PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG153 CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
6.2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
6.2.2 Cách tiếp cận trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
IPCC (2007) đã sử dụng một số phương pháp chính được áp dụng trong đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là cách tiếp cận theo kịch bản (scenario-driven approach) và các cách tiếp cận khác (ví dụ như đánh giá thích ứng hiện tại và tương lai với BĐKH, đánh giá năng lực thích ứng, đánh giá tính dễ bị tổn thương xã hội, đánh giá đa áp lực (multiple stresses), và thích ứng trong bối cảnh phát triển bền vững). Hơn nữa, quản lý rủi ro cũng được sử dụng trong những khuôn khổ này, nhằm thiết kế cho việc hoạch định chính sách trong điều kiện bất định. Từ một số cách tiếp cận này, IPCC đã phát triển thành tài liệu “Đánh giá tác động, thích ứng và tính dễ bị tổn thương do BĐKH” và được thể hiện trong báo cáo của Nhóm 2 (Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vullnerability).
Bảng 6. 6. Một vài đặc điểm của cách tiếp cận khác nhau trong đánh giá CCIAV (Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vullnerability)
Cách tiếp cận Tác
động
Tính dễ bị tổn thương
Thích ứng Tích hợp
Mục tiêu khoa học
Tác động và rủi ro trong khí hậu tương lai
Quá trình ảnh hưởng tới tính dễ bị tổn thương do BĐKH
Quá trình ảnh hưởng tới thích ứng và năng lực thích ứng
Tác động tương hỗ và phản hồi giữa động lực và tác động đa
Cách tiếp cận Tác
động
Tính dễ bị tổn thương
Thích ứng Tích hợp
chiều Mục
đích thực tiễn
Hành động để giảm rủi ro
Hành động để giảm tính dễ bị tổn thương
Hành động để tăng tính thích ứng
Cơ hội và chi phí chính sách toàn cầu Phươn
g pháp nghiên cứu
Tiếp cận chuẩn tới CCIAV Phương pháp DPSIR Đánh giá rủi ro theo nguy cơ (hazard- driven assessme nt)
Tiêu chí và mặt cắt tính dễ bị tổn thương;
Nguy cơ khí hậu trong quá khứ và hiện tại;
Phân tích sinh kế;
Phương pháp dựa trên tác nhân (agent);
Phương pháp kể chuyện;
Cảm nhận rủi ro, bao gồm ngưỡng tới hạn;
Hiệu lực chính sách phát triển/bền vững;
Quan hệ của năng lực thích ứng tới phát triển bền vững.
Mô hình hóa đánh giá tích hợp;
Tác động tương hỗ xuyên ngành;
Tích hợp khí hậu với những động lực khác;
Thảo luận giữa các bên liên quan;
Mô hình
Cách tiếp cận Tác
động
Tính dễ bị tổn thương
Thích ứng Tích hợp
liên kết giữa các loại và quy mô.
Các cách tiếp
cận/phươn g pháp kết hợp
Lĩnh vực không gian
Trên- xuống Toàn cầu-địa phương
Dưới-lên
Địa phương-cấp vùng (cách tiếp cận kinh tế vĩ mô là theo cách từ trên xuống)
Liên kết quy mô Toàn cầu/khu vực
Dựa trên ô lưới
Loại kịch bản
Kịch bản thăm dò của khí hậu và yếu tố khác (như của
Điều kiện kinh tế-xã hội
Kịch bản hoặc phương pháp
Thích ứng nền
Thích ứng tương tự từ lịch sử, địa điểm khác hoặc hoạt
Kịch bản thăm dò:
ngoại sinh và thường nội sinh (bao gồm phản hồi)
Cách tiếp cận Tác
động
Tính dễ bị tổn thương
Thích ứng Tích hợp
SRES) Kịch bản quy chuẩn
nghịch đảo động khác Đường quy chuẩn
Động lực
Theo nghiên cứu
Theo nghiên cứu/bên liên quan
Theo bên liên
quan/nghiê n cứu
Theo nghiên cứu/bên liên quan (Nguồn: IPCC, 2007: 137).
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), trong “Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” đã đề xuất cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH như sau:
i) Đầu tiên đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại (ứng với các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại);
ii) Sau đó đánh giá tác động của BĐKH trong tương lai (ứng với các kịch bản BĐKH và điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường trong tương lai, theo khung thời gian đánh giá);
iii) Đánh giá tác động của BĐKH trong tương lai nên được thực hiện theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng khác nhau và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội khác nhau của địa phương;
iv) Đánh giá tác động của BĐKH cần được cập nhật khi các kịch bản BĐKH và nước biển dâng được cập nhật hoặc khi có các điều chỉnh quan trọng về chiến lược, chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
v)Đánh giá tác động của BĐKH có thể được thực hiện theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh giới hệ sinh thái hay theo lưu vực sông... Trong khuôn khổ của một kế hoạch cấp tỉnh thì cách tiếp cận đánh giá theo vùng địa lý và theo ngành được
khuyến nghị sử dụng. Đối với một tỉnh/thành thì một đánh giá tổng thể cho toàn bộ địa bàn nên được thực hiện trước.
Trên cơ sở đó, các đánh giá chuyên sâu sẽ được thực hiện cho các ngành trong tỉnh/thành và các khu vực có khả năng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của BĐKH;
vi) Đánh giá tác động của BĐKH cần có sự tham gia của các bên có liên quan ở địa phương. Cộng đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại;
vii) Các yếu tố giới cần được xem xét trong quá trình đánh giá tác động của BĐKH.