Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng tíndụng

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 49 - 53)

• Về đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Các quy định về hợp đồng trong BLDS 2015 là quy định chung nhất áp dụng được cho tất cả các loại hợp đồng trong đó có lĩnh vực kinh doanh, thương mại. BLDS 2015 nên quy định rõ về:

- Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Xác định rõ thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết, cụ thể theo cách thức xác định hoặc là trong khoảng thời gian hợp lý tùy từng trường hợp, có xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên đề nghị sử dụng; hoặc theo hướng quy định rõ số ngày, hoặc giao cho Tòa án xác định cụ thể khi giải quyết vụ việc tranh chấp.

- Quy định rõ đối với trường hợp trả lời có sửa đổi, bổ sung nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng thì được coi là sự chấp nhận, trừ khi bên đề nghị giao kết không đồng ý. Ví dụ như: Sửa đổi kết cấu điều khoản hợp đồng; Nêu rõ pháp luật áp dụng khi có tranh chấp...

• Về đối tượng vay vốn

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các TCTD là vô cùng gay gắt trong đó có sự cạnh tranh về khách hàng. Nhằm đảm bảo cho các TCTD không bị mất các khách hàng tiềm năng thì quy định về các đối tượng không được cho vay theo Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 cần sửa đổi theo hướng cấm cho vay với điều kiện ưu đãi. Theo đó các đối tượng trên (trừ Tổng giám

đốc của tổ chức tín dụng) vẫn được phép vay nhưng trong một giới hạn nhất định và luôn phải có tài sản bảo đảm lớn hơn số tiền vay. Quy định trên vẫn đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động cho vay và cũng không làm mất những khách hàng tiềm năng của các TCTD.

• Về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng

- Cần sớm loại bỏ quy định quyền của khách hàng được quyền khiếu kiện TCTD dụng từ chối cấp tín dụng mà không có căn cứ. Quy định này lại một lần nữa vi phạm quyền tự do kinh doanh của các TCTD trong đó có quyền tự do giao kết hợp đồng. Hợp đồng phải được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí của các bên chủ thể, không bên nào bị ép buộc bên nào. Do đó, nếu bên TCTD không muốn thiết lập quan hệ với một khách hàng nào đó cũng là quyền của TCTD thì họ có quyền từ chối mà không cần đưa ra lý do. Nhà nước không có quyền can thiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì quy định trên hoàn toàn không phù hợp cần sớm loại bỏ.

- Cần bổ sung thêm quy định TCTD có quyền được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu khách hàng bị đe dọa bởi điều kiện tài chính nghèo nàn không có khả năng trả nợ. Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ là một trong những căn cứ quan trọng để TCTD định cho khách hàng vay vốn, và đây cũng là đảm bảo quan trọng nhất để TCTD có thể thu hồi vốn vay. Mặc dù Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định khả năng tài chính của khách hàng đảm bảo trả nợ trong suốt thời gian vay vốn là một trong các điều kiện vay vốn nhưng lại không quy định quyền của TCTD được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng TCTD phát thiện khả năng tài chính của khách hàng giảm sút không có khả năng trả nợ. Giả sử khách hàng và TCTD thoả thuận cho vay theo hạn mức tín dụng và trả tiền lãi và gốc một lần vào cuối kỳ. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng TCTD phát thiện khả năng tài chính của khách hàng giảm sút không có khả năng trả nợ và nếu trong hợp đồng không có thoả thuận điêu này thì TCTD vẫn phải đều đặn cấp tín dụng cho khách hàng mà không có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Điểm d khoản 1 Điều 26 Quy chế cho vay chỉ quy định: “Tổ chức

tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng”. Do đó,

pháp luật Việt Nam cũng cần bổ sung quyền này cho các TCTD nhằm bảo đảm toàn vốn cho các TCTD.

- Cần quy định rõ ràng hơn và giới hạn quyền kiểm tra, giám sát của TCTD đối với khách hàng trong quá trình vay vốn. Nếu chỉ quy định một cách chung chung như khoản 3 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng 2010 dễ dẫn đến trường hợp các TCTD lợi dụng quyền kiểm tra, giám sát của mình gây khó khăn chocác doanh nghiệp, làm lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp và như vậy trực tiếp ảnh hưởng quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp.

3.2..2. Hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng

• Về lãi suất đối với khoản dư nợ quá hạn trong hợp đồng tín dụng

Tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng quy định trực tiếp về lãi suất thỏa thuận, không điều chỉnh thông qua các văn bản dưới luật như trước đây. Điều này chứng tỏ luật chuyên ngành (quy định trực tiếp vấn đề lãi suất) được áp dụng để cho phép TCTD thỏa thuận lãi suất cho vay lớn hơn 20%/năm lãi suất của khoản vay mà không chịu sự chi phối của Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 nữa. Đồng thời cũng đảm bảo về tính giá trị pháp lí tương đương giữa hai văn bản luật, giải quyết vấn đề vướng mắc trước đây một số ý kiến cho rằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN là cách để “sửa sai” khi NHNN đã bỏ qua quy định của BLDS 2015. Tuy nhiên, Luật các tổ chức tín dụng 2010 lại không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn, như vậy các bên trong quan hệ tín dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp vẫn áp dụng Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 hoặc Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Trở lại với hai căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lí của các văn bản pháp luật.

Trước đây, đối với các HĐTD kí kết và thực hiện trước khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận, cơ sở pháp lí mà đa số các tòa án áp dụng để xác định lãi suất nợ quá hạn là Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 trên thực tế các TCTD là người bị thiệt thòi. Với những HĐTD kí kết và thực hiện sau khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận lại có thể xảy ra tình huống lãi suất trong hạn vượt quá 150%/năm của khoản vay cơ bản như đã phân tích ở trên thì việc áp dụng

BLDS 2005 lại trở nên không phù hợp. Do đó, theo quan điểm cá nhân của tôi, nhà làm luật cần quan tâm đến việc thống nhất các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng và thuận lợi hơn cho cơ quan tài phán khi giải quyết các tranh chấp về lãi suất.

Khác với quy định chung chung tại khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 về “...lãi suất trên nợ quá hạn và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”, BLDS 2015 có những quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về lãi suất tại khoản 5 Điều 466:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định này đã hạn chế được phần nào rủi ro cho tổ chức tín dụng trong việc thu hôi vốn vay và đảm bảo các khoản vốn vay được trả lãi, nợ đúng hạn, tránh được các tranh chấp không rõ ràng về lãi suất.

Như vậy, vấn đề vướng mắc ở đây là hiện nay các TCTD và người đi vay được phép thỏa thuận lãi suất cho vay, tình trạng lãi suất trong hạn cao hơn 20%/năm lãi suất của khoản vay rất dễ xảy ra. Từ đó cần có sự thống nhất giữa quy định trong luật chuyên ngành và giá tị pháp lí của các văn bản quy phạm pháp luật khác.

• Về chế tài phạt trả chậm

Thuật ngữ được sử dụng trong chế tài phạt chậm trả, theo tôi cần có sự rạch ròi trong việc sử dụng thuật ngữ “tiền phạt chậm trả” hay “lãi phạt chậm trả”. Cả BLDS 2015 và Luật thương mại 2005 đều sử dụng “tiền lãi” để chỉ khoản tiền phạt trong chế tài phạt chậm trả. Với cách gọi như vậy, khi áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng thì dễ gây ra nhầm lẫn. Pháp luật ngân hàng đã cho phép TCTD tính lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn, nên giá trị lãi khi đó bao gồm tiền lãi trong hạn (tính bằng lãi suất trong hạn) và tiền lãi đối với khoản nợ quá hạn (tính bằng lãi suất nợ quá hạn). Do đó, nếu cả hai khoản tiền lãi này đều bị quá hạn và phải chịu tiếp một khoản “lãi phạt chậm trả” nữa thì sẽ trở thành “lãi mẹ đẻ

lãi con”. Nhưng với cách gọi “tiền phạt chậm trả” sẽ thể hiện được bản chất của nó là hình thức phạt vi phạm đối với

• Về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Pháp luật cần phải phân biệt rõ đâu là hợp đồng thế chấp, đâu là hợp đồng bảo lãnh. Qua tham khảo các tài liệu, tôi xin đưa ra một vài quan điểm như sau: Bộ luật Dân sự Việt Nam cần thể hiện rõ nét các quan điểm pháp lý về biện pháp bảo đảm đối nhân trong các quy định về bảo lãnh. (Ví dụ: Đối với biện pháp bảo lãnh thì thứ tự ưu tiên thanh toán (tính đối kháng với người thứ ba) không đặt ra hoặc bắt buộc phải có quy định về giá trị tối đa của nghĩa vụ bảo lãnh với nghĩa vụ được bảo lãnh). Quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự Việt Nam dễ dẫn đến những nhầm lẫn trong cách tiếp cận, giải quyết hợp đồng bảo lãnh, do vậy trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án vẫn có quan điểm là việc một người dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ của người khác phải là xác lập quan hệ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 49 - 53)