Chuyên ngành nàycung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về sự phát triển tâm lý theo độ tuổi và các đặc điểmtâm lý cụ thể ở từng độ tuổi cũng như những cơ sởtâm lý của việc dạy
Trang 1NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA
TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
TS Huỳnh Văn Sơn (Chủ b iên) Đinh Quỳnh Châu - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm làmột chuyên ngành của Tâm lý học Chuyên ngành nàycung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu
về sự phát triển tâm lý theo độ tuổi và các đặc điểmtâm lý cụ thể ở từng độ tuổi cũng như những cơ sởtâm lý của việc dạy học và giáo dục con người nóichung và học sinh nói riêng
Đối với sinh viên sư phạm hoặc nhữngchuyên ngành có liên quan đến việc giáo dục và đàotạo thì bộ môn Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sưphạm trở thành một môn học hay những tín chỉ bắtbuộc phải tích lũy Những kiến thức của bộ môn này
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
Trang 2đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhữngđịnh hướng ban đầu về sự hiểu biết nghề nghiệp,những kỹ năng cơ bản cũng như những nền tảng nhấtđịnh cho việc tiếp thu những tri thức về Lý luận dạy học
bộ môn Có thể nói cùng với Tâm lý học đại cương thìTâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm đóng vaitrò hết sức quan trọng nhằm hình thành kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ cho người học chuyên ngành
sư phạm
Ngày nay, việc giảng dạy đòi hỏi người giáoviên phải liên tục cập nhật những kiến thức khoa học.Tuy nhiên, những kiến thức cơ bản của Tâm lý học lứatuổi và Tâm lý học sư phạm vẫn thể hiện được tínhthiết yếu của nó Từ việc tìm hiểu những đặc điểm cơbản về nhận thức và học tập của từng lứa tuổi đểngười giáo viên biết lựa chọn nội dung dạy học,phương pháp dạy học đến việc nắm vững cấu trúc tâm
lý của việc hình thành khái niệm hay rèn luyện kỹ năngđều đòi hỏi phải nắm vững những kiến thức cơ bảntrong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm.Ngay cả thực trạng công tác học đường đang có nhiềuvấn đề như: bạo lực học đường, văn hóa học đườngxuống cấp thì việc giáo dục hành vi đạo đức, hình
Trang 3thành những phẩm chất của một người học sinh trongthời đại mới cũng đòi hỏi sinh viên sư phạm và cảnhững thầy cô giáo - nhà quản lý giáo dục phải thực
sự quan tâm đến những cơ sở tâm lý trong việc giáodục đạo đức cho học sinh, hình thành những phẩmchất đạo đức dựa trên cơ sở tâm lý hay cấu trúc tâm lýcủa hành vi đạo đức
Tập tài liệu này ra đời nhằm hỗ trợ sinh viên
sư phạm và những người có liên quan đến chuyênngành sẽ xác lập được những kiến thức trọng tâm củamôn học, trên cơ sở nghiên cứu có định hướng hoặc
sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản nhất qua quátrình học tập - nghiên cứu Nội dung của tài liệu tậptrung vào những kiến thức chung của Tâm lý học lứatuổi và sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học(bao gồm học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổthông) Ngoài ra, những kiến thức cơ bản về Tâm lýhọc dạy học, Tâm lý học giáo dục và Tâm lý học nhâncách người giáo viên cũng được tiếp cận tr6en bìnhdiện khái quát Tài liệu được trình bày dưới dạng hỏiđáp những nội dung khoa học cơ bản trong môn họccũng như định hướng phân tích - giải quyết những tìnhhuống thực tiễn được sử dụng làm chất liệu giảng dạy
Trang 4hay sử dụng làm câu hỏi mở rộng hay câu hỏi tìnhhuống trong đánh giá Các câu hỏi được sắp xếp theotừng phần - từng chương dưới dạng câu hỏi luận đề
và câu hỏi tình huống để người đọc sẽ dễ dàng thamkhảo và nghiên cứu Hy vọng rằng quyển tài liệu đãđáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của những đốitượng có quan tâm đến bộ môn Tâm lý học lứa tuổi vàTâm lý học sư phạm
Chắc chắn rằng quyển tài liệu không thể tránhkhỏi những thiếu sót Hy vọng sẽ nhận được quan tâm
và ủng hộ của quý bạn đọc Mong rằng quyển tài liệunày sẽ trở thành tư liệu học tập và nghiên cứu hữu íchcho quý bạn đọc để việc tìm hiểu - nghiên cứu Tâm lýhọc lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm sẽ có định hướng
và đạt hiệu quả cao Mong nhận được những chia sẻ
Trang 5NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
Chương 2 - TÂM LÝ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
Trang 6NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
à Phần 1: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
TỔNG QUAN
* Với mục tiêu giúp sinh viên nêu được quanđiểm đúng đắn và tích cực về trẻ em và sự phát triểntâm lý trẻ em, biết nhận diện cac quy luật phát triểntâm lý và biết phân tích vai trò của các yếu tố bẩm sinh
di truyền, môi trường sống, giáo dục và hoạt động vàgiao tiếp đối với sự phát triển tâm lý cá nhân cũng nhưnắm vững các giai đoạn phát triển tâm lý của một đờingười; chương 1 sẽ là các câu hỏi để ôn tập nhữngnội dung cơ bản sau:
1 Khái niệm chung về sự phát triển tâm lý trẻem
2 Các quy luật phát triển tâm lý trẻ em
3 Các yếu tố tác động đến sự phát triển tâm
lý trẻ em
4 Phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý
Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
Trang 72 TLH Lứa tuổi và TLH Sư phạm (1998), PGS
Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng, NXBGiáo Dục
3 Tâm lý học trẻ em (1998), Nguyễn ÁnhTuyết, NXB Giáo Dục
Câu hỏi:
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạmđược ra đời để nghiên cứu đối tượng gì và thực hiệnnhững nhiệm vụ nào? Từ đó nêu lên ý nghĩa lý luận vàthực tiễn của môn học này?
Trả lời:
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩanghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sưphạm:
a Đối tượng nghiên cứu:
Trang 8- Đối tượng của Tâm lý học lứa tuổi là độnglực phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con người; sựphát triển cá thể của các quá trình tâm lý và các phẩmchất tâm lý trong nhân cách của con người đang đượcphát triển (quá trình con người trở thành nhân cáchnhư thế nào);
- Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểmcủa các quá trình và các phẩm chất tâm lý riêng lẻ của
cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt củachúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi một lứa tuổi,nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hộitri thức, phương thức hành động ;
- Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu các dạnghoạt động khác nhau của các cá nhân đang được pháttriển (vui chơi, lao động…)
- Do yêu cầu của thực tiễn và thành tựu củakhoa học, ngày nay Tâm lý học lứa tuổi có nhiều phânngành: Tâm lý học trẻ em trước tuổi học, Tâm lý họctuổi nhi đồng, Tâm lý học tuổi thiếu niên, Tâm lý họctuổi thanh niên…
- Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học sư
Trang 9phạm là những quy luật tâm lý của việc dạy học vàgiáo dục.
- Tâm lý học sư phạm nghiên cứu những vấn
đề Tâm lý học của việc điều khiển quá trình dạy học,nghiên cứu sự hình thành quá trình nhận thức, tìm tòinhững tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự phát triển trí tuệ
và xác định những điều kiện để đảm bảo phát triển trítuệ có hiệu quả trong quá trình dạy học, xem xét nhữngvấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và họcsinh cũng như giữa học sinh với học sinh
Những phân ngành của Tâm lý học sư phạm:Tâm lý học dạy học, Tâm lý học giáo dục và Tâm lýhọc về người giáo viên
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ những gợi mở về đối tượng nghiên cứu thìTâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm có nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
- Rút ra những quy luật chung của sự pháttriển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo
sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi;
- Rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ
Trang 10năng kỹ xảo trong quá trình giáo dục và dạy học, nhữngbiến đổi tâm lý của học sinh do ảnh hưởng của giáodục và dạy học… từ đó cung cấp những kết quảnghiên cứu để tổ chức hợp lý quá trình sư phạm, gópphần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục vàdạy học.
c Ý nghĩa nghiên cứu:
Những thành tựu của Tâm lý học lứa tuổi vàTâm lý học sư phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớnlao
- Về mặt lý luận, các nghiên cứu của Tâm lýhọc lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm sử dụng các tàiliệu của một số khoa học khác, nhưng đến lượt mình
nó lại cung cấp tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho cáckhoa học khác
- Về mặt thực tiễn có thể khẳng định sự hiểubiết về Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm làđiều kiện cần thiết để tổ chức có hiệu quả và đúng đắnquá trình học tập và giáo dục
Câu hỏi:
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
Trang 11có mối liên hệ gì với nhau?
Trả lời:
- Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng quan hệchặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác, đặc biệt làTâm lý học đại cương, giáo dục học, phương phápgiảng dạy bộ môn…
- Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
là những chuyên ngành của Tâm lý học, đều dựa trên
cơ sở Tâm lý học đại cương Tâm lý học lứa tuổi vàTâm lý học sư phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, thốngnhất với nhau, vì chúng có chung khách thể nghiêncứu
- Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạmđều nghiên cứu trẻ em trong quá trình dạy học và giáodục
- Sự phân chia ranh giới giữa hai ngành Tâm
lý học này chỉ có tính chất tương đối Những thành tựucủa Tâm lý học lứa tuổi sẽ là những cơ sở quan trọng
để Tâm lý học sư phạm vận dụng nhằm định hướngnhững cơ sở tâm trong việc điều khiển họat động sư
Trang 12phạm Ngược lại, Tâm lý học sư phạm sẽ làm chonhững kiến thức của Tâm lý học lứa tuổi sẽ cụ thể hơnkhi xem xét nó trong hoạt động dạy học và giáo dụctheo từng độ tuổi.
Câu hỏi:
Dưới góc độ Tâm lý học lứa tuổi, hãy cho biếttrẻ em là gì Trình bày sự hiểu biết về khái niệm trẻ emtrong Tâm lý học lứa tuổi?
- Theo J.J Rútxô (1712 - 1778) : Trẻ emkhông phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn cũngkhông phải lúc nào cũng có thể hiểu được trítuệ,nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ…vì
“Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảmnhận riêng của nó”
Trang 13- Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định:Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại Sự khácnhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau vềchất Trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quyluật của trẻ em Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời,đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xãhội, có nhu cầu giao tiếp với người lớn Việc nuôinấng, dạy dỗ trẻ phải theo kiểu người Mỗi thời đạikhác nhau có trẻ em riêng của mình.
Tóm lại: Trẻ em là trẻ em mà không phải làngười lớn thu nhỏ lại Trẻ em là những thực thể đangphát triển Giới hạn của khái niệm trẻ em là từ lúc mớisinh ra cho đến trước tuổi trưởng thành (trước 18 tuổi).Không nên lấy chuẩn người lớn để so sánh với trẻ em
mà lấy trẻ em làm chuẩn so với chính nó trên bìnhdiện rộng Trẻ em là con đẻ của thời đại và thể hiện
“sự thu gọn” sự phát triển lịch sử từ trước đến nay
Câu hỏi:
Phân tích ngắn các quan niệm sai lầm về sựphát triển tâm lý trẻ em?
Trả lời:
Trang 14- Quan điểm duy tâm coi sự phát triển tâm lýtrẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng củacác hiện tượng đang được phát triển, mà không có sựchuyển biến về chất lượng.
- Quan điểm này xem sự phát triển của mỗihiện tượng như là một quá trình diễn ra một cách tựphát mà người ta không thể điều khiển được, khôngthể nghiên cứu được, không nhận thức được
- Quan điểm sai lầm này được biểu hiện ởcác thuyết sau:
+ Tuy nhiên, có những người theo thuyết này
Trang 15có đề cập đến yếu tố môi trường Nhưng theo họ,mmôi trường chỉ là “yếu tố điều chỉnh“, “yếu tố thểhiện“ một nhân tố bất niến nào đó ở trẻ.
Nhà Tâm lý học Mỹ E Tóocđai cho rằng: “Tựnhiên ban cho mỗi người một vốn nhất nhất định, giáodục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sửdụng nó bằng phương tiện tốt nhất“ và “vốn tự nhiên“
đó đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một bộphận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó
“dù giảng dạy tốt”, số khác lại tỏ ra lại có thành tích “dùgiảng dạy tồi” )
+ Từ quan điểm này làm cho con người mấtlòng tin vào giáo dục, vào sự tu dưỡng và cải tạo bảnthân, họ cho rằng vai trò của giáo dục là thứ yếu, trẻ tốthay xấu, học giỏi hay kém không phải do giáo dục mà
do gien tốt hay xấu Từ đó, họ đi đến kết luận: Trẻ emkhó bảo, năng lực trí tuệ kém phát triển là do bẩm sinhchứ không phải do giáo dục,do môi trường
Như vậy, vai trò của giáo dục đã bị hạ thấp.Giáo dục chỉ là yếu tố bên ngoài có khả năng làm tăngnhanh hay kìm hãm quá trình bộc lộ những phẩm chất
tự nhiên, bị chế ước bởi tính di truyền Và họ đã rút ra
Trang 16kết luận sai sư phạm lầm: mọi sự can thiệp vào quátrình phát triển tự nhiên của trẻ đều là sự tùy tiện,không thể tha thứ.
2 Thuyết duy cảm:
Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảmgiải thích sự phát triển của trẻ chỉ bằng những tácđộng của môi trường xung quanh Theo các tác giảthuộc trường phái này thì:
+ Môi trường là nhân tố quyết định sự pháttriển của trẻ em Vì thế, họ cho rằng, muốn nghiên cứucon người chỉ cần nghiên cứu, phân tích môi trường
mà con người sống
+ Quan điểm này cho rằng: môi trường xã hội
là cái bất biến, quyết định trước sự phát triển tâm lý cánhân, còn con người được xem như là đối tượng thụđộng trước ảnh hưởng của môi trường
+ Mọi người sinh ra đều có sẵn những đặcđiểm bẩm sinh như nhau để phát triển trí tuệ và đạođức Sự khác nhau giữa các cá nhân về điểm này haykhác là do ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng củanhững tác động khác nhau
Trang 17Với quan niệm như vậy, chúng ta không thểgiải thích được vì sao trong một môi trường sống nhưnhau lại có những nhân cách khác nhau.
3 Thuyết hội tụ hai yếu tố:
Những người theo quan điểm này cho rằng:
Sự tác động qua lại giữa hai yếu tố di truyền và môitrường quyết định trực tiếp quá trình phát triển, trong
đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điềukiện để biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵnthành hiện thực
Theo họ, sự phát triển là sự chín muồi củanhững năng lực, những nét tính cách, những hứngthú… mà trẻ sinh ra đã có Những nét và những đặcđiểm tính cách do cha mẹ truyền lại cho trẻ dưới dạng
có sẵn, bất biến…
Một số người theo thuyết này có đề cập đếnvai trò của môi trường đối với tốc độ chín muồi củanăng lực và nét tính cách được truyền lại cho trẻ em.Nhưng theo họ, môi trường không phải là toàn bộnhững điều kiện và hoàn cảnh mà trẻ em sống mà chỉ
là gia đình của trẻ…
Trang 18* Nhận định các thuyết trên:
Mặc dù quan niệm của những người đại diệncho các thuyết trên bề ngoài có vẻ khác nhau, nhưngthực chất đều có những sai lầm giống nhau:
+ Họ đều thừa nhận đặc điểm tâm lý của conngười là bất biến hoặc tiền định hoặc do tiềm năngsinh vật di truyền hoặc ảnh hưởng của môi trường bấtbiến Những quan điểm này nhầm phục vụ cho giaicấp bốc lột (Có nghĩa là sự bất bình đẳng trong xã hội
là tất nhiên, là hợp lý)
+ Họ đánh giá không đúng vai trò của giáodục, từ đó thiếu biện pháp giáo dục, bi quan trước sảnphẩm xấu của giáo dục Họ xem xét sự phát triển củatrẻ một cách tách rời và không phụ thuộc và nhữngđiều kiện cụ thể mà trong đó quá trình phát triển củatrẻ diễn ra
+ Họ đều cho rằng trẻ em là đối tượng thụđộng, cam chịu ảnh hưởng có tính chất quyết định củayếu tố sinh vật hoặc môi trường… Họ phủ nhận tínhtích cực riêng của cá nhân, coi thường những mâuthuẫn biện chứng được hình thành trong quá trình pháttriển tâm lý của cá nhân, mà không thấy được con
Trang 19người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể
có ý thức sáng tạo nên hoàn cảnh
Câu hỏi:
Trình bày nội dung cơ bản của thuyết tiềnđịnh Đưa ra những nhận xét cơ bản về thuyết này trênphương diện sự phát triển tâm lý
Trả lời:
Nội dung cơ bản của thuyết tiền định:
- Quan điểm của thuyết này cho rằng ditruyền, những đặc điểm bẩm sinh hay chính gen là yếu
tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển tâm lýtrẻ em Sự phát triển tâm lý do các tiềm năng sinh vậtgây ra và con người có tiềm năng đó ngay từ khi ra đời
- Sự phát triển chỉ là một quá trình trưởngthành, chín muồi của những thuộc tính có sẵn ngay từđầu và được quyết định trước bằng con đường ditruyền này cụ thể đó là sự mã hóa, chương trình hóađược trang bị trong gen
- Cũng theo luận điểm rằng di truyền là yếu tốquyết định sự phát triển tâm lý Sự phát triển tâm lý các
Trang 20khả năng của con người là cái có sẵn Quan điểm nàycho thấy di truyền là yếu tố quyết định sự phát triển tâm
lý còn môi trường là yếu tố điều chỉnh, biểu hiện củatính di truyền mà thôi Chính di truyền mà không phảiyếu tố khác sẽ quy định mức tối đa của sự phát triển -đường hướng và mức độ của nó
- Bẩm sinh di truyền là nguồn gốc, là động lựccủa sự phát triển tâm lý cá thể mang vai trò quyết địnhnhưng môi trường là yếu tố điều chỉnh, biểu hiện củatính di truyền
Một số nhận xét cơ bản về thuyết này trênphương diện sự phát triển tâm lý
- Trên bình diện văn hóa cũng khó có thể chốicãi hay loại bỏ vai trò của di truyền tuy nhiên không thểnói rằng di truyền quyết định văn hóa Bản thân vănhóa luôn luôn phát triển biến động thì di truyền đếnmột lúc nào đó sẽ rất có thể theo kịp sự phát triển này.Hơn nữa, vì tính chất di truyền nên các cá thể đã khácnhau từ lúc đầu (khi con người được sinh ra) và liêntục vì văn hóa khác nhau con người lại liên tục khácnhau và vì thế không thể cho rằng di truyền quy địnhvăn hóa
Trang 21- Ở góc độ khác, sẽ dễ dàng nhận thấy ditruyền không thể quyết định sự phát triển của mỗi cánhân Sự lĩnh hội và sự tiếp thu hay sự phát triển đíchthực của con người ở nhiều bình diện khác nhau như:tình cảm - ước mơ - ý chí không thể do yếu tố genhay di truyền quyết định Tất cả những yếu tố ấy phụthuộc khá nhiều vào sự lĩnh hội văn hóa xã hội mà nótrực tiếp phụ thuộc vào “phông” văn hóa - những hànhtrang văn hóa đích thực mà cá nhân “sở hữu” như bảnlĩnh của chính mình trong cuộc sống.
Câu hỏi:
Trình bày nội dung cơ bản của thuyết duycảm Đưa ra những nhận xét cơ bản về thuyết này trênphương diện sự phát triển tâm lý
Trả lời:
Nội dung cơ bản của thuyết duy cảm:
- Môi trường văn hóa xã hội là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển trẻ em Những tác giả theo thuyếtnày cho rằng giữa môi trường và sự phát triển của conngười có một mối liên hệ đặc biệt mà cụ thể rằng nóchính là yếu tố quy định tâm lý và sự phát triển của con
Trang 22người diễn ra một cách tương ứng.
- Nhân tố xã hội là nguồn gốc của sự pháttriển tâm lý do đó để nghiên cứu tâm lý con người thìchỉ cần phân tích cấu trúc của môi trường Môi trườngnhư thế nào thì tâm lý của con người như thế ấy Cơchế hành vi của con người và những con đường pháttriển của nó được ban cho một lần trong môi trường vàvẫn mãi mãi như thế Nếu trẻ em sinh ra là tờ giấytrắng thì ảnh hưởng của hoàn cảnh, điều kiện, môitrường, xã hội mà những phẩm chất - thuộc tính được
vẽ lên đó
- Mọi sự thành công hay thất bại của trẻ đều là
do môi trường hay đều được giải thích bởi môi trườngbên ngoài Muốn nghiên cứu con người chỉ cần phântích cấu trúc môi trường của họ như thế nào thì conđường phát triển hành vi, nhân cách và tâm lý sẽ nhưthế
Nhờ vào tác động của môi trường sự pháttriển mới hiện hữu Ngay cả những thuộc tính của đặcđiểm tự nhiên cũng không phải tự nhiên có mà là sựtác động qua lại giữa các cá nhân trong xã hội và thếgiới tự nhiên là sản phẩm thực sự của xã hội
Trang 23Một số nhận xét cơ bản về thuyết này trênphương diện sự phát triển tâm lý
- Môi trường là nơi để văn hóa thực thi nhữngchức năng khá đặc biệt của mình nhưng không thểquá đề cao vai trò của môi trường vì thực tiễn cho thấytrong cùng những điều kiện, hoàn cảnh xã hội nhưnhau lại hình thành những nhân cách hoàn toàn khácnhau, trái ngược nhau và trái lại trong những điều kiện
- môi trường xã hội khác nhau lại hình thành nhữngnhân cách có nhiều nét tương đồng nhau
Sự phát triển được hình thành nhờ vào sựtương tác tích cực với môi trường Thế nhưng sự pháttriển thì không hẳn là sự tích lũy hay sự lĩnh hội mộtcách thụ động những tác động của môi trường với tưcách con người là “sản phẩm” hay “bản sao” của môitrường
- Những ảnh hưởng tiêu cực sẽ bị “gạn lọc”hoặc thậm chí là bị gạt bỏ để hướng đến sự phát triển
có định hướng và thích ứng
Câu hỏi:
Trình bày nội dung cơ bản của thuyết hội tụ
Trang 24hai yếu tố Đưa ra những nhận xét cơ bản về thuyết nàytrên phương diện sự phát triển tâm lý.
Trả lời:
Nội dung cơ bản của thuyết hội tụ hai yếu tố:
- Sự tác động qua lại giữa môi trường và ditruyền quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em Trong haiyếu tố trên, di truyền giữ vai trò quyết định còn môitrường là điều kiện để biến những yếu tố có sẵn của ditruyền trở thành hiện thực
- Trong sự phát triển tâm lý của trẻ, nhịp độ vàgiới hạn của sự phát triển là tiền định còn môi trường
sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chín muồi của năng lực vàtính cách được truyền lại sẵn
- Sự phát triển là sự chín muồi những nănglực, tính cách mà trẻ sinh ra đã có Những nét vànhững đặc điểm tính cách được thế hệ trước truyền lạimột cách bất biến trong đó nhịp độ và giới hạn của sựphát triển là tiền định
- Ảnh hưởng của môi trường đối với tốc độchín muồi của năng lực và nét tính cách được truyềnlại cho trẻ Môi trường ở đây không phải là tất cả các
Trang 25điều kiện và hoàn cảnh xung quanh - xã hội mà chỉ làmôi trường gia đình là chủ yếu Môi trường này mangtính riêng biệt và gần như tách rời với đời sống xã hộihay yếu tố này không hề được quan tâm.
Một số nhận xét cơ bản về thuyết này trênphương diện sự phát triển tâm lý
- Sự tác động của hai yếu tố này được hiểuquá máy móc, dường như sự tác động qua lại giữachúng quyết định trực tiếp tới quá trình phát triển làmột điều hết sức gượng ép
- Yếu tố con người hay yếu tố hoạt động chưathể hiện gì cả trong khi phân tích các mối quan hệtương tác đã nói đối với sự phát triển tâm lý
- Nếu cho rằng gen và di truyền trở thành yếu
tố quyết định giới hạn của sự phát triển thì dù có tácđộng như thế nào đi nữa thì sự phát triển vẫn diễn ratheo tiến độ riêng và đạt đến mức độ vốn có của nó.Bên cạnh đó, nếu như cho rằng môi trường chỉ ảnhhưởng một cách “có chừng mực” đến sự phát triển vậythì vô tình đã làm giới hạn sức ảnh hưởng của vănhóa, sức ảnh hưởng của kinh nghiệm
Trang 26Câu hỏi:
Nêu khái niệm về sự phát triển tâm lý trẻ em.Phân tích những đặc điểm cơ bản trong khái niệm ấy
Trả lời:
Có thể đề cập đến một số khái niệm sau về
sự phát triển tâm lý trẻ em dưới góc nhìn của Tâm lýhọc:
- Khái niệm 1: Sự phát triển trẻ em là sự thayđổi có tính quy luật của các quá trình tâm lý, là sựchuyển động đi lên ở nội dung cuộc sống tâm lý củađứa trẻ từ hình thức thấp đến cao, là quá trình hìnhthành nên ý thức của đứa trẻ
- Khái niệm 2: Sự phát triển tâm lý đó là sựthể hiện tính tích cực của đứa trẻ trong việc phân chiacác quá trình tâm lý, trong việc hình thành những hànhđộng định hướng và liên kết tính tích cực này nghĩa làtrong việc hợp nhất các quá trình hành động vào mộthoạt động tâm lý thống nhất toàn vẹn
- Khái niệm 3: Sự phát triển tâm lý đó là mộtquá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp
độ khác theo quy luật phủ định của phủ định Quá trình
Trang 27này gắn liền với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Rõ ràng mỗi khái niệm đều nêu bật lên sựphát triển tâm lý từ một góc nhìn Có thể nhận địnhrằng sự phát triển tâm lý vẫn bao hàm những nội dungchính như sau:
+ Sự phát triển tâm lý là quá trình chuyển đổiliên tục theo hướng đi lên
+ Sự phát triển tâm lý là sự thay đổi chủ yếucủa các quá trình tâm lý ở cá thể, con người
+ Sự phát triển tâm lý gắn liền với sự hìnhthành và phát triển nhân cách - ý thức ở con người
+ Sự phát triển tâm lý phụ thuộc vào bản thân
cá nhân đó hay tính chủ thể của cá nhân
+ Sự phát triển tâm lý không thể tách rời khỏimôi trường bên ngoài nói khác hơn là môi trường bênngoài có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triểntâm lý của một cá nhân
Như vậy, có thể nhận thấy sự phát triển tâm lýtrẻ em ở đây thực chất chính là quá trình cá thể hóa,chủ thể hóa và là quá trình tạo ra những bản sắc riêng
Trang 28của mỗi cá nhân Những yêu cầu cơ bản mà tất cả cáckhái niệm đều mong muốn hướng đến hay giải quyết:
+ Tìm ra quy luật đặc thù của mỗi cấp độ pháttriển
+ Quy luật chuyển đổi từ cấp độ lứa tuổi nàysang lứa tuổi khác
+ Sự thay đổi về nhân cách của trẻ trong từnggiai đoạn lịch sử xã hội cụ thể
tổ chức đặc biệt và chặt chẽ (trong quá trình sư phạm)
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự pháttriển tâm lý của trẻ Giáo dục và dạy học là con đườngđặc biệt để truyền đạt những kinh nghiệm xã hội chothế hệ sau Nói tới vai trò chủ đạo của giáo dục và dạy
Trang 29học, chúng ta nhấn mạnh đó là quá trình tác động cómục đích, có ý thức, có kế hoạch của thế hệ trưởngthành đối với thế hệ trẻ đang lớn lên, nhằm hình thànhnhững phẩm chất nhất định của cá nhân, đáp ứngnhững yêu cầu của thực tiễn, xã hội.
- Giáo dục được tổ chức chặt chẽ có khảnăng:
+ Vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhâncách và dẫn dắt sự hình thành, phát triển nhân cáchcủa học sinh theo chiều hướng đó
+ Giáo dục có thể tạo điều kiện thuận lợi đểnhững tiềm năng sinh vật của trẻ được bộc lộ, pháttriển, biến khả năng của trẻ thành hiện thực
+ Giáo dục có thể đem lại những cái mà bẩmsinh, di truyền, môi trường tự nhiên không thể đem lạiđược (học được tiếng nói của loài người…)
+ Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt dokhuyết tật hoặc bệnh tật mang lại
+ Giáo dục có thể uốn nắn những nét tâm lýxấu được hình thành do ảnh hưởng tự phát của môitrường
Trang 30+ Giáo dục có thể đi trước hiện thực, giúp trẻphát triển nhanh hơn thực tế.
Khi khẳng định vai trò chủ đạo của giáo dục
và dạy học đối với sự phát triển tâm lý của trẻ, chúng tacần lưu ý rằng tâm lý con người mang tính chủ thể,con người là chủ thể hoạt động hơn nữacon người làmột chủ thể tích cực có thể tự giáo dục, thay đổi đượcchính bản thân mình, nhưng nó không tách khỏinhững tác động của môi trường, của giáo dục Do vậy,những tác động như nhau, có thể ảnh hưởng khácnhau đến trẻ
- Mối quan hệ giữa giáo dục, dạy học và pháttriển là mối quan hệ biện chứng Hai quá trình nàykhông phải là hai quá trình diễn ra song song màchúng thống nhất nhau
- Để phát huy vai trò chủ đạo, giáo dục và dạyhọc phải kích thích, dẫn dắt sự phát triển, phải đi trướcmột bước, phải đón trước sự phát triển, tạo nên ở trẻquá trình giải quyết mâu thuẫn liên tục để thúc đẩy sựphát triển
Tuy nhiên dạy học và giáo dục cũng cần tínhđến những đặc điểm lứa tuổi, những đặc điểm của
Trang 31mức độ đã đạt được ở trẻ và quy luật bên trong của sựphát triển Vì vậy khả năng của giáo dục và dạy học làkhông vô hạn mà yếu tố quyết định sự quyết định tâm
lý của trẻ một cách đúng đắn là sự tự giáo dục của trẻtrong tất cả các thời kỳ của cuộc đời
cũ Sự giải quyết mâu thuẫn này được thực hiện bởichính bản thân chủ thể - đó chính là đứa trẻ mà đặcbiệt là dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của người lớnthông qua các tác động dạy học và giáo dục
Trang 32Ở góc độ chung nhất, khi xét về động lực của
sự phát triển tâm lý trẻ em cần nhìn nhận nhiều nhất
về mâu thuẫn nội tại trong lòng của khách thể Đóchính là những mâu thuẫn giữa mong muốn của chínhbản thân và khả năng thực thi của bản thân mình Mặtkhác, đó còn là những mâu thuẫn giữa mong muốnnày và mong muốn khác, giữa khả năng này và khảnăng khác hay mâu thuẫn giữa mong muốn, đòi hỏi và
sự không cho phép hay sự kiềm chế của chủ thể Bêncạnh đó, ngay trong lòng của những diễn tiến tâm lý,còn thấy sự mâu thuẫn giữa tác động bên ngoài (đóchính là xã hội, người lớn với những chuẩn mực - yêucầu - đòi hỏi với chính bản thân khách thể (mà đó làthái độ, khả năng, hành vi thực và những yếu tố kháctồn tại trong lòng khách thể)
Có thể phân chia các mâu thuẫn thành bốnnhóm cơ bản sau:
- Nhóm 1: Mâu thuẫn giữa khả năng cũ củađứa trẻ với những nhu cầu mới được nảy sinh do hoạtđộng của cá nhân
- Nhóm 2: Mâu thuẫn giữa khả năng (tinh thầnthể lực) của trẻ đang phát triển với những hình thức cũ
Trang 33của các mối quan hệ đã được hình thành.
- Nhóm 3: Mâu thuẫn giữa hình thức cũ vàhình thức mới của những mâu thuẫn hay sự đối khánggiữa hình thức cũ và hình thức mới của mâu thuẫn
- Nhóm 4: Mâu thuẫn giữa hình thức và nộidung (chính là mâu thuẫn giữa những đòi hỏi đangphát triển của xã hội, tập thể và những người trưởngthành với trình độ ban đầu của sự phát triển tâm lý)
Các mâu thuẫn nảy sinh trong sự phát triểntâm lý lứa tuổi phụ thuộc vào sự nỗ lực và tự chủ củamỗi cá nhân mà đặc biệt là đặc điểm về tuổi tác, đặcđiểm tâm lý, sinh lý nên ở mỗi một lứa tuổi, nhữngmâu thuẫn này chứa đựng rất “sâu sắc” đặc trưng củalứa tuổi
Việc giải quyết tất cả các mâu thuẫn trên sẽlàm cho trình độ hoạt động tâm lý ngày càng cao và kếtquả là trẻ em phát triển chuyển sang trình độ phát triểntâm lý cao hơn Tuy nhiên, mâu thuẫn được giải quyếtkhông có nghĩa là bị triệt tiêu hoàn toàn vì nhu cầuluôn luôn được nâng cao và mâu thuẫn tiếp tục đượcnảy sinh Các mâu thuẫn mới lại tiếp tục thay thế cácmâu thuẫn cũ và tiếp tục được giải quyết và sự phát
Trang 34triển sẽ diễn ra tiếp tục hay động lực phát triển tâm lý
là tồn tại thực
Câu hỏi:
Trình bày quy luật về tính không đồng đều của
sự phát triển tâm lý trẻ em - tâm lý lứa tuổi:
Trả lời:
Quy luật này thể hiện ở đặc điểm là các chứcnăng tâm lý, biểu hiện tâm lý không thể phát triển ởmức độ như nhau dù trong những điều kiện giốngnhau Trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi có những thời
kỳ tối ưu đối với sự phát triển một hình thức hay mộthoạt động tâm lý nào đó Bên cạnh đó, trong nhữngđiều kiện bất kỳ hoặc thuận lợi nhất của việc giảng dạy
và giáo dục thì các thuộc tính biểu hiện tâm lý của một
cá nhân cũng không phát triển như nhau
Có thể phân tích quy luật này ở các khía cạnhsau:
* Sự phát triển tâm lý của cá nhân xét trongtiến trình phát triển của mỗi cá thể:
- Thứ nhất, sự phát triển tâm lý của trẻ ở các
Trang 35mặt riêng biệt như: trí tuệ, ý thức, đạo đức, quan hệ xãhội, ngôn ngữ giao tiếp không thể diễn ra đồng đều do
sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như:giáo dục, di truyền
- Thứ hai, trong sự phát triển tâm lý của trẻ cónhững giai đoạn sự phát triển được thực hiện với mộttốc độ rất nhanh chóng và có giai đoạn phát triển rấtchậm chạp Trong tiến trình phát triển, có thể thấy cónhững giai đoạn phát cảm (mà ở đó con người cónhững điều kiện thuận lợi nhất để phát triển theo một
xu hướng nào đó mà một trong số những điều kiện đó
có tính chất tạm thời
* Sự phát triển tâm lý cá nhân xét trong quan
hệ giữa trẻ này với trẻ khác:
- Dù rằng sự phát triển tâm lý của mỗi trẻ emđều trải qua những giai đoạn phát triển giống nhautheo từng bậc trong một trình tự định sẵn nhưng cáchthức phát triển với tốc độ nhịp độ, khuynh hướng riêng
là khác nhau Có những giai đoạn, ở một số trẻ sựphát triển xuất hiện sớm hoặc chậm hơn so với trẻkhác
- Tốc độ, nhịp độ của sự phát triển ở mỗi trẻ
Trang 36là không thể giống nhau thể hiện ở sự phát triển về thểchất, tinh thần mà cụ thể là nhịp độ phát triển các quátrình, phẩm chất tâm lý, sự hiểu biết và nắm rõ từngdạng hoạt động riêng biệt.
- Sự không đồng đều này còn thể hiện ởnhững khác biệt về tính cách, hứng thú, đam mê làmcho mỗi đứa trẻ không có sự phát triển tương đồngcũng như có những khuynh hướng phát triển khácnhau, tạo ra cái riêng rất đặc trưng và không lặp lại
Trang 37- Các đặc điểm tâm lý của cá nhân mà đặcbiệt là mối quan hệ giữa tính cách - xu hướng luôn
có liên quan chặt chẽ với nhau Và ngay cả các đặcđiểm về thể chất - tinh thần lại liên quan với nhau chonên sự thay đổi nếu có luôn là sự thay đổi mang tínhchất hai mặt (tác động, chi phối - kéo theo) làm chotâm lý cá nhân được biến đổi toàn vẹn
- Tính trọn vẹn của tâm lý phụ thuộc khá nhiềuvào động cơ chỉ đạo của hành vi và khi động cơ thực
sự được ý thức thì sự phát triển tâm lý luôn bị chi phốinên lại thể hiện tính toàn vẹn một lần nữa Cùng vớigiáo dục, cùng với sự mở rộng của kinh nghiệm sống,những động cơ hành vi của trẻ sẽ trở nên có sứcmạnh đặc biệt chỉ đạo những hành vi và sự ứng xửcủa trẻ trong cuộc sống Thông qua đó, những diễntiến tâm lý của trẻ sẽ thống nhất và mang tính toàn vẹnhơn dưới sự chỉ đạo hay chi phối của một hệ thốngđộng cơ hành vi nhất định
Câu hỏi:
Trình bày quy luật về tính mềm dẻo và khảnăng bù trừ trong sự phát triển tâm lý trẻ em - tâm lýlứa tuổi:
Trang 38Trả lời:
Quy luật về tính mềm dẻo và khả năng bù trừtrong sự phát triển tâm lý trẻ em - tâm lý lứa tuổi:
- Xu hướng bù trừ trong tâm lý là quy luật tâm
lý cơ bản trong quá trình phát triển Nó dựa trên cảnhững quy luật về mặt sinh lý cũng như tâm lý trong
sự phát triển của cá thể
- Tâm lý của trẻ em có thể thay đổi khi có cáctác động thích hợp do hệ thần kinh của trẻ vốn mềmdẻo Chính tính mềm dẻo của hệ thần kinh cho phép
sự phát triển tâm lý diễn ra dưới những tác động phùhợp và đúng “điểm rơi” Dựa trên tính mềm dẻo của hệthần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thayđổi tâm lý trẻ em
- Một chức năng tâm lý hoặc sinh lý nào đóyếu hoặc thiếu thì các chức năng tâm lý khác được bùtrừ bằng cách tăng cường hoặc phát triển mạnh hơn.Điều này thể hiện rất rõ đối với sự phát triển tâm lý củatrẻ em bình thường và càng thể hiện rõ hơn nữa với trẻ
em đặc biệt
- Chính sự mềm dẻo cũng đã tạo ra khả năng
Trang 39bù trừ Xét trên phương diện chức năng, chức năng trội
ở một bộ phận nào đó sẽ góp phần khắc phục nhữngchức năng bị hạn chế Xét trên bình diện cá nhân, khi
cá nhân ý thức được sự thiếu hụt, yếu kém của mìnhthì chính sự tự ý thức sẽ thôi thúc con người hoạt độngmột cách tích cực để khắc phục, bù trừ những khiếmkhuyết khuyết đó
Câu hỏi:
Trình bày vai trò của tiền đề sinh vật hay yếu tốbẩm sinh di truyền đối với sự phát triển tâm lý trẻ em –tâm lý lứa tuổi:
Trả lời:
Có thể phân tích về vai trò của tiền đề sinh vậthay yếu tố bẩm sinh di truyền đối với sự phát triển tâm
lý trẻ em – tâm lý lứa tuổi như sau:
- Trước hết, bẩm sinh là những đặc điểm vềgiải phẩu sinh lý khi khi sinh ra đứa trẻ đã có Còn ditruyền là những đặc điểm mà thế hệ trước truyền lạicho thế hệ sau Có những đặc điểm khi sinh ra đứa trẻ
có được nhưng cha mẹ không hề có đó là những đặcđiểm thuộc về bẩm sinh, còn những đặc điểm sinh lý
Trang 40ở trẻ giống như cha mẹ thì được gọi là đặc điểm ditruyền.
- Đứa trẻ khi ra đời đã được trang bị nhữngđặc điểm, tiền đề của con người để phát triển tâm lý
Đó là hệ thần kinh não - giác quan - thể chất của conngười; nhu cầu sinh vật của con người; đó là tư chấtcủa con người Các đặc điểm di truyền này sẽ ảnhhưởng đến trình độ và đỉnh cao của thành tựu ở conngười
- Quá trình chín muồi về mặt cơ thể, về mặtsinh lý là tiền đề quan trọng, là điều kiện cần cho sựphát triển tâm lý và đây là điều kiện khá quan trọngtrong sự phát triển tâm lý trẻ em
- Những đặc điểm bẩm sinh của đứa trẻ cóđược từ trong giai đoạn bào thai đến lúc sinh ra sẽ đểlại trên cấu tạo của cơ thể sẽ ảnh hưởng rất rõ đối với
sự phát triển tâm lý trẻ em
Đơn cử như việc người mẹ mang thai mà lạinghiện thuốc, rượu sẽ ảnh hưởng trực tiếp trên bàothai và từ đó sẽ để lại những dấu ấn trực tiếp trên tâm
lý trẻ