CHƯƠNG 5. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM 123
5.2 Kịch bản biến đổi khí hậu năm 1998
Năm 1998, trong quá trình chuẩn bị Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003), Việt Nam đã xây dựng kịch bản BĐKH lần thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu của CSIRO, Úc. Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực, các kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho 3 yếu tố khí hậu chính là: nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng và các cột mốc thời gian là giai đoạn 2010, 2020 và 2070 (Bảng 5.2).
Các kịch bản về biến đổi nhiệt độ được phân biệt theo hai nhóm khu vực:
- Nhóm khu vực ven biển: Đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ;
- Nhóm khu vực nội địa: Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên.
Các kịch bản về biến đổi lượng mưa thì lại được phân biệt theo hai nhóm khu vực khác là:
- Nhóm mưa gió mùa Tây Nam: Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ;
- Nhóm mưa gió mùa Đông Bắc: Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc của Nam Trung Bộ.
Các kịch bản của nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng ở các khu vực khác nhau của Việt Nam chỉ ra rằng lượng mưa thay đổi không đáng kể, nhưng mức tăng của nhiệt độ thì thấp hơn so với kịch bản BĐKH 1994. Theo kịch bản BĐKH 1998,
đến năm 2010, 2050, 2070, nhiệt độ ở các vùng duyên hải Việt Nam sẽ lần lượt tăng 0,3; 1,1; 0,5°C trong khi ở khu vực nội địa, mức độ tăng nhanh hơn: 0,5; 1,8; 2,5°C tương ứng. Vào năm 2070 trên các khu vực mưa gió mùa Tây Nam, lượng mưa thay đổi không rõ rệt, còn trên các khu vực mưa gió mùa Đông Bắc, lượng mưa tăng lên khoảng 0–5% vào mùa khô và 0–10% vào mùa mưa. Nước biển được dự tính dâng cao 9 cm vào năm 2010; 33 cm vào năm 2050 và 45 cm vào năm 2070.
Bảng 5. 5. Kịch bản BĐKH của nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng năm 1998
Yếu tố Khu vực Mùa 2010 2050 2070
Thay đổi của nhiệt độ
so với năm 1990
(oC)
Tây Bắc - 0,5 1,8 2,5
Việt Bắc - 0,5 1,8 2,5
Đồng bằng
Bắc Bộ - 0,3 1,1 1,5
Bắc Trung
Bộ - 0,3 1,1 1,5
Nam Trung
Bộ - 0,3 1,1 1,5
Tây Nguyên - 0,5 1,8 2,5
Nam Bộ - 0,3 1,1 1,5
Thay đổi của
lượng mưa so với năm
1990 (%)
Tây Bắc Mưa 0 0 – 5 0 – 5
Khô 0 -5 – 5 -5 – 5
Đông Bắc Mưa 0 0 – 5 0 – 5
Khô 0 -5 – 5 -5 – 5 Đồng bằng
Bắc Bộ
Mưa 0 0 – 5 0 – 5
Khô 0 -5 – 5 -5 – 5 Bắc Trung
Bộ
Mưa 0 0 – 5 0 – 10
Khô 0 0 – 10 0 – 5 Nam Trung
Bộ
Mưa 0 0 – 5 0 – 10
Khô 0 0 – 10 0 – 5
Yếu tố Khu vực Mùa 2010 2050 2070
Tây Nguyên Mưa 0 0 – 5 0 – 5 Khô 0 -5 – 5 -5 – 5
Nam Bộ Mưa 0 0 – 5 0 – 5
Khô 0 -5 – 5 -5 – 5 Thay
đổi của mực biển so với năm
1990 (cm)
Toàn dải bờ biển 9 33 45
5.3 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009
Việc đánh giá mức độ BĐKH, xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng là một nhiệm vụ nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009 – 2015. Tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức công bố Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Việc công bố kịch bản BĐKH và nước biển dâng tạo cơ sở để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực này.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm:
1) Mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu;
2) Độ chi tiết của kịch bản BĐKH;
3) Tính kế thừa;
4) Tính thời sự của kịch bản;
5) Tính phù hợp địa phương;
6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và 7) Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp hạ thấp qui mô thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
Các kịch bản phát thải KNK được chọn để tính toán xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
Các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980 – 1999.
Các kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 từ công bố năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể được tóm tắt như sau:
Về nhiệt độ:
- Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980–1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9°C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4°C (Bảng 5.6).
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 5.7).
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so
với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 khoảng 3,1 đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2oC, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4oC ở Nam Trung Bộ, 2,1oC ở Tây Nguyên và 2,6oC ở Nam Bộ (Bảng 5.8).
Bảng 5. 6. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) so với thời kỳ 1980–1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0
203 0
204 0
205 0
206 0
207 0
208 0
209 0
210 0 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7
Đông
Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7 Đồng
bằng Bắc Bộ
0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6 Bắc
Trung Bộ
0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9 Nam
Trung Bộ
0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2 Tây
Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,3 1,4 1,4
Bảng 5. 7. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0
203 0
204 0
205 0
206 0
207 0
208 0
209 0
210 0 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6
Đông
Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5
Đồng bằng Bắc Bộ
0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Bắc
Trung Bộ
0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8 Nam
Trung Bộ
0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 Tây
Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0
Bảng 5. 8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980–1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0
203 0
204 0
205 0
206 0
207 0
208 0
209 0
210 0 Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3
Đông 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2
Đồng bằng Bắc Bộ
0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1 Bắc
Trung Bộ
0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6 Nam
Trung Bộ
0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 Tây
Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6
Về lượng mưa:
- Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 – 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 5.9). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 – 6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7 – 10% so với thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980 – 1999.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 – 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 – 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 5.10). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 – 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10 – 15% so với thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999, khoảng 9 – 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 – 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2%
ở Tây Nguyên, Nam Bộ (Bảng 5.11). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 –9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13 – 22% so với thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1 – 2%.
Bảng 5. 9. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0
203 0
204 0
205 0
206 0
207 0
208 0
209 0
210 0 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8
Đông
Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8 Đồng
bằng Bắc Bộ
1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2 Bắc
Trung Bộ
1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0 Nam
Trung Bộ
0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2 Tây
Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0
Bảng 5. 10. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0
203 0
204 0
205 0
206 0
207 0
208 0
209 0
210 0 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4
Đông
Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3 Đồng
bằng Bắc Bộ
1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9 Bắc
Trung Bộ
1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7 Nam
Trung Bộ
0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2 Tây
Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5
Bảng 5. 11. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 202
0
203 0
204 0
205 0
206 0
207 0
208 0
209 0
210 0
Tây
Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3 Đông
Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3 Đồng
bằng Bắc Bộ
1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10, 1 Bắc
Trung Bộ
1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7 Nam
Trung Bộ
0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1 Tây
Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8 Nam
Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,9 Kịch bản nước biển dâng:
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33 cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100 cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 5.12).
Bảng 5. 12. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980–1999 Kịch
bản
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
202 203 204 205 206 207 208 209 210
0 0 0 0 0 0 0 0 0 Thấp
(B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65
Trung bình (B2)
12 17 23 30 37 46 54 64 75
Cao
(A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100
Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập lụt đã được xây dựng, dựa trên các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ 1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5×5m đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực nước triều thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979 – 2007). Trong tính toán chưa xét đến các yếu tố tác động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động lực khác.
Hình 5. 1. Phạm vi ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản nước biển dâng 65cm
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Hình 5. 2. Phạm vi ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản nước biển dâng 65cm (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Như vậy, các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải KNK khác nhau là: thấp, trung bình và cao. Kịch bản công bố năm 2009 đã nhận xét rằng “với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với nhận thức rất khác nhau về BĐKH và quan điểm còn rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về BĐKH nhằm ổn định nồng độ KNK, hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2oC gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ 21”. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng nhân loại cũng đang rất nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, liên kết chống lại BĐKH, do đó có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao (mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ hoặc sử dụng tối đa năng lượng hóa thạch) sẽ có rất ít khả năng xảy ra. Vì thế, kịch bản BĐKH, nước biển dâng đối với Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình.
5.4 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011
Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cập nhật và chi tiết hóa các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các đơn vị quản lý nhà nước, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng chi tiết cho Việt Nam. Trong tính toán đã khai thác tối đa các nguồn số liệu, dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ thể của Việt Nam cập nhật đến năm 2010 và sản phẩm của các mô hình khí hậu, công cụ thống kê được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam có mức độ chi tiết đến đơn vị hành chính cấp tỉnh và các khu vực ven biển, đặc biệt là đã bổ sung một số yếu tố cực trị khí hậu, phục vụ cho công tác tính toán thiết kế và quy hoạch.
Các kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam công bố năm 2011 có thể được tóm tắt như sau:
Về nhiệt độ
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 đến 2,2oC trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6oC ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) (Hình 5.3).
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2-3oC trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác (Hình 5.4). Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2-3,0oC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0-3,2oC. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC tăng 15-30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.
- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7oC trên hầu hết diện tích nước ta (Hình 5.5).
Hình 5. 3. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải thấp
Hình 5. 4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải trung bình
Hình 5. 5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải cao Về lượng mưa
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào khoảng dưới 2% (Hình 5.6).
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2-7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3% (Hình 5.7). Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
- Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên hầu khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng 2-10%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng 1-4% (Hình 5.8).
Hình 5. 6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải thấp
Hình 5. 7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải trung bình
Hình 5. 8. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải cao Về một số yếu tố khí hậu khác
- Khí áp tăng trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, Biển Đông.
- Độ ẩm tương đối giảm trên hầu khắp cả nước, nhất là phía Đông Bắc Bộ và Nam Bộ.
Về nước biển dâng
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54-72cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 42-57cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49-64cm (Bảng 5.13).
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62-82cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49-64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57-73cm (Bảng 5.14).
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85-105cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 66-85cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển