Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 47 - 49)

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, việc đảm bảo thống nhất, hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội là một yêu cầu khách quan. Bởi lẽ, với mục đích nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất rất có thể chủ thể sẽ xâm hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Sự thống nhất giữa phát triển kinh tế lẫn xã hội có thể đạt được thông qua sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật. Vì vậy, pháp luật phải đóng vai trò bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo các lợi ích chung của xã hội. Mặc dù sự điều chỉnh chưa đạt mức tối ưu, song nhìn chung, pháp luật về hợp đồng tín dụng đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối ổn định cho sự phát triển của quan hệ tín dụng, kịp thời cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ để điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia và thực hiện các vấn đề xã hội.

Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được thì thực tế pháp luật về HĐTD còn những hạn chế nhất định như: nhiều quy định của Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, nhiều quy định còn thiếu, chưa rõ ràng, thủ tục giải quyết tranh chấp còn rờm rà, hiệu quả giải quyết tranh chấp chưa cao... Trên cơ

sở lý luận và thực tiễn, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐTD cần được thực hiện theo những định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật HĐTD nhằm đảm bảo quyền tự do

kinh doanh của các TCTD. Nhà nước phải tôn trọng triệt để các nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng. Đồng thời phải đảm bảo phân chia trách nhiệm hợp lý giữa Nhà nước và TCTD theo hướng Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hộibvà TCTD chịu trách nhiệm về sự công bằng, minh bạch trong môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh do Nhà nước lập ra, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về HĐTD nhằm đảm bảo khả năng an

toàn vốn cho các TCTD. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng là hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng mang tính dây chuyền, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của TCTD mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người gửi tiền, gây tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế. Hơn nữa quá trình toàn cầu hoá kinh tế không chỉ làm gia tăng rủi ro cho các hoạt động tín dụng; mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế đã và đang đòi hỏi hạn chế thấp nhất sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động tín dụng. Điều này càng làm nguy cơ mất an toàn cho hệ thống tín dụng cao. Đảm bảo an toàn vốn cho các TCTD, vì vậy, là nhiệm vụ của Nhà nuớc và là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với tất cả các TCTD.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật HĐTD nhằm giải phóng mọi tiềm năng

sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tài chính của các TCTD và khách hàng của họ, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Pháp luật về HĐTD cần có những quy định tạo điều kiện cho các TCTD thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng thông qua các công cụ thích hợp như: lãi suất huy động, mở rộng mạng lưới... Đồng thời, cần có những quy định theo hướng thông thoáng tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận vốn ngân hàng.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về HĐTD nhằm tạo ra sự thống nhất

trong hệ thống pháp luật quốc gia và sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập đòi hỏi phải thiết

lập những chuẩn mực pháp lý chung trong chừng mực có thể điều chỉnh các quan hệ phát sinh ở mỗi quốc gia. Là một thành viên của WTO, thực thi các cam kết quốc tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đáp ứng yêu cầu đó, vừa qua, một loạt các văn bản pháp luật của Việt Nam đã có những thay đổi căn bản.

3.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 47 - 49)