2.4.1 Những kết quả đạt được của chi nhánh BIDV Phủ Diễn
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các thông tin mới nhất về pháp luật: các văn bản luật, nghị định, thông tư của Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh đã góp một phần quan trọng trong kết quả thực thi pháp luật của ngân hàng; áp dụng đúng pháp luật là nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững trong những năm qua.
Chú trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật thuế… đã giúp cho doanh nghiệp có những bước đi đúng hướng trong diễn biến phức tạp của kinh tế, xây dựng được niềm tin nơi cán bộ, công nhân viên - để họ nhận thấy rằng việc lựa chọn gắn bó và cống hiến cho ngân hàng trong các năm qua hoàn toàn đúng đắn.
Áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngân hàng đã xây dựng được bản Điều lệ ngân hàng và bản quy chế hoạt động chung nhằm phối kết hợp các phòng ban chức năng trong ngân hàng. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng theo mô hình trực tuyến áp dụng quy định về cơ cấu tổ chức của ngân hàng cổ phần tại Điều 134 Luật doanh nghiệp. Hơn nữa, nó thể hiện sự phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Với cơ cấu này, mỗi bộ phận, phòng ban đảm nhiệm một phần công việc nhất định. Vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý, giảm được gánh nặng cho Giám đốc. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, đã trải qua thực tế nhiều lần, có tầm nhìn chiến lược và có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí mà ngân hàng giao phó.
Đặc biệt, sự trau dồi kiến thức về chuyên môn, tìm hiểu sâu rộng các quy định của pháp luật nói chung và Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói riêng của Ban lãnh đạo đã giúp ngân hàng đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng
chứng là năm 2013, một năm hết sức khó khăn với nền kinh tế nói chung và hoạt động của BIDV Phủ Diễn nói riêng. Nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo chi nhánh cùng sự đoàn kết, nhất trí và nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã tìm ra hướng đi riêng để phát triển, đạt được những kết quả nhất định. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Đến 31/12/2015, dư nợ tín dụng tăng 18,5%; nguồn vốn tăng 23,5%; phát hành thẻ trên 5.092 thẻ ATM. Đây là cơ sở để Chi nhánh mở rộng mạng lưới, nâng cao thị phần hoạt động. Với những gì ngân hàng đã và đang làm tạo dựng được tên tuổi, sự tin tưởng của các khách hàng dành cho ngân hàng (Theo số liệu được BIDV Phủ Diễn công bố tại “Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015)
Chi nhánh BIDV Phủ Diễn hiện tại có rất ít vụ tranh chấp nào khởi kiện ra toà kinh tế hay yêu cầu trọng tài kinh tế giải quyết. Một số hợp đồng bị chấm dứt như là do các hợp đồng khác bị chấm dứt, được các bên tự thương lượng giải quyết và được ghi rõ trong HĐTD. Do chi nhánh luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan pháp luật để kịp thời xử lý những vướng mắc cũng như những rủi ro. BIDV Phủ Diễn đã ký kết và thực hiện HĐTD theo đúng quy định của pháp luật như HĐTD phải thoả thuận bằng văn bản, theo đúng yêu cầu mà BIDV Việt Nam đưa ra, thẩm định vay vốn theo đúng quy trình quy định, kiểm tra giám sát khoản vay một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo việc sử dụng vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, sẽ có cách giải quyết phù hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Như vậy, môi trường pháp lý và hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp đã tạo ra khung pháp lý ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn đồng thời giúp doanh nghiệp chăm lo tốt hơn cho người lao động. Các chủ trương, chính sách của ngân hàng đều đi đúng theo tinh thần của pháp luật và hướng tới quyền lợi của người lao động cũng như của xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và thực thi pháp luật, hiện nay ngân hàng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:
Cũng giống như rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam, BIDV Phủ Diễn chưa thành lập được bộ phận pháp chế riêng biệt. Vấn đề này gây ra một số khó khăn cho ngân hàng, cụ thể như sau:
- Việc tiếp cận các thông tin về pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật không được toàn diên, thiếu tính hệ thống và không kịp thời. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được điều chỉnh bởi rất nhiều các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật như đã nêu ở trên, nếu không có các chuyên viên pháp chế thì doanh nghiệp rất khó để nắm bắt và hiểu một cách rõ ràng các quy định của pháp luật hiện hành, điều này tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
- Việc đi thuê các tổ chức tư vấn về pháp luật hiện nay là vấn đề phổ biến nhưng chi phí cho hoạt động này khá tốn kém. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn lực tài chính trong ngân hàng.
Trong việc áp dụng Bộ luật Dân sự, việc xác lập hợp đồng rất cẩn thận, đầy đủ nội dung và hợp đồng được đánh giá là khá chặt chẽ nhưng vẫn xảy ra tình trạng đối tác không thực hiện đúng hợp đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng không xem xét một cách chính xác chủ thể ký kết các hợp đồng trên, người ký kết không phải người đại diện theo pháp luật của ngân hàng hoặc không có giấy ủy quyền để đáp ứng đủ điều kiện tư cách pháp lý ký kết hợp đồng. Không đảm bảo về yếu tố chủ thể ký kết hợp đồng dẫn đến việc hợp đồng có thể bị vô hiệu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung của ngân hàng cũng như tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Mặc dù các quy định của pháp luật đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho ngân hàng khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình nhưng cũng không thể phủ nhận thực tế là hệ thống pháp luật vấn còn một số hạn chế nhất định. Ví dụ như về vấn đề xử lý tài sản thế chấp khi mà bên bảo đảm không chịu bàn giao tài sản đã thế chấp cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, tuy nhiên, khi phương tiện vận tải đang lưu thông, thì ngân hàng khó có thể thu giữ được tài sản đó nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của công an và chính
quyền địa phương. Mặt khác, trường hợp bên bảo đảm có dấu hiệu chống đối, gây cản trở cho việc thu giữ tài sản của ngân hàng, thì cơ quan công an và chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt phối hợp, hỗ trợ ngân hàng thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo đề nghị của ngân hàng. Thực tế, khi nhận được văn bản đề nghị phối hợp, hỗ trợ thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng, cơ quan chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn) và cơ quan công an chưa coi đấy là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình như quy định tại Ðiều 63 Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ, thậm chí né tránh vì quan ngại đến trách nhiệm hoặc vì lý do khác.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG