Tổng quan về thực trạng nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam276

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 280 - 287)

CHƯƠNG 9. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

9.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam276

Cũng như đã đề cập trong chương 8 “Khái luận thích ứng và giảm nhẹ BĐKH” ở trên, đề xuất những hoạt động thích ứng phải dựa trên những tác động của BĐKH biểu hiện trong hiện tại và dự báo trong tương lai.

Những vấn đề liên quan đến thực trạng, khó khăn thách thức cũng như những giải pháp thích ứng trên quy mô toàn cầu được miêu tả khá tổng hợp trong Báo cáo lần thứ 4 của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007). Tuy nhiên, những khía cạnh khác của thích ứng được đề cập trong nhiều nghiên cứu gần đây của các tổ chức quốc tế khác nhau.

Liên quan đến hoạch định chính sách, vấn đề lồng ghép thích ứng BĐKH được đề cập trong nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD, 2009); liên kết thích ứng BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai tới Giảm nghèo bền vững được Liên minh châu Âu (EU, 2006) nghiên cứu; và gắn kết tác động và TDBTT được tổ chức UNEP (2009) xem xét. Ngoài ra, tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO, 2007) nghiên cứu về thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp; Tổ chức IUCN (2010) lại quan tâm đến thích ứng dựa trên hệ sinh thái; Tổ chức USAID của Hoa Kỳ (USAID, 2007) lại đưa ra những hướng dẫn về quy hoạch phát triển nhằm thích ứng với BĐKH; Ngân hàng thế giới (World Bank, 2010) lại quan tâm đến khía cạnh thích ứng của các thành phố lớn của châu Á chống chịu với BĐKH.

Một số nghiên cứu lại tổng hợp những kinh nghiệm thích ứng với BĐKH ở các vùng lãnh thổ và châu lục khác nhau (Leary và cộng sự, 2008), hay ở khía cạnh kinh tế của thích ứng với BĐKH (Stern, 2006; Hansjurgens and Antes, 2008; ECA, 2009) hoặc lồng ghép thích ứng BĐKH trong các chính sách hỗ trợ phát triển cho các nước phát triển của UNDP (2010).

Như vậy, những nghiên cứu về thích ứng với BĐKH trên thế giới tuy khá nhiều, nhưng thực tế mới chỉ tập trung trong khoảng thập niên vừa qua, khi vấn đề BĐKH ngày càng trở nên nóng bỏng trong các diễn đàn của các tổ chức quốc tế cũng như ở các nước trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng chỉ có một số nghiên cứu và báo cáo liên quan đến thích ứng với BĐKH, nhưng còn chưa nhiều, chưa có những nghiên cứu sâu và hệ thống và thường những nghiên cứu này cũng chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây. Những nghiên cứu mang tính khái quát và định hướng về thích ứng với BĐKH ở Việt Nam được tổng hợp trong các nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngữ (2008), Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) và Lưu Đức Hải (2009). Một số các nghiên cứu quốc tế, phải kể đến nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á về khả năng thích ứng của thành phố Hồ Chí Minh đối với BĐKH và nước biển dâng (ADB, 2010), nghiên cứu của Tổ chức quốc tế quản lý

môi trường về thích ứng với BĐKH và nước biển dâng của các nước tiểu vùng sông Mê Công, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu long của Việt Nam trong khuôn khổ của Ủy ban sông Mê Công (CIEM, 2009) và nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) về xây dựng thể chế và chiến lược thích ứng với BĐKH cho các nước của Châu Á với nghiên cứu điển hình cho thành phố Đà Nẵng (IDS, 2007). Một số các nghiên cứu khác (Nguyễn Ngọc Trân, 2009; Phạm Minh Thoa và Phạm Mạnh Cường, 2008;

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2005, 2006, 2007; Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế, 2008) thường chỉ mới ở mức độ những nghiên cứu nhỏ ở cấp độ địa phương và thường chưa được xuất bản kết quả chính thức.

Cũng như đề cập trong chương 8, hiện nay có 7 cách thức thích ứng với BĐKH trong các ngành phát triển kinh tế xã hội, đó là : i) Chấp nhận tổn thất, tức là “không làm gì cả”; ii) Chia sẻ tổn thất như chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng dân cư và bảo hiểm;

iii) Làm thay đổi nguy cơ, nghĩa là giảm nhẹ nguyên nhân BĐKH; iv) Ngăn ngừa các tác động, tức là thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của BĐKH và bất ổn của khí hậu; v) Thay đổi cách sử dụng nghĩa là BĐKH khiến các hoạt động kinh tế không thể thực hiện được thì có thể thay đổi cách sử dụng chúng; vi) Thay đổi/chuyển địa điểm, như là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế; vii) Nghiên cứu phát triển công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng với BĐKH; và viii) Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi như phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi.

Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) đã tổng kết thực trạng thích ứng đối với BĐKH cũng như những khó khăn thách thức như những nội dung sau.

Một số hoạt động thích ứng đã xuất hiện đối với những biểu hiện của BĐKH hiện tại cũng như dự báo trong tương lai, nhưng thường mới ở mức rất hạn chế.

Nhiều xã hội đã có những ghi nhận từ lâu về sự thích ứng với tác động của thời tiết và khí hậu thông qua rất nhiều hoat động bao gồm đa dạng hóa cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu, quản lý nước, quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên BĐKH hiện nay đưa ra những hiểm họa mới mà chúng vượt qua những kinh nghiệm đã có, như những tác động liên quan đến hạn hán, sóng nhiệt, suy giảm sông băng và gia tăng bão tố.

Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định rằng những giải pháp thích ứng với BĐKH đang được thực hiện, dù còn hạn chế, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Những giải pháp này đang được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức cá nhân thông qua những chính sách, đầu tư lên cơ sở hạ tầng và công nghệ, và thay đổi hành vi.

Tuy nhiên, tất cả những hoạt động thích ứng được ghi nhận do hiểm họa khí hậu và liên quan đến chi phí thực tế và giảm sút phúc lợi xã hội. Những bộ giải pháp thích ứng thường xem xét tới kịch bản của BĐKH trong tương lai, như việc xem xét khía

cạnh mực nước biển dâng trong thiết kế cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống cũng như chính sách quản lý đường bờ biển và các giải pháp hiểm họa lũ lụt.

Những giải pháp thích ứng hiếm khi thực hiện chỉ một mục đích thích ứng với BĐKH.

Nhiều hành động hỗ trợ việc thích ứng với BĐKH được thực hiện nhằm giải quyết những hiện tượng cực đoan hiện tại, như sóng nhiệt và lốc xoáy. Những sáng kiến thích ứng có kế hoạch thường không thực hiện một cách riêng biệt, mà thường gắn với những sáng kiến khác như quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ bờ biển, và những chiến lược giảm nhẹ rủi ro.

Thích ứng sẽ là cần thiết để giải quyết những tác động được sinh ra do nóng lên toàn cầu mà chúng không thể tránh khỏi do sự phát thải trước kia.

Sự phát thải trước kia đã được đánh giá là nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu không thể tránh khỏi, ngay cả khi nồng độ khí nhà kính giữ ở mức năm 2000. Sự thích ứng đối với một số tác động có thể là sự ứng phó phù hợp.

Nhiều thích ứng có thể thực hiện với chi phí thấp, nhưng những đánh giá đầy đủ về chi phí và lợi ích còn đang thiếu.

Ngày càng có nhiều đánh giá chi phí và chi phí-lợi ích của thích ứng ở cấp độ vùng và dự án đối với mực nước biển dâng, nông nghiệp, nhu cầu năng lượng để sưởi ấm và làm mát, quản lý tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng. Những nghiên cứu này cũng xác định nhiều giải pháp có thể thực hiện với chi phí thấp hoặc với tỷ lệ hiệu quả - chi phí cao. Tuy nhiên một số thích ứng thông dụng có thể có những yếu tố xã hội và môi trường bên ngoài. Ví dụ như thích ứng với sóng nhiệt sẽ liên quan đến tăng nhu cầu sử dụng điều hòa có mức tiêu thụ năng lượng cao.

Những đánh giá ít ỏi cũng đã có về chi phí thích ứng toàn cầu liên quan đến mực nước biển dâng, và chi phí năng lượng cho sưởi ấm và làm mát. Những đánh giá lợi ích toàn cầu cho ngành nông nghiệp, mặc dù chúng không xem xét một cách kỹ càng những chi phí của sự thích ứng này. Những đánh giá liên ngành về chi phí và lợi ích toàn cầu hiện nay vẫn còn đang thiếu.

Năng lực thích ứng không đồng đều trong một xã hội và giữa các xã hội với nhau

Thường vẫn có những nhóm người hoặc cá nhân trong xã hội không có đủ năng lực để thích ứng với BĐKH. Năng lực thích ứng này luôn biến động và bị ảnh hưởng do tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên kinh tế, hệ thống xã hội, thể chế và chính phủ, tài nguyên con người và công nghệ.

Nhiều sự căng thẳng liên quan đến suy thoái đất đai, xu thế trong toàn cầu hóa, rào cản thương mại và xung đột mạnh mẽ sẽ tác động đến mức độ tiếp cận với hiểm họa và năng lực để thích ứng.

Để đối phó với BĐKH, đặc biệt là sự tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng và các hiện tượng cực đoan, chiến lược thích ứng với BĐKH kiến nghị nghiên cứu, thử nghiệm và thực thi các giải pháp cho nhiều lĩnh vực chủ yếu, theo từng đặc thù của mỗi vùng lãnh thổ và mỗi nước.

Bảng 9. 1. Ví dụ về các giải pháp hiện tại và tiềm năng để thích ứng với BĐKH cho các ngành dễ bị tổn thương.

Lương thực, gỗ và lâm nghiệp

Tài nguyên nước

Sức khỏe con

người

Công nghiệp, khu dân cư và xã hội

Khô hạn/

Hạn hán

Cây trồng:

phát triển giống mới chịu hạn; xen canh, quản lý cỏ dại; thủy lợi, thuỷ canh.

Chăn nuôi:

cho ăn bổ sung, thay đổi tỷ lệ chăn thả, luân chuyển gia súc và đồng cỏ

Xã hội:

Nâng cao

Rò rỉ suy giảm:

Quản lý nhu cầu nước thông qua đo đếm và định giá; Duy trì độ ẩm của đất.

Khử mặn nước biển;

Bảo vệ nước

ngầm. Bổ sung nước ngầm bằng

Lưu trữ lương thực và cung cấp lương thực khẩn cấp;

Cung cấp nước uống an toàn;

Nâng cao thể chế công cộng và hệ thống y tế.

Nâng cao năng lực thích ứng, đặc biệt cho sinh kế;

Lồng ghép BĐKH trong chương trình phát triển.

Cải thiện hệ thống cung cấp nước.

Lương thực, gỗ và lâm nghiệp

Tài nguyên nước

Sức khỏe con

người

Công nghiệp, khu dân cư và xã hội

chất lượng

dịch vụ

khuyến nông;

giảm nợ; đa dạng hóa thu nhập

phương pháp nhân tạo; Giáo dục sử dụng nước bền vững.

Tăng mưa/

lụt

Cây trồng:

Cải thiện hệ thống tiêu thoát nước;

Xây dựng các loại cây trồng thay thế; Điều chỉnh mùa vụ.

Xã hội: Nâng

cao chất

lượng dịch vụ khuyến nông.

Nâng cao biện pháp bảo vệ, bao gồm dự báo và cảnh báo lương thực, hiệu lực các quy định thông qua quy hoạch và phân vùng;

Nâng cao bảo hiểm;

di chuyển tài sản dễ

Biện pháp công trình và phi công trình. Hệ thống cảnh báo sớm; Quy hoạch ứng phó thiên tai;

Giảm nhẹ khẩn cấp sau thiên tai.

Nâng cấp hệ thống bảo quản lương thực.

Thay đổi sử dụng

đất ở

những nơi rủi ro cao;

Xây dựng bản đồ hiểm họa lương thực;

Cảnh báo lũ; Nâng

Lương thực, gỗ và lâm nghiệp

Tài nguyên nước

Sức khỏe con

người

Công nghiệp, khu dân cư và xã hội

bị tổn

thương.

cao thể chế cộng đồng.

Nóng lên/Đ ợt nắng nóng

Cây trồng:

Phát triển giống cây trồng chịu nóng; Thay đổi các hoạt động mùa vụ;

Kiểm soát sâu bệnh.

Chăn nuôi:

Chuồng gia súc và che nắng; Thay đổi thức ăn phù hợp nắng nóng.

Lâm nghiệp:

Quản lý cháy rừng; Kiểm soát dịch

Quản lý nhu cầu nước thông qua đo đếm và định giá; Giáo dục sử dụng nước bền vững.

Hệ thống giám sát quốc tế về dịch bệnh;

Nâng cao thể chế công cộng và hệ thống y tế; Hệ thống cảnh báo nắng nóng vùng và quốc gia;

Biện pháp giảm hiệu

Chương trình hỗ trợ cho nhóm dân cư dễ bị tổn

thương;

Nâng cao năng lực thích ứng;

Thay đổi công nghệ.

Lương thực, gỗ và lâm nghiệp

Tài nguyên nước

Sức khỏe con

người

Công nghiệp, khu dân cư và xã hội

bệnh.

Xã hội: Đa dạng hóa thu nhập.

ứng nhiệt đô thị thông qua diện tích cây xanh;

Điều chỉnh quần áo và chế độ làm việc.

Tốc độ gió/B ão nhiệt đới

Cây trồng:

Phát triển giống cây trồng chịu gió bão.

Thiết kế và xây dựng bảo vệ bờ biển để bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

Hệ thống cảnh báo sớm; Quy hoạch ứng phó thiên tai;

Giảm nhẹ khẩn cấp sau thiên tai

Ứng phó khẩn cấp, bao gồm hệ thống cảnh báo sớm;

Tăng cường cơ sở hạ tầng có sức chống chịu;

Quản lý

Lương thực, gỗ và lâm nghiệp

Tài nguyên nước

Sức khỏe con

người

Công nghiệp, khu dân cư và xã hội

rủi ro tài chính cho cả vùng đã và đang phát triển.

(Nguồn: IPCC, 2007: Bảng TS.6)

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 280 - 287)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(349 trang)
w