Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 216 - 226)

CHƯƠNG 7. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 203

7.3 Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương

TDBTT thay đổi và khác nhau theo đặc điểm của các yếu tố tổn thương. Ví dụ như, TDBTT kinh tế tập trung chủ yếu vào các mối đe dọa gây ra tổn thất về kinh tế; TDBTT môi trường tập trung nhiều vào các vấn đề liên quan tới thảm họa ảnh hưởng tới hệ sinh thái, môi trường và tài nguyên; TDBTT xã hội có phần ưu tiên hơn cho các vấn đề về chính sách xã hội và tài chính.

Đặc tính của TDBTT thể hiện ở các thông tin sau:

- Đa chiều: chịu ảnh hưởng từ nhiều mối đe dọa cùng một lúc đến nhiều nhóm người, nhiều hệ sinh thái và tài nguyên. Ví dụ, người nông dân vừa phải chịu sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, vừa phải chịu áp lực từ lạm phát và khủng hoảng kinh tế.

- Quy mô: nói đến sự phân bố theo không gian yếu tố gây ra tổn thương và sự ảnh hưởng của nó có thể ở cấp quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia hay chỉ trong một nhóm cộng đồng nhỏ. Thời gian tác động của nó dài hay ngắn cũng cũng được dựa vào quy mô. Ví dụ, sự thay đổi khí hậu hay tự do thương mại hóa có thể xảy ra ở quy mô toàn cầu. Sự ảnh hưởng của động đất có thể xảy ra trong 1 giờ, nhưng cũng có khi dư chấn của nó ảnh hưởng trong cả tháng.

CVI =

√a*b*c*c*d*e*f/6

- Động năng: nói lên độ lớn về sức ép của các đe dọa lên hệ thống con người và môi trường.

Do đó, để nghiên cứu TDBTT theo cả không gian, thời gian, cần thiết phải xây dựng được quy trình đánh giá tính đến các yếu tố khác nhau. Năm 1999, NOAA đã xây dựng quy trình đánh giá TDBTT của cộng đồng theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định tai biến

- Xác định các tai biến, ô nhiễm môi trường có thể tác động tới tài nguyên - môi trường.

- Xếp thứ tự tai biến dựa vào mức độ nghiêm trọng của tai biến, ô nhiễm môi trường (cường độ, quy mô, tần suất, mức độ gây hại).

Bước 2: Phân tích tai biến

- Xác định vùng rủi ro của mỗi tai biến trên bản đồ tai biến.

- Tính điểm cho các vùng rủi ro do tai biến.

Bước 3: Phân tích các cơ sở hạ tầng quan trọng

- Xác định và mô tả các đối tượng bị tổn thương: khu vực dân cư (nhà ở, trường học, bệnh viện và trạm xá), cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc...) trên bản đồ tai biến và các thông tin liên lạc kèm theo (tên, loại, địa chỉ...).

- Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của mỗi cơ sở đó với tác động của các tai biến khác nhau.

Bước 4: Phân tích xã hội

- Xác định những vùng (đối tượng) cần sự quan tâm đặc biệt khi tai biến, ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu xảy ra - vùng có khả năng ứng phó với tai biến thấp.

- Xác định khu vực giao nhau giữa các vùng cần sự quan tâm đặc biệt với các vùng rủi ro cao.

Bước 5: Phân tích kinh tế

- Xác định các lĩnh vực kinh tế cơ bản và các trung tâm kinh tế.

- Phân tích khả năng bị tổn thương của các trung tâm kinh tế.

Bước 6: Phân tích môi trường

Nguồn tai biến

Tiềm năng tai biến

Điều kiện tự nhiên

Tổn thương tự nhiên

Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Điều kiện xã hội

Tổn thương xã hội

Tổn thương hệ thống - Xác định các vùng rủi ro.

- Xác định các khu vực tài nguyên, môi trường quan trọng nhạy cảm với các vùng rủi ro và phân tích khả năng bị tổn thương của các vùng rủi ro.

Bước 7: Phân tích các cơ hội giảm thiểu thiệt hại

Quy trình đánh giá của NOAA mang tính ưu việt trong phân tích, đánh giá mức độ nguy hiểm của tai biến cùng với phân tích các đối tượng có khả năng ứng phó trước tai biến như cơ sở hạ tầng quan trọng. Trên cơ sở đó, vùng rủi ro được khoanh vùng và đề xuất được các biện pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến. Cũng theo hướng tiếp cận này, Cutter (1996) đã xây dựng mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội (Hình 7.1).

Hình 7. 1. Mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội (Cutter, 1996)

Năm 2007, UNEP đã phát triển mô hình TDBTT của Turner (Hình

7.2), thể hiện mối liên hệ giữa con người – môi trường theo hướng tiếp

cận DPISR để áp dụng cho các nghiên cứu TDBTT (Hình 7.3). Trong

đó, con người – môi trường được coi như là một tổng thể thống nhất dễ bị tổn

thương khi chịu tác động của các sức ép từ bên ngoài và nội hàm. Tuy nhiên, hệ thống này có khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng nên có thể làm giảm mức độ tổn thương của hệ thống.

Hình 7. 2. Mô hình đánh giá TDBTT tổn thương (Turner, 2003)

Để đánh giá chỉ số HSI, các dữ liệu được xây dựng như Bảng 7.1. và quy trình đánh giá được Hastings (2010) xây dựng theo thứ tự như sau: xác định dữ liệu và các chỉ số tổng hợp đã có sẵn để xây dựng một chỉ số về an ninh con người; xây dựng một chỉ số mẫu thử nghiệm và áp dụng ở các khu vực và cải tiến.

Bảng 7. 1. Dữ liệu và các hợp phần đánh giá chỉ số an ninh toàn cầu Dữ liệu đầu vào / các trường chỉ thị Hợp

phần Thu nhập:

1. GDP

2. Hệ số Gini

Chỉ số kinh tế Bảo vệ tài chính trước các thảm họa:

3. Dự trữ ngoại hối

4. Nợ nước ngoài (% GDP)

Dữ liệu đầu vào / các trường chỉ thị Hợp phần 5. Cán cân thanh toán (% GDP)

6. Nguồn tài chính giành cho chăm sóc sức khỏe

7. Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (%GDP)

Chỉ số tổn thương môi trường (EVI) Chỉ số môi trường Chỉ số hiệu suất môi trường

Bình quân phát thải khí nhà kính Tỷ lệ gia tăng dân số 2010 - 2050

Tỷ lệ biết chữ Giáo

dục và quyền thông tin:

Chỉ số xã hội Chỉ số kết nối:

8. Số điện thoại cố định /người 9. Số điện thoại di động /người 10. Số người dùng Internet/ số dân Chỉ số tự do báo chí

Chỉ số khoảng cách giới (tỷ lệ; tôn giáo, dân tộc, độ tuổi)

Đa sắc tộc:

Chỉ số xã hội

Chỉ số hòa bình toàn cầu Hòa

bình:

Chỉ số xã hội Số lượng tù nhân

Quy mô khủng bố

% số người suy dinh dưỡng An ninh

lương thực:

Chỉ số An ninh lương thực

Chỉ số đói nghèo

Thực phẩm nhập khẩu so với xuất khẩu và

Dữ liệu đầu vào / các trường chỉ thị Hợp phần

GDP xã hội

% số dân sử dụng thực phẩm không an toàn

% đất sử dụng cho sản xuất theo bình quân đầu người (2000+)

% thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (2000+/1960+)

Tuổi thọ Sức

khỏe:

Chỉ số xã hội Tỷ lệ LE (sức khỏe không lành mạnh)

% số dân được sử dụng nguồn nước sạch từ UNESCO

Bình đẳng y tế

Tình hình chính trị ổn định, không có bạo lực Chính phủ:

Chỉ số xã hội Kiểm soát tham nhũng

Luật chống tham nhũng

T r a n g 218

Quá khứ Triển vọng Quá khứ Triển vọng

Cấp toàn cầu Cấp vùng

Cấp địa phương

ĐỘNG LỰC (D):

Vật liệu, con người và vốn

Phát triển con người:

Nhân khẩu

Quá trình kinh tế: tiêu thụ sản xuất, thị trường và thương mại

Cải tiến khoa học và công nghệ

Quy trình phân phối Văn hóa, xã hội, chính trị và

các quá trình sản xuất và dịch vụ

ÁP LỰC (P):

Sự can thiệp của con người vào môi trường

Sử dụng đất Khai thác tài nguyên Tăng thêm yếu tố (phân bón,

hóa chất, thủy lợi) Phát thải (chất ô nhiễm và

rác thải)

Điều chỉnh và dịch chuyển các cấu trúc

Các quá trình tự nhiên:

Bức xạ mặt trời Núi lửa Động đất

TÁC ĐỘNG (I):

Thay đổi trong đời sống theo nghĩa rộng là con người có quyền tự do lựa chọn và hành động để được:

An toàn

Nhu cầu vật chất cơ bản Sức khỏe tốt

Quan hệ xã hội liên quan tới nghèo đói, bất công

Yếu tố môi trường xác định đời sống con người:

Dịch vụ sinh thái: dịch vụ, văn hóa, hỗ trợ....

Nguồn tài nguyên tự nhiên:

hydrocarbon, khoảng sản, năng lượng tái tạo.

Căng thẳng, sâu bệnh, bức xạ và tai biến nguy hiểm.

Nhân khẩu, xã hội và yếu tố vật chất xác định đời sống con người

PHẢN ỨNG (R):

Phản ứng trước các thách thức của môi trường Các hoạt động chính thức và phi chính thức để thích ứng và giảm nhẹ tác động trước những thay đổi môi trường bằng các hoạt động của con người và phát triển các mô hình trong hay giữa D, P và I thông qua:

khoa học, công nghệ và chính sách ...

HIỆN TRẠNG – XU HƯỚNG (S):

Vốn tự nhiên: Không khí, đất, nước và đa dạng sinh học

Tác động môi trường và thay đổi:

BĐKH và suy giảm tầng ozon

Thay đổi đa dạng sinh học Ô nhiễm, suy thoái và/ hoặc

suy giảm chất lượng không khí, nước, khoáng sản và đất (bao gồm cả sa mạc hóa)

XÃ HỘI CON NGƯỜI

MÔI TRƯỜNG

Hình 7. 3. Mô hình tiếp cận DPISR (UNEP, 2007) 7.3.2 Ở Việt Nam

Hiện các nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam chưa thống nhất được phương pháp cũng như quy trình đánh giá. Trong các công trình đánh giá TDBTT, quy trình đánh giá do Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đề xuất mang tính nghiên cứu tổng hợp. Trong đó, TDBTT (Vxiyj) của tài nguyên - môi trường được xác định như một hàm số có các biến số: 1) Mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương (Rxiyj); 2) Mật độ đối tượng bị tổn thương (Pxiyj); và 3) Khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng trước các yếu tố gây tổn thương (Cxiyj).

Vxiyj = f (aRxiyj, bPxiyj, cCxiyj)

Trong đó: a, b, c là các giá trị trọng số mức độ quan trọng; xi,yj là vị trí địa lý của mỗi pixel (ô lưới). Rxiyj, Pxiyj, Cxiyj được xây dựng từ bộ chỉ thị và các phương pháp phân tích chuyên ngành. Cụ thể:

R

xiyj: mức nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương được đánh giá từ các tai biến có nguồn gốc tự nhiên và con người, được chia thành các nhóm:

- Tai biến có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn và các yếu tố có nguy cơ làm cường hóa tai biến;

- Tai biến địa động lực và các yếu tố có nguy cơ làm cường hóa tai biến;

- Tai biến địa hóa và các yếu tố có nguy cơ làm cường hóa tai biến;

- Tai biến liên quan đến BĐKH (mực nước biển dâng, hạn hán, nhiễm mặn,…).

P

xiyj: mật độ đối tượng chịu tai biến được xác định theo nguy cơ chịu ảnh hưởng từng loại tai biến và được nhóm thành:

- Dân số: mật độ dân số, phân bố dân cư, độ tuổi;

- Tài nguyên;

- Hệ sinh thái và đa dạng sinh học;

- Cơ sở hạ tầng;

C

xiyj: khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng với các biến đổi môi trường.

- Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên: các hệ sinh thái nhạy cảm (rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển); điều kiện nền (địa hình, địa chất, lớp phủ).

- Khả năng ứng phó của hệ thống kinh tế - xã hội: tài chính, y tế, giáo dục, sự chia sẻ từ cộng đồng,…

Theo đó, quy trình đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường được xây dựng theo các bước (Hình 7.4).

Hình 7. 4. Quy trình tổng quát đánh giá tính dễ tổn thương tài nguyên – môi trường ở Việt Nam. (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2007).

Bước 1: Nhận định, phân tích và đánh giá các yếu tố gây tổn thương: các tai biến; các yếu tố tự nhiên và xã hội cường hóa tai biến.

Mức độ nguy hiểm do các yếu tố

gây tổn thương

Mật độ đối tượng bị tổn thương

Khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng Cơ s d liệu vc yếu ty tổn thương, đối tưng bị tổn thương, khnăng ng phó

Đánh giá, phân vùng mức độ tổn thương

Bước 2: Nhận định, phân tích và đánh giá các đối tượng bị tổn thương: đất ngập nước, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất, các công trình nhân sinh (dân cư, các khu công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các công trình văn hóa nghệ thuật…).

Bước 3: Nhận định, phân tích và đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên (rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, các thành tạo địa chất…); xã hội (hệ thống giao thông, trình độ văn hóa, dịch vụ y tế…).

Bước 4: Đánh giá, phân vùng mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương.

Bước 5: Đánh giá, phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương.

Bước 6: Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội.

Bước 7: Đánh giá, phân vùng mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường.

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 216 - 226)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(349 trang)
w