sản vật cầm cố;không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bảncầm cố còn có hiệu lực;

- bảo lãnh tài sản là sự đảm bảo tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhậnbảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này viphạm hợp đồng đã ký Người nhận bảo lãnh phải có tài sản khôn ít hơn số tài sản

Chính phủ quy định cụ thể về bảo hành đối với từng nội dung về mua sắmhàng hóa, xây lắp trong hợp đồng

1.2.7 Điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng chỉ được điều chỉnh khi người quyếtđịnh đầu tư cho phép trong các trường hợp sau đây:

- Khi có sự thay đổi của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Khi nhà nước thay đổi chính sách có liên quan;

- Các trường hợp bất khả kháng

Trang 24

Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng các bên phải sửa đổi bổ sung hợp đồngsau khi được người quyết định đầu tư cho phép.

Người cho phép điều chỉnh hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về quyết đinh của mình và bồi thường thiệt hại do hậu quả của quyết định gây ra

Nội dung cụ thể việc điều chỉnh hợp đồng

Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơngiá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau:

- Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởngtrực tiếp đến giá trị hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thờiđiểm chính sách đó có hiệu lực

- Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thựchiện hợp đồng nhưng trong phạm vi cho phép của hồ sơ mời thầu và không do lỗicủa nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm nói trên căn cứ vào đơn giácủa hợp đồng

- Trường hợp đơn giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, thiết bị đã nêu tronghợp đồng mà Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việcthực hiện hợp đồng thì phải báo cáo cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định

Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng đã

ký và được người có thẩm quyền xem xét, quyết định Giá trị của hợp đồng khôngvượt quá giá dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoặch đấu thầu đượcduyệt

1.2.8 Thực hiện, đình chỉ, thay đổi, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Trang 25

biện pháp khắc phục Bên nhận thông báo, tùy theo khả năng của mình góp phầnkhắc phục khó khăn đó và tìm mọi biện pháp hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

1.2.8.2 Thay đổi hợp đồng xây dựng

Khi một bên ký kết hợp đồng phải chuyển giao toàn bộ hay từng phần nhiệm

vụ, mà không làm đẩy thủ tục chuyển giao hợp đồng theo quy định của pháp luật vềhợp đồng, dẫn tới hợp đồng đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủthì:

- Nếu đơn vị đó không giải thể thì họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sảngiống như họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ

- Nếu chủ thể đó không tồn tại, thì cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyếthậu quả của việc hợp đồng đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ

Khi một bên ký hợp đồng giải thể mà không báo cho bên kia biết thì:

- Cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyết hậu quả của việc khôngthanh lý hợp đồng đã bị đình chỉ của chủ thể giải thể

- Đại diện của tổ chức đã ký hoặc ủy quyền cho người khác đã ký hợp đồngphải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật

1.2.8.3 Đình Chỉ hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Khi một bên thừa nhận hoặc đã có kết luận của trọng tài kinh tế là có viphạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng đó, nếuviệc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình Thông báo đơn phươngđình chỉ thực hiện hợp đồng phải bằng văn bản và gửi cho bên vi phạm hợp đồngtrong thời hạn mười ngày, kể từ ngày bên vi phạm thừa nhận hoặc có kết luận củatrọng tài kinh tế Nếu hợp đồng có làm chứng thư hoặc đăng ký thì bên bị vi phạmphải gửi thông báo đơn phương dình chỉ thực hiện hợp đồng đến cơ quan làm chứngthư hoặc đăng ký hợp đồng cùng ngày gửi cho bên vi phạm

1.2.8.4 Thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn bốn mươinăm ngày kể từ khi chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng;

Trang 26

trường hợp gói thầu thật sự phức tạp được kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồngnhưng không quá chín mươi ngày.

Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng trong trường hợp:

- Hợp đồng đã được thực hiện xong;

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết;

Khi một bên ký hợp đồng trong kinh doanh là cá nhân có đăng ký kinh doanhphải ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thanh lý hợp đồng đó với các bên cùng kýkết Trường hợp cá nhân đó bị kết tù thì người được ủy quyền quản lý tài sản củangười bị kết án tù phải chịu trách nhiệm thanh lý hợp đồng mà người bị tù đó đã ký.Trường hợp người đứng tên đăng ký kinh doanh đã chết hoặc mất tích thì ngườithừa kế tài sản của người đã chết hoặc mất tích đó phải chịu trách nhiệm thanh lýhợp đồng do người chết hoặc mất tích đã ký Nếu không thanh lý hợp đồng trongkinh doanh, họ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại giống nhưkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hợp đồng trong kinh doanh đã kýkết

Thời hạn quy định để các bên thanh lý hợp đồng trong kinh doanh là mườingày kể từ ngày phát sinh các sự kiện được quy định của pháp luật về hợp đồngtrong kinh doanh Quá hạn đó mà hợp đồng không được thanh lý, các bên có quyềnyêu cầu trọng tài kinh tế giải quyết Trong trường hợp hợp đồng đã đựơc thực hiện

và các bên đã hoàn thành nghĩa vụ đầy đủ của mình theo thỏa thuận trong hợpđồng, thì hợp đồng đó coi như đã được thanh lý

Trang 27

Việc thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng phải được làm bằng vănbản riêng, trong đó cần có những nội dung sau đây:

- Xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc, cũng như về chất lượngcủa công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa

vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng;

- Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bêntrong quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồng hết hiệu lực

Từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ về hợp đồng xâydựng đó coi như đã được chấm dứt Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xácnhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên đã hoànthành nghĩa vụ của mình

1.2.9 Giám sát thực hiện và nghiệm thu hợp đồng trong hoạt động xây dựng

 Giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng

Việc giám sát thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiệntheo quy định sau:

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợpđồng theo đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng;

- Cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện hợp đồng phải đảm bảocông tâm, trung thực khách quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm kiến thức chuyênmôn để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước phápluật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Nhà tư vấn giám sát thi công nếu thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng vớinhà xây dựng xác nhận sai khối lượng, chất lượng công trình thì nhà tư vấn và nhàthầu xây dựng đều phải đền bù thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Cộng đồng dân cư tham gia giám sát hoạt động đấu thầu theo quy định tạiluật đấu thầu 2003

 Nghiệm thu hợp đồng xây dựng

Việc nghiệm thu hợp đồng đựợc thực hiện theo quy định sau:

Trang 28

- Việc nghiệm thu từng phần hay toàn bộ hợp đồng phải hoàn toàn phù hợpvới nội dung của hợp đồng đã ký kết.

- Cá nhân tham gia vào quá trình nghiệm thu hợp đồng phải công tâm, trungthực, khách quan, có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, phải chịu trách nhiệmtrứơc pháp luật về việc thực hiện của mình

1.2.10 Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải đựơc ghi nhận trong hợpđồng Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước, mức thưởng khôngvượt quá 12% giá trị hợp đồng làm lợi, mức phạt không quá 12% giá trị hợp đồng bị

vi phạm Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa côngtrình đảm bảo chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý cáckhoản chi phí để thực hiện hợp đồng

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng, cácbên có trách nhiệm thương lượng giải quyết Trường hợp không đạt được thỏa thuậngiữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, trọng tàihoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật

 Thưởng hợp đồng

Các bên được quyền thỏa thuận về tiền thưởng hợp đồng để khuyến khích thựchiện tốt hợp đồng trong kinh doanh Trong trường hợp cần khuyến khích thực hiệnhợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận mức tiền thưởng theo tỷ lệ phần trăm giá trịhợp đồng hoặc bằng một số tiền giá trị tuyệt đối

 Phạt vi phạm hợp đồng

Thỏa thuận về mức tiền phạt trong hợp đồng kinh doanh phải phù hợp với khunghình phạt của từng loại như sau:

- Vi phạm chất lượng: phạt từ 3 đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm vềchất lượng

- Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị hợp đồng xây dựng bị

vi phạm thời hạn thực hiện là mười ngày lịch đầu tiên; phạt từ 0,5 đến 1% cho mỗi

Trang 29

đợt mười ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị hợpđồng đã ký bị vi phạm ở 10 ngày lịch đầu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợpđồng đã ký thì phạt 12% giá trị hợp đồng đã ký.

- Vi phạm về nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm một cách đồng bộ phạt từ 6đến 12% giá trị hợp đồng phần bị vi phạm

- Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hàng hóa, công việc đã hoàn thành theođúng hợp đồng: phạt 4% giá trị hợp đồng xây dựng đã hoàn thành mà không đựơctiếp nhận cho mười ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mười ngày tiếp theocho đến mức tổng số lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành

và không đựơc tiếp nhận ở mười ngày lịch đầu tiên

- Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán áp dụng mức lãi suất tín dụng qúa hạn trungbình theo thị trường tại thời điểm thanh toán trên thị trường

Nếu trong hợp đồng không ghi nhận sự thỏa thuận về mức tiền phạt, khi có

vi phạm về tranh chấp tiền phạt thì mức phạt theo quy định trên và các văn bảnhướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng cụ thể

Trong trường hợp pháp luật chưa quy định về mức phạt, các bên có quyềnthỏa thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm phần hợp đồng vi phạm hoặc bằngmột số tuyệt đối cụ thể không quá 12% giá trị phần vi phạm

1.3 Pháp luật về hợp đồng xây dựng.

Các văn bản liên quan đến hợp đồng xây dựng

Bộ luật dân sự 2005 những quy định chung về hợp đồng

Luật thương mại 2005

Luật Xây Dựng 2003 quy định về hoạt động xây dựng

Quyết Định số 19/2003/QĐ-BXD về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng.Thông TƯ số 02/2005/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xâydựng

Công Văn số 2685/BXD-KTTC ngày 27/12/2005 hướng dẫn sửa đổi một sốđiều trong Thông Tư 02/2005/TT-BXD

Trang 30

Thông tư số 03/2006/TT-BXD bổ sung một số điều của Thông tư số02/2005/TT-BXD.

Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP ngày07/05/2005 về quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình (trong đó có quy định về mức tạm ứng trong hợp đồng)

Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD v/v định mức chi phí dự án thiết kế xây dựngcông trình

Trang 31

CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ

DỊCH VỤ TÀI CHINHA (V.IBC)

2.1 Giới thiệu chung về Công ty V.IBC.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty V.IBC

Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ Tàichính V.IBC là thành viên của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷVINASHIN FINANCE thuộc Tập đoàn kinh tế VINASHIN

Công ty Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ Tài chính V.IBC mà tiền thân là Trungtâm Tư vấn - Công nghệ và Dịch vụ tài chính được thành lập và đi vào hoạt độngtheo quyết định số 30QĐ/TCCB-LĐ ngày 22/02/1997 và được đổi tên, bổ sungnhiệm vụ theo quyết định số 336QĐ/TCCB-LĐ ngày 06/12/2000 của Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - VINASHIN nay làTập đoàn kinh tế VINASHIN

Sau nhiều năm hoạt động, ngày 03/03/2003 Chủ tịch Hội đồng Quản trị TổngCông ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã ký quyết định số 181/QĐ/TCCB-LĐ đổitên Trung tâm thành Công ty Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ Tài chính V.IBC

Với nhiệm vụ do Tập đoàn kinh tế VINASHIN và Công ty tài chính côngnghiệp tàu thủy giao cho, kết hợp với sự định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu

vì sự phát triển chung, trong quá trình hoạt động nhiều năm qua, chúng tôi đã khẳngđịnh được vị trí, năng lực của mình trên các lĩnh vực như Tư vấn thiết kế xây dựng

dự án, đầu tư tài chính, tư vấn dự án phát triển công nghiệp tàu thuỷ, xây dựng các

dự án, giải pháp tổng thể hệ thống công nghệ thông tin Các dự án này đã thực sựbao hàm được tất cả các yếu tố quan trọng, cần thiết cho việc phát triển các ngànhcông nghiệp mũi nhọn hiện tại cũng như trong tương lai

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của Công ty Tư vấn Đầu tư và Dịch vụTài chính V.IBC gồm:

 Tư vấn lập dự án tiền khả thi, khả thi cho các công trình công nghiệp và dân dụng

Trang 32

 Thiết kế kỹ thuật, thi công, lập dự án xây dựng phát triển cụm công nghiệp,khu công nghiệp.

 Đầu tư phát triển và dịch vụ cho tài chính công nghiệp tàu thuỷ, giao thông,

du lịch, giáo dục, địa ốc, phát triển sản xuất

 Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ, thiết bị công nghệ cao, thực hiệndịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, cho vay đầu tư, cho thuê tài chính,bảo hiểm

 Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, đào tạo công nghệ thông tin

 Lập dự án, giải pháp mạng công nghệ thông tin tổng thể, cung cấp thiết bị tinhọc, điện tử, nghi khí hàng hải, thiết bị văn phòng, các sản phẩm công nghệcao Liên doanh sản xuất lắp ráp các loại sản phẩm trên

 Thực hiện các hình thức kinh doanh khác mà Nhà nước không cấm phục vụnhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, Tập đoàn kinh tế VINASHIN vàcác đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật

Với khả năng, kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết phấn đấu vươn lên không mệtmỏi của tập thể VIBC, kết hợp với sự cộng tác nhiệt tình của bè bạn, trong 18 nămqua Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính VIBC đã hoàn thành xuất sắcnhững công trình lớn, tham gia những gói thầu có tính quyết định đến hướng pháttriển của một ngành quản lý Nhà nước, kinh tế quốc gia

Đã được các cơ quan Bộ, ngành và khách hàng nước ngoài tín nhiệm khen ngợinhư:

- Tổng cục thuế (Bộ Tài chính);

- Toà án tối cao (Bộ Tư pháp);

- Tập đoàn kinh tế VINASHIN;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tỉnh Hà Bắc;

- Bộ Giao thông vận tải;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Thủy Sản;

Trang 33

- Bộ Quốc phòng;

- Nhiều Nhà máy, khu công nghiệp trên cả nước

Về địa vị pháp lý của Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính:

o Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;

o Tên gọi bằng tiếng Việt:Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính

Tên giao dịch quốc tế : Investment consultant and Finance services Company.

Tên viết tắt : V.IBC.

o Trụ sở tại: 120 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

o Con dấu, tài khoản Tại Kho Bạc Nhà nước và Ngân Hàng Công ThươngViệt Nam

o Bảng cân đối và các quỹ được lập theo quy định của Bộ Tài Chính hướngdẫn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính là Doanh Nghiệp Nhà Công ty con của Công Ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy thuộc Tập Đoàn Công

nước-Ban Lãnh Đạo Công

ty

Phòng thiết kế

Phòng hợp tác đầu tư

và thương mại

Phòng

tổ chức

hành

chính

Trang 34

Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin Do đó, cơ cấu tổ chức và chức năng hoạtđộng chịu sự quản lý của Công Ty Tài Chính.

Giám đốc Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính do Hội ĐồngQuản Trị Tổng Công Ty bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc Công TyTài Chính Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, các phó giám đốc do giámđốc Công Ty Công Ty Tài Chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo sự đề nghị của giámđốc Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính

Giám đốc Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính có nhiệm vụ

và quyền hạn sau:

 Giám đốc Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính là đại diệnpháp nhân của công ty trước pháp luật, trực tiếp điều hành họat động hàng ngày,chịu trách nhiệm trước giám đốc Công Ty Tài Chính về mọi hoạt động kinh doanhcủa công ty

 Tổ chức bộ máy nhân sự, tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, cho thôiviệc, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật công nhân viên chức thuộc thẩm quyền theopháp luật quy định

 Xây dựng và đề nghị giám đốc Công Ty Tài Chính trình Hội Đồng QuảnTrị của Tập Đoàn phê duyệt, bổ sung, sửa đổi điều lệ

 Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, nội quy,quy chế thuộc nội

bộ Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính

 Báo cáo giám đốc Công Ty Tài Chính về phương hướng, nhiệm vụ, kếtquả hoạt động kinh doanh; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành

 Khởi kiện, tố tụng tranh chấp liên quan đến hoạt động của công ty

 Các phó giám đốc là những người giúp việc cho giám đốc về những lĩnhgiám đốc phụ trách bên tài chính vực khác nhau và chịu trách nhiệm trước giámđốc; một phó và một phó phụ trách bên tư vấn thiết kế và đầu tư

 Kế toán trưởng Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính giúpGiám đốc thực hiện công tác kế toán, thống kê, giám sát tình hình tài chính củacông ty Kế toán trưởng có trách nhiệm và quyền hạn theo luật kế toán hiện hành

Trang 35

Kế toán trưởng do giám đốc Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính đềnghị Tổng Công ty Tài Chính.

 Các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu cho Giám đốc trongviệc điều hành và thực hiện các họat động của công ty

Năng lực của Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính

Nghiệp vụ Tư Vấn.

- Tư vấn phát triển công nghiệp và dân dụng lập báo cáo tiền khả thi, khả thicho các dự án phát triển công nghiệp, dự án đào tạo phát triển nhân lực, xây dựngcụm công nghiệp, khu công nghiệp trong và ngoài ngành giao thông (thuỷ, bộ)

- Tư vấn tài chính cho công nghiệp, giáo dục, đầu tư phát triển sản xuất

- Tư vấn thiết kế thi công công trình công nghiệp và dân dụng (thuỷ, bộ)

Nghiệp vụ Đầu Tư.

- Đầu tư phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, công nghiệp năng lượng,công nghiệp xây dựng, giao thông và giáo dục

- Đầu tư xây dụng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất,

hạ tầng cơ sở và thiết bị xây dựng sản xuất

- Đầu tư phát triển du lịch, địa ốc dân dụng

Nghiệp vụ thiết kế.

- Thiết kế sơ bộ cho dự án

- Thiết kế kỹ thuật thi công công trình

- Thiết kế kỹ thuật công trình dân dụng (khách sạn, nhà ở)

- Thiết kế kỹ thuật công nghiệp thuỷ (triền, đà, ụ, âu và nâng hạ)

Nghiệp vụ nghiên cứu phát triển công nghệ cao.

- Cung cấp thiết bị công nghệ thông tin, văn phòng

- Tư vấn, thiết kế xây dựng mạng máy tính, Website

- Đào tạo công nghệ thông tin

- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng máy tính, cung ứng các dịch vụ CNTT

- Sản xuất, lắp ráp máy tính và thiết bị ngoại vi

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Trang 36

Nghiệp vụ kinh doanh và Dịch Vụ Tài Chính.

- Dịch vụ chuyển phát tiền

- Dịch vụ tư vấn vay và cho vay, cho thuê tài chính, bảo hiểm

- Dịch vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị công nghiệp tàu thủy và côngnghệ thông tin

- Đại lý tiêu thụ điện tử, nghi khí hàng hải, thiết bị văn phòng và sản phẩmcông nghệ cao

- Kinh doanh phương tiện vận tải

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác không trái với pháp luật phục vụcho ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành kinh tế xã hội văn hóa giáo dục Công ty tổ chức và hoạt động theo sự thống nhất giữa lợi ích kinh tế và chínhtrị, tập trung dân chủ nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhânviên, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực côngtác đáp ứng được yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động củaCông Ty, nhất là hiệu quả trong sản xuất kinh doanh trong bảo toàn và phát triểnvốn do Tổng Công Ty giao; tạo sự gắn bó mật thiết về trách nhiệm giữa Ban lãnhđạo Công ty và cán bộ công nhân viên nhằm tăng cường sự đoàn kết nội bộ, nêu caotinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống mọi hành vi vi phạmpháp luật; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa Ban giám đốc vớicán bộ công nhân viên cũng như trong nội bộ lãnh đạo quản lý với nhau Phân định

rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng cá nhân để đảm bảo sựkết hợp hài hòa giữa lợi ích của công ty, của Ban giám đốc và của từng cán bộ côngnhân viên góp phần thúc đẩy các mặt sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sáchnhà nước, cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động đưa Công tyngày càng phát triển bền vững

Chức năng và nhiệm vụ.

Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính có quyền quản lý và sửdụng vốn bằng tiền, vàng bạc đá quý, đất đai tài nguyên các nguồn lực khác củaNhà nước, Tập Đoàn Và Tổng Công ty tài chính giao cho theo quy định của pháp

Trang 37

luật; quyết định cơ cấu của các đơn vị trực thuộc, bộ máy quản lý và giúp việc củaCông Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính; xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch kinh doanh theo mục tiêu, định hướng phát triển của Tập Đoàn và Tổng Công

ty Tài Chính; được vay vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện kếhoạch kinh doanh và đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh và phải chịutrước pháp luật về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn đó Theo đó mà Công Ty TưVấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính có các chức năng sau:

- Tư vấn tài chính- tiền tệ;

- Tư vấn thiết kế và đầu tư phát triển công nghiệp đóng tàu và các ngànhkhác có liên quan;

- Kinh doanh thiết bị điện tử, nghi khí hàng hải, máy móc thiết bị vật tư, thiết

bị văn phòng, các sản phẩm công nghệ cao và các hình thức kinh doanh dịch vụkhác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền

Nhiệm vụ của Công Ty Tư Vấn Đầu Tư và Dịch Vụ Tài Chính là phải sửdụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, Tập Đoàn Vinashin và Công ty TàiChính giao cho, sử dụng nhằm phát triển kinh doanh, bảo toàn phát triển vốn và cácnguồn lực đã được giao; kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký Chịu trách nhiệmtrước Công ty Tài Chính về kết quả kinh doanh của mình, chịu trách nhiệm trướckhách hàng về quan hệ trong hoatk động kinh doanh ; Thực hiện các nghĩa vụ thuế

và tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; Thực hiện nghiêm chỉnhPháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán và các chế độ báo cáo thống kê, báo cáođịnh kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của pháp luật và Công Ty TàiChính đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo

Ngày đăng: 18/02/2014, 23:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 Khác
4. Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 Khác
5. Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
7. Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP ngày07/05/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (trong đó có quy định về mức tạm ứng trong hợp đồng) Khác
8. Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD v/v định mức chi phí dự án thiết kế xây dựng công trình Khác
9. Quyết Định số 19/2003/QĐ-BXD về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng Khác
10. Thông TƯ số 02/2005/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng Khác
11. Công Văn số 2685/BXD-KTTC ngày 27/12/2005 hướng dẫn sửa đổi một số điều trong Thông Tư 02/2005/TT-BXD Khác
12. Thông tư số 03/2006/TT-BXD bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2005/TT-BXDII. Sách tham khảo Khác
1. Giáo trình Luật dân sự trường Đại Học Luật Hà Nội năm 2006…….NXB Công An Nhân Dân Khác
2. Giáo trình Luật thương mại trường Đại Học Luật Hà Nội năm 2006…… NXB Công An Nhân Dân Khác
3. Thiết kế, đấu thầu, hợp đồng và các thủ tục hành chính trong dự án xây dựng 2006 của Bùi Ngọc Toàn………NXB Giao thông Vận Tải Khác
4. Luật kinh doanh, luật kinh tế- Huỳnh Viết Tấn năm 2006…..NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
5. Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng của Phạm Minh Lương, Tạ Mạnh Tuấn năm 2006….NXB Công An Nhân Dân Khác
6. Quản lý dự án đầu tư Xây dựng công trình- Bùi Mạnh Hùng năm 2006…NXB Khoa Học Kỹ Thuật.III. Tài liệu tại Công ty Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w