Thực tiễn thực hiện hợp đồng tíndụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 38 - 44)

và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn

2.3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam được thành lập từ năm 1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt nam. BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành. Tại thị trường ngân hàng Việt Nam, thị phần của BIDV chiếm khoảng trên 29% (theo kinhdoanh.vnexpress.vn). Qua quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ những ngày đầu thành lập đến nay, ngân hàng đã trải qua nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ nhân lực để đổi mới từ bộ máy nhân sự, công nghệ, đến các sản phẩm, dịch vụ… phát triển lớn mạnh, vươn lên trở thành một ngân hàng thương mại quy mô lớn, tiên tiến, hiện đại. BIDV hiện là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.

BIDV có mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp ở cả 63 tỉnh thành và đang mở rộng hoạt động ở các nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Myanmar) và một số nước Châu Âu (Séc, Nga) với 1 Sở giao dịch, có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh thành. BIDV có mạng lưới phi ngân hàng gồm các công ty Cho thuê tài chính, Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC), Công ty Quản lý Quỹ… và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công Nghệ

Thông Tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (theo bidv.com.vn)

Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn được đưa vào hoạt động từ ngày 01/11/2006, có trụ sở tại khối 4, Thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những chi nhánh cấp một trong hệ thống tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phủ Diễn cũng như các NHTM khác hoạt động kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, có các hoạt động chính bao gồm:

- Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ từ dân cư cà các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.

- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

- Đầu tư dưới nhiều hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, TCTD trong và ngoài nước.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng vi tính toàn cầu SWIFT.

- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, JCP Card, cung cấp séc du lịch, ATM…

- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối.

- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.

Chức năng nhiệm vụ của BIDV Phủ Diễn là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước; tuân thủ mọi chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước đề ra trong việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và trong các hợp đồng kinh tế với đối tác; và thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đóng góp đối với ngân sách nhà nước.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phủ Diễn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu N ăm 2013 N ăm 2014 N ăm 2015 Năm 2013 so với 2012 Số tuyệt đối % tăng (giảm) Tổng thu nhập 4 30 Tổng chi phí 3 45,5 Chênh lệch thu chi 8 4,5 1 22,2 1 34 +11,8 +9,6

2.3.2. Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Phủ Diễn

Đến nay, BIDV Phủ Diễn không những thu hút khách hàng đến đề nghị giao kết mà còn luôn chủ động đi tìm thêm khách hàng từ các huyện, xã và thậm chí là tỉnh lân cận. BIDV Phủ Diễn là ngân hàng tạo được niềm tin cao về uy tín, tính bền vững, và ổn định cho khách hàng. Theo thống kê của phòng Quan hệ Khách hàng, trong năm 2014 việc đã tiến hành ký kết 925 HĐTD, trong đó có 785 hợp đồng ngắn hạn và 140 hợp đồng trung, dài hạn. Năm 2015, số hợp đồng tăng lên thành 959 hợp đồng trong đó có 894 hợp đồng ngắn hạn và 65 hợp đồng trung, dài hạn. Về vấn đề chọn quy trình áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng, những khách hàng là doanh nghiệp có số vốn vay trên mức tối thiểu theo quy định của BIDV Phủ Diễn từng thời kỳ sẽ tiến hành cho vay theo quy định của NHNN. Theo quy định của BIDV Phủ Diễn trong thời điểm hiện nay, mức tối thiểu là 10 tỷ đồng. Do đó, chỉ những khoản vay của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở lên, trách nhiệm của phòng Quản lý rủi ro mới được xác định. Số vốn 10 tỷ đồng thường áp dụng với những dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô lớn, do đó số HĐTD đối với khoản vay này tại BIDV Phủ Diễn ít và thường là dài hạn. Trong thời gian gần đây, khi đồng tiền mất giá, lãi suất cho vay đã tăng rất cao. Theo thống báo mới nhất về lãi suất cho vay đồng Việt Nam của BIDV Phủ Diễn ngày 18/01/2016, các khoản vay trung và dài hạn có lãi suất là 9,3-11%/năm.

Trong việc xác định giới hạn cho vay, BIDV Phủ Diễn chỉ tiến hành xác định đối với những khách hàng mới vay vốn lần đầu tại ngân hàng, còn đối với những khách hàng thường xuyên, công việc này được thực hiện vào tháng 3 hàng năm và áp dụng cho cả năm đó để tiết kiệm thời gian thẩm định, tạo du lịch cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Qua so sánh những HĐTD đã ký kết và biểu mẫu chung của hệ thống BIDV, hầu như các HĐTD được ký không có sự thay đổi so với mẫu, nghĩa là khách hàng đồng ý với những điều khoản cố định trong hợp đồng mẫu, điều này chứng tỏ mẫu HĐTD của BIDV đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.

2.3.3 Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phủ Diễn

Về vấn đề đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại BIDV Phủ Diễn, hầu như các HĐTD ngân hàng đều áp dụng phương pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản, thường là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được dùng để thế chấp hoặc bảo lãnh. Trường hợp cho vay tín chấp chỉ áp dụng khi cho vay dưới hình thức cho vay cán bộ công nhân viên hoặc cho vay cán bộ quản lý điều hành.

Xét về tranh chấp hợp đồng tại BIDV, đa phần khách hàng đều tất nợ gốc và lãi vay đúng hạn, ít có vi phạm HĐTD. Nếu có vi phạm, thông thường các bên tiến hành thương lượng để giải quyết, chẳng hạn, gia hạn nợ hay miễn, giảm lãi suất…. Để tránh dẫn đến tranh chấp BIDV hiện nay tuy đã là ngân hàng Thương mại Cổ phần nhưng vẫn còn mang bản chất Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Do đó, luôn hạn chế đến mức tối đa tranh chấp mà chủ yếu giải quyết bằng thương lượng và tình cảm, đó cũng là cách để xây dựng lòng tin và “giữ chân” khách hàng.

Với thời gian thưc tập không dài, các phương thức cho vay tại BIDV Phủ Diễn lại đa dạng nên người viết tiểu luận không thể nghiên cứu được tất cả các mẫu HĐTD, chỉ chọn nghiên cứu hai mẫu hợp đồng được áp dụng nhiều tại BIDV Phủ Diễn là HĐTD từng lần và HĐTD theo hạn mức. Qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy một số đặc điểm của hai loại hợp đồng này như sau:

Một HĐTD từng lần được áp dụng đối với một phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc một phương án phục vụ đời sống cụ thể. Khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần trong phạm vi số vốn vay và thời hạn thỏa thuận trong HĐTD Ngân hàng tùy theo nhu cầu của phương án vay vốn. Thời hạn thỏa thuận trong HĐTD Ngân hàng được tính từ ngày rút vốn đền ngày khách hàng trả xong nợ tính cho từng lần rút vốn. Khách hàng có quyền rút không hết số vốn thỏa thuận vay trong HĐTD ngân hàng. Lãi suất được tính là mức lãi suất công bố của BIDV tại thời điểm khách hàng rút vốn, tính cho mỗi lần rút vốn và cố định trong thời hạn của Hợp đồng. Khách hàng chỉ phải trả lãi cho số vốn mình rút kể cả trong trường hợp không rút hết số vốn đã thỏa thuận vay.

Với những đặc điểm này của HĐTD từng lần, nhận thấy hình thức hợp đồng này có thể ít nhiều mang lại rủi ro cho Ngân hàng. Bởi lẽ, trong trường hợp khách hàng rút không hết số vốn thỏa thuận vay thì chỉ phải trả lãi đối với số vốn đã rút, trong khi đó, về bản chất, tiền cho vay tại Ngân hàng là tiền huy động và Ngân hàng phải trả lãi cho số tiền đó. Mặt khác, nếu chấp nhận cho khách hàng vay một số tiền nhất định thì trên nguyên tắt Ngân hàng không được dùng số tiền đó cho khách hàng khác vay. Như vậy trong trường hợp khách hàng không rút hết vốn vay thì số vốn vay không rút đó ngân hàng không thu được lãi trong khi vân phải trả lãi huy động tiền gửi, nhất là trong tình hình hiện nay, khi lãi suất huy động tiền gửi rất cao, nếu lượng tiền này lớn rất dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ của ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương diện lý thuyết, trên thực tế, ngân hàng có thể vẫn dùng số tiền này cho khách hàng khác vay, nhưng điều này lại có thể dẫn đến nguy cơ tranh chấp HĐTD ngân hàng trong trường hợp ngân hàng không đủ vốn để giải ngân khi khách hàng đã ký hợp đồng yêu cầu rút vốn.

• Hợp đồng tín dụng theo hạn mức

Khác hợp đồng tín dụng từng lần, HĐTD theo hạn mức áp dụng cho nhiều phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thường thì HĐTD theo hạn mức được ký kết giữa Ngân hàng và những khách hàng thường xuyên, có uy tín, có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ổn định, lâu dài. Hình thức hợp đồng này tạo được sự tiện lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng không phải tốn thời gian ký kết nhiều hợp đồng như hình thức HĐTD từng lần.

Theo quy định của hình thức hợp đồng này, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận mức dư nợ tối đa của khách hàng tại Ngân hàng. Khách hàng có thể rút vốn nhiều lần và trả nợ nhiều lần trong thời hạn hợp đồng miễn sao số tiền ghi nợ trong tài khoản của khách hàng nằm trong giới hạn dư nợ hai bên đã thỏa thuận trong HĐTD. Thời hạn của Hợp đồng được tính từ ngày khách hàng rút vốn đến ngày khách hàng trả hết nợ tính cho từng lần rút vốn. Ví dụ: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng hạn mức cho vay 3 triệu đôla Mỹ, lần thứ nhất, khách hàng rút vốn 2 triệu đôla, sau đó trả nợ cho ngân hàng 1 triệu đôla. Như vậy, tại thời điểm trả nợ 1 triệu đôla, khách hàng còn nợ Ngân hàng 1 triệu đôla và lần tiếp theo khách hàng có thể yêu cầu rút vốn tối đa 2 triệu đôla nếu vẫn chưa thanh toán cho Ngân hàng 1 triệu đôla còn lại của lần rút vốn đầu tiên với điều kiện lần rút vốn tiếp theo của khách hàng nằm trong thời hạn cho vay của lần rút vốn trước.

HĐTD theo hạn mức được áp dụng cho nhiều phương án, tuy nhiên, đối với mỗi phương án mới, khách hàng phải trình phương án cho Ngân hàng thẩm định và quyết định giải ngân, trên nguyên tắc, Ngân hàng vẫn có thể không đồng ý giải nhân cho một hoặc nhiều phương án của khách hàng nếu sau quá trình thẩm định, Ngân hàng nhận thấy có thể có rủi ro. Nếu quá trình thẩm định kéo dài quá thời hạn Hợp đồng, và sau đó Ngân hàng quyết định cho vay thì hai bên tiến hành ký HĐTD theo hạn mức mới và hạn mức cho vay trong Hợp đồng mới sẽ bao gồm cả dư nợ vay của Hợp đồng trước chưa nhận nợ.

Nhìn chung, HĐTD theo hạn mức không chỉ mang lại lợi ích cho Ngân hàng bởi việc tiết kiệm thời gian ký kết nhiều Hợp đồng mà còn là cách để Ngân hàng “giữ chân” khách hàng. Đồng thời, quy định hạn mức nhưng thực tế, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần với tổng số tiền rút vốn cao hơn rất nhiều so với hạn mức nên Ngân hàng sẽ đảm bảo thu lãi và trường hợp khách hàng rút không đủ vốn như HĐTD từng lần ít xảy ra

Vể huy động vốn, kết thúc năm 2014, BIDV Phủ Diễn huy động vốn đạt 123,5% kế hoạch, dư nợ tăng 18,5%, thu phí dịch vụ đạt 129,65% kế hoạch, số lượng khách hàng mới tăng hơn 4200 khách hàng (theo bidv.com.vn).

Cuối cùng là về biện pháp bảo đảm tín dụng BIDV Phủ Diễn là một trong số những ngân hàng không bị nhầm lẫn giữa bảo lãnh và thế chấp. Điều này

giúp ngân hàng luôn có được lòng tin của khách hàng và đạt hiệu suất tốt trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w