Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng quan trắc được,
Trang 1NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
NHÀ XUẤT BẢN TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Trang 3uốn sách “Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu” là kết quả của sự hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và
Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểmsoát phát thải khí nhà kính” (CBCC) của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường do Chương trình Phát triểnLiên hợp quốc (UNDP) tài trợ
C
Tài liệu này có thể được sao chép một phần nội dung phục vụ cho mục đích đào tạo, nghiên cứu khoa học và/hoặc tuyêntruyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, với điều kiện phải ghi rõ là nội dung đó được trích dẫn từ ấn phẩmnày
Những quan điểm đưa ra trong ấn phẩm này không nhất thiết là của các tác giả và không nhất thiết là của Liên hợp quốc,trong đó có UNDP, hoặc các nước thành viên Liên hợp quốc
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI GIỚI THIỆU 4
MỞ ĐẦU 6
TỪ VIẾT TẮT 9
PHẦN 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 16
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 16
CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 17
1.1 Thời tiết và khí hậu 17
1.2 Hệ thống khí hậu 18
1.3 Biến đổi khí hậu 28
1.4 Đánh giá biến đổi khí hậu 38
CHƯƠNG 2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU 44
2.1 Biến đổi khí hậu trong các thời kỳ địa chất 44
2.2 Biến đổi khí hậu hiện đại 49
CHƯƠNG 3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 58
3.1 Khái quát về đặc điểm khí hậu Việt Nam 58
3.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 70
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 86 4.1 Các kịch bản phát thải khí nhà kính 86
4.2 Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu 100
4.3 Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu quy mô khu vực 106
CHƯƠNG 5 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM 123 5.1 Kịch bản biến đổi khí hậu năm 1994 123
5.2 Kịch bản biến đổi khí hậu năm 1998 125
5.3 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009128
5.4 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011138
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I 149
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG153 CHƯƠNG 6 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 154
6.1 Tác động của biến đổi khí hậu 154
6.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới 154
6.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 165
6.2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 189
6.2.1 Khái niệm về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 189
6.2.2 Cách tiếp cận trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 194
6.2.3 Quy trình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 198
6.2.4 Những hiểu biết hiện nay về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người quản lý 201
CHƯƠNG 7 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 203 7.1 Khái quát chung về tính dễ bị tổn thương 203
7.2 Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương 206
7.3 Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương 212
7.4 Một số kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương 222
7.5 Biến động tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 232
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 2 234
PHẦN 3: THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU244 CHƯƠNG 8 KHÁI NIỆM THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 245 8.1 Các quan điểm về thích ứng với biến đổi khí hậu 245
8.2 Khái niệm và quan điểm về giảm nhẹ biến đổi khí hậu 252
8.3 Quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu 264
CHƯƠNG 9 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI 276
9.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam276 9.2 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp 283
9.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên 286 9.4 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải 290 9.5 Thích ứng trong lĩnh vực sức khỏe 291
Trang 7CHƯƠNG 10 GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 293
10.1 Tình hình phát thải khí nhà kính trên thế giới 293
10.2 Các hiệp ước quốc tế nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu 294
10.3 Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế xã hội 300
10.4 Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong một số lĩnh vực tại Việt Nam 306
11.1 Đánh giá khả năng thích ứng 312
11.2 Các giải pháp thích ứng (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2011) 312
11.3 Đánh giá chi phí lợi ích cho thích ứng với biến đổi khí hậu 313
11.4 Hoạch định chính sách phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu 316
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 3 317
PHỤ LỤC: MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 324
Trang 8LỜI GIỚI THIỆUuốn sách “Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu” là kết quả của sự hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và
Dự án "Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểmsoát phát thải khí nhà kính" (CBCC) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Viện Khoa học Khítượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì thực hiện
C
Do bản chất đa ngành và liên ngành của vấn đề nên Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập hợp các nhà khoa học từ các trungtâm nghiên cứu, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội có chuyên môn liên quan đến nội dung của cuốn sáchtham gia xây dựng nội dung và biên soạn cuốn sách này Các chuyên gia đã làm việc dưới sự chỉ đạo của GS.TS Mai TrọngNhuận, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Các cơ quan điều phối kỹ thuật là Khoa Sau Đại học và Trung tâm Quốc tếnghiên cứu biến đổi toàn cầu của Đại học Quốc gia Hà Nội
Cuốn sách được biên soạn nhằm phục vụ rộng rãi các đối tượng có chuyên môn chuyên ngành khác nhau và vì vậy đượccấu trúc thành ba phần tương thích với cấu trúc các báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu Mặt khác, cuốn sáchcũng là một phần của kế hoạch xây dựng và triển khai Chương trình Thạc sỹ về biến đổi khí hậu của Đại học Quốc gia HàNội Chương trình này cũng nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án CBCC/UNDP
Cuốn sách được sử dụng như một tài liệu tham khảo chủ đạo cho các học viên của Chương trình Thạc sĩ về biến đổi khíhậu của Đại học Quốc gia Hà Nội và là tài liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo khác về biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học tham gia biên soạn cuốn sách đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu, dữ liệu trong suốt quá trình biênsoạn Để có được phiên bản cuối cùng, cuốn sách đã được trình bày để lấy ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia có chuyên môn
ở trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội
Mặc dù vậy, cuốn sách chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết, Đại học Quốc gia Hà Nội và Dự án CBCC rất mong nhậnđược các ý kiến góp ý của mọi tổ chức, cá nhân để cuốn sách được hoàn thiện hơn
Trang 9VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN PGS TS Trần Thục
Trang 10MỞ ĐẦU
Hơn 100 năm trước đây con người bắt đầu sử dụng than, dầu và khí đốt trong sinh hoạt gia đình, sản xuất ở các nhà máy
và cho hoạt động giao thông vận tải Việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch đã thải khí điôxit cacbon (CO2) và những khí nhàkính khác vào bầu khí quyển, làm gia tăng hàm lượng các chất khí nhà kính, gây nên sự nóng lên của khí hậu Trái đất mộtcách nhanh hơn so với quá khứ trước đó
Các nhà khoa học thuộc Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC AR4) đã chỉ ra rằng, trong 100 năm của thế kỷtrước (1901-2000) nhiệt độ không khí bề mặt Trái đất đã tăng lên trung bình khoảng 0,6oC, thấp hơn mức tăng là 0,74oC củathời kỳ 1906-2005) Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và cóthể được nhận thấy qua một số bằng chứng sau đây:
• Trong thế kỷ 20 mực nước biển đã dâng lên khoảng 15cm do băng tan và sự giãn nở vì nhiệt của nước biển Mực nướcbiển trung bình toàn cầu được dự báo là có thể tăng lên đến trên 59cm trong thế kỷ 21, đe dọa cộng đồng cư dân sốngdọc các miền duyên hải và những vùng đất thấp
• Phạm vi băng biển ở các vùng lạnh giá đã bị giảm đi khoảng 10 – 15% kể từ những năm 1950 Sự tan băng có thể làmbiến đổi hoàn lưu đại dương, thúc đẩy nhanh hơn sự nóng lên ở các vùng lạnh giá
• Hơn 100 năm qua, các sông băng trên núi đã giảm đi đáng kể về phạm vi và khối lượng Các tảng băng ở Greenlandcũng đang tan chảy nhanh hơn Diện tích lớp phủ tuyết ở Bắc bán cầu đã giảm đi khoảng 10% kể từ cuối những thậpniên 60 – 70 Băng tan, tuyết tan và dòng chảy mặt xuất hiện nhiều hơn và sớm hơn ở châu Âu và Tây Bắc Mỹ kể từnăm 1940 Thời gian bao phủ của băng hồ và băng sông hàng năm ở các vĩ độ cao và trung bình của Bắc bán cầu giảmkhoảng hai tuần và biến động nhiều hơn
• Nước ở các đại dương nông ấm lên đã góp phần làm mất đi khoảng một phần tư các đảo san hô trên thế giới trong vàithập kỷ qua
• Các trận mưa lớn tăng lên ở một số vùng làm gia tăng thiên tai lũ lụt
• Nhiệt độ tăng cao hơn làm tăng bốc hơi và gia tăng hạn hán ở một số vùng trên thế giới
• Các hệ sinh thái đang bị biến đổi, nhiều loài hoặc di chuyển đến những nơi mát hơn hoặc bị chết
Trang 11• Tần suất và cường độ bão mạnh, nhất là bão nhiệt đới, có xu hướng gia tăng có thể liên quan đến sự nóng lên toàn cầu.
• Các đợt nắng nóng đang trở thành hiện tượng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới
• Nhiệt độ tăng tác động đến sức khỏe cộng đồng, số trường hợp bị chết tăng lên do nắng nóng và hiện tượng dị ứng phấnhoa do mùa sinh trưởng kéo dài hơn
• Nước biển trở nên nhiều axit hơn CO2 hòa tan trong đại dương nhiều hơn, làm tăng tính axit của nước biển Điều đó cóthể tác động đến các loài san hô và các thực thể sống dưới biển khác
• Rõ ràng, BĐKH với sự nóng lên toàn cầu đã tác động xấu và ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và cáchoạt động kinh tế – xã hội của loài người Tính chất nghiêm trọng của vấn đề đã dẫn đến sự ra đời của các Tổ chức vàcác văn kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, như:
- Năm 1988: Ban liên chính phủ về BĐKH (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) do Chương trình Môi
trường của Liên hợp quốc (The United Nations Environment Programme – UNEP) và Tổ chức Khí tượng Thế giới(World Meteorological Organization – WMO) thành lập;
- Năm 1992: Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate
Change – UNFCCC) được ký kết tại Rio De Janeiro, Brazil;
- Năm 1997: Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol – KP) được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản;
- Năm 2009: Hiệp ước Copenhagen (Copenhagen Accord) được thông qua tại Hội nghị lần thứ 15 của Liên hợp quốc
về BĐKH tổ chức ở Copenhagen, Đan Mạch
Như vậy, việc nghiên cứu BĐKH, tác động của nó và các giải pháp ứng phó với BĐKH đã trở thành vấn đề mang tính toàncầu Là một nước thuộc khu vực châu Á gió mùa, nằm kề Biển Đông, một bộ phận của trung tâm bão Tây Thái Bình Dương,hàng năm Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp cộng với tác động của BĐKH, tình hình thiêntai ngày càng diễn biến khác thường hơn và có dấu hiệu gia tăng
Để chủ động ứng phó với BĐKH, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ – TTg phê duyệt Chương trìnhmục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Quyết định số 2139/QĐ – TTg ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH, thể hiện rõ quanđiểm, chủ trương, giải pháp ứng phó với BĐKH ở Việt Nam Để triển khai thực hiện thành công và hiệu quả Chiến lược vàChương trình mục tiêu quốc gia, việc tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH, tác động của BĐKH và
Trang 12vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề cấp bách và cần thiết Đó cũng là mục tiêu cơ bảncủa việc ra đời cuốn sách này.
Nội dung chính của cuốn sách được bố cục thành ba phần chính và một phần phụ lục:
Phần 1: Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam Phần này có 5 chương Chương 1: Những khái niệm cơ bản; Chương
2: Biến đổi khí hậu toàn cầu; Chương 3: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Chương 4: Phương pháp xây dựng kịch bản biến đổi khíhậu; Chương 5: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Phần 2: Tác động của biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương Phần này gồm 2 chương Chương 6: Tác động của biến đổi
khí hậu và đánh gái tác động của BĐKH; Chương 7: Tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu
Phần 3: Thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Phần này gồm 4 chương Chương 8: Khái niệm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH; Chương 9: Thích ứng với BĐKH trong các hoạt động kinh tế - xã hội; Chương 10: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu;Chương 11: Phương pháp và công cụ ứng phó với BĐKH
Phần Phụ lục: Các thuật ngữ liên quan đến nội dung cuốn sách bằng tiếng Việt và có chú thích từ gốc tiếng Anh Các thuật
ngữ này được biên dịch chủ yếu dựa trên các thuật ngữ đã được chú giải trong các báo cáo đánh giá của Ban liên chính phủ vềBĐKH
Ban quản lý dự án CBCC xin bày tỏ lời cảm ơn đối với các nhà khoa học tham gia biên soạn cuốn sách, cảm ơn sự hợp táccủa Đại học Quốc gia Hà Nội, sự tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Khoa họcKhí tượng Thủy văn và Môi trường cho quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách
Trang 13TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Từ gốc (tiếng Anh) Nghĩa tiếng Việt
ADB Asian Devlopment
Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
AGCM Atmospheric General
AOGC
M
Atmospheric-OceanicGeneral Circulation Model
Mô hình hoàn lưu chung kết hợp đại dương khí quyển
AR4 Fourth Assessement
Mô hình khí quyển ổn định
Trang 14BĐKH Biến đổi khí hậu
CCIAV Climate Change
2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability
Biến đổi khí hậu 2007: Tác động, thích ứng và tính dễ
bị tổn thương
CCSM Community Climate
System Model
Mô hình hệ thống khí hậu cộng đồng
CDM Clean Development
Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
CERs Certified Emission
Dự án so sánh đa mô hình kết hợp
COP Conference Of the
Parties
Hội nghị các Bên
CSIRO The Commonwealth
Scientific and Industrial Research Organization
Tổ chức Nghiên cứu khoa học công nghiệp
và thịnh vượng chung của Úc
DIVA-COAST
Dynamic Interactive Vulnerability
Assessment of coastalzones
Đánh giá tính tổn thương động lực tương tác của các vùng ven biển
DPSIR Driver – Pressure –
State – Impact –
Động lực – Áp lực - Hiện trạng - Tác
Trang 15Response động - Ứng phó
ECHA
M
European Centre Hamburg Model
Mô hình trung tâm châu Âu Humburg
Mô hình khí hậu toàn cầu/mô hình hoàn lưu chung
IC Initial Condition Điều kiện ban đầu
ICEM International Centre
for Environmental Management
Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường
IMAGE Integrated Model to
Assess the Greenhouse Effect
Mô hình tổng hợp đánh giá hiệu ứng nhà kính
IPCC Intergovernmental
Panel on Climate Change
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
IPONR
E
Institute of Strategy and Policy on NaturalResources and
Environment
Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường
Trang 16IS92 1992 IPCC Scenario Kịch bản phát thải
của IPCC năm 1992
Mô hình phân bố tài nguyên và công nghiệp đa khu vực
MESSA
GE
Model for Energy Supply Strategy Alternatives and theirGeneral
Environmental Impact
Mô hình về chiến lược cung cấp năng lượng đa khả năng và tác động chung tới môi trường
MiniCA
M
Mini Climate Assessment Model
Mô hình đánh giá khí hậu thu nhỏ
Trang 17NII Vùng khí hậu Tây
OECD Organization of
Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OGCM Oceanic General
Nhóm làm việc chiến lược ứng phó
(tổng lượng mưa lớn nhất đo được trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ một
Trang 18ngày, một tháng hoặc một năm)
SA90 1990 IPCC Scenario Kịch bản phát thải
của IPCC năm 1990
SRES Special Report on
Emissions Scenarios
Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải
nhiệt độ thấp nhất (giá trị nhiệt độ nhỏ nhất đo được trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ một ngày, một tháng hoặc một năm)
nhiệt độ cao nhất (giá trị nhiệt độ lớn nhất đo được trong một khoảng thời gian nào đó, ví dụ một ngày, một tháng hoặc một năm)
UNEP United Nations
Environmental Program
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
Trang 19C
United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
USAID United States Agency
of International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
USEPA United States
Environmental Protection Agency
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
VRGC
Ms
Variable-Resolution AGCM
Mô hình hoàn lưu chung khí quyển độ phân giải thay đổi
WFP World Food Program Chương trình Lương
thực Thế giới
Trang 20PHẦN 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Trang 21CHƯƠNG 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Thời tiết và khí hậu
1.1.1 Định nghĩa thời tiết và khí hậu
Chúng ta thường nghe nói “thời tiết” và “khí hậu” Vậy, thời tiết là gì, khí hậu là gì, và chúng khác nhau ở chỗ nào, chúng
có mối liên hệ gì với nhau không? Có thể làm rõ những vấn đề này thông qua các định nghĩa và khái niệm sau
Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt
độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng quan trắc được, như sương mù, dông, mưa, nắng,…
Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan
trắc được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khu vực địa lý, trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục
năm Một cách đơn giản, có thể hiểu khí hậu là trạng thái trung bình và những cực trị của thời tiết được xác định trong một
khoảng thời gian đủ dài ở một nơi nào đó
Như vậy, trong khi thời tiết chỉ trạng thái vật lý tức thời của khí quyển ở một nơi nào đó thì khí hậu là khái niệm dùng để mô
tả khái quát mọi khả năng có thể xảy ra của thời tiết trong một khoảng thời gian dài của nơi đó Khí quyển được đặc trưng bởi
những dao động ngẫu nhiên diễn ra khá nhanh theo thời gian và không gian Do đó thời tiết biến đổi một cách liên tục Còn khí
hậu được xem là trạng thái thời tiết trung bình, được tổng hợp lại từ các yếu tố hợp thành nó thông qua một vài giới hạn có thể
biến đổi được và từ những thông tin về sự xuất hiện các sự kiện cực trị Có thể ví khí hậu như một tổ hợp, trong đó bao hàm mọi khả năng xảy ra của thời tiết Do đó, các yếu tố và hiện tượng xác định thời tiết, như nhiệt độ, lượng mưa, tốc độ và hướng gió,
v.v cũng chính là các yếu tố và hiện tượng dùng để mô tả khí hậu
Ta có thể nói thời tiết tại một thời điểm, của một ngày, của tuần, thậm chí của một hoặc vài năm, nhưng ta không thể nói
khí hậu của một ngày, một tháng hoặc một năm nào đó
Thường có sự nhầm lẫn cơ bản giữa thời tiết và khí hậu thể hiện qua việc nhiều người hay đặt câu hỏi: tại sao có thể dự báo
khí hậu trong nhiều năm tới trong khi không thể dự báo thời tiết cho vài tuần tiếp theo? Bản chất dễ thay đổi của khí quyển làm
nó không thể duy trì trạng thái cân bằng (hệ thống thời tiết) trong một thời gian dài hơn hai tuần nên ta không thể dự báo thời tiết
(của một ngày cụ thể nào đó) với hạn dự báo vượt quá hai tuần Còn dự báo khí hậu là dự báo điều kiện trung bình của thời tiết
trong một thời đoạn dài dựa vào sự thay đổi của các thành phần khí quyển và các nhân tố khác, là một vấn đề khác hẳn
Trang 221.1.2 Qui mô không gian, thời gian và các dạng thời tiết, khí hậu
Thời tiết và khí hậu được xác định trên mọi qui mô không gian, từ vài chục mét đến hàng nghìn kilômét, thậm chí toàn cầu
Ví dụ, ở qui mô nhỏ người ta có thể dự báo thời tiết cho một vùng biển mà ở đó đang tổ chức đua thuyền buồm, có thể xác định điều kiện khí hậu trong các nhà máy, phân xưởng cho mục đích định mức bảo hộ lao động; ở qui mô lớn hơn, ta có thể theo dõi
được quá trình hình thành, phát triển và tan rã của một cơn bão trong dự báo thời tiết, hoặc phân vùng và xác định các đặc điểmkhí hậu cho một khu vực trên Trái đất
Tuy nhiên, do tính chất linh động của khí quyển, thời tiết luôn thay đổi từ thời điểm này đến thời điểm khác Phụ thuộc vào bản chất của từng hiện tượng mà qui mô thời gian của thời tiết có thể kéo dài từ một vài giờ (thậm chí ngắn hơn nữa) đến tối đa
khoảng hai tuần Ví dụ, một đám mây dông tồn tại, từ lúc xuất hiện đến lúc tan đi, có thể chỉ trong khoảng nửa giờ đến một vài
giờ, nhưng các hệ thống qui mô lớn, như sự di chuyển của một khối không khí lạnh, có thể kéo dài trên dưới mười ngày
Khác với thời tiết, khí hậu có tính ổn định tương đối Theo nghĩa là trung bình của thời tiết có thể hiểu khí hậu là trạng thái
“nền” (có tính ổn định) của khí quyển ở một nơi nào đó mà thời tiết chính là những nhiễu động tức thời của khí quyển xung quanh trạng thái nền này Nhưng khí hậu không phải là không biến đổi Sự biến đổi của khí hậu chỉ có thể được nhận thấy sau
một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng thập kỷ
1.2 Hệ thống khí hậu
1.2.1 Định nghĩa hệ thống khí hậu
Theo IPCC, hệ thống khí hậu là một hệ rất phức tạp bao gồm năm thành phần chính là khí quyển, thủy quyển, băng quyển,
bề mặt đất và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng (Hình 1.1) Mặc dù các thành phần này rất khác nhau về cấu trúc và thànhphần cấu tạo, về các thuộc tính vật lý và các thuộc tính khác, chúng được liên kết với nhau thông qua các dòng khối lượng, dòngnăng lượng và động lượng, tạo nên một thể thống nhất rộng lớn Hệ thống khí hậu tiến hóa theo thời gian dưới tác động của cácnhân tố bên trong và bên ngoài
Các nhân tố bên trong chi phối hệ thống khí hậu bao gồm các thuộc tính của khí quyển như thành phần cấu tạo, tính chất ổnđịnh, hoàn lưu khí quyển, và các đặc tính địa phương, như khoảng cách xa biển hay lục địa, độ cao địa hình, điều kiện tự nhiêncủa bề mặt đất, lớp phủ thực vật cũng như trạng thái gần các hồ ao, v.v
Khí quyển là thành phần bất ổn định và linh động nhất của hệ thống khí hậu Khí quyển bao gồm các chất khí, hơi nước,mây, xon khí, và các thành phần vật chất khác Khí quyển có ảnh hưởng đến sự truyền bức xạ mặt trời và bức xạ Trái đất Sự
Trang 23chuyển động của khí quyển, qua đó là sự di chuyển của các khối không khí, đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển và phân
bố lại năng lượng bức xạ giữa các vùng trên Trái đất Quá trình này bị chi phối bởi các nhân tố mang tính địa phương như độ caođịa hình, tính chất bề mặt và do đó góp phần quyết định điều kiện khí hậu của các vùng
Hình 1 1 Sơ đồ mô tả các thành phần của hệ thống khí hậu và những mối tương tác giữa chúng (Nguồn: IPCC, 2007)
Các nhân tố bên ngoài tác động đến hệ thống khí hậu bao gồm bức xạ mặt trời, tính chất hình cầu của Trái đất, chuyển độngcủa Trái đất xung quanh mặt trời và sự quay quanh trục của nó, sự tồn tại của lục địa và đại dương, cũng như những tác động docon người làm thay đổi các thành phần khí quyển, thay đổi sử dụng đất
Nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống khí hậu chủ yếu là bức xạ mặt trời Mặt trời là một trong khoảng 1011 ngôi saotrong hệ ngân hà Milky Way Nhiệt độ phát xạ của mặt trời vào khoảng 6000 độ K (khoảng 5727°C) Do đó bức xạ mặt trời chủyếu là bức xạ sóng ngắn với khoảng 99% nằm trong phổ bước sóng ánh sáng (0,4-0,7µm) Tính trung bình, lượng bức xạ mặt trờiđến tại đỉnh khí quyển vào khoảng 342 W/m2 (Hình 1.2) trong quá trình truyền qua lớp khí quyển để đến được bề mặt Trái đất nó
đã bị phản xạ lại không trung khoảng 30% (107 W/m2) Phần còn lại bị hấp thụ bởi khí quyển (67 W/m2) và bề mặt Trái đất (168W/m2) Khí quyển và bề mặt Trái đất sau khi được đốt nóng bởi bức xạ mặt trời sẽ ấm lên và phát xạ trở lại không trung Do nhiệt
độ của hệ thống Trái đất – khí quyển nhỏ hơn rất nhiều (vào khoảng 288 độ K, tương đương 15°C) nên bức xạ phát xạ của Tráiđất là bức xạ sóng dài
Trang 24Tuy nhiên, do Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quĩ đạo elip với tốc độ một vòng trong một năm mà mặt trờinằm ở một trong hai tiêu điểm (Hình 1.3), đồng thời trục quay của Trái đất nằm nghiêng một góc so với mặt phẳng quĩ đạo nênlượng bức xạ mặt trời đến tại đỉnh khí quyển cũng biến thiên theo thời gian trong năm và ở các nơi khác nhau của Trái đất cũngnhận được lượng bức xạ mặt trời khác nhau tùy thuộc vào vĩ độ địa lí Ngoài ra, do sự khác nhau về khả năng hấp thụ và phản xạbức xạ mặt trời giữa bề mặt đất và bề mặt nước nên sự phân bố không đồng đều của lục địa và đại dương cũng là nhân tố gây nên
sự khác biệt trong sự phân bố năng lượng bức xạ mặt trời nhận được
Hoạt động sống của con người có thể làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển, thay đổi sử dụng đất gây nên sự biếnđổi albedo, tính chất lớp phủ bề mặt, v.v cũng được xem là nhân tố bên ngoài tác động đến hệ thống khí hậu
Hình 1 2 Sơ đồ mô tả sự truyền bức xạ và các dòng năng lượng trong hệ thống khí hậu (Nguồn: IPCC, 2007)
1.2.2 Các thành phần của hệ thống khí hậu
1) Khí quyển: Khí quyển là thành phần quan trọng nhất của hệ thống khí hậu Khí quyển có khối lượng khoảng 5,14 × 1018
kg, nhỏ hơn so với khối lượng của đại dương (1,39 × 1021 kg) và khối lượng của Trái đất thuần (5,98 × 1024 kg) Thành phần cấutạo của không khí khô chủ yếu là Nitơ (N2, chiếm 78,1%), Ôxy (O2, chiếm 20,9%) và Acgon (Ar, chiếm 0,93%) Khoảng dưới1% khối lượng khí quyển là các chất khí có vai trò quan trọng đối với sự hấp thụ và phát xạ năng lượng bức xạ Những khí nàybao gồm hơi nước (khoảng 3,3 × 10−3 tổng khối lượng khí quyển), điôxit cacbon (CO2 – khoảng 5,3× 10−7), ôzôn (O3 – khoảng6,42 × 10−7) và các chất khí khác như mêtan (CH4), oxit nitơ (N2O), v.v Khoảng 99% khối lượng khí quyển nằm trong lớp vài
Trang 25chục km tính từ bề mặt, nên quan trọng nhất đối với khí hậu là lớp khí quyển tầng thấp.
Hình 1 3 Sơ đồ mô tả sự chuyển động của Trái đất xung quanh mặt trời
Dựa trên sự phân bố nhiệt độ theo phương thẳng đứng khí quyển Trái đất có thể được chia thành bốn tầng chính (Hình 1.4).
Dưới cùng là tầng đối lưu trong đó nhiệt độ giảm theo độ cao do càng xa bề mặt, khí quyển càng ít bị đốt nóng bởi bức xạ nhiệt
từ bề mặt Phía trên tầng đối lưu là tầng bình lưu ở đó nhiệt độ tăng theo độ cao do trên đỉnh tầng bình lưu tồn tại tầng ôzôn cókhả năng hấp thụ bức xạ sóng ngắn của mặt trời Tiếp đến là tầng trung quyển có nhiệt độ giảm theo độ cao, và ngoài cùng làtầng nhiệt quyển trong đó nhiệt độ tăng theo độ cao Sự tăng nhiệt độ theo độ cao ở tầng nhiệt quyển là do các quá trình ion hóa
và quang hóa các phân tử ôxy và nitơ bởi bức xạ mặt trời
Độ ẩm không khí đặc trưng cho lượng hơi nước chứa trong khí quyển Khí quyển nhận nước từ bề mặt thông qua bốc thoáthơi và cung cấp lại nước cho bề mặt thông qua giáng thủy Nước chảy từ đất liền ra biển qua các con sông được mang trở lại đấtliền nhờ quá trình vận chuyển hơi nước trong khí quyển Hơi nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phản xạ bức xạ mặttrời và làm giảm phát xạ bức xạ hồng ngoại của Trái đất
2) Thủy quyển và đại dương thế giới: Khí quyển chỉ chứa một lượng nước rất nhỏ so với tổng lượng nước của hệ thống khí
hậu – khoảng 1/105 Hầu hết nước trên bề mặt Trái đất chứa trong các đại dương và các tảng băng Tổng lượng nước của Trái đấtvào khoảng 1,35×109 km3, trong đó khoảng 97% là nước biển Vì tất cả các đại dương hầu như liên thông với nhau nên có thể gọi
đó là đại dương thế giới Đại dương thế giới là một thành phần cơ bản của hệ thống khí hậu Đại dương bao phủ khoảng 71% bề
Trang 26mặt Trái đất Độ sâu trung bình của đại dương thế giới là 3729 m Đại dương có khả năng dự trữ và giải phóng nhiệt vô cùng lớn,trên các qui mô thời gian từ mùa đến hàng thế kỷ Đại dương thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển năng lượng
từ xích đạo về các vùng cực để sưởi ấm các vùng này và làm mát vùng xích đạo Đại dương thế giới cũng là kho dự trữ nước đểcung cấp hơi nước cho khí quyển tạo thành giáng thủy rơi xuống bề mặt nói chung và các vùng lục địa nói riêng Đại dương cũngđóng vai trò trong việc xác định thành phần khí quyển thông qua sự trao đổi khí và các hạt bụi qua mặt đất phân cách đại dương −
khí quyển, phân huỷ CO2 trong khí quyển và tạo ra O2, tham gia vào các chu trình hoá học quan trọng khác làm điều hoà môitrường bề mặt Trái đất
Hình 1 4 Các tầng chính của khí quyển xác định theo sự phân bố nhiệt độ thẳng đứng tại 15ºN trong điều kiện trung
bình năm (Nguồn: Dennis L Hartmann, 1994)
3) Băng quyển: Băng quyển bao gồm các khối băng và tuyết lớn trên bề mặt Trái đất Khoảng 2% lượng nước trên Trái đất
bị đóng băng và khoảng 80% lượng nước đóng băng này là nước ngọt Hầu hết khối lượng băng toàn cầu nằm ở Nam Cực (89%)
và Băng đảo (Greenland, 8,6%) Đối với khí hậu khối lượng của băng không phải là quan trọng nhất, mà quan trọng hơn là diệntích bề mặt phủ của băng, vì bề mặt băng phản xạ bức xạ mặt trời rất hiệu quả Băng biển có thể tạo thành lớp cách ly tốt, làm chonhiệt độ không khí khác xa nhiệt độ nước biển phía dưới băng Hiện nay lớp băng vĩnh cửu chiếm khoảng 11% diện tích đất liền
Trang 27và 7% diện tích đại dương Diện tích bề mặt bị phủ băng, tuyết biến đổi theo mùa và cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hàngnăm.
4) Sinh quyển: Theo nghĩa hẹp, sinh quyển bao gồm các hệ động vật, thực vật trên mặt đất và trong các đại dương Sinh
quyển là một thành phần quan trọng của hệ thống khí hậu Thực vật làm thay đổi độ gồ ghề, albedo, sự bốc thoát hơi, dòng chảymặt và khả năng chứa của đất Sinh quyển cũng tham gia vào các quá trình trao đổi vật chất với khí quyển và đại dương, ảnh hư -ởng đến cân bằng CO2 trong khí quyển và đại dương thông qua quá trình quang hợp và hô hấp Sinh quyển biến đổi cùng với sựbiến đổi của khí hậu Trái đất, và thông qua những dấu hiệu hoá thạch trong quá khứ ta có thể nhận biết được những thông tin vềkhí hậu của Trái đất
5) Bề mặt đất: Mặc dù bề mặt đất đóng vai trò nhỏ hơn trong hệ thống khí hậu so với khí quyển hoặc đại dương, khí hậu trên
bề mặt đất cực kỳ quan trọng đối với loài người Trên bề mặt đất, nhiệt độ và độ ẩm đất là những yếu tố quyết định cơ bản đối vớiđời sống thực vật tự nhiên và tiềm năng nông nghiệp Lớp phủ thực vật, lớp phủ tuyết và điều kiện đất đai có ảnh hưởng đến khíhậu địa phương và do đó cũng ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu và ngược lại
Bề mặt đất chỉ chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt Trái đất Sự phân bố của các lục địa và đại dương trên Trái đất đóng vaitrò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu Hiện nay khoảng 70% diện tích bề mặt đất của Trái đất nằm ở Bắc bán cầu và sự bất đốixứng này gây nên những khác biệt đáng kể giữa khí hậu Bắc và Nam bán cầu Địa hình bề mặt đất, vị trí địa lí, hướng, độ cao vàqui mô của các dãy núi cũng là những nhân tố cơ bản quyết định khí hậu trên các vùng đất liền
1.2.3 Mối tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu
Như đã trình bày trên đây, các thành phần của hệ thống khí hậu rất khác nhau về thành phần cấu tạo, cấu trúc, động tháicũng như các tính chất lí, hóa Chẳng hạn, khí quyển là thành phần cực kỳ linh động và không ổn định; thủy quyển và đại dươngthế giới là một dạng môi trường chất lỏng có tính ổn định cao hơn khí quyển nhiều; trong khi đó sinh quyển và bề mặt đất lạihoàn toàn khác hẳn Mặc dù vậy, giữa các thành phần này luôn tương tác với nhau, gắn kết với nhau một cách chặt chẽ thông quacác dòng trao đổi năng lượng, nước, khối lượng và động lượng, tạo thành một hệ thống khí hậu cực kỳ phức tạp Mối quan hệtương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu xảy ra trên mọi qui mô không gian và thời gian
Có thể lấy một ví dụ về sự tương tác giữa khí quyển và đại dương Nước từ các đại dương bốc hơi đi vào khí quyển mangtheo một lượng nhiệt của đại dương Hơi nước trong khí quyển có thể ngưng kết tạo thành mây, và có thể cho giáng thủy trên bềmặt đất, tạo nên dòng chảy; lượng nhiệt tỏa ra do quá trình ngưng kết là nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ thống thời tiết.Mặt khác, giáng thủy trên đại dương cũng ảnh hưởng đến độ muối của đại dương, góp phần làm biến đổi hoàn lưu nhiệt muối
Trang 28Khí quyển và đại dương cũng trao đổi vật chất, như điôxit cacbon, duy trì sự cân bằng của hệ thống bằng cách hòa tan chúng vànhấn chìm xuống dưới sâu ở những vùng nước lạnh các cực và giải phóng vào khí quyển ở những vùng nước trồi gần xích đạo.Giữa khí quyển, sinh quyển và bề mặt đất cũng xảy ra nhiều quá trình trao đổi nước, năng lượng và vật chất thông qua sựthoát hơi nước, quang hợp của thực vật, sự hô hấp của động thực vật nói chung Sự thay đổi sử dụng đất có thể làm thay đổialbedo bề mặt qua đó ảnh hưởng đến các thành phần cân bằng năng lượng Nhiệt độ khí quyển và đại dương tăng lên có thể làmtan chảy băng; băng tan sẽ bổ sung một lượng nước vào đại dương góp phần làm dâng mực nước biển Diện tích lớp phủ băng bịgiảm đi sẽ làm giảm albedo bề mặt và do đó làm tăng lượng bức xạ mặt trời hấp thụ được.
Trên đây là một vài quá trình trao đổi, tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu nhìn nhận được một cách tươngđối rõ ràng Trong thực tế còn nhiều quá trình xảy ra phức tạp hơn mà sự hiểu biết của con người hiện nay chưa tiếp cận được
1.2.4 Mặt trời và cân bằng năng lượng toàn cầu
Nguồn năng lượng chủ yếu chi phối hệ thống khí hậu là bức xạ mặt trời Khoảng một nửa lượng bức xạ mặt trời có bướcsóng nằm trong khoảng phổ ánh sáng, nửa còn lại hầu như có bước sóng trong dải phổ gần hồng ngoại và một phần nằm trong dảiphổ cực tím (ultraviolet) Trung bình trong một năm mỗi mét vuông tại đỉnh khí quyển Trái đất nhận được một lượng bức xạ mặttrời là 342W, trong đó khoảng 30% bị phản xạ trở lại không trung do mây, khí quyển và bề mặt Trái đất (Hình 1.2) Khoảng 235W/m2 còn lại bị khí quyển hấp thụ một phần, phần lớn (168 W/m2) do bề mặt đất và đại dương hấp thụ Bề mặt nóng lên và trở lạiđốt nóng khí quyển thông qua các dòng bức xạ sóng dài và các dòng phi bức xạ (hiển nhiệt và ẩn nhiệt) Sự trao đổi năng lượngnày giữa bề mặt và khí quyển là cơ chế duy trì điều kiện nhiệt độ toàn cầu khoảng 15°C ở gần bề mặt và giảm nhanh theo độ caoxuống đến khoảng -58°C ở đỉnh tầng đối lưu
Để duy trì khí hậu ổn định đòi hỏi phải có sự cân bằng của hệ thống giữa lượng bức xạ mặt trời đến và lượng phát xạ sóngdài vào không trung Do đó hệ thống khí hậu tự nó phải phát xạ một lượng bức xạ sóng dài trung bình khoảng 235 W/m2 trở lạikhông trung
1.2.5 Khái niệm về tác động bức xạ
Trong trạng thái cân bằng khí hậu bức xạ thuần trung bình (lượng bức xạ mặt trời mà hệ thống nhận được trừ đi lượng phát
xạ sóng dài ra khỏi hệ thống) tại đỉnh khí quyển bằng 0 Sự biến đổi của bức xạ mặt trời hoặc phát xạ sóng dài có thể làm biến đổibức xạ thuần dẫn đến sự mất cân bằng Nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng đó gọi là tác động bức xạ ( radiative forcing).Trong thực tế để xem xét vấn đề này đỉnh tầng đối lưu được coi là đỉnh khí quyển
Trang 29Những tác động từ bên ngoài, như bức xạ mặt trời hoặc xon khí do núi lửa đưa vào khí quyển có khối lượng lớn, có thể biếnthiên trên các qui mô thời gian rất khác nhau, gây nên những biến động tự nhiên đối với tác động bức xạ Những biến động này
có thể âm hoặc dương Dù trong trường hợp nào hệ thống khí hậu cũng cần phải đáp ứng lại để phục hồi sự cân bằng Tác độngbức xạ dương có xu hướng làm ấm bề mặt trong khi tác động bức xạ âm có xu hướng làm lạnh bề mặt Các quá trình khí hậu nộitại và sự hồi tiếp cũng có thể gây nên những biến động trong cân bằng bức xạ do tác động của chúng đối với phản xạ bức xạ mặttrời hoặc phát xạ sóng dài Tuy nhiên những biến động này không được xem là bộ phận của tác động bức xạ
1.2.6 Hiệu ứng nhà kính
Khái niệm “hiệu ứng nhà kính” dùng để mô tả một hiện tượng tự nhiên sau đây: Bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể truyềnqua môi trường trong suốt (như mái nhà kính, cửa sổ bằng kính, lớp khí quyển Trái đất) đến một đối tượng nào đó và bị hấp thụ.Sau khi hấp thụ bức xạ mặt trời, đối tượng bị nóng lên và phát xạ bức xạ sóng dài Bức xạ sóng dài này hầu như không thể
“thoát” qua môi trường truyền và bị giữ lại trở thành nguồn năng lượng đốt nóng bổ sung cho không khí trong nhà kính (Hình1.5)
Bức xạ mặt trời khi đi vào hệ thống khí hậu bị phản xạ trở lại không trung khoảng 30%, phần còn lại bị khí quyển và bề mặt
Hình 1 5 Sơ đồ mô tả hiệu ứng
nhà kính
(Nguồn: http://www.comeniusweb.eu)
Trang 30Trái đất hấp thụ (Hình 1.2) Bề mặt Trái đất nóng lên và trở thành vật phát xạ lên trên Vì bức xạ mặt trời chủ yếu là sóng ngắn,còn bức xạ của Trái đất chủ yếu là sóng dài nên khí quyển tác động đến bức xạ mặt trời và bức xạ Trái đất rất khác nhau Trongkhi khí quyển hầu như “trong suốt” đối với bức xạ mặt trời thì nó lại gần như “mờ đục” đối với bức xạ Trái đất Chỉ một phần rấtnhỏ lượng bức xạ từ bề mặt Trái đất có thể xuyên qua được lớp khí quyển để thoát ra ngoài không trung Phần còn lại bị khíquyển hấp thụ và nóng lên rồi phát xạ trở lại bề mặt Đó chính là “hiệu ứng nhà kính” của khí quyển Có thể chỉ ra rằng nếukhông có lớp khí quyển thì nhiệt độ của bề mặt Trái đất chỉ vào khoảng -18°C, trong khi nhiệt độ trung bình quan trắc được vàokhoảng 15°C Như vậy, hiệu ứng nhà kính đã làm cho khí hậu Trái đất ấm hơn rất nhiều Hiệu ứng nhà kính tự nhiên đã góp phầnduy trì sự sống trên Trái đất.
1.2.7 Các khí nhà kính trong khí quyển Trái đất
Khí nhà kính là chất khí có khả năng hấp thụ và phát xạ bức xạ sóng dài (bức xạ nhiệt) gây nên hiệu ứng nhà kính Nhữngchất khí nhà kính tự nhiên chủ yếu trong khí quyển Trái đất gồm hơi nước, điôxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ và ôzôn Mặc dù chiếmtrên 99,9% khối lượng khí quyển và đóng góp vào nhiều quá trình lí – hóa quan trọng của khí quyển, các chất khí nitơ, ôxy vàargon không phải là khí nhà kính
Hơi nước là khí nhà kính quan trọng nhất trong khí quyển Hơi nước đóng góp khoảng 36 – 72% hiệu ứng nhà kính của khíquyển Điôxit cacbon (CO2) là chất khí nhà kính quan trọng thứ hai Nó đóng góp khoảng 9-26% hiệu ứng nhà kính của khíquyển Còn mêtan đóng góp khoảng 4 – 9% và ôzôn là 3 – 7% hiệu ứng nhà kính của khí quyển
Mức độ đóng góp vào hiệu ứng nhà kính của khí quyển của các chất khí nói trên chỉ là ước tính Trên thực tế khó có thể nóichính xác chúng đóng góp bao nhiêu phần trăm, vì một số chất khí hấp thụ và phát xạ bức xạ có cùng bước sóng với những chấtkhác và hiệu ứng nhà kính tổng cộng không đơn thuần là tổng đóng góp của từng chất khí Ngoài ra, một số chất không phải làkhí nhà kính, như mây chẳng hạn, cũng hấp thụ và phát xạ bức xạ nhiệt và do đó cũng có ảnh hưởng tới các thuộc tính bức xạ củacác khí nhà kính
Một số chất khí khác, như mônôxit cacbon (CO) hoặc clorua hydro (HCl) cũng hấp thụ bức xạ sóng dài nhưng “tuổi thọ”của chúng trong khí quyển thường rất ngắn nên chúng không đóng vai trò quan trọng đối với hiệu ứng nhà kính và thường khôngđược đề cập đến
Hơi nước (H 2 O) là chất khí có đóng góp lớn nhất vào hiệu ứng nhà kính của khí quyển, nhưng nó không phải là chất khí nhà
kính nguy hiểm, vì lượng hơi nước tự nhiên trong khí quyển biến đổi liên tục do hơi nước có thể ngưng tụ tạo thành mây và cóthể cho mưa Hoạt động của con người có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến lượng hơi nước trong khí quyển do làm khí hậu biến
Trang 31đổi Hoạt động của con người cũng có thể làm gia tăng lượng hơi nước thông qua phát thải CH4, vì CH4 bị phân hủy do phản ứnghóa học trong tầng bình lưu, tạo ra một lượng nhỏ hơi nước.
Điôxit cacbon (CO 2 ) là chất khí nhà kính quan trọng sau hơi nước Các quá trình tự nhiên chủ yếu sinh ra và tiêu hao điôxit
cacbon trong khí quyển bao gồm: hô hấp của động, thực vật, quang hợp của thực vật; các quá trình trao đổi khí quyển – đạidương; hoạt động của núi lửa Hoạt động của con người làm gia tăng lượng điôxit cacbon chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóathạch, chế tạo các loại máy sưởi, máy làm lạnh, sản xuất xi măng, phá rừng, thay đổi sử dụng đất, v.v
Mêtan (CH 4 ) là một chất khí tự nhiên cơ bản và là một nguồn năng lượng quan trọng Tuổi thọ của mêtan trong khí quyển
vào khoảng 9-15 năm Nếu so sánh khả năng gây hiệu ứng nhà kính của một phân tử thì mêtan lớn gấp 8 lần so với điôxit cacbon.Nhưng do hàm lượng của mêtan trong khí quyển nhỏ hơn nhiều so với điôxit cacbon nên đóng góp tổng cộng của nó nhỏ hơn.Mêtan được sinh ra do các quá trình tự nhiên như ở các vùng đầm lầy, ở đại dương, hoặc do hoạt động của con người như sảnxuất nông nghiệp, lấp đất và ủ các khí tự nhiên, khai thác than, v.v
Ôzôn (O 3 ) là chất khí liên tục được tạo ra và phân ly do các phản ứng hóa học Trong tầng bình lưu trên tồn tại một lớp có
hàm lượng ôzôn khá lớn có tác dụng hấp thụ bức xạ cực tím của mặt trời và đóng vai trò rất quan trọng trong cân bằng bức xạ của
hệ thống khí hậu Lớp này được biết đến dưới tên gọi là tầng ôzôn Còn ôzôn trong tầng đối lưu và tầng bình lưu dưới là chất khíhấp thụ bức xạ sóng dài rất hiệu quả Trên thực tế người ta ước tính được khả năng gây hiệu ứng nhà kính của ôzôn lớn gấp 3000lần mônôxit cacbon Do đó, mặc dù hàm lượng ôzôn rất nhỏ, vai trò của nó đối với hiệu ứng nhà kính của khí quyển vẫn rất đáng
kể Hoạt động của con người làm tăng ôzôn trong tầng đối lưu thông qua giải phóng các chất khí như mônôxit cacbon,hydrocacbon và ôxit nitơ Các chất khí này tác dụng hóa học với nhau và tạo ra ôzôn
Ôxit Nitơ (N 2 O) cũng là một chất khí nhà kính quan trọng khác Ôxit nitơ tự nhiên sinh ra do hoạt động của vi khuẩn, sự
phóng điện trong khí quyển, đốt sinh khối do cháy rừng, cháy đồng cỏ, các quá trình tự nhiên trong đất và trong đại dương, v.v Mặc dù lượng ôxit nitơ sinh ra do hoạt động của con người không nhiều nhưng nó có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ sóngdài nhiều hơn điôxit cacbon khoảng gần 300 lần Ước tính ôxit nitơ đóng góp khoảng 7% vào sự gia tăng hiệu ứng nhà kính củakhí quyển
Ngoài ra, một số chất khí thuộc nhóm halo-cacbon (CFC, HCFC) chủ yếu là do hoạt động của con người sinh ra, như
chlorofluorocarbons (CFC-11 và CFC-12), hydro chlorofluorocarbons (HCFC) Các chất khí này được sử dụng khi sản xuất cácthiết bị làm lạnh và trong các quá trình công nghiệp khác Sự có mặt của chúng trong khí quyển là một trong những nguyên nhângây nên sự suy giảm ôzôn tầng bình lưu trên Tuy nhiên, sau khi có công ước quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn sự tăng lên của cácchất này đã được kiểm soát
Trang 32Khác với các chất khí nhà kính trên đây, sự có mặt của xon khí (aerosol) trong khí quyển chủ yếu ảnh hưởng đến sự truyền
bức xạ mặt trời Xon khí là những phần tử nhỏ trong khí quyển có kích thước, hàm lượng và hợp phần hóa học biến thiên rất lớn.Xon khí có thể tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự truyền bức xạ mặt trời trong khí quyển Tác động trực tiếp của xon khí đếnbức xạ mặt trời là làm thay đổi các thuộc tính quang học của khí quyển qua đó làm giảm lượng bức xạ mặt trời hấp thụ được của
hệ thống khí hậu Tác động gián tiếp của xon khí là làm thay đổi các tính chất quang học và vi vật lí mây: Xon khí làm tăng hạtnhân ngưng kết dẫn đến làm tăng lượng mây, xon khí cũng làm giảm kích thước các hạt nước trong mây dẫn đến làm tăng “tuổithọ” của mây, kết quả là làm tăng albedo của mây, tức làm giảm lượng bức xạ mặt trời nhận được Ngoài ra, xon khí có thể hấpthụ bức xạ mặt trời, làm ấm mây dẫn đến làm giảm khả năng sinh giáng thủy và kéo dài hơn “tuổi thọ” của mây Hiệu ứng nàyđược gọi là tác động bán trực tiếp của xon khí
1.3 Biến đổi khí hậu
1.3.1 Khái niệm và định nghĩa
Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự
biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập
kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biếnđộng của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằngkhác của hệ thống khí hậu
BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lêntoàn cầu Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu
Hiện nay khái niệm “biến đổi khí hậu” không còn xa lạ nữa, ngược lại nó được nhìn nhận như là tiềm ẩn của nhiều nguy cơ
do hậu quả tác động của nó Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tác động tiêu cực và ngày càng nghiêm trọng đếnmôi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội Nhiệt độ toàn cầu gia tăng cùng với sự thay đổi trong phân bố năng lượng trên bề mặt Tráiđất và bầu khí quyển đã dẫn đến sự biến đổi của các hệ thống hoàn lưu khí quyển và đại dương mà hậu quả của nó là sự biến đổicủa các cực trị thời tiết và khí hậu Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ rằng, thiên tai và các hiện tượng cực đoan có nguồn gốc khítượng ngày càng gia tăng ở nhiều vùng trên Trái đất mà nguyên nhân của nó là do sự biến đổi bất thường của các hiện tượng thờitiết, khí hậu Sự nóng lên toàn cầu cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự dâng mực nước biển do băng tan và dãn nở vì nhiệtcủa nước biển, làm cho nhiều vùng đất thấp bị ngập chìm vĩnh viễn, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, v.v
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về hoạt động của con người ảnh hưởng đến khí hậu đã phải đối mặt với một vấn đề quan
Trang 33trọng là làm thế nào để phát hiện được khí hậu có biến đổi hay không Chúng ta biết rằng thời tiết có thể biến động rất mạnh trênqui mô hàng ngày, hàng tuần thậm chí hàng năm, nhưng khí hậu với qui mô thời gian dài hơn nhiều cũng có thể biến động Nếu
30 năm trước nữa khí hậu ấm áp hơn 30 năm qua liệu đó có phải là bằng chứng chắc chắn khí hậu đã biến đổi? Hay đó chỉ là sựdao động dài hạn thông thường của khí hậu? Trả lời câu hỏi này quả là cực kỳ khó đối với các nhà khoa học Trong khi các môhình có thể dự báo được BĐKH thì mọi người dân nói chung chưa chắc đã tin vào điều đó Chừng nào họ chưa chắc chắn rằngkhí hậu biến đổi là một thực tế chứ không phải chỉ là biến động ngẫu nhiên thì họ chưa thể ủng hộ việc thay đổi thói quen hoạtđộng kinh tế, xã hội cũng như thay đổi công nghệ nhằm làm chậm tốc độ BĐKH Rõ ràng, để giải quyết vấn đề này, điều quantrọng là phải hiểu một cách thấu đáo cái gì tạo nên những biến động khí hậu thông thường và chúng khác với BĐKH như thế nào
1.3.2 Những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác độngthường xuyên của con người hoặc sử dụng đất đã làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển Hiểu rõ và định lượng đượcmức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân gây BĐKH hoàn toàn không đơn giản Trong báo cáo lần thứ nhất (FAR) của IPCC năm
1990 chỉ nêu được rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của con người đến khí hậu Báo cáo lần thứ hai (SAR) năm 1995 đã đưa rađược những minh chứng cụ thể về vai trò của con người đối với khí hậu trong thế kỷ 20 Báo cáo lần thứ ba (TAR) năm 2001 đãkết luận rằng, sự ấm lên toàn cầu quan trắc được trong 50 năm cuối của thế kỷ 20 dường như chủ yếu do sự tăng nồng độ khí nhàkính trong khí quyển Những tiến bộ đạt được về quan trắc cũng như các mô hình gần đây càng cung cấp thêm những hiểu biết
vững chắc, cho phép kết luận rằng BĐKH có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân con người
(Báo cáo lần thứ tư – AR4)
Các nguyên nhân tự nhiên được cho là những nguyên nhân nằm ngoài hệ thống khí hậu Trái đất cũng như do sự thay đổi
bên trong và tương tác giữa các thành phần của nó, bao gồm:
1) Sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái đất: Do Trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay quanh Mặt Trời trên
quỹ đạo, theo thời gian một vài biến thiên chu kỳ đã diễn ra Năm 1920, nhà toán học người Serbi là Milutin Milankovitch đã đềxuất rằng biến động của quỹ đạo Trái đất có ảnh hưởng đến khí hậu Hiệu ứng tổ hợp của các biến động trong chuyển động của
Trái đất lên khí hậu do vậy được gọi là chu kỳ Milankovitch Các thay đổi của chuyển động Trái đất gồm sự thay đổi của độ
lệch tâm, độ nghiêng trục và tuế sai (tiến động) (Hình 1.6) Những biến đổi của các tham số này sẽ làm biến đổi lượng bức xạ mặttrời cung cấp cho hệ thống khí hậu và hậu quả là làm khí hậu Trái đất biến đổi
Trang 34Hình 1 5 Biểu diễn độ lệch tâm, độ nghiêng trục và tuế sai chuyển động của Trái đất trên quỹ đạo (theo
http://www.skepticalscience.com)
(a) Độ lệch tâm là tham số phản ánh “độ méo” của quĩ đạo so với đường tròn Sự biến đổi của tham số này chi phối biên độ
biến trình năm của lượng bức xạ mặt trời đến cũng như sự khác biệt của lượng bức xạ mặt trời đến ở hai bán cầu do khoảng cáchgiữa mặt trời và Trái đất biến thiên trong năm Giá trị của độ lệch tâm biến thiên trong khoảng từ 0 (không méo, tức đường tròn)đến 0,07 (méo 7% so với đường tròn), và giá trị hiện nay là 0,0174, tương ứng với Nam Bán cầu nhận được nhiều bức xạ mặt trờihơn Bắc Bán cầu khoảng 6,7% Tham số này có chu kỳ dao động khoảng 96.000 năm Hiện tại, chênh lệch của điểm gần mặt trờinhất (gọi là điểm cận nhật) và điểm xa nhất (điểm viễn nhật) là khoảng 5,1 triệu km tương ứng với độ chênh khoảng 6,8% củabức xạ Mặt Trời, nghĩa là bức xạ mặt trời tại điểm cận nhật lớn hơn bức xạ mặt trời tại điểm viễn nhật là 6,8% Trái đất đi quađiểm cận nhật vào khoảng ngày 03 tháng 01 (năm 2000 diễn ra vào ngày 02 tháng 01), và qua điểm viễn nhật vào khoảng ngày
04 tháng 7 hàng năm (năm 2000 là ngày 02 tháng 7) Trong quá khứ có thời điểm độ lệch tâm lớn hơn nhiều so với hiện tại, nghĩa
là quỹ đạo là elip nhiều hơn, lượng bức xạ mặt trời ở điểm cận nhật sẽ có thể lớn hơn tới 23% so với điểm viễn nhật
(b) Độ nghiêng của trục quay của Trái đất Trái đất quay quanh trục của nó một vòng trong một ngày Độ nghiêng của trục
Trái đất so với pháp tuyến của mặt phẳng quĩ đạo biến thiên trong khoảng từ 21,5° đến 24,5° và có chu kỳ dao động khoảng41.000 năm Sự thay đổi độ nghiêng trục quay này có ảnh hưởng đến sự thay đổi điều kiện khí hậu của các mùa Mỗi bán cầu bịnghiêng khỏi mặt trời trong các thời gian mùa đông và hướng về mặt trời trong mùa hè Khi bán cầu nghiêng xa khỏi mặt trời, nónhận được ít bức xạ hơn bán cầu còn lại Do đó, mặc dù ở gần mặt trời hơn vào ngày đông chí, Bắc bán cầu nhận được ít bức xạhơn trong mùa đông so với trong mùa hè Tương tự, cũng là hệ quả của sự nghiêng, khi Bắc bán cầu trải qua mùa đông thì Nambán cầu lại là mùa hè Do đó, khi độ nghiêng của trục tự quay Trái đất nhỏ thì mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn
Trang 35(c) Tiến động Elip quĩ đạo Trái đất, ngoài sự biến đổi của độ lệch tâm, hướng của trục dài (hay bán trục lớn) của nó cũng
quay một cách chậm chạp Hiện tượng đó được gọi là tiến động Tiến động có thể làm cho các mùa trở nên cực đoan hơn Chẳnghạn vào những thời kỳ nhất định điểm xa mặt trời nhất sẽ xuất hiện vào mùa đông Bắc Bán cầu (làm cho các mùa ở Bắc Bán cầucực đoan hơn, vì mùa đông trùng với thời kỳ xa mặt trời nhất và mùa hè trùng với thời kỳ gần mặt trời nhất), còn vào những thời
kỳ khác điểm xa mặt trời nhất lại xuất hiện vào mùa hè Bắc Bán cầu (làm cho các mùa ở Bắc Bán cầu ít cực đoan hơn, vì mùađông gần mặt trời nhất và mùa hè xa mặt trời nhất) Chu kỳ tiến động nằm trong khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm
Hình 1 6 Thay đổi tham số của quỹ đạo Trái đất từ 250,000 năm trước đến nay
(http://www.fs.fed.us/ccrc/primers/climate-change-primer.shtml)
2) Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất: Bề mặt Trái đất bao gồm các lục địa và các đại dương Bề
mặt Trái đất có thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo sơn, sự phun trào núi
Trang 36lửa, v.v Sự biến dạng này sẽ làm thay đổi phân bố lục địa – biển, hình thái bề mặt Trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bốbức xạ mặt trời nhận được, trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương.
3) Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất: Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng
duy nhất cho Trái đất Nguồn năng lượng này cũng biến thiên theo thời gian Từ khi Trái đất hình thành cho đến nay (khoảng 5 tỷnăm) độ chói của mặt trời tăng khoảng 30% Sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời
kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô, nóng trên bề mặt Trái đất Thành phần khí quyển Trái đất cũng đã thay đổi rất nhiềuqua các thời kỳ địa chất Nguyên nhân có thể do các đợt phun trào núi lửa, thải vào không khí nham thạch nóng nhiều khói, bụigiàu sunfua điôxit, sunfit hữu cơ, mêtan và những loại khí khác Có những bằng chứng cho thấy nhiều đợt phun trào núi lửa trongquá khứ có qui mô lớn hơn so với những đợt phun trào chúng ta đã từng chứng kiến, gây biến đổi mạnh mẽ về cân bằng bức xạtrong khí quyển
Biến đổi tự nhiên của khí hậu có thể được nhận thấy qua các thời kỳ băng hà, gian băng tương ứng với những thời kỳ khíhậu lạnh giá và khí hậu ấm áp của Trái đất Qui mô thời gian của những biến đổi này cỡ hàng trăm nghìn năm (trung bình giữahai lần băng hà vào khoảng hai trăm nghìn năm)
Biến đổi khí hậu cũng có thể có nguyên nhân từ hoạt động của con người Loài người mới xuất hiện cách đây khoảng
gần trăm nghìn năm, quá ngắn so với các chu kỳ băng hà đề cập trên đây Nhưng hoạt động của con người đã tác động đáng kểđến hệ thống khí hậu mà chủ yếu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750)
Vì nhu cầu mưu sinh, con người đã “can thiệp” vào các thành phần của hệ thống khí hậu, làm thay đổi thuộc tính tự nhiêncủa nó Từ chỗ đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy củi, khai thác tài nguyên, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, con người ngàycàng sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển càng nhiều các chất khí gây hiệu ứngnhà kính (Hình 1.8) Nền công nghiệp càng phát triển, lượng phát thải đó ngày càng tăng, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của khíquyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái đất
Các khí nhà kính trong khí quyển Trái đất có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc hoàn toàn do con người sinh ra Chúng có
nồng độ rất khác nhau và ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất cũng rất khác nhau Có những khí nhà kính tồn tại lâu trong khí quyển
như CO2, CH4, N2O, ổn định về mặt hóa học nên được pha trộn kỹ trong khí quyển, do đó mật độ trung bình toàn cầu của chúng
có thể ước lượng được khá chính xác Bên cạnh đó cũng có những khí nhà kính tồn tại ngắn (ví dụ SO2 (sulfua điôxit), CO) có
thể dễ dàng bị ôxy hóa trong khí quyển hoặc dễ bị loại bỏ do mưa Các chất khí này có mật độ biến động lớn và không đồng nhấttrên toàn cầu
Trang 37Với mức độ hiểu biết hiện nay, những khí nhà kính do hoạt động của con người gây ra, có ảnh hưởng quan trọng đến sựBĐKH toàn cầu là điôxit cacbon (CO2), mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) và ôzôn (O3) tầng đối lưu Ngoài ra còn có các chất khíthuộc nhóm halo-cacbon (CFC, HCFC) và các xon khí.
Hình 1 7 Sự biến đổi của nồng độ các chất khí CO 2 , CH 4 , N 2 O trong khí quyển từ 20.000 năm trước đến 2005 (Nguồn:
CH 4: Khí CH4 là loại khí quan trọng thứ hai trong số các khí nhà kính do hoạt động của con người tạo ra Nguồn khí CH4 đượcsản sinh chủ yếu từ sự phân giải yếm khí của cây cỏ trong các đầm lầy, ruộng lúa, phân súc vật, các bãi rác thải, v.v Khí CH4 cũngthoát ra từ các mỏ than, các giếng khoan dầu hoặc do rò rỉ các ống dẫn khí Khí CH4 trong khí quyển được biết đến từ khoảng nhữngnăm 1940, nhưng chỉ đến khoảng cuối những năm 1960 mới có những số liệu đo đạc chính thức Hàm lượng khí nhà kính CH4 cũngtăng từ 715ppb (phần tỷ) trong thời kỳ tiền công nghiệp lên đến giá trị gấp đôi là 1774 ppb vào năm 2005 (Hình 1.8) Trong vòng10.000 năm trước đó, mật độ CH4 thay đổi chậm trong khoảng từ 550 đến 730 ppb Sự tăng hàm lượng khí CH4 hiện nay phần lớn
là do tăng phát thải nhân tạo Từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980, CH4 có tốc độ tăng lớn nhất, xấp xỉ 1%/năm Tuynhiên kể từ năm 1999, theo các đo đạc ghi nhận được, hàm lượng CH4 có xu hướng tăng chững lại Sự gia tăng hàm lượng CH4
Trang 38trong khí quyển làm gia tăng cân bằng bức xạ toàn cầu khoảng +0,48±0,05 W/m 2, đứng thứ hai sau CO2.
N 2 O: Nguồn tạo khí N2O hiện nay chủ yếu do đốt các loại nhiên liệu, sử dụng phân hóa học, sản xuất các hóa chất, đốt sinh khối,
phá rừng, v.v Những hoạt động của con người đóng góp khoảng 40% lượng phát thải N2O vào trong khí quyển Việc đo nồng độN2O trong khí quyển cũng chỉ mới chính thức thực hiện gần đây Năm 2005 hàm lượng N2O là 319 ppb, cao hơn thời kỳ tiền côngnghiệp khoảng 18% Xu hướng tăng của N2O gần như tuyến tính, xấp xỉ 0,8 ppb/năm trong vài thập kỷ qua (Hình 1.8) Sự gia tăngN2O đóng góp khoảng +0,16±0,02 W/m2 vào sự gia tăng cân bằng bức xạ toàn cầu
O 3 tầng đối lưu: O3 trong tầng đối lưu là một loại khí nhà kính quan trọng đứng hàng thứ ba sau khí CO2 và CH4 Nguồn O3nhân tạo chủ yếu từ động cơ ôtô, xe máy hoặc các nhà máy điện Trong tầng đối lưu, O3 là một loại khí nhà kính mạnh nhưng vì thờigian tồn tại ngắn và biến động theo không gian và thời gian lớn, nên việc xác định được tác động bức xạ của sự tăng O3 do hoạt độngcủa con người hiện mới chỉ ở mức hiểu biết trung bình Các quan trắc cho thấy xu thế của O3 tầng đối lưu trong vài thập kỷ quathay đổi về dấu và biên độ ở nhiều nơi khác nhau, tuy nhiên xu thế tăng tương đối rõ ở vùng vĩ độ thấp O3 tầng đối lưu đóng góp
khoảng +0,35 W/m 2 (+0,25 đến +0,65) vào sự thay đổi cân bằng bức xạ toàn cầu Đối với khí O3, con người phải đứng trước hai
thử thách: một là phải tìm cách tăng O3 tầng bình lưu, củng cố “lá chắn” các tia bức xạ cực tím của mặt trời; mặt khác phải giảm nồng
độ O3 tầng đối lưu để hạn chế hiệu ứng nhà kính do nó gây ra
CFC và HCFC: Khác với các chất khí có nguồn gốc tự nhiên, các chất CFC và HCFC hoàn toàn là sản phẩm do con người tạo
ra Các chất khí này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930 và là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm lạnh như
tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, các loại máy lạnh, các bình xịt mỹ phẩm, chất tẩy rửa linh kiện điện tử, v.v Do những đặc tính kỹ thuật tốt,nên việc sử dụng các chất này đã tăng lên nhanh đáng kể từ khi được chế tạo lần đầu tiên cho tới những năm 1970, khi người ta pháthiện ra nó có khả năng phá hủy tầng ôzôn Cho đến cuối những năm 1980, nồng độ các CFC và HCFC trong khí quyển vẫn tăng khámạnh Mặc dù lượng khí CFC và HCFC không nhiều nhưng xu hướng tăng lên của chúng đã làm các nhà khí hậu lo ngại do đặc tínhnguy hiểm phá hủy tầng ôzôn Vì vậy các chất CFC và HCFC đã nằm trong danh sách hàng đầu của các chất bị cấm trong Công ước
về bảo vệ tầng Ôzôn Từ năm 1995, với việc thực hiện Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzon và Nghị định thư Montreal về các chấtlàm suy giảm tầng Ôzon, nồng độ của các chất khí CFC và HCFC đã tăng chậm lại hoặc có xu hướng giảm Từ năm 2010 trở đi, sẽngừng sản xuất các chất này trên toàn thế giới theo Nghị định thư Montreal
Xon khí: Xon khí tự nhiên bao gồm bụi vô cơ từ bề mặt, các hạt bụi muối biển, phát thải sinh vật từ đất và đại dương, và bụi
sinh ra do núi lửa phun trào Một số loại xon khí được thải trực tiếp vào khí quyển, một số khác được hình thành trong khí quyển
từ những hợp chất phát thải Hoạt động của con người cũng góp phần làm gia tăng hàm lượng xon khí trong khí quyển Việc đốtnhiên liệu hóa thạch và sinh khối có thể làm tăng hàm lượng các xon khí chứa sunfua, các chất hữu cơ và muội
Trang 391.3.3 Dao động khí hậu và các hiện tượng cực đoan
Có sự khác biệt nhất định giữa hai khái niệm “biến đổi khí hậu” và “dao động khí hậu” hay “biến động khí hậu” (ClimateVariability) BĐKH có nguồn gốc từ sự mất cân bằng năng lượng của hệ thống dẫn đến việc hệ thống phải tự điều chỉnh để lậplại trạng thái cân bằng mới Thời gian cần thiết cho quá trình thiết lập trạng thái cân bằng này thường là hàng chục năm Hơn nữa,khái niệm BĐKH gắn liền với khái niệm xu thế biến đổi, nghĩa là sự biến đổi cần phải duy trì theo một hướng nào đó Trong khi
đó dao động khí hậu là sự biến đổi thăng giáng của khí hậu xung quanh trạng thái trung bình Những biến đổi này thường ngượcpha nhau, xảy ra có tính lặp đi lặp lại trong những khoảng thời gian nào đó, nghĩa là dao động khí hậu thường gắn liền với kháiniệm chu kỳ Có những dao động có chu kỳ ngắn và dễ dàng nhận thấy, nhưng cũng có những dao động với chu kỳ lặp lại khádài Một trong những ví dụ điển hình của dao động khí hậu là hiện tượng ENSO với các pha El Nino (pha nóng) và La Nina (phalạnh) Các pha này có thể xuất hiện luân phiên nhưng không nhất thiết kế tiếp nhau Chu kỳ xuất hiện các hiện tượng này khoảng
từ 2 đến 8 năm với những hậu quả thời tiết, khí hậu có thể trái ngược nhau
Một cách đơn giản, có thể hiểu dao động (hay biến động) khí hậu như là sự biến đổi thăng giáng của các biến khí hậu (nhưnhiệt độ và lượng mưa) xung quanh trạng thái trung bình nhiều năm (thường là vài chục năm), nghĩa là hoặc lớn hơn hoặc nhỏhơn giá trị trung bình nhiều năm Chẳng hạn, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng 7 (30 năm qua) ở Hà Nội là 33,5°C, nhưng giá trịhàng năm của nó có thể vượt quá hoặc thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm này Tuy nhiên, nếu so sánh giá trị nhiệt độ cao nhấthàng ngày trong tháng 7 của từng năm với giá trị trung bình nhiều năm đó thì sự chênh lệch có thể lớn hơn nhiều Những daođộng đó thường mang tính ngẫu nhiên, được đặc trưng bởi biên độ và chu kỳ lặp lại Ứng với mỗi sự kiện được quan tâm có thể
có xác suất xảy ra nhất định nào đó Xác suất này có thể lớn hoặc nhỏ Ví dụ, xác xuất để nhiệt độ cao nhất trung bình tháng 7 ởmột nơi nào đó vượt quá ngưỡng 33,0°C là 60%, nhưng nếu lấy ngưỡng là 35,0°C thì xác suất này chỉ bằng 10% Xác suất càngnhỏ thì sự kiện càng ít xảy ra và do đó khoảng thời gian lặp lại càng dài
Những hiện tượng có xác suất xảy ra rất nhỏ và khi xảy ra nó có thể có ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã
hội và hoạt động của con người được xem là những hiện tượng cực đoan Nói cách khác, hiện tượng cực đoan được hiểu là
những hiện tượng thỏa mãn các điều kiện: 1) Hiếm, tức có xác suất xuất hiện tương đối thấp trong một khoảng thời gian tươngđối dài; 2) Có cường độ lớn; và 3) Khắc nghiệt, tức là có khả năng gây ra những ảnh hưởng lớn hoặc dữ dội đe dọa trực tiếp hoặcgián tiếp đến sự sống trên Trái đất
Theo IPCC (2007), hiện tượng thời tiết cực đoan (an extreme weather event) là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể vào một
thời gian cụ thể trong năm Định nghĩa “hiếm” có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng hiện tượng thời tiết cực đoan
được hiểu là hiện tượng có xác suất xuất hiện nhỏ, thông thường được chọn là nhỏ hơn 10% Theo định nghĩa này, các tính chất
Trang 40của cái gọi là “thời tiết cực đoan” có thể rất khác nhau giữa nơi này và nơi khác Khi hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra vào một thời gian nào đó trong năm, chẳng hạn một mùa, khá ổn định, nó có thể được gọi là hiện tượng khí hậu cực đoan Nói cách khác,
hiện tượng khí hậu cực đoan là sự tổng hợp của hiện tượng thời tiết cực đoan được đặc trưng bởi trung bình và các cực trị tuyệt
đối của các hiện tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định Cũng cần phân biệt khái niệm cực đoan với khái
niệm cực trị tuyệt đối của chuỗi nhiều năm mà người ta vẫn gọi là giá trị kỷ lục.
BĐKH và sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến sự phân bố lại năng lượng trên bề mặt, trong đại dương và trong khí quyểnTrái đất, làm biến đổi các hệ thống hoàn lưu khí quyển và đại dương Những biến đổi đó có thể tác động đến những dao động tựnhiên của khí hậu, đặc biệt ở qui mô vùng và địa phương Nói chung trên qui mô vùng và địa phương khí hậu biến động mạnhhơn qui mô toàn cầu và bán cầu (vì những biến động ở nơi này được bù trừ bởi những biến động ngược lại ở nơi khác), dẫn đến
sự khác biệt đáng kể trong cấu trúc không gian của các hiện tượng Những khác biệt về biến động khí hậu giữa các vùng là kếtquả của các quá trình tương tác giữa hoàn lưu khí quyển với bề mặt đất và đại dương Những biến đổi trong dao động khí hậu cóthể là nguyên nhân làm gia tăng các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan Hình 1.9 minh họa sự ảnh hưởng đến các hiện tượngliên quan đến nhiệt độ khi các đặc trưng thống kê của nó bị biến đổi Có thể nhận thấy rằng, khi nhiệt độ trung bình tăng lên(nóng lên toàn cầu), xác suất xảy ra thời tiết nóng cũng tăng lên, đặc biệt làm gia tăng tính cực đoan của thời tiết nóng Trongtrường hợp nếu mức độ biến động của nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến sự gia tăng cả các hiện tượng nóng cực đoan và lạnh cựcđoan