Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 53 - 57)

Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phủ Diễn

Qua nghiên cứu thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng tại BIDV Phủ Diễn, tác giả nhận thấy còn một số điểm bất cập và xin đề xuất một số kiến nghị với mong muốn hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng tại đây ngày càng thuận lợi, thu hút được nhiều hợp đồng mới và đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động mang tính rủi ro cao này. • Về phía ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, với những vướng mắc khi áp dụng quy trình cho vay theo NHNN quy định như đã trình bày ở trên BIDV Phủ diễn nên đề xuất BIDV hạ mức tối thiểu đối với các khoản vay của doanh nghiệp để thu hút thêm những hợp đồng tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời, đảm bảo hoạt động của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng. Hơn nữa, khi đồng tiền mất giá, không chỉ những doanh nghiệp vay số vốn 10 tỷ đồng có nguy cơ không trả được nợ mà những doanh nghiệp với số vốn vay thấp hơn nhiều cũng có nguy cơ không kém. Do đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, sự có mặt của các cán bộ rủi ro được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ phát hiện và xử lý rủi ro tín dụng trong quá trình giám sát

thực hiện hợp đồng tín dụng đối với các khoản vay nhỏ hơn là điều cần thiết trong giai đoạn khó khăn này.

Về các mẫu hợp đồng đang được sử dụng tại BIDV Phủ Diễn, với những suy nghĩ về hợp đồng tín dụng từng lần đã trình bày, tác giả đề xuất nên có điều khoản phạt rút vốn không đủ hoặc vẫn tính lãi cho tổng số tiền đã thỏa thuận vay để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Điều khoản này tất nhiên có mặt trái, ít nhiều làm khách hàng e ngại khi quyết định vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, thiết nghĩa, hoạt động tín dụng là hoạt động nhạy cảm và rủi ro cao, một ngân hàng thua lỗ sẽ dẫn đến nguy cơ cho cả hệ thống tín dụng và nền kinh tế quốc gia. Hơn nữa, điều khoản này sẽ tạo cho khách hàng tâm lý tính toán kỹ lưỡng số tiền cần thiết cho nhu cầu của mình, tránh trường hợp lượng tiền không được lưu thông liên tục trên thị trường. Như vậy, thực ra điều khoản này không mấy gây bất lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng mặt khác còn đảm bảo hoạt động của ngân hàng có lãi. Còn đối với hợp đồng tín dụng theo hạn mức, với những ưu điểm nhất định khắc phục được phần nào rủi ro của Hợp đồng tín dụng từng lần do đó không cần phải có điều khoản phạt vi phạm này.

Quá trình giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn vay tại BIDV khá chặt chẽ. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan khiến khách hàng không trả nợ đủ và đúng hạn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, với những khó khăn chung của thị trường, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thua lỗ thì việc vi phạm Hợp đồng tín dụng rất dễ xảy ra. Nếu vẫn tiếp tục giải quyết vi phạm hợp đồng bằng thương lượng và tình cảm như hiện nay, tình trạng nợ kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng, nhất là đối với những khách hàng mặc dù có nguồn lực vốn nhưng không có thiện chí trả nợ. Do đó, đối với những trường hợp cần thiết, BIDV Phủ Diễn có thể “mạnh tay” hơn trong việc xử lý nợ quá hạn để đảm bảo thu hồi nợ, có thể xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay khởi kiện ra trọng tài hoặc Tòa án để quyền lợi hợp pháp, chính đáng của việc được bảo vệ.

Cuối cùng, căn cứ tình hình hiện tại của BIDV Phủ Diễn, các cán bộ đều được đào tạo chuyên ngành Ngân hàng và Kinh tế, với cái nhìn từ góc độ luật học, tác giả đề xuất, BIDV Phủ Diễn cần thiết có những cán bộ chuyên sâu về pháp

luật để có thể bảo vệ ngân hàng trong trường hợp thẩm định tính pháp lý của hồ sơ vay hay trường hợp khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng hoặc bất cứ một trường hợp nào khác liên quan đến pháp luật. Tất nhiên, trong những trường hợp này, các cán bộ được đào tạo chuyên sâu về pháp luật sẽ xử lý nhanh chóng, hợp lý theo quy định của pháp luật hơn những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng hay kinh tế, đảm bảo bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng. • Về phía cơ quan nhà nước

Một là, cần xác định rõ ràng và hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan

Nhà nước trong việc quản lý hoạt động tín dụng. Để nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, trước hết cần phân cấp quản lý một cách hợp lý, khắc phục tình trạng phân cấp thực hiện chức năng chưa hợp lý, chồng chéo về thẩm quyền giữa các ngành các cấp. Trong hoạt động chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ với nhau.

Hai là, cần nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý, tiếp tục

đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chí:cơ chế gọn nhẹ, thủ tục hồ sơ đơn giản, bảo đảm tính công khai minh bạch của các thủ tục hành chính.

Về đội ngũ công chức, cần tăng cường về số lượng và chất lượng vì hiện nay, đội ngũ những người làm công tác quản lý Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn quá mỏng, tổ chức bộ máy thường xuyên bị thay đổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa cao. Trong khi đó các quy định của pháp luật về HĐTD thay đổi liên tục cả về nội dung và thủ tục thực hiện. Việc tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ công chức không chỉ là nghiệp vụ chuyên môn mà cần phải đào tạo cả về trình độ tin học, công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ,…

Ba là, cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà

nước về đăng ký kinh doanh cũng như quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì đây là lĩnh vực phức tạp, có số lượng các vụ tranh chấp về tài sản góp vốn rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trên thực tế.

Bốn là, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao văn hoá

mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa như thông qua truyền hình, đài, báo, hội nghị, hội thảo… Một mặt giúp cho các tầng lớp nhân dân, các nhà đầu tư hiểu biết thêm về pháp luật để họ thực hiện đúng các quy định của pháp luật từ đó làm giảm thiểu các tranh chấp từ việc không hiểu biết pháp luật. Mặt khác, giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật đối với doanh nghiệp. Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Việc dẫn dắt doanh nghiệp kinh doanh phát triển mà vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật là vai trò của người làm chủ doanh nghiệp.

Năm là, nâng cao năng lực và vai trò của ngành Tòa án trong công tác

xét xử các vụ án tranh chấp xung quanh vấn đề về vốn doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tòa án có vai trò đặc biệt trong số các cơ quan tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dân cũng như cho doanh nghiệp. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc và bảo vệ triệt để quyền lợi của các bên.

• Các đơn vị Hiệp hội ngành

- Hiệp hội các TCTD trong nước như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việ Nam... cần tăng cường vai trò cầu nối giữa các TCTD với cơ quan quản lý nhà nước; nhận, trao đổi thông tin với các TCTD, phối hợp với các tổ chức ngành nghề (VIAC, Hiệp hội Doanh nghiệp ở Trung ương, địa phương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố…) để nắm bắt tình hình hoạt động của các TCTD giải đáp những vấn đề có liên quan và ghi nhận khó khăn, vướng mắc để phản ánh tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tháo gỡ kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các TCTD.

- Liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển để đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ tính thị trường trong kinh doanh tiền tệ góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các TCTD tự do hoạt động. Từ đó, thu hút đầu tư vốn, hoạt động tín dụng khác từ các TCTD nước ngoài và tăng tính cạnh trạnh của các TCTD trong nước.

- Tăng cường vai trò tìm hiểu, đánh giá thị trường và cập nhật nhu cầu thị trường thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh. Điều

này nhằm giúp các TCTD có được lượng thông tin cần thiết để đánh giá thị trường, tìm và triển khai các phương án kinh doanh thích hợp.

Một phần của tài liệu Bài Khóa Luận đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng – Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 53 - 57)