Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 158 - 169)

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG153 CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.1 Tác động của biến đổi khí hậu

6.1.1 Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới

1) Tác động của biến đổi khí hậu tới một số lĩnh vực nhạy cảm

Một số lĩnh vực chính bị tác động mạnh mẽ của BĐKH là tài nguyên nước ngọt, hệ sinh thái, sản xuất lương thực và lâm nghiệp, vùng ven biển và vùng đất thấp, công nghiệp và khu cư dân, sức khỏe con người (IPCC, 2007).

a) Tác động đến tài nguyên nước ngọt và hình thức quản lý

Theo IPCC (2007) những tác động của BĐKH lên hệ thống nước ngọt và hình thức quản lý chúng chủ yếu là do sự gia tăng về nhiệt độ, bốc hơi nước, mực nước biển và biến đổi lượng mưa đã được quan sát và dự báo.

Khu vực khô hạn và bán khô hạn đặc biệt phải đối mặt với tác động của BĐKH đối với vấn đề nước ngọt.

Những tác động cụ thể của BĐKH đến tài nguyên nước ngọt được thể hiện như sau: (IPCC, 2007: Box TS.5: 42)

- Khối lượng nước được lưu trữ trong các sông băng và vùng tuyết bao phủ rất có khả năng bị suy giảm, làm giảm dòng chảy mùa hè và mùa thu ở những vùng đất với hơn một phần sáu dân số thế giới hiện đang sinh sống.

- Nước mặt và nguồn nước có sẵn rất có khả năng sẽ tăng lên ở các vĩ độ cao hơn và trong một số vùng nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm cả các khu vực đông dân cư ở Đông và Đông Nam châu Á, và sẽ giảm ở các vĩ độ trung bình và vùng nhiệt đới khô hạn, nơi mà hiện nay đang là vùng căng thẳng về nước.

- Các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể sẽ mở rộng, và các hiện tượng mưa cực đoan tăng lên về tần số và cường độ, sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt. Tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt và hạn hán sẽ tác động đến phát triển bền vững.

- Khoảng 20% dân số thế giới sống ở các lưu vực sông có khả năng bị ảnh hưởng bởi hiểm họa lũ lụt tăng vào những năm 2080 trong quá trình nóng lên toàn cầu

- Nhiều vùng bán khô hạn (ví dụ như lưu vực Địa Trung Hải, miền Tây Hoa Kỳ, miền nam Châu Phi và phía Đông Bắc Brazil) sẽ bị giảm tài nguyên nước do BĐKH.

- Số lượng người dân sống trong lưu vực sông bị căng thẳng nghiêm trọng dự kiến sẽ tăng đáng kể từ 1,4–1,6 tỷ người

trong năm 1995 lên tới 4,3–6,9 tỷ người vào năm 2050, cho các kịch bản A2 của SRES.

- Mực nước biển tăng sẽ mở rộng các khu vực nhiễm mặn nước ngầm và vùng cửa sông, dẫn đến giảm lượng nước ngọt sẵn có cho con người và hệ sinh thái ở các vùng ven biển.

- Việc nạp nước ngầm sẽ giảm đi đáng kể ở một số vùng căng thẳng về nước, nơi mà khả năng dễ bị tổn thương lại càng trầm trọng hơn do sự gia tăng nhanh chóng về dân số và nhu cầu nước.

- Nhiệt độ nước cao hơn, cường độ mưa tăng lên và thời gian dòng kiệt dài hơn có thể sẽ làm trầm trọng thêm các hình thức ô nhiễm nguồn nước, tác động lên hệ sinh thái, sức khỏe con người, và hệ thống nước và chi phí vận hành.

- BĐKH ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ sở hạ tầng nước hiện có cũng như thực tiễn quản lý nước.

- Những tác động tiêu cực của BĐKH đối với hệ thống nước ngọt lớn hơn lợi ích của chúng đem lại.

- Khu vực có dòng chảy bề mặt giảm sút sẽ đối mặt với sự giảm giá trị dịch vụ do tài nguyên nước đem lại. Những tác động có lợi của dòng chảy hàng năm tăng ở các khu vực khác sẽ được kiềm chế bởi những tác động tiêu cực của biến đổi lượng mưa gia tăng và thay đổi dòng chảy theo mùa về cấp nước, chất lượng nước và rủi ro lũ lụt

b) Tác động đối với hệ sinh thái

- Các khả năng chống chịu của nhiều hệ sinh thái (khả năng thích ứng của chúng một cách tự nhiên) có thể sẽ vượt qua ngưỡng chịu đựng vào năm 2100 do tác động của sự kết hợp chưa từng thấy của BĐKH, những rối loạn kèm theo (ví dụ:

lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, côn trùng, đại dương bị axit hóa), và những động lực thay đổi toàn cầu khác (ví dụ như: thay đổi sử dụng đất, ô nhiễm, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên).

- Các hệ sinh thái trên đất liền có khả năng trở thành một nguồn bổ sung thêm cacbon vào năm 2100, do đó làm khuếch đại BĐKH, do phát thải khí nhà kính vẫn tiếp tục ở tốc độ hiện tại hoặc cao hơn và những biến đối toàn cầu không giảm bớt, chẳng hạn thay đổi sử dụng đất.

- Khoảng 20% đến 30% của các loài được đánh giá (thay đổi từ 1% đến 80% số lượng loài giữa các vùng sinh thái) cho đến nay có thể sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao khi nhiệt độ toàn cầu trung bình vượt quá 2 đến 3°C so với mức nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp.

- Các hệ sinh thái dưới đây được xác định là dễ bị tổn thương nhất, và hầu như chắc chắn chịu tác động sinh thái nghiêm trọng nhất, kể cả sự tuyệt chủng các loài và những thay đổi quần xã sinh vật lớn. Trên các lục địa: lãnh nguyên, rừng

phương bắc, các hệ sinh thái miền núi và kiểu vùng Địa Trung Hải. Dọc theo vùng duyên hải: rừng ngập mặn và đầm lầy.

Và trong các đại dương: rạn san hô và các quần xã sinh vật biển lạnh.

- Đối với việc nhiệt độ toàn cầu trung bình tăng lên đến 2°C, một số năng suất sơ cấp ròng tăng lên ở các vĩ độ cao, trong khi một sự suy giảm năng suất sơ cấp ròng (đại dương và đất) có thể xảy ra ở các vĩ độ thấp.

- Rừng Amazon, rừng Taiga ở Trung Quốc, và phần lớn lãnh nguyên Siberi và Canada rất có khả năng phải chịu những thay đổi lớn với sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên quá 3°C. Trong khi mở rộng diện tích rừng được dự đoán xảy ra ở Bắc Mỹ và vùng Âu–Á khi nhiệt độ ấm lên < 2°C, rừng nhiệt đới có thể chịu những tác động nghiêm trọng, bao gồm cả mất mát đa dạng sinh học.

- Đối với nhiệt độ toàn cầu trung bình tăng lên khoảng 1,5 đến 3°C, các vùng năng suất thấp trong các đại dương cận nhiệt đới có khả năng mở rộng khoảng 5% (Bắc bán cầu) và khoảng 10% (Nam bán cầu), nhưng đồng thời những quần xã sinh vật vùng cực giá lạnh năng suất cao rất có khả năng giảm đi khoảng 40% (Bắc bán cầu) và khoảng 20% (Nam bán cầu).

- Khi những quần xã sinh vật năng suất cao vùng cực giá lạnh giảm đi, các loài sinh vật sống ở vùng cực, bao gồm động vật săn mồi như chim cánh cụt, hải cẩu và gấu bắc cực, rất có khả năng đối mặt với môi trường sống suy giảm và mất mát.

- Mất san hô do tẩy trắng (hiện tượng bị a-xít hóa do CO2 tăng lên trong nước biển) rất dễ xảy ra trong vòng 50 năm tới, đặc biệt đối với Great Barrier Reef, nơi khí hậu thay đổi và tác động trực tiếp của con người như ô nhiễm và khai thác san hô dự kiến sẽ gây tẩy trắng hàng năm (khoảng năm 2030–2050) dẫn đến san hô chết hàng loạt.

- Tăng cường độ và quy mô các vụ cháy rừng có thể xảy ra trên quy mô toàn cầu, khi nhiệt độ tăng lên và những đợt khô nóng trở thành thường xuyên và dai dẳng hơn.

- Sự biến động lượng mưa lớn hơn có khả năng làm tổn thương các loài sinh vật sống ở vùng đất ngập nước và rừng ngập mặn ven biển thông qua các thay đổi về chế độ thủy triều, thời gian và độ sâu của vùng ngập nước.

c) Tác động đối với sản xuất lương thực và lâm nghiệp

- Tại những vùng vĩ độ trung bình đến vĩ độ cao, sự nóng lên chút ít đem lại lợi ích cho sản lượng ngũ cốc và chăn nuôi vùng đồng cỏ, nhưng sự tăng nhiệt độ này lại làm giảm sản lượng lương thực ở vùng nhiệt đới và khô hạn theo mùa. Nếu sự nóng lên tăng lên thì càng tác động tiêu cực ở tất cả các vùng trên thế giới.

- BĐKH làm tăng số người có nguy cơ thiếu đói ở một số vùng trên thế giới.

- Những thay đổi được dự báo trong tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ gây hậu quả đáng kể lên sản xuất lương thực và sản xuất lâm nghiệp, dẫn đến mất an ninh lương thực.

- Những nông dân sản xuất nhỏ và tự cung tự cấp, chăn nuôi gia súc và ngư dân có khả năng bị tác động phức tạp mang tính địa phương của BĐKH.

- Tiềm năng sản xuất lương thực toàn cầu sẽ tăng lên với sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên đến khoảng 3°C, nhưng nếu nhiệt độ tăng cao hơn giá trị này thì sản lượng rất có khả năng giảm.

- Trên quy mô toàn cầu, sản xuất lâm nghiệp ước tính chỉ thay đổi chút ít do BĐKH trong ngắn và trung hạn. Sự gia tăng sản lượng sẽ chuyển từ các vùng có vĩ độ thấp trong ngắn hạn, đến các vùng vĩ độ cao trong dài hạn.

- Sự tuyệt chủng của các loài cá địa phương cụ thể có thể xảy ra.

- Thương mại về lương thực và lâm nghiệp dự kiến sẽ tăng lên để ứng phó với BĐKH, với sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực ngày càng tăng của hầu hết các nước đang phát triển.

d) Tác động tới vùng ven biển và vùng đất thấp

- Vùng ven biển đang phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực của hiểm họa liên quan đến khí hậu và nước biển dâng và tác động này sẽ bị trầm trọng hơn do gia tăng áp lực từ phía con người trên vùng ven biển.

- Tất cả các hệ sinh thái ven biển, rặng san hô sẽ phải đối mặt với sự suy giảm lớn do tẩy trắng và sốc nhiệt, tỷ lệ tử vong tăng lên do nhiệt độ nước biển tăng lên, trừ khi các rặng san hô thích ứng được với sự thay đổi. Đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nước biển dâng.

- Vùng đất ngập nước ven biển, bao gồm đầm lầy mặn và rừng ngập mặn, rất nhạy cảm với nước biển dâng, với dự báo thiệt hại toàn cầu là 33% cho trường hợp nước biển dâng lên 36 cm trong giai đoạn 2000–2080. Các tổn thất lớn nhất có khả năng xảy ra ở vùng ven biển Đại Tây Dương và Vịnh Mexico của nước Mỹ, vùng Địa Trung Hải, vùng biển Baltic, và các đảo nhỏ.

- Axit hóa đại dương là một vấn đề mới nổi lên có tác động tiềm năng lớn trong khu vực ven biển, nhưng có rất ít các thông tin chi tiết.

- Ngập lụt ven biển ở vùng trũng rất có khả năng trở thành một nguy cơ lớn hơn so với hiện nay do nước biển dâng và có thể còn lớn hơn các trận bão lớn ven biển, trừ khi có sự thích ứng. Những tác động rất nhạy cảm với nước biển dâng,

tương lai kinh tế xã hội, và mức độ thích ứng. Nếu không có giải pháp thích ứng, hơn 100 triệu người có thể phải chịu cảnh ngập lụt chỉ do nguyên nhân là nước biển dâng.

- Khả năng dễ bị tổn thương của con người do BĐKH và nước biển dâng xảy ra ở những nơi khi những căng thẳng về hệ tự nhiên ven biển vùng đất thấp trùng với khả năng thích ứng thấp của con người và/hoặc mức độ tiếp xúc cao và bao gồm những vùng: i) Đồng bằng châu thổ, đặc biệt là đồng bằng rộng lớn ở Châu Á (ví dụ như đồng bằng sông Hằng, đồng bằng sông Brahmaputra ở Bangladesh và Tây Bengal); ii) Vùng đô thị ven biển trên đất thấp, đặc biệt là những nơi dễ bị sụt lún tự nhiên hoặc con người gây ra và những nơi bão nhiệt đới hay đổ bộ vào (ví dụ, New Orleans, Thượng Hải); iii) Những hòn đảo nhỏ, đặc biệt là vùng đất thấp, vùng đảo san hô.

- Tính dễ tổn thương tăng nhanh nhất theo khu vực có thể sẽ là vùng Đông, Đông Nam và Nam Á, và các khu vực đô thị hóa ven biển trên khắp Châu Phi, và các hòn đảo nhỏ, đặc biệt ở châu Á.

- Mực nước biển tăng lên nhưng có độ trễ đáng kể so với các yếu tố BĐKH khác, và hầu như chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên sau năm 2100 cho nhiều thế kỷ. Sự ổn định của khí hậu có thể giảm đi, nhưng mực nước biển dâng sẽ không dừng lại. Do đó, cần có một cam kết để thích ứng ở các vùng ven biển liên quan đến các quy hoạch không gian dài hạn.

e) Tác động tới công nghiệp và khu cư dân

- Lợi ích và chi phí của BĐKH cho công nghiệp, khu dân cư và xã hội sẽ rất khác nhau theo vị trí và quy mô. Một số tác động ở vùng ôn đới và vùng cực sẽ là tích cực và ở một số nơi khác sẽ là tiêu cực. Tuy nhiên, tác động chung dường như theo hướng rất tiêu cực dưới tác động của sự nóng lên rộng lớn hoặc nhanh chóng hơn.

- Khả năng dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng, các khu dân cư và xã hội đối với BĐKH nói chung là lớn hơn tại những địa điểm có nguy cơ cao, đặc biệt là vùng ven biển, ven sông, những vùng dễ bị tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, và các khu vực có nền kinh tế gắn liền với tài nguyên nhạy cảm với khí hậu, chẳng hạn như các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, nhu cầu nước và du lịch; Khả năng dễ bị tổn thương này có xu hướng đặc trưng theo vùng địa phương nhưng lại đang có xu hướng lớn hơn và ngày càng phát triển.

- Ở những nơi các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên mạnh hơn và/hoặc thường xuyên hơn do BĐKH, chi phí kinh tế của các hiện tượng cực đoan đó sẽ tăng lên, và sự gia tăng đó có thể sẽ là đáng kể trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Kinh nghiệm cho thấy rằng chi phí của các hiện tượng lớn này có thể chiếm từ vài phần trăm GDP hàng năm và thu nhập của khu vực trong những vùng rất lớn với nền kinh tế rất lớn, tới hơn 25% ở các khu vực nhỏ hơn bị tác động của các hiện tượng cực đoan này.

- Một số cộng đồng và các hộ gia đình nghèo đã bị căng thẳng từ BĐKH và hiện tượng cực đoan liên quan đến khí hậu; và họ có thể đặc biệt dễ bị tổn thương tới BĐKH vì chúng có xu hướng tập trung ở các vùng có nguy cơ tương đối cao, nơi khả năng tiếp cận hạn chế tới các dịch vụ và các nguồn lực khác để đối phó, và trong một số khu vực họ còn bị phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên nhạy cảm với khí hậu, như nguồn cung cấp nước và cung cấp lương thực ở địa phương.

- Tăng chi phí kinh tế từ các hiện tượng cực đoan liên quan đến thời tiết lại làm gia tăng sự cần thiết phải quản lý rủi ro về kinh tế và tài chính hiệu quả. Trong những vùng và địa điểm có nguy cơ đang gia tăng với hệ thống bảo hiểm tư nhân là một lựa chọn quản lý rủi ro cơ bản, thì giá cả có thể lại là một động lực cho công tác thích ứng; Trong những vùng không có hệ thống bảo hiểm tư nhân, các cơ chế quản lý rủi ro khác sẽ là cần thiết. Trong mọi tình huống, các nhóm người dân nghèo hơn sẽ cần trợ giúp đặc biệt trong quản lý rủi ro và công tác thích ứng.

- Ở nhiều vùng, BĐKH có thể tạo ra vấn đề công bằng xã hội và làm gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng của chính phủ và năng lực thể chế.

- Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và đáng tin cậy là đặc biệt quan trọng cho công tác quản lý rủi ro liên quan tới khí hậu. Những cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp nước đô thị rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở các vùng ven biển, do nước biển dâng và lượng mưa suy giảm trong khu vực; Mật độ dân số lớn, thiếu cơ sở hạ tầng sẽ dễ bị tổn thương hơn do BĐKH.

g) Tác động tới sức khỏe con người

- Các rủi ro do BĐKH dự báo vào năm 2030 cho thấy sự gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở một số nước Châu Á. Trong thời gian tới của thế kỷ này, xu hướng nóng lên sẽ làm giảm sản lượng cây trồng theo mùa ở các vùng khô hạn và vùng nhiệt đới. Điều này sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu đói, suy dinh dưỡng và các hậu quả khác liên quan tới tăng trưởng và phát triển của trẻ em, đặc biệt ở những khu vực mà hiện nay là vùng dễ bị tổn thương nhất do mất an ninh lương thực, đặc biệt là ở Châu Phi.

- Đến năm 2030, lũ lụt vùng ven biển được dự đoán sẽ gây ra sự gia tăng lớn tỉ lệ tử vong. Nhìn chung, dân số có nguy cơ chịu lũ lụt dự kiến tăng lên từ 2 đến 3 lần vào năm 2080.

- Ước tính sự gia tăng số người có nguy cơ tử vong do nóng nực khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào địa điểm, số người có tuổi, và các biện pháp thích ứng tại chỗ. Nhìn chung, số người chết được ước tính gia tăng đáng kể trong thế kỷ này.

- Những dự báo về bệnh sốt rét được nhìn thấy trước: trên toàn cầu, số người dân có nguy cơ bị bệnh ước tính tăng thêm từ

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản về về BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 158 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(349 trang)
w