Chức năng và nhiệm vụ và bộ máy của Sở Giao Dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 1 Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 25 - 29)

a. Chức năng nhiệm vụ của SGD.

Theo Quyết định số 76 QĐ/TCCB, Sở Giao dịch được quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của NHĐT&PTVN và các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHĐT&PTVN để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Sở Giao dịch có nghĩa vụ:

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác của NHĐT&PTVN.

- Hoàn trả đầy đủ và đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận.

- Các khoản nợ, phí thu, phí trả trong bảng tổng kết tài sản trong phạm vi số vốn do Sở Giao dịch quản lý.

- Hoàn trả các khoản tín dụng do Sở Giao dịch trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được SGD bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thống NHĐT&PTVN như hệ thống ATM, HomeBanking.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, dân cư trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của NHNN và NHĐT&PTVN.

- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của NHNN và NHĐT&PTVN.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHĐT&PTVN.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ Ngân hàng khác.

- Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

- Thực hiện nguyên tắc an toàn kho quỹ, bảo hiểm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng. Đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời.

- Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán. Cất trữ, quản lý, bảo quản, quản lý chứng khoán và các giấy tờ có giá, các tài sản quý cho khách hàng theo quy định của NHNN và NHĐT&PTVN.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHĐT&PTVN giao. b. Bộ máy của SGD.

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD I NHĐT&PTVN.

Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch được trình bày qua sơ đồ sau:

Đội ngũ cán bộ tăng nhanh về số lượng, đến nay lên tới trên 300 người, tăng 2% so với cuối năm trước, Số cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 82%, trên Đại học chiếm 10%, còn lại là các thành phần khác. Độ tuổi bình quân của các cán bộ, nhân viên là 27.5 tuổi. Đã có hơn 2155 lượt cán bộ được đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao. Từ ngày thành lập tới nay sở giao dịch đã có 6 giám đốc trong đó có 3 đã trở thành phó tổng giám đốc, hàng trăm trưởng phòng, phó phòng.

SGD có 15 phòng, được tổ chức và sắp xếp theo Quyết định số 210 QĐ/TCCT ngày 18/12/1998 của Tổng Giám đốc NHĐT&PTVN, về việc thành lập bộ máy của Sở Giao dịch như sơ đồ trên.

Quỹ tiết kiệm BAN GIÁM ĐỐC Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tín dụng 1,2,3,4 Phòng thanh toán quốc tế Phòng điện toán Phòng giao dịch 1,2,3 Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức cán bộ Quỹ tiết

kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết

kiệm Quỹ tiết kiệm

Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kế hoạch nguồn vốn Quỹ tiết kiệm

Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của SGD.Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tích chất tương đối các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau.

Nói tóm lại, mỗi phòng trong SGD là độc lập tưng đối, chuyên môn hoá trong lĩnh vực của mình để thực hiện tham mưu cho ban Giám đốc các kế hoạch và chính sách kinh doanh của từng lĩnh vực, nghiệp vụ. Các phòng thống nhất với nhau qua mục đích chung đó là cùng đóng góp vào quá trình tối đa hoá lợi nhuận cho Sở giao dịch và hoàn thành tốt các nhiệm vụ NHĐT&PT VN giao.

* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

- Ban giám đốc SGD: chịu trách nhiệm trước đảng uỷ hội đồng quản trị và tổng giám đốc của NHĐT&PTVN và mọi hoạt động của SGD theo nghĩa vụ và quyền hạn được quy định, giám đốc chịu sự quản lý nhà nước về thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng nhân dân, có trách nhiệm thực hiện các quyết định của thống đốc NHNNVN.

- Phòng giao dịch: trực thuộc sở giao dịch, trực tiếp nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư thực hiện nghĩa vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng khác.

- Phòng thanh toán quốc tế: là trung tâm thanh toán đối ngoại của SGD trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế của sở cũng như của chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp đồng thời là trung tâm chuyển tiếp cho các chi nhánh trong hệ thống.

- Phòng điện toán: có chức năng thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của SGD, tham mưu cho giám đốc về chiến lược phát triển công nghệ thông tin cơ sở.

- Phòng kế hoạch tài chính: Nhiệm vụ chính là thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời mọi hoạt độngkinh doanh và các nhiệm vụ phát sinh tại sở giao dịch cũng như tại hội sở chính. Là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của SGD. Thực hiện các chỉ tiêu tài chính tại hội sở chính và kiểm tra giám sát việc thực hiện tại các đơn vị trực thuộc SGD theo các văn bản quy định của bộ tài chính và ngành.

- Phòng dịch vụ khách hàng: là đầu mối tổ chức và thực hiện chính sách khách hàng của SGD với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của SGD để tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, định hướng phát triển trên nền khách hàng bền vững nhằm phục vụ kinh doanh của sở.

- Phòng tín dụng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VND và ngoại tệ. Hiện nay sở giao dịch có 3 phòng tín dụng đó là phòng tind dụng 1,2,3,4.

- Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ quản lý và đào tạo cán bộ trong ngân hàng cũng như thực hiện tuyển dụng cán bộ mới vào làm việc tại ngân hàng. Đồng thời thực hiện đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ đang làm việc tại ngân hàng trên cơ sở đánh giá cho điểm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 1 Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w