Khái quát chung về tính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 207 - 210)

CHƯƠNG 7. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 203

7.1 Khái quát chung về tính dễ bị tổn thương

7.1.1 Khái niệm và định nghĩa

Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability) là một khái niệm khá trừu tượng, được đề cập trong rất nhiều tài liệu và chưa thống nhất. Tính dễ bị tổn thương (TDBTT) bao hàm nhiều vấn đề, từ các biểu hiện vật lý (Mitchell, 1989; Schneider và Chen, 1980;

Barth và Titus, 1984), kinh tế, xã hội và tài nguyên (Susman, O’Keefe, và Wisner 1983; Timmerman, 1981; Cannon, 1994); mối quan hệ của nơi xảy ra tai biến với hệ thống xã hội (Dow, 1992; Cutter, 1996, 2003),... Cụ thể, một số định nghĩa về TDBTT điển hình như sau:

- TDBTT là một sự đe dọa đến cộng đồng, bao gồm không chỉ cơ sở vật chất của cộng đồng đó mà còn cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động của cộng đồng vào mọi thời điểm (Gabor, 1979).

- TDBTT là mức độ ứng phó với tai biến của một hệ thống (tự nhiên - xã hội, môi trường...). Mức độ ứng phó của hệ thống đối với tai biến được coi là khả năng phục hồi (Resilience) của hệ thống (Timmerman, 1981).

- TDBTT là khả năng nguy hiểm hay hứng chịu những bất lợi của cá nhân hay một nhóm người do tác động của tai biến.

Tính tổn thương phụ thuộc vào độ rủi ro và khả năng giảm thiểu tai biến của cộng đồng (Cutter, 1993).

- TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải đối mặt với sự thay đổi của môi trường (Moser, 1996).

- TDBTT là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai biến) và khả năng chống chịu (Coping ability) và phục hồi (Clark, 1998).

- TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999).

- TDBTT là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001).

Theo quan niệm thông thường, TDBTT thường được biểu thị thông qua cấu trúc của một hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội hay môi trường và được tạo ra bởi 2 nhóm yếu tố là mức độ tổn thất và khả năng chống chịu. Đối với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài nguyên - môi trường thì có những định nghĩa riêng về tính tổn thương tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu và hoạt động:

- Chương trình lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) quan tâm đến tính tổn thương ở khía cạnh khủng hoảng lương thực. Do đó họ định nghĩa tính tổn thương là toàn bộ những yếu tố tác động đến con người làm cho họ mất lương thực hoặc mất an toàn thực phẩm.

- Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID, 1999) thì coi tính tổn thương như là một công cụ đánh giá trong Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói nghèo (Famine Early Warning System - FEWS). Họ cho rằng mọi người đều bị tổn thương nhưng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, diễn thế và điều kiện.

- Liên hợp quốc (UN, 1982) phân biệt 2 khái niệm quan trọng trong định nghĩa TDBTT. Trước tiên, phân biệt TDBTT kinh tế và tính nhạy cảm (Sensitivity) sinh thái và cho rằng tổn thương kinh tế bao gồm cả các yếu tố sinh thái. Do vậy, TDBTT phản ánh tính nhạy cảm kinh tế và sinh thái đối với những sự cố hay biến động từ bên ngoài. Tiếp theo là phân biệt giữa TDBTT cấu trúc bắt nguồn từ tình hình chính trị và TBDTT bắt nguồn từ các chính sách kinh tế. Theo đó, TDBTT được coi là sự mất mát/tổn thất do các hiện tượng tự nhiên có cường độ khác nhau.

- Theo quan niệm của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA, 2006) trong Chương trình đánh giá TDBTT vùng (Regional Vulnerability Assessment Programme) thì TDBTT của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ đó dưới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống. Ví dụ, suy thoái chất lượng nước mặt và ô nhiễm môi trường không khí là căn cứ để nhận biết TDBTT của hệ môi trường.

- Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương (The South Pacific Applied Geo-science Commission - SOPAC, 1999) thì cho rằng tính tổn thương là khả năng ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến.

Liên quan đến khía cạnh BĐKH, nghiên cứu và đánh giá

TDBTT đã được đề cập, thực hiện với nhiều công trình của các giả và tổ chức trên thế giới. Một số khái niệm TDBTT do BĐKH điển hình có thể kể đến như:

- TDBTT là khả năng tiềm tàng và sự ảnh hưởng của các tai biến trong từng bối cảnh cụ thể của xã hội, môi trường sống, BĐKH (RonBenioff, 1996).

- TDBTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ BĐKH (IPCC, 1997).

- TDBTT do BĐKH là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và không có khả năng chống chịu trước những tác động tiêu cực của BĐKH (IPCC, 2007).

Như vậy, theo các định nghĩa đã có trước, thì TDBTT gồm 2 yếu tố: 1) mức độ tổn thất, suy thoái của (hệ thống) và 2) mức

độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của đối tượng bị tổn thương. Theo cách tiếp cận này, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đã định nghĩa TDBTT của tài nguyên – môi trường biển là mức độ tổn thất, suy thoái về tài nguyên – môi trường biển, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của tài nguyên – môi trường biển trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh).

Từ những trình bày trên có thể coi TDBTT là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh).

7.1.2 Những khía cạnh trong đánh giá tính dễ bị tổn thương

Tính dễ bị tổn thương trên thế giới được nghiên cứu ở các quy mô, khía cạnh khác nhau: vùng/khu vực, hệ thống tự nhiên - xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường, y tế... dưới các tác động và hoàn cảnh đa dạng (sự BĐKH toàn cầu, tai biến thiên nhiên và biến động môi trường, biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, thảm họa công nghệ, chiến tranh,…).

Các nghiên cứu TDBTT hiện nay đều được tiếp cận theo 3 thành phần: các mối đe dọa hay được nhận định là các yếu tố gây tổn thương; các đối tượng bị tổn thương hay độ nhạy cảm của các đối tượng trước mối đe dọa và khả năng ứng phó, phục hồi, chống chịu, thích ứng.

Các mối đe dọa có khi là từ bên ngoài như các tai biến (Hazards): động đất, sóng thần, xói lở bờ biển, ô nhiễm môi trường, tràn dầu và các tai biến liên quan đến BĐKH như bão, lũ lụt, hạn hán, dâng cao mực nước biển, nhiễm mặn…, nhưng cũng có khi là từ bên trong gây ra bởi các sự kiện kinh tế - xã hội.

Đối tượng bị tổn thương được nhận định là các đối tượng dễ bị thay đổi khi chịu tác động của các mối đe dọa. Các đối tượng bị tổn thương được đề cập, nghiên cứu như cộng đồng người, đô thị, đới ven biển, hệ sinh thái ven biển, các ngành kinh tế (du lịch, thủy sản, nông nghiệp,…).

Khả năng ứng phó/phục hồi của hệ thống là khả năng của một hệ thống cho phép nó hấp thụ và tận dụng hay thậm chí thu lợi từ những biến đổi và thay đổi tác động đến hệ thống và do đó làm cho hệ thống tồn tại mà không làm thay đổi về chất trong cấu trúc hệ thống (Hooling, 1973); là khả năng thích nghi với các hoàn cảnh đang thay đổi và do vậy đảm bảo tính an toàn của các phương thức sống (Luttrell, 2001); là khả năng của thực thể (con người, tài nguyên, các hệ sinh thái, đới ven biển,...) để chống lại, phản ứng và phục hồi lại từ những tác động của tự nhiên (SOPAC, 2004); là mặt đối lập của tổn thương, là khả năng của xã hội hoặc hệ sinh thái để thích ứng trước những thay đổi lớn hoặc bất ngờ (Adger và cộng sự, 2005; Allenby và Fink, 2005). Khả năng ứng phó/phục hồi được đánh giá qua các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, giáo dục, mức độ

giàu/nghèo của cộng đồng bị tổn thương, mật độ cơ sở hạ tầng của vùng bị tổn thương, chính sách bảo vệ, bảo tồn tài nguyên - môi trường,…

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 207 - 210)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(349 trang)
w