1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

61 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 13,61 MB

Nội dung

Phần2 Khái niệm cơ bản về các quyền theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 Phần3 Tài liệu và bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoà

Trang 1

Phần2 Khái niệm cơ bản về các quyền theo Công ước

của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Phần3 Tài liệu và bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền

của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Phần4 Tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông

Phần5 Chủ trương của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Trang 2

* Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

* Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển ở quần đảo Trường Sa là tranh chấp giữa 5 nước – 6 bên: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây

và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Trang 3

TRANH CHẤP

CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trang 4

Đài Loan

Trang 5

• Theo quy định của Liên hợp quốc, đối với những

vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng, Việt Nam và các quốc gia ven biển khác có nghĩa vụ đàm phán với nhau để tìm kiếm một giải pháp công bằng; trong khi chờ đợi đàm phán phân định, các bên cũng có thể thảo thuận về những dàn xếp tạm thời như thoả thuận về đường quản

lý tạm thời, về cùng khai thác với điều kiện các thỏa thuận tạm thời này sẽ không ảnh hưởng đến đòi hỏi chủ quyền của các bên liên quan và kết quả phân định cuối cùng giữa các bên.

Trang 6

Lập trường của các nước với quần đảo Trường Sa

4

Yêu sách đường lưỡi bò

Trang 7

• Việt Nam và Căm-pu-chia là 2 quốc gia nằm tiếp liền

và cùng có bờ biển bao bọc Vịnh Thái Lan, có vấn đề trong việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa.

• Ngày 7-7-1982, 2 nước ký thỏa thuận về vùng nước

lịch sử, theo đó vùng nước lịch sử giữa 2 nước sẽ được đặt dưới chế độ nội thủy và hai bên thống nhất lấy đường Brevie là đường phân chia chủ quyền đảo trong khu vực Hai bên cũng thống nhất sẽ hoạch định đường biên giới trên biển giữa 2 nước vào thời điểm thích hợp.

2.1 - VIỆT NAM – CĂM-PU-CHIA

Trang 8

2.1 - VIỆT NAM – CĂM-PU-CHIA

Trang 9

2.2 - VIỆT NAM – THÁI LAN

• Vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Thái Lan

trong khu vực Vịnh Thái Lan rộng khoảng 6.074 km 2 , hình thành trên cơ sở yêu sách của Việt Nam năm

1971 và Thái Lan năm 1973

• Năm 1992, Việt Nam và Thái Lan chính thức đàm

phán phân định vùng biển chồng lấn giữa 2 nước và sau 7 năm với 9 vòng đàm phán, 2 nước đã đạt được giải pháp phân định cho vùng biển chồng lấn Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan được

2 bên ký ngày 9-8-1997 và chính thức có hiệu lực ngày 27-2-1998.

Trang 10

Đường phân chia

Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan ký ngày 9-8-1997

2.2 - VIỆT NAM – THÁI LAN

(Nguồn: Vụ Luật pháp

và Điều ước quốc tế

Bộ Ngoại giao)

Trang 11

Hiệp định phân định biển với Thái Lan là hiệp định phân định biển đầu tiên của Việt Nam giải quyết dứt điểm vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng Đây cũng là hiệp định phân định biển đầu tiên trong khu vực Vịnh Thái Lan và hiệp định đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sau khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực Theo Hiệp định này, đường ranh giới trên biển giữa 2 nước là đường theo tọa độ được xác định, phân chia cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa 2 nước.

2.2 - VIỆT NAM – THÁI LAN

Trang 12

• Giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a tồn tại một vùng biển

chồng lấn trong khu vực Vịnh Thái Lan rộng khoảng 2.800 km 2 được hình thành bởi yêu sách của Việt Nam năm 1971 và Ma-lai-xi-a năm 1979.

• Trên cơ sở thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2

nước, năm 1992 hai bên đã đàm phán giải quyết vấn

đề vùng biển chồng lấn và ngay tại vòng họp đầu tiên 2 bên đã đạt được thỏa thuận sẽ khai thác chung dầu khí một phần của khu vực chồng lấn giữa

2 nước.

2.3 - VIỆT NAM – MA-LAI-XI-A

Trang 14

2.3 - VIỆT NAM – MA-LAI-XI-A

(Nguồn: Ủy ban

Biên giới quốc gia

Bộ Ngoại giao)

Trang 15

• Theo Thỏa thuận về khai thác chung giữa 2 nước ký

ngày 5-6-1992, 2 nước chỉ định 2 công ty dầu khí quốc gia là Petrovietnam và Petronas đàm phán Thỏa thuận thương mại về khai thác chung dầu khí trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Ngày 29-7-1997, dòng dầu đầu tiên thuộc khu vực khai thác chung giữa 2 nước đã được khai thác thương mại và hiện tại hoạt động khai thác chung dầu khí trong vùng chồng lấn giữa 2 nước đang được triển khai hết sức thành công, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như tăng cường quan hệ giữa 2 nước.

2.3 - VIỆT NAM – MA-LAI-XI-A

Trang 16

• Giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a có vùng thềm lục địa

chồng lấn được hình thành trên yêu sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1971 và In-đô-nê-xi-a năm 1968 với diện tích khoảng gần 40.000 km 2 nằm

ở phía Đông Nam Biển Đông Năm 1972 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đàm phán với phía In-đô-nê- xi-a nhưng 2 bên không đạt được giải pháp nào.

• Việt Nam chính thức đàm phán phân định thềm lục

địa với In-đô-nê-xi-a năm 1978, trải qua quá trình đàm phán, hai bên đã thu hẹp bất đồng, khác biệt để tìm ra một giải pháp thỏa đáng, hợp lý cho vùng thềm lục địa chồng lấn.

2.4 - VIỆT NAM – IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

Trang 17

• Qua 25 năm đàm phán, ngày 26-6-2003, hai bên đã

ký kết Hiệp định phân định thềm lục địa Hiệp định này có hiệu lực ngày 29-5-2007

• Theo Hiệp định này, đường phân định thềm lục địa

giữa 2 nước là một đường gẫy khúc có tọa độ xác định Hiện tại, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a còn phải tiếp tục đàm phán giải quyết vấn đề ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.

2.4 - VIỆT NAM – IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

Trang 18

Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - In-đô-nê-xi-a

độ của các điểm này

là tọa độ địa lý được

xác định trên Hệ trắc

địa thế giới năm 1984

(WGS 84) và được

thể hiện trên hải đồ

do Hải quân Hoàng

gia Anh xuất bản năm

Trang 19

VIỆT NAM – THÁI LAN - MA-LAI-XI-A

Giữa Việt Nam, Thái Lan và

Ma-lai-xi-a có một khu vực chồng lấn

giữa 3 nước với diện tích khoảng

875 km 2 được hình thành trên cơ

sở yêu sách của Việt Nam năm

1971, Thái Lan năm 1973 và

Ma-lai-xi-a năm 1979 Năm 1997, 3

nước đã tiến hành đàm phán, xác

định khu vực chồng lấn giữa 3

nước và đã nhất trí về nguyên tắc

sẽ cùng khai thác chung dầu khí

tại khu vực này Hiện nay, các bên

đã bàn về các chi tiết kỹ thuật của

thỏa thuận khai thác chung.

(Nguồn: Vụ Luật pháp

và Điều ước quốc tế -Bộ Ngoại giao)

Trang 20

• Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ

vào năm 1974 và sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, hai bên lại tiếp tục giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ

• Sau quá trình đàm phán lâu dài, dựa trên các nguyên tắc của luật

pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh, hai bên đã đạt được giải pháp phân định Vịnh Bắc Bộ.

• Hiệp định được ký bởi ông Nguyễn Dy Niên, Bộ trưởng Bộ Ngoại

giao Việt Nam và ông Đường Gia Triền, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ngày 15-6-2004 hiệp định được Quốc hội Việt Nam khoá XI thông qua và Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 30-6-2004.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

và Hiệp định hợp tác nghề cá

Trang 21

• Đường phân định ranh giới biển giữa 2 nước trong Vịnh Bắc Bộ

giữa 2 nước được xác định bởi 21 điểm có tọa độ xác định, theo

đó từ điểm số 1 đến điểm số 9 là đường phân định lãnh hải giữa

2 nước trong Vịnh; mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của 2 nước phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải 2 nước Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm 21 (điểm nằm trên đường đóng cửa Vịnh) là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa 2 nước trong Vịnh Bắc

Bộ Hiệp định này chỉ phân định vùng biển trong phạm vi Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc còn phải tiếp tục đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

và Hiệp định hợp tác nghề cá

Trang 22

• Vào các năm 1957, 1961, 1963 hai nước có ký các thỏa thuận cho

phép thuyền buồm của 2 bên được đánh bắt trong Vịnh ngoài phạm

vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70

• Ngày 25-12-2000, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Nhân

dân Trung Hoa đã ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ Hiệp định này giúp cho quan hệ hợp tác nghề cá giữa hai nước được nâng cao, đảm bảo việc khai thác bền vững các tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ.

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

và Hiệp định hợp tác nghề cá

Trang 24

(Nguồn: Vụ Luật pháp

và Điều ước quốc tế -Bộ Ngoại giao)

Trang 25

Đàm phán về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

• Từ tháng 1-2006 đến tháng 2-2014, Việt Nam – Trung Quốc đã tiến

hành đàm phán 5 vòng cấp chuyên viên về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ nhằm trao đổi và thống nhất:

- Hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển: “Hợp tác trao

đổi, nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc”, “Nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Hô-lô-xen khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang”

- Dự thảo thỏa thuận “Hợp tác tìm cứu nạn trên biển Việt Nam -

Trung Quốc”.

Trang 26

Lập trường của các nước với quần đảo Trường Sa

4

Yêu sách Đường lưỡi bò

Trang 27

• Phi-líp-pin là nước yêu sách chủ quyền đối với quần

đảo Trường Sa tương đối muộn Năm 1956, một nhà thám hiểm Phi-líp-pin (ông Thomas Cloma) sau khi

đi thăm một số đảo đã tuyên bố yêu sách quần đảo

này và đặt tên quần đảo này là “Kalayaan” (Vùng đất

tự do) Từ năm 1971 đến năm 1980, Phi-líp-pin lần lượt chiếm đóng 9 đảo trên quần đảo Trường Sa Năm 1978, Tổng thống Phi-líp-pin ban hành Sắc lệnh

1596 quy định khu vực quần đảo Kalayaan (Trường Sa) thuộc Phi-líp-pin.

Trang 28

“Kalayaan”

(Vùng đất tự do)

Trang 29

Dự luật 3216

Đạo luật RA 9526

Ngày 10-3-2009,

Tổng thống Phi-líp-pin

Gloria Arroyo ký ban

hành Luật đường cơ

sở mới của Phi-líp-pin

(RA 9526), trong đó

đặt các đảo thuộc

quần đảo Trường Sa

của Việt Nam dưới

chế độ đảo

chế độ đảo.

Trang 30

• Là một trong 5 nước có đòi hỏi chủ quyền ở khu

vực Trường Sa, Ma-lai-xi-a yêu sách chủ quyền đối với một số đảo, đá trên quần đảo Trường Sa dựa trên cơ sở là những đảo, đá này nằm trên ranh giới thềm lục địa của Ma-lai-xi-a được công bố năm

1979 Sau đó, Ma-lai-xi-a lần lượt chiếm 5 đá Với việc đơn phương vạch đường biên giới này, các đảo An Bang và bãi ngầm Jeams ở phía ngoài bờ biển Sarawak đã lọt vào phía trong đường biên giới của Ma-lai-xi-a.

3.2 MA-LAI-XI-A

Trang 31

Bản đồ

do Ma-lai-xi-a

phát hành

năm 1979

(Nguồn: Ủy ban Biên giới

quốc gia-Bộ Ngoại giao)

3.2 MA-LAI-XI-A

Trang 32

• Bru-nây là bên duy nhất yêu sách chủ quyền lãnh

thổ đối với quần đảo Trường Sa mà không chiếm đóng và có lực lượng đồn trú trên bất cứ vị trí nào thuộc quần đảo Trường Sa

• Năm 1984, Bru-nây ra tuyên bố về vùng đặc quyền

kinh tế và năm 1983 Bru-nây ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa 200 hải lý.

Trang 33

Đường yêu sách của BRU-NÂY

(Nguồn: Ủy ban Biên giới

quốc gia-Bộ Ngoại giao)

Trang 34

• Năm 1956, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng

nửa phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (Nhóm An Vĩnh) và tháng 1-1974, sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng nốt nửa phía Tây (Nhóm Lưỡi Liềm), Trung Quốc mới hoàn toàn kiểm soát quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

• Trước đó, trong các hội nghị quốc tế về quy chế

lãnh thổ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 như Hội nghị Cairo, Posdam, Trung Quốc không đề cập tới vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trang 35

Lập trường của các nước với quần đảo Trường Sa

4

Yêu sách đường lưỡi bò

Trang 36

Bai Meichu là công chức thuộc

chính quyền Đài Loan Ông

này đã được mời đến Bắc Kinh

năm 1990 để lý giải tại sao lại

thể hiện đường yêu sách 9

đoạn như trên bản đồ xuất bản

năm 1946 Tuy nhiên, ông ta

cũng không đưa ra được lý do

xác đáng giải thích yêu sách kỳ

lạ này.

Đường lưỡi bò trên bản đồ

Nam Hải Chư đảo do Đài Loan

xuất bản năm 1946

(Nguồn: Ủy ban Biên giới

quốc gia-Bộ Ngoại giao)

4.1 YÊU SÁCH ĐƯỜNG

LƯỠI BÒ

Trang 37

• “Đường 9 đoạn” được hình thành dựa trên cơ

sở "đường 11 đoạn" của chính phủ Trung Hoa

Dân Quốc

• “Đường 11 đoạn” là đường quốc giới trên Biển

Đông do 11 đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện

công khai lần đầu tiên vào tháng 2-1948 trong

phụ đồ "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của

"Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân

Quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung

Hoa Dân Quốc phát hành

• Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau khi

thành lập vẫn xác định cương vực trên Biển

Đông theo "đường 11 đoạn" của Trung Hoa Dân

Quốc, đến năm 1953 thì bỏ 2 đoạn trong Vịnh

Bắc Bộ, trở thành "đường 9 đoạn"

(Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao)

ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Trang 38

Ngày 7-5-2009, Trung Quốc gửi Công

hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc

phản đối các Báo cáo chung Việt Nam –

Ma-lai-xi-a và Báo cáo của Việt Nam xác

định ranh giới ngoài thềm lục địa kèm

theo sơ đồ yêu sách “đường lưỡi bò”

Đường này bao trọn 4 nhóm quần đảo,

bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo

Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần

đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với

khoảng 80% diện tích mặt nước của Biển

Đông, chỉ còn lại khoảng 20% cho tất cả

các nước Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây,

In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.

(Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao)

4.1 YÊU SÁCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Trang 39

• Yêu sách phi lý này đòi khoảng 80% diện tích Biển Đông,

nhưng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, cụ thể là:

4.1 YÊU SÁCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

• Trái với Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một

bên tham gia; vùng biển mà “đường lưỡi bò” bao trùm không

thể là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc

• Các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc không đề cập

tới yêu sách này.

• Các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu

vực phủ nhận yêu sách này

Xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 5

nước là Việt Nam; Phi-líp-pin; In-đô-nê-xia; Ma-lai-xia và nây.

Trang 40

Bru-Trung Quốc tuyên bố chủ quyền

của mình trên toàn bộ quần đảo

Trường Sa từ năm 1996.

(Nguồn: Ủy ban Biên giới

quốc gia-Bộ Ngoại giao)

và gia tăng yêu sách chủ quyền trên biển

Trang 41

• Tháng 1-1988, Trung Quốc đã

huy động nhiều tàu khu trục và

tàu tên lửa xuất đến khu vực phía

Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa,

khiêu khích và cản trở hoạt động

các tàu vận tải của Việt Nam trong

khu vực biển gần bãi đá Chữ

Thập và bãi đá Châu Viên.

• Bắt đầu từ ngày 14-3-1988,

Trung Quốc triển khai chiến dịch

đánh chiếm một phần quần đảo

Trường Sa Tính đến ngày

6-4-1988, Trung Quốc đã chiếm đóng

Trang 42

(Nguồn: Quân chủng Hải quân)

và gia tăng yêu sách chủ quyền trên biển

Trang 44

Trung Quốc đặt tên cho các vùng biển thuộc chủ quyền biển Việt Nam

• Ngày 6-5-2009, Trung Quốc

tuyên bố thành lập Vụ Biên giới

và Hải dương trong Bộ Ngoại

giao để nhắm tới việc giải quyết

"các vấn đề biên giới chưa giải

quyết xong với một số nước

láng giềng"

và gia tăng yêu sách chủ quyền trên biển

Ngày đăng: 20/05/2017, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w