1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân Tích Cấu Trúc Nội Dung Và Xác Định Kiến Thức Cơ Bản Của Một Bài Khóa Sinh Học

60 1,3K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 368,5 KB

Nội dung

Bài 1 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CƠ BẢNCỦA MỘT BÀI KHÓA SINH HỌC MỤC TIÊU - Rèn luyện quy trình phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bảncủa một bài

Trang 1

Bài 1 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CƠ BẢN

CỦA MỘT BÀI KHÓA SINH HỌC MỤC TIÊU

- Rèn luyện quy trình phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bảncủa một bài khóa sinh học

- Phát triển kỹ năng xác định vị trí của bài, đọc phân đoạn, xác định các loại kiếnthức trong bài và mối quan hệ logic giữa các loại kiến thức

1.2 Xác định kiến thức cơ bản

1.2.1 Phân loại kiến thức

Một bài khóa bao gồm hai loại kiến thức: Kiến thức cơ bản và kiến thức thôngtin

Kiến thức cơ bản là những kiến thức quan trọng nhất, cần thiết trong việc thựchiện mục tiêu đào tạo, là những kiến thức phản ánh bản chất và quy luật của những sựvật hiện tượng, là những kiến thức mấu chốt, làm cơ sở để hiểu và suy ra những kiếnthức cùng loại hoặc có liên quan

Kiến thức thông tin là những kiến thức phương tiện giúp HS nắm vững được kiếnthức cơ bản (kiến thức cơ sở, kiến thức cũ, các ví dụ, số liệu,…)

Trên cơ sở phân loại kiến thức, phải xác định được mối quan hệ giữa hai loại kiếnthức trong từng tổ hợp kiến thức theo logic quy nạp hay diễn dịch

1.2.2 Kỹ thuật xác định kiến thức cơ bản

Xác định kiến thức cơ bản phải trả lời được các câu hỏi sau:

Trang 2

- Bài có nhiệm vụ hình thành và phát triển những khái niệm và quy luật nào? Ởmức độ nào?

- Nếu là kiến thức mới thì phải hình thành đến mức nào? Có liên quan tới nhữngkiến thức nào sẽ học ở những bài sau?

- Nếu là kiến thức đã biết và bài có nhiệm vụ phát triển hay hệ thống hóa kiếnthức thì phải đi sâu vào những khía cạnh nào? Có kế thừa những kiến thức nào đã học?

1.3 Vận dụng

1.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Sinh học cơ thể

Ví dụ: Bài 3 Thoát hơi nước- SGK 11, cơ bản

- Ví trí: Được bố trí sau bài “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ”, “Vậnchuyển các chất trong cây”, trước bài “Vai trò của các nguyên tố khoáng”

Sau khi được học sự hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, HS biết được rằngnước từ môi trường đất được hấp thụ vào cây là nhờ lông hút của rễ, được vận chuyểnqua thân lên lá Quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây có liên quan tới thoáthơi nước của lá, đó là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ Quá trình thoát hơi nước ở

lá diễn ra như thế nào, HS sẽ được tìm hiểu trong bài thoát hơi nước Sự hấp thụ vàvận chuyển các chất hòa tan luôn diễn ra đồng thời với sự hấp thụ và vận chuyển nướcnên sau khi đã được tìm hiểu các quá trình hấp thụ, vận chuyển và thoát hơi nước, HStiếp tục được tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cơ thể thực vật, cácquá trình dinh dưỡng nitơ ở thực vật

- Cấu trúc nội dung: Nội dung kiến thức của bài có thể phân chia thành các tổ hợptri thức sau:

1- Vai trò của quá trình thoát hơi nước

2- Thoát hơi nước qua lá

3- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

4- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

Khi tìm hiểu về thoát hơi nước, HS thấy được ngoài vai trò là động lực đầu trêncủa dòng mạch gỗ, thoát hơi nước còn có vai trò giúp khí CO2 khuếch tán vào lá, cungcấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, có vai trò giúp lá cây hạ nhiệt độ, đảm bảocho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường Sự thoát hơi nước có liên quan đến cấu

Trang 3

tạo của lá cây và đặc điểm cấu tạo của lá cây cho thấy thoát hơi nước có thể diễn raqua hai con đường- qua khí khổng và qua cutin Từ những hiểu biết đó, HS sẽ thấyrằng, thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố nước, nhiệt độ, ánh sáng, … Trên

cơ sở đó, HS sẽ có ý thức vận dụng kiến thức vào việc cần phải tưới tiêu hợp lí chocây trồng để đảm bảo cân bằng nước và cây trồng sinh trưởng bình thường

- Kiến thức cơ bản: Cấu tạo của lá thích nghi với sự thoát hơi nước và cơ chế điềutiết độ mở của khí khổng dẫn đến cơ chế thoát hơi nước

Mối quan hệ giữa hai loại kiến thức: Logic quy nạp

1.3.2 Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Di truyền học

Ví dụ: Bài 14 “Di truyền liên kết”- SGK 12, nâng cao

- Vị trí: Được bố trí sau bài “Sự tác động của nhiều gen Tính đa hiệu của gen”,trước bài “Di truyền liên kết với giới tính”

Khi tìm hiểu về tính quy luật của hiện tượng di truyền, đầu tiên HS được tìm hiểu

về các định luật cơ bản của Menđen Tuy nhiên các định luật của Menđen chỉ nghiệmđúng trong những điều kiện nhất định Khi nhiều gen cùng tác động lên một tính trạngthì sẽ gây nên hiện tượng tương tác gen Hoặc khi mỗi gen quy định một tính trạngnhưng các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thì sẽ dẫn đếnhiện tượng liên kết hoặc hoán vị gen Tuy nhiên các hiện tượng trên chỉ xảy ra đối vớigen trên nhiễm sắc thể thường, còn với gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thểgiới tính thì dẫn đến hiẹn tượng di truyền liên kết với giới tính

- Cấu trúc nội dung: Nội dung kiến thức của bài có thể phân chia thành các tổ hợptri thức sau:

1- Di truyền liên kết hoàn toàn

2- Di truyền liên kết không hoàn toàn

3- Ý nghĩa của di truyền liên kết

Sau khi đã được tìm hiểu các bài học về các hiện tượng di truyền do sự tác độngriêng rẽ hoặc tác động qua lại của các gen lên tính trạng, mỗi gen nằm trên một NST,

HS có cơ sở để tìm hiểu hiện tượng di truyền mà các gen quy định các tính trạng nằmtrên cùng một NST Dựa trên thí nghiệm lai của Moocgan trên ruồi giấm, HS sẽ sosánh kết quả với phân li độc lập để rút ra các hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen

Trang 4

Khi các gen nằm gần nhau trên NST thì sức liên kết càng lớn và khi các gen nằm càng

xa nhau thì sức liên kết càng yếu dẫn tới sự trao đổi giữa các gen Sau khi đã nêu đượchiện tượng, giải thích hiện tượng và phát biểu được định luật liên kết gen và hoán vịgen bằng mệnh đề khoa học, HS sẽ nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết trong líluận và thực tiễn

- Kiến thức cơ bản: Nội dung và bản chất của di truyền liên kết

Mối quan hệ giữa hai loại kiến thức: Logic quy nạp

1.3.3 Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Tiến hóa, Sinh thái học

BÀI TẬP: SV phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của các bài

khóa trong chương trình

Bài 2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI LÊN LỚP MỤC TIÊU

Hoàn thành được quy trình xác định mục tiêu bài lên lớp và phân tích được cáchthực hiện mục tiêu đó

NỘI DUNG

2.1 Ý nghĩa

+ Theo quan điểm “công nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra”, là “sản phẩm” của mộtquá trình, một công đoạn

Trang 5

+ Theo quan điểm “ dạy học lấy HS làm trung tâm”, phát huy vai trò chủ thể củangười học thì mục tiêu đề ra cho HS và do HS thực hiện.

2.2 Các dạng mục tiêu

+ Mục đích: Được hiểu là mục tiêu khái quát, dài hạn (mục đích rộng), là đơn đặthàng của xã hội đối với từng lớp học, từng cấp học Từ đó người biên soạn chươngtrình lựa chọn nội dung và nhóm phương pháp thích hợp

+ Mục tiêu (mục đích hẹp): Là mục đích ngắn hạn, cụ thể, là tiêu chuẩn tri thứcđặt ra cho HS sau khi học xong một bài, một chương

2.3 Những quy tắc viết mục tiêu

Vì mục tiêu đề ra là cho HS và do HS thực hiện nên GV phải hình dung được làsau 1 bài, 1 cụm bài hay 1 chương, 1 phần của chương trình, HS phải nắm được nhữngkiến thức, kĩ năng, thái độ gì Trong cách phát biểu mục tiêu phải làm rõ hoạt động của

HS ở mỗi giai đoạn Ví dụ: Sau khi học xong bài này, HS phải

+ Mục tiêu phải nói rõ mức độ hoàn thành công việc của HS Ví dụ: HS phảiphân biệt được, nêu được, giải thích được

Nhiều GV có quan niệm rằng khi phát biểu mục tiêu là nói tới công việc của thầy.Chẳng hạn: GV phải cho HS biết được hoặc phải truyền đạt cho HS Quan niệm nhưvậy là sai lầm

+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải tiến trình của bài học.+ Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học cầnđạt tới Ví dụ: Học xong bài này, HS phải

Không phải: Bài này cho HS thấy hoặc bài này đề cập tới

+ Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kếtquả bài học Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu vớimức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó

+ Mỗi “ đầu ra” trong mục tiêu nên diễn đạt bằng một động từ xác định rõ mức

Trang 6

Có thể lựa chọn các động từ gợi ý sau để diễn đạt mục tiêu cụ thể:

+ Về mục tiêu kiến thức: Định nghĩa, mô tả, gọi tên, nhận biết, lựa chọn, thuậtlại, liệt kê, giải thích, nêu, trình bày, cho ví dụ, phân biệt, chứng minh,…

+ Về mục tiêu kĩ năng: So sánh, đối chiếu, phân loại, lập giả thuyết, chứng minh,

đo đạc, tính toán, vẽ sơ đồ, lập bảng biểu, phân tích kết quả thí nghiệm,…

+ Về mục tiêu thái độ: Tán thành, hưởng ứng, chấp nhận, tiếp nhận, tham gia, bảo

vệ, phản đối, tranh luận,…

Để viết mục tiêu bài học, cần nghiên cứu kĩ chương trình, SGK, sách giáo viên,không chỉ riêng một bài mà cả những bài có liên quan Phải hình dung những điều kiệncần có và có thể có để đảm bảo mục tiêu nêu ra thực hiện được Phải nghĩ tới tiêu chíđánh giá mức độ đạt được mục tiêu

2.4 Quy trình xác định mục tiêu bài lên lớp

Ví dụ: Xác định mục tiêu bài “Thoát hơi nước”- SGK 11, cơ bản

* Trên cơ sơ phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của bài, mụctiêu bài học được xác định như sau:

Sau khi học xong bài, HS phải:

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước

- Trình bày được 2 con đường thoát hơi nước và cơ chế điều tiết độ mở của khíkhổng, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích cơ sở khoa học của việc tưới tiêuhợp lí cho cây trồng

* Cách thực hiện mục tiêu: Thực chất là định hướng PPDH để đạt được mục tiêu

đề ra

- GV sử dụng ví dụ trang 15 để ĐVĐ tìm hiểu vai trò của thoát hơi nước HS đọcSGK và phân tích hình 3.1 để làm rõ được vai trò của thoát hơi nước

Trang 7

- Về đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước, dạy họctheo cách viết trong SGK Khi dạy về 2 con đường thoát hơi nước, GV có thể vẽ hìnhminh họa lên bảng về sự đóng mở của khí khổng, HS quan sát và mô tả cơ chế đóng

mở khí khổng

- Từ những kiến thức vừa học, GV gợi ý để HS phát hiện được các tác nhân cóảnh hưởng đến sự thoát hơi nước: Sự thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của những yếu tốnào? Nêu ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Tại sao phải tướinước cho cây trồng hợp lí?

BÀI TẬP: SV xác định mục tiêu dạy học cho các bài học trong chương trình Sinh học

cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học

Bài 3 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC SINH HỌC MỤC TIÊU

- Xây dựng và tổ chức được các tình huống dạy học sinh học

- Lựa chọn được PPDH, biện pháp DH, phương tiện DH thích hợp cho từng tìnhhuống

- Tập thể hiện chuyển tải thông tin dạy học cho mỗi tình huống

NỘI DUNG

3.1 Ý nghĩa: Trong quá trình thiết kế bài giảng, xác định các tình huống dạy học và

lập phương án tổ chức các tình huống dạy học sẽ tạo nên cấu trúc của bài lênlớp

Trang 8

- Dạng THDH mà bản thân HS làm việc trực tiếp từ SGK thì HS tự lực kiểm tratài liệu theo hướng dẫn của GV.

- Dạng THDH có sự phối hợp các tình huống, cả GV và HS đều tham gia thìPPDH được áp dụng là các PPDH tích cực: Hỏi đáp- tìm tòi, DH giải quyết vấn đề,phương pháp trực quan, thực hành

3.3 Xây dựng tình huống dạy học

Việc xây dựng các THDH có thể thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1 Xác định nội dung và kiến thức cơ bản của bài học

- Bước 2 Phân chia nội dung kiến thức bài học thành những tổ hợp tri thức vàxác định mối quan hệ logic giữa chúng trong bài lên lớp

- Bước 3 Xác định các THDH

- Bước 4 Lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện DH phù hợp cho từngTHDH

3.4 Tổ chức các tình huống dạy học

Tổ chức và thể hiện các THDH được tiến hành theo quy trình:

- Bước 1 Lập phương án chuyển tải thông tin DH trong các THDH

- Bước 2 Tập thể hiện tổ chức riêng rẽ từng THDH

- Bước 3 Tập thể hiện tổ chức toàn bộ các THDH trong cấu trúc bài lên lớp

- Bước 4 Thể hiện tổ chức và thực hiện các THDH trước HS

3.5 Vận dụng: Xây dựng và tổ chức THDH trong bài “Quy luật phân li độc

lập”-SGK Sinh học 12, nâng cao

* Xây dựng THDH:

+ Bước 1 Kiến thức cơ bản của bài: Nội dung và cơ sở tế bào học của định luật phân

li độc lập

+ Bước 2 Bài học có thể phân chia thành những tổ hợp tri thức:

1 Nội dung của quy luật phân li độc lập - Thí nghiệm lai của Menđen

- Nội dung định luật

2 Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

3 Công thức tổng quát

+ Bước 3 Các THDH được xác định:

1 Nội dung quy luật: Có những THDH sau:

Trang 9

- Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen (nêu vấn đề, giảng giải hoặc hỏiđáp- tái hiện)

- Trội, lặn (hỏi đáp)

- Biến dị tổ hợp (hỏi đáp)

- Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng (hỏi đáp)

- Sự di truyền của các cặp tính trạng (giảng giải)

- Nội dung của định luật (hỏi đáp)

2 Cơ sở tế bào học của quy luật: Gồm các THDH sau:

- Sơ đồ lai với các cặp gen trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (trực quan tranhvẽ)

- Sơ đồ giải thích F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (trực quantranh vẽ)

- Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 (hỏi đáp)

- Nguyên nhân của hiện tượng phân li độc lập các tính trạng và sự xuất hiện cácbiến dị tổ hợp (hỏi đáp)

+ Bước 4 Lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học cho mỗi THDH

(ghi trong ngoặc đơn sau mỗi THDH ở bước 3)

* Tổ chức các THDH:

+ Bước 1 Lập phương án chuyển tải TTDH:

1 Nội dung của quy luật phân li độc lập:

Để đưa ra thí nghiệm lai của Menđen, có thể thực hiện theo một trong các cáchsau:

- HS nhớ lại kiến thức đã học ở sinh học 9, nhắc lại sơ đồ lai kiểu hình về phéplai hai cặp tính trạng của Menđen

- GV giới thiệu sơ đồ lai

- Khi kiểm tra bài cũ, GV đã đưa ra 2 bài tập về lai 1 cặp tính trạng Từ đó đặtvấn đề: Khi phối hợp lai giữa hai cặp tính trạng đó thì xảy ra hiện tượng gì? GV gọi

HS viết sơ đồ lai dạng kiểu hình

Sau đó, GV sử dụng phương pháp hỏi đáp:

Từ P thuần chủng, F1 đồng tính hãy xác định tính trạng trội, lặn

So sánh số kiểu hình ở F2 với P, từ đó xác định được biến dị tổ hợp

Trang 10

HS xác định tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng và xác định sự di truyền của từng cặptính trạng tuân theo định luật 2 của Menđen.

Lập tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 nên xácđịnh được sự di truyền của hai cặp tính trạng là độc lập với nhau

Với suy lý quy nạp, HS phát biểu được nội dung quy luật (có thể thực hiện lệnhhoạt động trong SGK)

2 Cơ sở tế bào học:

- GV đặt vấn đề: Menđen giải thích sự phân li độc lập các tính trạng là do sựphân li độc lập, tổ hợp tự do của cặp nhân tố di truyền Về sau, người ta phát hiện cáccặp nhân tố di truyền này chính là các cặp gen Vậy các cặp gen này được phân bố nhưthế nào trên các cặp nhiễm sắc thể và sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặpgen là do yếu tố nào quy định?

- GV giới thiệu sơ đồ lai với các cặp gen trên các cặp NST khác nhau HS giảithích sự phân bố các gen trên NST Từ đây, GV yêu cầu HS xác định giao tử của P,kiểu gen và kiểu hình của F1

- Tiếp theo GV hỏi HS về các loại giao tử của F1 và giải thích vì sao F1 giảm phâncho 4 loại giao tử? (Sử dụng sơ đồ sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST đểgiải thích)

- GV hướng dẫn HS lập khung Penet (hoặc dùng tích xác suất) và xác định kiểugen, kiểu hình của F2

- Qua việc phân tích sơ đồ lai và giải thích F1 giảm phân cho 4 loại giao tử, GVnêu câu hỏi: Nguyên nhân của hiện tượng phân li độc lập các tính trạng và sự xuất hiệncác biến dị tổ hợp là gì?

+ Bước 2 Tập thể hiện riêng rẽ từng THDH

+ Bước 3 Tập thể hiện toàn bộ các THDH

+ Bước 4 Thể hiện tổ chức và thực hiện các THDH trước HS.

BÀI TẬP: Xây dựng và tổ chức THDH trong bài “Di truyền liên kết”- SGK Sinh học

12, nâng cao

Trang 11

Bài 4 HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN (LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC)

MỤC TIÊU

- Nêu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bài học

- Hoàn thành được quy trình lập kế hoạch bài học và nêu được cấu trúc của kế hoạchbài học

- Soạn được các giáo án trong chương trình sinh học phổ thông

NỘI DUNG

4.1 Vai trò của việc lập kế hoạch bài học

Lập kế hoạch bài học là một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo cho giờ họcthành công, là công việc rất quan trọng vì:

- Đây là sự kiến tạo các hoạt động của thầy và các hoạt động của trò nhằm thựchiện mục tiêu dạy học

- Người GV sẽ tự tin hơn, giải quyết được các tình huống sư phạm nảy sinh trongquá trình dạy học do trong quá trình soạn giáo án người GV đã suy nghĩ về đặc trưng

bộ môn, mục tiêu dạy học, đặc điểm đối tượng, lựa chọn pương pháp và cách thức tổchức,

- Khi lập kế hoạch dạy học, người GV có thể vận dụng đổi mới phương pháp dạyhọc bộ môn, phát huy khả năng lĩnh hội kiến thức một cách tích cực của HS

Tuy nhiên, giáo án chỉ là tài liệu mang tính hướng dẫn cho hoạt động dạy học.Trong quá trình lên lớp, đôi khi GV có những thay đổi so với dự kiến để đáp ứng nhucầu của học sinh, để thực hiện tiết dạy linh hoạt, phù hợp với những tình huống nảysinh trong giờ học

4.2 Quy trình soạn giáo án

Trang 12

4.2.1 Những điều kiện làm căn cứ soạn giáo án

- Đặc điểm cơ bản về học sinh lớp mình đang dạy

- Điều kiện liên quan đến việc dạy bài đó: Số tiết, phương tiện, đồ dùng dạy học

có thể sử dụng, tài liệu, lớp học,

4.2.2 Quy trình soạn giáo án

Soạn giáo án sinh học có thể áp dụng theo quy trình sau:

Bước 1 Xác định mục tiêu bài học

Đây là khâu then chốt khi soạn giáo án vì mục tiêu bài học quyết định nội dungdạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động dạy học, nội dung vàphương pháp đánh giá kết quả học tập,

Bước 2 Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Khi soạn bài, GV suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học cần phải sửdụng những đồ dùng dạy học, phương tiện, thí nghiệm, thiết bị, phiếu học tập, nào

- Cần kiểm tra danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc của cánhân để tận dụng hoặc bổ sung

- Xác định những phương tiện HS có thể chuẩn bị

Mục tiêubài học

Hình thức tổ chức dạy họcPhương tiện dạy học

Các hoạt động dạy học

Đánh giáChuẩn bị kế hoạch tiếp theo

Trang 13

Bước 3 Xác định các hoạt động dạy học

GV cần chú ý các hoạt động sau:

- Mở bài: Đặt vấn đề để định hướng HS vào nội dung bài học mới

- Các hoạt động: GV có thể chia cột trình bày các hoạt động của GV và HS hoặckhông chia cột nhưng phải thể hiện rõ được các hoạt động Mỗi tiết học nên có từ 2đến 4 hoạt động, thời gian mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức hoặc kỹnăng mà mục tiêu đề ra

Bước 4 Xác định việc tổng kết, đánh giá bài học

- Tổng kết bài có thể dưới hình thức tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính hoặcdùng phiếu đánh giá cuối bài hoặc giới thiệu tài liệu, các hình thức tham khảo cần thiếtkhác

- Đánh giá cuối bài không phải để xem xét kết quả học tập của từng HS cụ thể mà

để xác định được HS học được bao nhiêu và làm được gì sau bài học, bài học đã đạtđược các mục tiêu đề ra chưa, thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trìnhdạy học Do đó GV nên sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra bằng các câuhỏi cuối bài hoặc biên soạn phiếu trắc nghiệm hoặc nêu những tình huống thực tế cầngiải thích bằng kiến thức bài học,…

Bước 5 Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo

GV cần nghiên cứu nội dung các bài học tiếp theo để thiết kế các hoạt độnghướng dẫn HS chuẩn bị trước ở nhà

4.3 Cấu trúc bài soạn

Giáo án được viết thành văn bản là kết quả của tất cả những chuẩn bị của GV.Giáo án có thể được viết theo mẫu:

Kiểm tra, dạy bài mới, tổng kết,…

Nội dung: Ghi vắn tắt những nội

Là cột chính, ghi rõ các hoạt độngcủa GV và hoạt động tương ứng củaHS; những câu hỏi, chỉ dẫn gợi ý của

Trang 14

bước, nội

dung DH

dung chính, những kết luận kháiquát, các định luật, công thức,hình vẽ, sơ đồ,…

GV- những dự kiến trả lời của HS;những động tác biểu diễn thí nghiệm,phương tiện trực quan, công tác tựlực của HS, vẽ sơ đồ, làm bài tập,…

Hoạt động 2:

Trang 15

- Trình bày được thí nghiệm, nội dung và ý nghĩacủa quy luật phân li độc lập.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

+ Kĩ năng:

- Viết được sơ đồ lai minh hoạ thí nghiệm lai của Menđen

- Xác lập được công thức tổng quát trong trường hợp lai nhiều cặp tính trạng, cáccặp tính trạng phân li độc lập, tổ hợp tự do

- Giải được các bài tập có liên quan

+ Thái độ: Giải thích được hiện tượng xuất hiện biến dị tổ hợp trong trường hợpphân li độc lập

II CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Đồ dùng dạy học: Hình 12 Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Di truyền học

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Hỏi đáp

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

4.1 Phân bố nội dung bài học: Bài học được chia thành 3 phần:

+ Nội dung của quy luật phân li độc lập

+ Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

+ Công thức tổng quát

Kiến thức trọng tâm: Nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

Trang 16

4.2 Các hoạt động dạy học

Mở bài (10 phút): GV yêu cầu HS thực hiện giải các bài tập sau:

1 Khi lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phảnhạt trơn với hạt nhăn thì F1 thu được toàn hạt trơn Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2thu được tỉ lệ 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn Hãy biện luận và lập sơ đồ lai

2 Khi lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phảnhạt vàng với hạt xanh thì F1 thu được toàn hạt vàng Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2thu được tỉ lệ 3 hạt vàng: 1 hạt xanh Hãy biện luận và lập sơ đồ lai

Sau khi HS giải xong 2 bài tập trên, GV đặt vấn đề: Nếu phối hợp lai giữa hai cặptính trạng trên (hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn) thì kết quả phép lai chịu sự chi phốicủa quy luật di truyền nào? Hãy nêu kết quả của phép lai

HS thực hiện viết sơ đồ lai dạng kiểu hình để xác định kết quả phép lai

Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung của quy luật phân li độc lập (12 phút)

Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm lai của Menđen Nêu được những nhận xét kếtquả thí nghiệm lai và nội dung quy luật phân li độc lập

Cách ti n h nh: ến hành: ành:

1 Nội dung của quy luật phân li

Trang 17

+ Nội dung quy luật phân li độc

lập: Khi lai 2 cơ thể thuần chủng

khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính

- Hãy lập tích tỉ lệ 2 cặp tính trạng và nêu nhậnxét về sự di truyền của 2 cặp tính trạng đó

GV: Khi phân tích tỉ lệ mỗi KH, Menđen nhậnthấy tỉ lệ mỗi KH đó bằng tích xác suất các cặptính trạng hợp thành Dựa trên kết quả nhiều thínghiệm lai tương tự, ông đã xác định được quyluật phân li độc lập của các cặp tính trạng Vậy từnhững nhận xét ở trên hãy nêu nội dung địnhluật

HS nêu nội dung định luật, GV nhận xét, chínhxác hoá

Hoạt động 2 Tìm hiểu cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập (12 phút)

Mục tiêu: Biểu diễn được các cặp gen trên các cặp NST khi chúng PLĐL Viếtđược sơ đồ lai Giải thích được F1 giảm phân cho 4 loại giao tử Phát biểu được cơ sở

tế bào học của quy luật PLĐL

Ti n h nh: ến hành: ành:

2 Cơ sở tế bào học - GV giải thích hình 12 từ P đến F1, kết hợp viết

Trang 18

GF1 AB, Ab, aB, ab

F2 Kiểu gen (9 loại):

- GV nêu câu hỏi: Khi F1 giảm phân cho mấy loạigiao tử, là những giao tử nào?

HS nêu câu trả lời

GV sử dụng sơ đồ phân li độc lập, tổ hợp tự docủa F1 để giải thích sự hình thành giao tử F1

- GV hướng dẫn HS lập khung penet, xác địnhkiểu gen và kiểu hình ở F2

- GV: Dựa trên việc phân tích ở trên, hãy nêunguyên nhân của hiện tượng PLĐL các tính trạng

và sự xuất hiện BDTH

HS nêu GV chính xác hoá

GV nêu câu hỏi về điều kiện nghiệm đúng củaquy luật PLĐL, HS trả lời

Hoạt động 3 Tìm hiểu công thức tổng quát (5 phút)

Mục tiêu: Thiết lập được công thức tổng quát

Trang 19

Tiến hành: GV hướng dẫn HS lập công thức tổng quát theo gợi ý trong SGK.

HS hoàn thành được bảng:

Số cặp gen

dị hợp F1

Số các loạigiao tử F1

Tỉ lệ phân likgen F2

Số các loạikgen F2

Tỉ lệ phân likhình F2

Số các loạikhình F2

V KẾT LUẬN BÀI HỌC: HS đọc khung nội dung trang 49

VI TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ: GV nhận xét giờ học

GV ra bài tập vận dụng quy luật PLĐL, HS giải bài tập

VII HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ:

GV hướng dãn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

BÀI TẬP: Sinh viên soạn giáo án các bài học trong chương trình.

5.1 Đặc điểm thực hành thí nghiệm trong chương trình Sinh học cơ thể

- Chương trình cơ bản và nâng cao đều phân bố 8 bài thực hành, mỗi bài có thờilượng là 1 tiết

B ng: Phân ph i thí nghi m th c h nh trong ch ối thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học cơ thể ệm thực hành trong chương trình Sinh học cơ thể ực hành trong chương trình Sinh học cơ thể ành: ương trình Sinh học cơ thể ng trình Sinh h c c th ọc cơ thể ơng trình Sinh học cơ thể ể

Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao

Bài 7 Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi Bài 6 Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí

Trang 20

nước và thí nghiệm về vai trò của phân

Bài 14 Thực hành: Chứng minh quá trình

hô hấp toả nhiệt

Bài 21 Thực hành: Tìm hiểu hoạt động củatim ếch

- Hầu hết các thí nghiệm trong chương trình đều cần thời gian nên trong dạy họccần thực hiện nguyên tắc dạy học “lấy không gian bù thời gian” Qua quá trình tiếnhành các thí nghiệm, HS sẽ củng cố được thế giới quan khoa học, có hứng thú tìm hiểu

sự đa dạng trong hoạt động sống của thế giới sinh vật, có thái độ yêu quý, bảo vệ thiênnhiên, có ý thức lao động sản xuất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ

5.2 Tổ chức thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học

Để tổ chức tốt 1 tiết thực hành thí nghiệm, cần chú ý các bước sau:

+ Bước 1 Chuẩn bị

Đây là bước quyết định sự thành công của bài giảng Trong khâu chuẩn bị cầnphối hợp sự chuẩn bị của cả GV và HS HS được tham gia vào công việc chuẩn bị có ýnghĩa giáo dục ý thức trách nhiệm và giảm nhẹ công việc của GV

Những công việc chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị vật mẫu

Trang 21

- Chuẩn bị phương tiện thực hành.

- Một số nội dung có thể thực hiện trước ở nhà với vật mẫu như quan sát hìnhthái, nghiên cứu một số hoạt động sinh lí

Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án xác định rõ mục tiêu, các nội dung cần tiến hành trong giờ thực hành,cách hướng dẫn các thao tác thực hành khi thiết kế giáo án

- Vật mẫu

- Dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm việc

- Dự kiến chia nhóm học sinh

+ Bước 2: Tiến hành giờ thực hành theo quy trình sau:

- Ổn định tổ chức lớp: Bố trí chỗ ngồi, phân phát dụng cụ và vật mẫu, kiểm tra

sự chuẩn bị của học sinh

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, hướng dẫn các thao tác thựchành

- Học sinh tiến hành thực hành Đây là hoạt động chủ yếu của giờ thực hành, cóthể có 2 nội dung: Báo cáo kết quả thí nghiệm đã được chuẩn bị ở nhà hoặc tiến hànhthực hành, làm báo cáo tường trình Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viênthường xuyên theo dõi sự làm việc của các nhóm

- Tổng kết, đánh giá thực hành, gồm các công việc:

~ Phân tích kết quả thí nghiệm, rút kinh nghiệm

~ Nhận xét công việc chuẩn bị và tiến hành thực hành của học sinh

~ Thu báo cáo tường trình

~ Thu dọn dụng cụ, mẫu vật và vệ sinh phòng học

5.3 Vận dụng tổ chức và sử dụng thí nghiệm thực hành Hướng động- SGK nâng cao

Chuẩn bị: GV và HS cần chuẩn bị:

Dụng cụ, mẫu vật: 4 cốc có hạt đậu nảy mầm, các hạt đậu đã nảy mầm; ống trụbằng giấy dài 2cm, hộp giấy đục lỗ; khay nhỏ bằng lưới thép; hộp nhựa trong suốt;phân đạm

Bố trí các thí nghiệm trước 5- 7 ngày:

- Treo ngược một cốc có hạt đậu đã mọc thân, lá (1)

Trang 22

- Treo nằm ngang một cốc có hạt đậu đã nảy mầm nằm trong 1 ống trụ bằnggiấy dài 2cm (2)

- Đặt một cốc cây đậu vào đáy hộp giấy (3)

- Đặt một cốc cây đậu vào sát tường cửa sổ (4)

- Đặt hạt đậu nảy mầm vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm cho kínhạt, treo nghiêng khay 450 (5)

- Đặt cây đậu ở giữa 1 hộp trong suốt, bón phân đạm (hoặc các loại phân bónkhác) ở một phía thành hộp (6)

+ Thực hiện thành công các thí nghiệm tính hướng của thực vật

+ Phân biệt và giải thích được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng,hướng nước, hướng hoá

- Tiến hành thực hành: Do GV đã giới thiệu các thao tác thí nghiệm từ trước để

HS thực hiện ở nhà nên GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành các thí nghiệm Hoànthành phiếu thực hành

- Tổng kết, đánh giá thực hành:

Trang 23

+ GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày phiếu thực hành, các nhóm khác nhận xét, bổsung GV chính xác hoá.

+ GV nhận xét công việc chuẩn bị và cách tiến hành của các nhóm Rút kinhnghiệm

- Hệ thống hoá được các thí nghiệm thực hành trong chương trình di truyền học

- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm thông qua việc tiến hành các thínghiệm trong chương trình

- Hình thành được kỹ năng tổ chức và sử dụng các thí nghiệm thực hành

NỘI DUNG

6.1 Đặc điểm thí nghiệm trong chương trình di truyền học

- Chương trình di truyền học tiếp tục phát triển các kĩ năng quan sát, thí nghiệm

để tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng, quy luật diễn ra trong cơ thể sống

- Trong quá trình dạy học di truyền học, các thí nghiệm được sử dụng như là biệnpháp, là con đường giúp HS phát hiện kiến thức mới, kĩ năng mới cho bản thân hoặctập dượt, làm theo con đường của các nhà khoa học đã khám phá Do vậy, có thể sửdụng theo kiểu “thí nghiệm giả”, nghĩa là thực hiện thí nghiệm trong tư duy

- Trong chương trình di truyền học, các thí nghiệm có thể được sử dụng để hìnhthành kết luận khoa học, để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm

+ Sử dụng thí nghiệm để hình thành kết luận khoa học: Được hiểu là trong quátrình dạy học, GV sử dụng thí nghiệm như một phương tiện để tổ chức HS hoạt độnghọc tập, từ việc hướng dẫn của GV, HS được tập dượt, làm quen với việc xây dựngnhững kết quả khoa học Kết quả thu được trong mỗi thí nghiệm chỉ coi là tư liệu,chưa hẳn là nội dung học tập

Trang 24

Ví dụ: Khi dạy bài “Quy luật phân li”, GV có thể sử dụng “thí nghiệm giả” để HSnêu được nội dung định luật phân li Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu

Hà Lan của Menđen:

Thân cao x thân thấp Thân cao 487 cao và 177 thấp

Kết quả F1 và F2 chưa phải là kiến thức cơ bản cần học mà đây là dẫn liệu để rút

ra được kết luận cần thiết Để HS hình thành kết luận khoa học, GV hướng dẫn HS:

 Tìm ra đặc điểm chung của từng loại số liệu: F1 có kiểu hình giống bố haygiống mẹ?

 Dùng phép tương đương để biến đổi số liệu làm bộc lộ rõ đặc điểm chung: ởF2, tỉ lệ các cặp tính trạng là 3 : 1

 Từ đặc điểm chung rút ra đặc điểm bản chất và tập dượt diễn đạt đặc điểmchung, bản chất bằng ngôn ngữ của mình

 GV chỉ ra điểm chưa chính xác để HS tự điều chỉnh diễn đạt lại cho phù hợpvới mục đích của thí nghiệm

+ Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm: thường là cácthí nghiệm trong các bài thực hành

Các bước tiến hành thực hành thí nghiệm trong dạy học di truyền học vẫn ápdụng theo các bước dạy học thực hành thí nghiệm sinh học khác

6.2 Vận dụng tổ chức và sử dụng thực hành thí nghiệm “Quan sát tiêu bản tạm thời hay cố định về đột biến số lượng nhiễm sắc thể”

6.2.1 Chuẩn bị: GV chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm:

- Mẫu vật: Rễ cây ráy, dâu, hành, tỏi

- Hoá chất: Nước cất, cồn, thuốc nhuộm axêtôcacmin, axit axetic 45%

- Thiết bị và dụng cụ: Bộ đồ làm tiêu bản hiển vi (lam kính, lamen, kim nhọn,kẹp, đĩa đồng hồ, đèn cồn, dao, kéo, …), kính hiển vi Tiêu bản cố định về các dạngđột biến số lượng NST

6.2.2 Tổ chức thực hành:

Trang 25

- Ổn định tổ chức: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một bộ đồ làm tiêubản hiển vi.

- Mục tiêu bài thực hành:

+ Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát NST ở các loài thực vật khác nhau.+ Quan sát hình thái và đếm số lượng NST của dạng bình thường và dạng độtbiến

+ Vẽ hình thái NST đã quan sát vào vở

- Tiến hành thực hành: Sau khi GV hướng dẫn các thao tác làm tiêu bản hiển vi,

HS tiến hành làm tiêu bản hiển vi theo các bước sau:

+ Lấy rễ ra và rửa sạch đất, cắt phần chóp rễ những đoạn khoảng 5 mm, đưa vàođĩa đồng hồ

+ Đổ thuốc nhuộm ngập rễ, nhuộm trong khoảng 5 – 10 phút

+ Dùng kẹp kẹp đĩa đồng hồ hơ trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 phút cho mềmmẫu (chú ý không làm sôi)

+ Lấy 1 rễ, đặt lên lam kính, cắt lấy phần chóp rễ, rửa bớt thuốc nhuộm bằngnước cất

+ Đậy mẫu bằng lamen, dùng giấy thấm thấm phần nước thừa, dàn mỏng mẫu.Tiếp theo, GV hướng dẫn HS đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát (các thao tác

sử dụng kính, quan sát từ bội giác nhỏ đến lớn) HS quan sát tiêu bản và vẽ hình quansát được vào vở

có thể quan sát được hình thái NST qua các kì phân bào)

+ Yêu cầu HS tiếp tục quan sát, vẽ hình, GV thu lại hình vẽ của HS

+ HS thu dọn, vệ sinh phòng học

BÀI TẬP: Sinh viên soạn bài thực hành và tập thể hiện tổ chức bài thực hành trong

dạy học di truyền học

Bài 7

Trang 26

Bài 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI TẬP SINH HỌC MỤC TIÊU

- Nêu được khái niệm và vai trò của bài tập trong dạy học sinh học

- Xác định được kỹ thuật thiết kế và giải bài tập sinh học

Trang 27

NỘI DUNG

8.1 Khái niệm về bài tập

Theo từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng nhữngđiều đã học được

Các nhà lí luận dạy học Liên Xô cũ, cho rằng: Bài tập là một dạng bài làm gồmnhững bài toán, những câu hỏi hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khihoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay một kĩ năng nhất định hoặc hoànthiện chúng Khái niệm bài toán ở đây được coi là một dạng bài tập- dạng bài tập địnhlượng

Trong dạy học sinh học ở nước ta thường dùng khái niệm bài tập, trong đó có bàitập định lượng và bài tập định tính

Về thành phần cấu tạo, bài tập có điểm giống câu hỏi là chứa đựng điều đã biết

và điều cần tìm, điều cần tìm dựa vào điều đã biết, điều cần tìm và điều đã biết quan hệchặt chẽ với nhau, từ những điều đã biết ta có thể dùng phép biến đổi tương đương đểdẫn tới những điều cần tìm Nhưng mối quan hệ giữa điều đã biết với điều cần tìmtrong bài tập chặt chẽ hơn trong câu hỏi, thể hiện ở chỗ những điều đã biết trong bàitập phải vừa đủ để người thực hiện bài tập chỉ biến đổi những điều đã biết bằng nhữngđại lượng tương đương sẽ dẫn đến kết luận

Từ sự phân tích mối quan hệ giữa điều đã biết và điều cần tìm như trên, có thểhiểu bản chất của việc giải bài tập là sự thực hiện phép biến đổi tương đương, đểchứng minh rằng điều đã cho và điều cần tìm là hoàn toàn phù hợp

Bản chất của bài tập: Bản chất lí luanạ dạy hcọ của bài tập là một hệ thông tin xácđịnh, bao gồm những điều kiện và những yêu cầu mà giữa chúng luôn luôn tồn tại sựmâu thuẫn (mâu thuẫn khách quan) Khi mâu thuẫn đó va chạm với chủ thể (ngườigiải) sẽ trở thành mâu thuẫn chủ quan, dẫn tới nhu cầu cần phải khắc phục Sự khắcphục chính là quá trình phân tích, biến đổi những mói quan hệ giữa cái đã cho với cáicần tìm để tìm ra lời giải

8.2 Vai trò của bài tập trong dạy học sinh học

Bài tập là phương tiện quan trọng được sử dụng trong dạy học nói chung, sử dụngtrong hoạt động sinh học nói riêng:

Trang 28

Trong phạm trù lí luận dạy học, phạm trù bài toán vừa là mục đích, vừa là nộidung, vừa là phương tiện, vừa là phương pháp dạy học có hiệu quả cao.

- Đối với HS: là nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS đồng thời làphương thức để HS thu nhận bản thân kiến thức đó

- Đối với GV: là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức của HS Phươngtiện đó có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào bản thân cấu trúc bài toán, phụ thuộcvào nghệ thuật sư phạm hay phương pháp sử dụng chúng

8.3 Kỹ thuật thiết kế bài tập

8.3.1 Yêu cầu sư phạm của bài tập

- Bài tập phải là công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu dạy học, được ápdụng phổ biến không chỉ trong khâu củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức mà cònđược sử dụng có hiệu quả trong khâu nghiên cứu tài liệu mới

- Phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo,phổ biến kiến thức dưới dạng nêu ra vấn đề học tập Với nọi dung từng môn học, bàitập phải được phân loại thành các dạng điển hình, mỗi dạng ứng với một algôrit giảiđặc trưng

- Bài tập cần được diễn đạt ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, chứa đựng được hướngcâu trả lời

- Câu hỏi phải diễn đạt được điều cần hỏi và có tác dụng kích thích tư duy

- Bài tập được xây dựng phải đảm bảo tính kế thừa và vừa sức với HS

- Bài tập sinh học phải tải được nhiều tri thức sinh học nhất Cần tránh hiện tượngphức tạp hoá bài tập bằng các thuật toán mà làm giảm tỉ trọng kiến thức sinh học

8.3.2 Quy trình thiết kế bài tập sinh học

Để thiết kế bài tập đảm bảo các yêu cầu sư phạm và được sử dụng trong quá trìnhdạy học cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1 Xác định mục tiêu của việc xây dựng bài tập: GV phải nắm vững mục

tiêu, nội dung bài học, năng lực của HS để xây dựng bài tập đảm bảo HS phải đạt đượcmức độ nào về kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Bước 2 Liệt kê những điều cần hỏi và những điều đã biết theo một trình tự phù

hợp với trình độ các hoạt động học tập

Trang 29

- Bước 3 Diễn đạt điều đã cho và điều cần tìm thành bài tập

- Bước 4 Xác định các nội dung cần trả lời cho từng điều cần tìm để xem bài tập

có tìm được đáp số hay không, đáp số có phù hợp với trình độ HS không

- Bước 5 Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt bài tập để đưa vào sử

dụng

8.4 Sử dụng bài tập trong dạy học sinh học ở trường phổ thông

Trong dạy học, bài tập được sử dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt đượcnhững mục tiêu khác nhau: để tạo tình huống học tập, để định hướng vấn đề học tập,

để hướng dẫn quan sát, để phát triển kĩ năng tư duy, để củng cố, ôn tập, hoàn thiệnkiến thức, để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập,

Bên cạnh việc xây dựng, lựa chọn bài tập, cần nắm vững những vấn đề cơ bảncủa việc giải bài tập

Giải bài tập là phải xem xét đầu bài cho cái gì và yêu cầu cái gì, người giải phântích, nhớ lại các khái niệm, định luật, tính chất, , các kĩ năng có liên quan để tìm ramối liên quan giữa điều đã biết và điều cần tìm, xác định cách thức thực hiện thao tác,thể hiện chính xác các thao tác Quá trình giải bài tập là quá trình nghiên cứu đầu bài,xác định hướng giải và trình bày lời giải theo hướng đã vạch ra để tìm lời giải phù hợpgiữa điều đã cho và yêu cầu

* Hoạt động của HS trong quá trình giải bài tập:

- Để hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Có thể phân tích, so sánh, đối chiếu đểtìm ra cái chung, cái bản chất để hình thành khái niệm Suy nghĩ qua câu hỏi gợi ý,dùng những kiến thức, kĩ năng đã có để tìm ra quy trình giải bài tập

- Để vận dụng, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng: GV hướng dẫn HS thực hiệnquá trình giải bài toán theo các bước sau:

+ Bước 1 Lĩnh hội nội dung bài tập (tìm hiểu đầu bài): HS tiến hành phân tích

các điều kiện, các yêu cầu, thiết lập mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, phát hiện

ra các mâu thuẫn giữa chúng và phát biểu các mâu thuẫn đó, xử lí kí hiệu, đơn vị

+ Bước 2 Lập chương trình giải (xác định hướng giải): HS biến đổi các điều

kiện, tìm ra các dữ kiện bổ sung, phát biểu lại bài tập để đưa ra giả định cho chươngtrình giải

Trang 30

+ Bước 3 Thực hiện chương trình giải (trình bày lời giải): Thực hiện các bước

giải dự kiến

+ Bước 4 Kiểm tra lời giải: HS xác định xem đã trả lời đúng đầu bài hay chưa,

đã dùng hết các điều kiện cho chưa, tính toán có chỗ nào sai không

Các bước như trên có thể đầy đủ nếu bài tập hoàn toàn xa lạ với người giải Tuynhiên có thể không đaỳa đủ nếu bài toán đang giải giống hệt với các bài toán đã từnggiải

8.5 Phân loại các bài toán

Việc phân loại các bài toán có ý nghĩa lí luận dạy học quan trọng vì nó giúp GVphương pháp sử dụng chúng có hiệu quả nhất về giáo dục và giáo dưỡng Trongnghiên cứu LLDH nói chung, LLDH sinh học nói riêng, có nhiều hệ thống phân loạikhác nhau:

+ Từ phía khách quan (từ các yếu tố chính của bài toán) có các dạng: bài toán líthuyết, bài toán thực hành, bài toán chấp hành, bài toán tái lập, bài toán xây dựng+ Từ phía chủ quan người giải: bài toán tìm tòi, bài toán tái hiện

+ Dựa trên quan điểm mục đích LLDH: bài toán nghiên cứu tài liệu mới; bài toánhoàn thiện, củng cố kiến thức; bài toán kiểm tra, đánh giá kiến thức

Bài 9 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP

CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN- BIẾN DỊ

MỤC TIÊU

- Phân biệt được các dạng bài tập về cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền- biến

dị Thiết lập và giải thích được các công thức khái quát của các dạng bài tập

- Thiết kế được các bài tập về cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền- biến dị

- Nêu được phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập

NỘI DUNG

9.1 Các dạng bài tập cơ bản

- Bài tập về cấu trúc ADN (gen), mARN

Ngày đăng: 12/02/2017, 07:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w