Một số kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 226 - 236)

CHƯƠNG 7. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 203

7.4 Một số kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương

Với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, các nghiên cứu TDBTT trên thế giới đã và đang có những đóng góp đáng kể trong quy hoạch, ứng phó khẩn cấp đối với các tai biến, thiếu hụt lương thực, nạn đói, phát triển kinh tế, làm cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn tài nguyên – môi trường biển, đô thị, hoạch định chính sách, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như thiết lập khung cho quản lý tổng hợp đới bờ tiếp cận gần với mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, một số nghiên cứu đã mang lại những thành tựu đáng kể như sau:

Trong các nghiên cứu TDBTT của NOAA (1999, 2001) và Cutter (1996, 2000, 2007, 2009, 2010), các bản đồ phân vùng mức độ tổn thương đã được xây dựng trên cơ sở các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ các đối tượng dễ bị tổn thương. Kết quả của các công trình này đã thể hiện được tính ưu việt trong việc dự báo mức độ bị tổn thương do tai biến cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong quy hoạch, hoạch định chính sách quản lý và phát triển.

Đặc biệt, các nghiên cứu của NOAA (1999) đã xây dựng quy trình đánh giá TDBTT và những ứng dụng của việc đánh giá này (quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng giảm thiểu, tái phát triển và xây dựng sơ sở hạ tầng, phục hồi các công trình bị hư hỏng, đưa ra các chính sách đầu tư và phát triển cần được ưu tiên…).

Trong nghiên cứu của Cutter (1996) đã đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên - xã hội. Nguồn gốc của tổn thương xã hội

có thể được bắt đầu từ các đánh giá về chất lượng cuộc sống và các nghiên cứu về sự sống trong khoa học xã hội và khoa học hành vi trong suốt những năm 50 và 60. Những nghiên cứu ban đầu của Cutter đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm thuận lợi hay không thuận lợi của khu vực cho con người định cư. Trong đó, nhận định TDBTT của hệ thống tự nhiên - xã hội có thể thay đổi theo thời gian do sự biến động của các yếu tố gây tai biến, sự thay đổi năng lực của cộng đồng đối phó với tai biến. Mức độ thiệt hại do tai biến không chỉ phụ thuộc vào bản thân các tai biến (cường độ, quy mô, tần suất…) mà còn phụ thuộc vào đặc tính và khả năng bị tổn thương của đối tượng chịu tác động của tai biến. Mô hình đánh giá này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo cách tiếp cận “tiên đoán và ngăn chặn” những tác động tiêu cực của tai biến.

Đến năm 2003, trong nghiên cứu TDBTT, Cutter đã xây dựng được bộ chỉ số đánh giá TDBTT tổn thương xã hội (SoVI - Social Vulnerability Index) cho một vùng cụ thể. Bộ chỉ số SoVI gồm 42 tham số kinh tế xã hội, nhân khẩu và môi trường để xác định mức khả năng phục hồi sau tai biến của các khu vực ở Hoa Kỳ (Hình 7.5). Chất lượng cuộc sống của con người (loại và kiến trúc nhà ở, cơ sở hạ tầng,…); môi trường tác động cũng rất quan trọng để hiểu rõ tổn thương xã hội, đặc biệt là những đặc điểm ảnh hưởng đến khả năng thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về người do tai biến thiên nhiên. Chính vì vậy, bộ chỉ tiêu được xây dựng có vai trò quan trọng trong kiểm soát những biến đổi trong tổn thương xã hội về cả khía cạnh không gian và thời gian.

Trong các nghiên cứu của SOPAC (2004), bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương môi trường (EVI – Environmental Vulnerability Index). Đối với từng yếu tố gây tổn thương cho môi trường đều được định lượng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương. Chỉ số tổn thương môi trường là cơ sở để đánh giá phúc lợi xã hội và được thiết kế để đánh giá cả TDBTT kinh tế và xã hội, cung cấp cái nhìn sâu rộng vào các quá trình tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho các nước đang phát triển thuộc Nam Thái Bình Dương, đồng thời là dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại khu vực, trong đó có Việt Nam (Hình 7.6).

Trong nghiên cứu của Romieu (2010), TDBTT hệ thống xã hội - môi trường tại khu vực Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đánh giá bằng xây dựng các chỉ số thông qua việc định lượng các yếu tố tai biến và khả năng phục hồi của hệ thống xã hội, sinh thái.

Kết quả nghiên cứu có ứng dụng quan trọng cho phát triển bền vững và bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Hình 7. 5. Tổn thương xã hội ở khu vực vịnh San Francisco (Cutter, 2003)

Hình 7. 6. Mức độ tổn thương môi trường cho Việt Nam (Kaly và cộng sự, 2004) Trong các công trình nghiên cứu TDBTT liên quan đến BĐKH có thể kể đến như sau:

Các công trình nghiên cứu TDBTT đới ven bờ do mực nước biển dâng cao (Thieler, E. Robert và cộng sự, 2001) dựa trên cơ sở phương pháp tính chỉ số tổn thương ven biển (Coastal Vulnerability Index). Kết quả đã thiết lập được bản đồ tổn thương cho các khu vực ven bờ của Mỹ (Hình 7.7). Các nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng các biện pháp, chiến lược thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ TDBTT do tác động của BĐKH (điển hình là mực nước biển dâng).

Nghiên cứu của Nass (2003) về đánh giá TDBTT và thích ứng với BĐKH ở Nauy, TDBTT được nghiên cứu và đánh giá

dựa trên cách tiếp cận đa chiều, coi đánh giá TDBTT là một quá trình chứ không đơn thuần là một kết quả thực hiện. Nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc đưa ra các kịch bản khí hậu, liên hệ với các điều kiện địa phương vào quá trình xác định mức độ tổn thương.

Các công trình nghiên cứu TDBTT do BĐKH của IPCC (2007) đã chỉ ra 7 yếu tố quan trọng trong đánh giá TDBTT là: 1) Cường độ tác động; 2) Thời gian tác động; 3) Mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch của tác động; 4) Mức độ tin cậy trong đánh giá tác động và tổn thương; 5) Khả năng thích ứng; 6) Sự phân bố các khía cạnh của tác động và tổn thương; 7) Sự quan trọng của hệ thống khi gặp nguy hiểm. Các yếu tố này có thể được sử dụng với hàng loạt các hệ thống nhạy cảm cao với điều kiện về mặt khí hậu như đới ven biển, hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn... Kết quả của nghiên cứu này có giá trị rất cao trong điều kiện hiện nay do gắn chặt với xu hướng BĐKH diễn ra trên toàn cầu và có thể áp dụng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nghiên cứu của Torresan (2008) về đánh giá TDBTT đới ven biển do BĐKH trên phạm vi toàn cầu dựa vào các phân tích về địa hình, độ dốc, địa mạo, đất ngập nước và thảm thực vật, mật độ dân số đã đưa ra góc nhìn về mức độ tổn thương ở quy mô khu vực và thế giới nhưng cần thiết thực hiện chi tiết ở các khu vực nhỏ hơn.

Trong phần lớn các kết quả nghiên cứu kể trên, phương pháp viễn thám và GIS có vai trò rất quan trọng và đã được các nhà nghiên cứu TDBTT áp dụng để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá TDBTT, phân tích không gian để thành lập các loại bản đồ mức độ tổn thương.

Hình 7. 7. Tổn thương đới ven biển ở CACO (Thieler, E. Robert và cộng sự, 2001) 7.4.2 Ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên – xã hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam.

Giai đoạn 1994-1996, Tom, G. và cộng sự đã nghiên cứu về TDBTT tổng thể của đới bờ Việt Nam do mực nước biển dâng.

Các vùng nhạy cảm được chỉ ra dựa vào khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường đó là đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được: khả năng rủi ro cao cho con người (khoảng 17 triệu người trong đó có 14 triệu người thuộc đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động của lũ lụt hàng năm); tài nguyên (khoảng 1.700 km2 đất ngập nước), trong đó khoảng 60% là đất ngập nước ven biển bị ảnh hưởng bởi mực

nước biển dâng cao); vốn đầu tư cho xây dựng để bảo vệ sinh cảnh ở các vùng châu thổ thấp ven biển (đê, kè,…) khi nước biển dâng cao 1m thiệt hại khoảng 24 tỷ USD/năm.

Nghiên cứu TDBTT xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi (Adger và cộng sự, 1999) đã đánh giá TDBTT xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định). Kết quả nghiên cứu cho thấy, do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.

Nghiên cứu TDBTT đới ven biển Hải Phòng (Lê Thị Thu Hiền, 2005) đã thành lập bản đồ TDBTT đới ven biển Hải Phòng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT đới ven biển Hải Phòng được tác giả nêu ra bao gồm: 1) mức độ tai biến được tích hợp từ các dạng tai biến bão lụt, xói lở và bồi tụ ven bờ, trượt lở đất, động đất, tai biến địa hoá đối với tầng nước ngầm, đối với tầng nước mặt và các hệ sinh thái ven biển; 2) mật độ và phân bố các đối tượng chịu tổn thương như con người, tài sản, tài nguyên và các hệ sinh thái; 3) khả năng ứng phó với tai biến của một số yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong công trình này, khu vực có TDBTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. TDBTT trung bình thuộc vùng đất còn lại và TDBTT thấp thường ở vùng biển nông. Bản đồ TDBTT được xây dựng bằng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong không gian bằng hệ thông tin địa lý và cơ sở dữ liệu, cho phép tích hợp thông tin, gán trọng số cho các lớp thông tin chỉ tiêu, cho phép quá trình tính toán nhanh chóng, chính xác và cùng một lúc tích hợp được nhiều lớp thông tin với nhau. Công trình nghiên cứu này góp phần quản lý tổng hợp và phát triển bền vững đới ven biển Hải Phòng.

Nổi bật là các công trình nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam được Mai Trọng Nhuận và cộng sự triển khai từ những năm đầu của thế kỷ 21 đến nay với các công trình nghiên cứu điển hình với các kết quả quan trọng, ứng dụng trong giảm thiểu thiệt hại tai biến, thích ứng với BĐKH, nâng cao khả năng ứng phó của cộng đồng chịu tổn thương, bảo vệ tài nguyên - môi trường biển định hướng cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên bền vững. Một số công trình và kết quả nghiên cứu điển hình như sau:

- Trong giai đoạn 2001-2005, các nghiên cứu TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội đới ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ được nhóm tác giả đề cập trong các đề tài và chuyên đề địa chất môi trường và địa chất tai biến. Cụ thể trong đề tài

“Nghiên cứu, đánh giá TDBTT của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững” được thực hiện trong giai đoạn 2001-2002. Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận, phương pháp và quy trình đánh giá TDBTT áp dụng cho đới duyên hải. Qua đó, bước đầu thiết lập được quy trình công nghệ thành lập bản đồ TDBTT của tài nguyên và môi trường đới duyên hải Nam Trung Bộ. Nhận định, đánh giá các

yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT, đánh giá hiện trạng TDBTT và phân vùng TDBTT đới duyên hải Nam Trung Bộ dựa trên các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và phân vùng mật độ các đối tượng bị tổn thương (mật độ tài nguyên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng...). Kết quả đã thành lập được bản đồ phân vùng TDBTT các vùng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ theo 4 mức từ thấp đến cao. Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.

- Năm 2006, trong đề tài QG.05.27 “Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu”, hai vịnh Phan Thiết và vịnh Gành Rái lần đầu tiên được nhận định là đối tượng dễ bị tổn thương và được nghiên cứu chi tiết. Dựa vào kết quả đánh giá TDBTT, đề tài đã đề xuất các giải pháp và mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa chất (điển hình là các hệ sinh thái nhạy cảm như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, bãi triều của tài nguyên đất ngập nước, tài nguyên vị thế và tài nguyên khoáng sản). Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, mở ra các hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam.

- Năm 2009, trong đề tài KC.09.05 “Điều tra đánh giá tài nguyên - môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”, tập thể tác giả đã đánh giá và thành lập được bản đồ phân vùng TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh. Việc đánh giá dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp của ba hợp phần: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến), các đối tượng dễ bị tổn thương (dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, các loại tài nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống. Kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên – môi trường định hướng phát triển bền vững vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh.

- Gần đây nhất (2009-2010), trong Dự án thành phần 5 “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”, Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã đánh giá được TDBTT của tài nguyên – môi trường biển và đới ven biển Việt Nam. Dự án đã xây dựng bộ dữ liệu (số liệu, tài liệu thu thập, điều tra, khảo sát) các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội và bộ bản đồ hiện trạng TDBTT tài nguyên – môi trường biển và đới ven biển các vùng biển Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan, Quần đảo Trường Sa và toàn dải ven biển Việt Nam tỷ lệ 1:1000.000 và 16 khu vực trọng điểm tỷ lệ 1:100.000 (Hình 7.8). Kết quả đạt được là cơ sở giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách liên quan đến sử dụng hợp lý tài nguyên - môi trường, định hướng phát triển bền vững đới ven biển Việt Nam.

Từ năm 2007 đến nay, cũng đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế cũng đã có những tiếp cận tổng hợp đến

việc nghiên cứu TDBTT do tác động của BĐKH như:

- Dự án WISDOM (Hệ thống Thông tin liên quan đến Nước cho Sự Phát triển Bền vững của Đồng bằng Sông Cửu Long, 2007-2010) được phối hợp giữa Việt Nam và Đức đã lựa chọn đánh giá TDBTT cách ứng phó trên khía cạnh các mối nguy liên quan đến nước, đặc biệt lũ và xâm nhập mặn tại ba địa điểm là xã Phú Hiệp, Phú Thạnh B, đại diện cho các xã thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp; các xã Phong Thạnh và Phong Phú thuộc Cầu Kè tại Trà Vinh và các khu vực đô thị và ven đô tại Cần Thơ.

Nghiên cứu ở Đồng Tháp cho thấy những thay đổi về chính sách và cấu trúc có liên quan là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tổn thương của các hộ gia đình sống trong hai xã nghiên cứu. Thay đổi kiểu sinh kế có một tác động mạnh mẽ đến các đặc tính tổn thương do tiềm năng đối phó và thích ứng - chẳng hạn như khả năng làm giảm tác động gây ra do sự mất thu nhập trong năm lũ lụt hoặc để sửa chữa hư hỏng tài sản – có sự liên quan rất lớn đến tình trạng sinh kế. Nghiên cứu thăm dò tại Cần Thơ đã cho thấy một cái nhìn cơ bản về những đặc điểm của sự tổn thương đô thị và ven đô. Thông qua sự kết hợp của các phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm với các chuyên gia, phỏng vấn hộ gia đình và những phân tích dữ liệu thứ cấp (số liệu thống kê về lũ lụt), kiến thức về các kiểu tổn thương và quy trình quản lý có thể thu thập được. Nhờ đó, các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận có thể được điều chỉnh cho các nghiên cứu ở giai đoạn tiếp theo. Dự án phân tích khá chi tiết ảnh hưởng của BĐKH có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch lãnh thổ của khu vực và chính sách thích ứng của cộng đồng.

- Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhằm đối phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt Nam” được hợp tác giữa Đại học Nông Lâm Huế - Đại học Huế, Việt Nam và Viện GSGES – Đại học Kyoto, Nhật Bản dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA. Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 4 xã: xã Hương Phong, xã Hương Vân huyện Hương Trà, 1 xã thuộc huyện núi A Lưới và nhóm cư dân vạn đò định cư tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là những nơi thường xuyên gặp thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của thiên tai và cần có sự hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được thực hiện với mục tiêu làm rõ tính trạng dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của người dân dễ bị tổn thương trong khu vực đối tượng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai qua các lớp tận huấn cho người dân dễ bị tổn thương. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai thông qua đa dạng hóa sinh kế theo thí điểm có sự tham gia của người dân cho người dân dễ bị tổn thương. Biên soạn và phân phối các tập tài liệu kỹ thuật và tập huấn về đối phó thiên tai cũng như đa dạng hóa sinh kế. Nâng cao kiến thức đối phó thiên tai của chính quyền các cấp, và cộng đồng qua các lớp tập huấn, và cấu trúc lại mạng lưới kết hợp nhằm đối phó thiên tai và đa dạng hóa sinh kế.

- Mai Trọng Nhuận cùng cộng sự đã có những nghiên cứu TDBTT do BĐKH (áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng Cô,…). Kết quả của các công trình đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH vùng như quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 226 - 236)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(349 trang)
w